Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Làm sao vượt được vũ môn

rated by 0 users
This post has 6 Replies | 1 Follower

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
kmath Posted: 12-27-2008 21:01

Chào buổi sớm các bác,

Trước tiên là mời các bác nghe vài bài em mới thâu cho tỉnh ngủ tí, sau đó thì góp ý cho em một chút nhé

1. Bài ca đất phương Nam: http://www.mediafire.com/download.php?tov1cyvyttm

2. Về quê: http://www.mediafire.com/download.php?qnddhcgwgji

3. Quê hương: http://www.mediafire.com/download.php?dj3ndekzmug

Các bác tỉnh ngủ rồi thi em xin thưa câu chuyện: tình hình là sau nửa năm luyện tập (5 tháng tự nghịch và 1 tháng mò mẫm trong damsan, hehe), em thấy mình đã có chút tiến bộ so với những ngày đầu cầm sáo, tuy nhiên có rất nhiều điểm yếu chưa biết làm sao để khắc phục. Cụ thể là có mấy câu rất thiết thực muốn hỏi các bác (có lẽ là một số thành viên khác cũng muốn hỏi những câu này đa)

1. Làm sao để làn hơi dài hơn 1 chút, hồi bắt đầu tập em chỉ thổi 1 hơi được 5s, bây giờ khá hơn là 15s, tuy nhiên vẫn chưa học được cách truyền hơi, vì thế nhiều chỗ bị đuối (chắc không phải do xác định nhịp phách sai, hix). Muốn hỏi các bác không biết cụ thể khi truyền hơi có bí quyết gì không, hay cứ luyện nhiều tự khắc nó được

2. Tiếng sáo em thổi đã có nhiều lúc đạt độ trong như ý muốn, tuy nhiên đa số những lúc khác là bị rè, không hiểu là do đặt môi sai, điều chỉnh làn hơi chưa đủ nhỏ hay một phần là tại sáo (em chưa có cây sáo "hàng hiệu" nào cả nên không test được, hehe). Và nếu quả thực là tại làn hơi chưa đủ nhỏ thì làm sao để nó nhỏ như ý muốn, mong các bác chia sẻ kinh nghiệm

3. Các bác phân biệt một cách chính xác giúp em đẩy hơi và đánh lưỡi đơn. Thú thực là em chưa thấy nó khác gì nhau lắm, các bác có thể cho vài ví dụ thì tốt quá. Và tiện thể các bác cho em một chút kinh nghiệm về việc kết hợp đánh lưỡi đơn và luyến. Kỹ thuật này có gì khác với việc đóng mở lỗ từ từ, đóng mở nhanh. Bời vì em thường nghe rồi thổi lại, chứ ko đọc được bản nhạc, nên rất không thể hiểu nổi mấy chỗ xử lý cuối câu trong các bài thầy Vượng thổi

Các câu hỏi 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. J. Q. K. thì để 6 tháng sau em hỏi tiếp ạ

Cám ơn các bác trước nha Stick out tongue

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

các câu hỏi của bác e khoan trả  lời, em nhận xét mấy bài củabác trước, theo thứ tự thì nó hay dần từ trên xuống dưới

bài bác thổi tình cảm nhất là bài Quê hương! bài bác thổi vội vàng nhất là bài ca đất phương Nam , bài bác thổi ít sáng tạo nhất là bài về quê ( bác qúa bám lời nhạc nên nó bị khô, bác phải dứt nó ra ),

bác chỉ cần bổ xung kỹ thuật rung nữa là khối anh em phải chạy dài theo bác, chính vì kỹc thuật rung còn yếu nên cách ngắt câu của bác ko được mềm, nó hay bị hẫng, theo lưòi khuyên của em, 2 tháng tới bác chỉ rung thui, sau 2 tháng ấy là các câu 4,5,6,7,8,9,10 bác hỏi được luôn chứ ko cần đợi đến 6 tháng he he he

 

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Các câu hỏi 1, 2,3 của bác. Nếu bác tin tui, thì bác cứ liên tục tập luyện chừng 6 tháng hay 1 năm nữa. Lúc đó tự nhiên bác trả lời được.  Và trong thời gian đó chắc chắc là bác phải tập chăm chỉ, nếu không thì không có câu trả lời. Ngày trước tui cũng có những câu hỏi như bác. Nhưng lúc đó tui không có ai hỏi cả, thế là tui không quan tâm mà cứ lo tập luyện, cho tới lúc này thì không hỏi nữa.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Bác mới tập có nửa năm mà đạt đến trình độ này thì quả là rất có triển vọng. Tui nghe tiếng sáo của bác tui cứ nghĩ phải tập trên 1 năm rồi, và hồi tui tập được 2 năm thì tui chưa thổi hay được như thế này. Hơn nữa tui nghe tiếng sáo bác thổi rất có hồn, bác là người biết xử lý tinh tế bài sáo, điều này không phải ai cũng làm được đâu. Tui tin rằng bác sẽ thiên về hướng thổi hay chứ không thiên về hướng thổi giỏi. Tui khen như vậy, tuy nhiên bác cũng không nên quá dựa vào đó mà chủ quan, để đến mức thổi sáo hay thì vẫn còn phải kiên trì nhiều.

 Về các câu hỏi của bác, tui xin trả lời theo khả năng của tui:

Câu 1 và 2: Câu trả lời của cụ rùa saotruc là quá chính xác rồi, để hơi thổi được trong, được khỏe như ý muốn thì chỉ có thời gian mới giúp bác được thôi. Có những kĩ thuật chỉ trong một thời gian ngắn là tập được, nhưng có những thứ thì phải cần thời gian, điển hình nhất là hơi khỏe. Thực ra theo tui, lượng hơi của một người không thay đổi nhiều lắm trong quá trình tập luyện, cái thay đổi chính là khả năng kiểm soát hơi: độ rộng và tốc độ của luồng hơi ... Khi bác đã kiểm soát tốt được hơi của bác thì bác sẽ tiết kiệm được nhiều hơi hơn trong lúc thổi, chính vì vậy mà hơi thổi của bác sẽ dài hơn. Ngoài ra thời điểm lấy hơi cũng là một điều đáng chú ý, lấy hơi đúng chỗ mặc dù chưa hết hơi sẽ giúp cho bác chuẩn bị được một câu dài mà không bị đuối.

Còn về kĩ thuật truyền hơi thì tui nghĩ rằng không nhất thiết phải có kĩ thuật truyền hơi thì mới đủ hơi để thổi sáo. Tui cũng chưa tập kĩ thuật truyền hơi, nhưng để thổi sáo những bài thông thường thì hơi của tui cũng tạm đủ dùng. Tui nghĩ chắc chỉ ở những bài cực khó thì mới cần phải dùng đến kĩ thuật này thôi. Nếu bác muốn tập kĩ thuật này thì có thể hỏi cụ rùa.

Câu 3)  Bác thử phát âm những chữ sau:

               + " Tu Tu Tu Tu"

               + " U   U   U   U"

        Bác có thấy khác nhau không? Cái đầu tiên là đánh lưỡi đơn, còn cái sau là đẩy hơi đấy. Đánh lưỡi đơn thì bác thấy lưỡi sẽ đẩy ra rồi thụt vào nhanh, còn cái thứ 2 thì lưỡi không phải di chuyển.

        Còn về kết hợp giữa đánh lưỡi đơn và luyến thì có thể nói đơn giản như sau: Luyến là không đánh lưỡi. Sau khi bác đánh lưỡi vào một nốt nào đó, bác muốn luyến sang một nốt khác thì bác không thổi chữ "Tu" nữa mà kéo dài chữ "Tu" đấy thành "Tuuuuuuuuuuu" (không ngắt quãng hơi), hoặc "Tu U" (có ngắt quãng). Tức là cái nốt muốn luyến rơi vào "uuuuuuuuuu" của "Tuuuuuuuu" trong cách thứ nhất, hoặc rơi vào "U" trong cách thứ 2.

        Tui nghĩ cách thứ nhất thông dụng hơn nhiều, thông thường khi luyến thì người ta dùng cách này. Cách thứ 2 tui cũng ít dùng, chỉ ở một số chỗ muốn xử lý đặc biệt mới dùng đến thôi. 

    

     Chú ý là những gì tui vừa nói ở trên chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân tui, dựa theo kinh nghiệm tập của tui. Chắc có nhiều người có cách suy nghĩ và cách tập khác, bác nên tham khảo thêm nhiều người nữa. 

 

  

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

heh. chuyền hơi thì em cũng hông biết luôn.
tập hơi dài thì em nghĩ có 1 số cách
tập chạy bộ, bơi, thể hình, thể thao,
tập hít thở bụng
tập khống chế hơi ra từ từ,
giảm lượng hơi thoát ra ngoài do đặt môi
-----
hơi rè có thể do cách đẩy hơi ra khi thổi 1 nốt nhạc không ổn định.
muốn hơi nhỏ lại bác có thể dùng môi dưới bịt nhiều lỗ thổi hơn,
hoặc hơi căng môi dưới 1 chút. chỉnh sao cho khe hở giữa 2 môi bé . tia đúng vào cạnh ngoài lỗ thổi. khi thổi đưa bàn tay ra phía trước của lỗ thổi. hơi ko bị xì nhiều quá là được
---------
đẩy hơi là phù hơi ra. khi đó lưỡi chuyển động rất ít hoặc không chuyển động
đánh lưỡi : dùng đầu chóp lưỡi . hoặc cả lưỡi tham gia vào chuyển động.
và vị trí chóp lưỡi chạm vào hàm trước cũng như lực bật ra mạnh nhẹ mà âm thanh phát ra sẽ khác nhau.
---
đánh lưỡi đơn : lưỡi bật ra như phát âm chữ tê, tu,..
đầu lưỡi chạm vào chân răng hàm trên thì tiếng kêu nghe gọn hơn.
khi luyến bác cố gắng giữ cường độ nốt nhạc sau bằng cường độ nốt nhạc đầu luyến ( thường bị yếu hơn )
---
theo mình hiểu đóng mở lỗ chậm hay nhanh thì đều gọi là luyến. chỉ là mức xử lí khác nhau thôi.
chậm đến 1 mức nào đó thì ra vuốt, miết.
nhanh thì ra huýt
có những bài sử dụng trill ngón tay phía trên lỗ bấm ( không chạm sáo )
hoặc  rung ngón tay ngay trên lỗ sáo mà ngón không rời khỏi lỗ.
còn áp dụng chỗ nào thì tuỳ thuộc bác thích thế nào.he

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1

saotruc:
Các câu hỏi 1, 2,3 của bác. Nếu bác tin tui, thì bác cứ liên tục tập luyện chừng 6 tháng hay 1 năm nữa. Lúc đó tự nhiên bác trả lời được.  Và trong thời gian đó chắc chắc là bác phải tập chăm chỉ, nếu không thì không có câu trả lời. Ngày trước tui cũng có những câu hỏi như bác. Nhưng lúc đó tui không có ai hỏi cả, thế là tui không quan tâm mà cứ lo tập luyện, cho tới lúc này thì không hỏi nữa.

đọc mấy dòng của anh saotruc tui thấy rất đúng. Thời gian là câu trả lời đầy đủ và trọn vẹn nhất cho bạn và cho cả Damsan này nữa

ForQuel'Thala
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Bác onggiamesao gạch nhiều đầu dòng quá làm em bị loạn, hichic. Cám ơn bác kirinhn vì cái chỗ phân tích việc kết hợp đánh lưỡi đơn + luyến nhé, bác nói rất dễ hiểu, thi thoảng em cũng có làm y như rứa rồi mà không để ý. Bác chuthoong nói chí lý, ko rung được hơi thì câu nhạc khó mà uyển chuyển được. Còn bác saotruc thì thổi nhạc Tàu nhiều quá hay sao mà bây giờ thâm thật đấy, em đang định lụm vài bí quyết sau chục năm mò mẫm của bác, thế mà, hehe Stick out tongue

À, hình như bác saotruc đang chuẩn bị up vài bài mới lên cho anh em học hỏi đúng ko bác Geeked

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Page 1 of 1 (7 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems