Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
nnhtv:1. Em ở Gia Lai 2.Dừng gọi em bằng bác .Em chưa gọi các bác là may rồi em mới 15 tũi thôi [:'(]
1. Em ở Gia Lai
2.Dừng gọi em bằng bác .Em chưa gọi các bác là may rồi em mới 15 tũi thôi [:'(]
chỗ đó có trúc hong, nếu có anh sẽ ghé lên chỉ em tận tình, hê hê hê
nnhtv: Mấy anh cho em hỏi vài điều 1. em tập từ hôm qua tới giờ mà sao thổi nốt ĐÔ thổi vẫn ko ra tiếng (các nốt khác đều thổi được)2. em thử tập thổi 1 đoạn nhạc thì cứ tới phần ngắt thổi lại hông ra tiếng với lại 2 nốt cùng cao độ thổi thế nào em không biết (bài The Myth đoạn đầu 512 554.... )3. có anh nào ở gia lai không cho em theo học với còn không biết thầy nào dạy ở gia lai cũng được .em thấy ở đây có đoàn nghệ thuật DAMSAN không biết phải các anh không ?4. em mới tập thổi thì nên tập bài nào ?Mong các anh giúp đỡ
Mấy anh cho em hỏi vài điều
1. em tập từ hôm qua tới giờ mà sao thổi nốt ĐÔ thổi vẫn ko ra tiếng (các nốt khác đều thổi được)
2. em thử tập thổi 1 đoạn nhạc thì cứ tới phần ngắt thổi lại hông ra tiếng với lại 2 nốt cùng cao độ thổi thế nào em không biết (bài The Myth đoạn đầu 512 554.... )
3. có anh nào ở gia lai không cho em theo học với còn không biết thầy nào dạy ở gia lai cũng được .em thấy ở đây có đoàn nghệ thuật DAMSAN không biết phải các anh không ?
4. em mới tập thổi thì nên tập bài nào ?
Mong các anh giúp đỡ
Gia Lai nè trước đây tôi cũng đi tìm thầy dạy, chạy xe mấy ngày tìm khắp thành phố Pleiku mà ko có ai dạy sáo! Đành bỏ giấc mơ kiếm đc 1 thầy dạy sáo ỏ Gia Lai. Mới tập thổi thì hãy tập mấy bài trong sách hát nhạc cấp 1 ấy . Ko kiếm đc thầy dạy thì mua sách học cũng đc Tìm sách ỏ Gia Lai cũng ko phải là khó vào nhà sách Nhân Dan hoặc nhà sách Thanh Niên ý. Trong sách chắc có một số bài đơn giản để bạn học . Như mình thì mình học bài đầu tiên là bài Ngày đầu tiên đi học - đơn giản dễ học có ý nghĩa lại hay nữa. Bạn mới tập thổi nên đôi khi thổi ko kêu là bình thường thôi tập dần sẽ ổn. ! Lí do thường gặp là đặt sáo ko đúng vị trí , lúc dừng lại bạn đã làm lệch cây sáo khỏi vị trí cũ.
Giờ mình đã vào Bình Dương ! Có băng nhóm nào ở gần công viên Thanh Lễ ( CV TDM) ko ? cho mình tham gia với ! một mình tự học buồn quá ! Với lại ko có địa điểm tập
saonhua: nnhtv: 1. Em ở Gia Lai 2.Dừng gọi em bằng bác .Em chưa gọi các bác là may rồi em mới 15 tũi thôi [:'(]chỗ đó có trúc hong, nếu có anh sẽ ghé lên chỉ em tận tình, hê hê hê
nnhtv: 1. Em ở Gia Lai 2.Dừng gọi em bằng bác .Em chưa gọi các bác là may rồi em mới 15 tũi thôi [:'(]
Bạn ở GL ở chỗ nào vậy ? Bạn biết Biển Hồ ko ? Nhà tôi ở gần đó !Nhưng giờ đang phải đi học nên ko có nhà ; hè và Tết mới về thôi . Nếu bạn trong khu vực thành phố Pleiku thì tại sao lại ko có ai trong bán kính 30km chứ ! Có nhiều đấy ! Mình cũng gặp đc vài người và nghe nói có vài người ^^
Theo tôi biết thì Gia Lai ko có trúc ! Nứa thì may ra còn có
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
SapinT:em chưa hiểu, có những nốt ở dưới cả nốt đô thì thổi thế nào? (ko tính cách đổi sáo có tone khác)
muốn thổi thì khoét thêm lỗ (đồng nghĩa việc bạn mọc thêm ngón tay nữa) ........... hoặc là xài .... vd: sáo tông A ,bịt hết các lỗ bạn quy ước đó là nốt A=> mở thêm 1 lỗ là B, 2 lỗ là C. ^O^
Em cũng ko thổi được nốt Đô
Thử cách các bác hướng dẫn rồi vẫn không thổi được
được có 6 nốt, chả biết đây là nốt cao hay thấp nữa
hay cây này cùi bắp quá vậy ta ?
Mới trả lời Linh ở topic này nhé
http://damsan.net/forums/7/22632/ShowThread.aspx#22632
Linh up lại ảnh 2 cây sáo anh xem ké với, cái link bên kia anh ko xem được
ninja:Trước đây NS Nguyễn Đình Nghĩa có cải tiến sáo trúc phổ thông thành sáo C 11 lỗ chơi được nốt B4 (sì), sau đó còn có thêm cây sáo C 16 lỗ chơi được xuống tới B4-A4-G4 (sì-là-sòn) luôn. Nhưng mà mấy cây này không có phổ biến.
Hôm trước em xem 1 cái clip cũng đề cập đến sáo 16 lỗ và có nghe nói cây này thổi được 3 octaves, tức là ngang Flute, nhưng em ko hình dung ra là cây sáo này khi bịt cả 6 lỗ thì thổi ra C hay là G trầm ?! Nếu mà là C thì ko hiểu nổi bỏ ngón thế nào để ra được G trầm, còn nếu là G trầm thì khi lên đủ 3 octaves liệu có tạo âm lảnh lót hay ko, em hỏi vậy vì em có để ý màu âm của mấy cây 16 lỗ trong clip giới thiệu sáo 16 lỗ ấy khá là đục chứ ko có trong trẻo chút nào cả
Em rất muốn được tận tay thổi thử 1 chiếc 16 lỗ mà chắc là còn phải mơ dài dài quá
linh_2271991:Em cũng ko thổi được nốt Đô Thử cách các bác hướng dẫn rồi vẫn không thổi đượcđược có 6 nốt, chả biết đây là nốt cao hay thấp nữahay cây này cùi bắp quá vậy ta ?
Theo kinh nghiệm của bác avai thì cứ tập từ nốt si xuống dần đến nốt đô.
Theo kinh nghiệm của bản thân thì thổi nốt rê rồi bấm nốt đô để cảm giác độ mạnh, yêu của làn hơi. Bằng cách này anh thổi được nốt đô sau khoảng 2h tập.
Theo kinh nghiệm do giang hồ đồn đại thì ai mỏ nhọn thổi nốt đô rất khó, he he
Chapi:Theo kinh nghiệm do giang hồ đồn đại thì ai mỏ nhọn thổi nốt đô rất khó, he he
Đúng thế, ai mỏ nhọn thì khó thổi nốt đô lắm, nhưng tớ biết cách chữa đấy, nam 1 kiểu, nữ 1 kiểu nhé
Cây sáo do chuẩn thường có đường kính trong 13. Nêu cây này do các thầy trong nhạc viện hoạc dân Damsan làm thì việc thôi nốt đo là bình thường. Còn những cây sáo rẽ tiền bán ở ngoài thi trường như SAD, văn nghệ ( từ 7-25k),... thì việc thổi nốt đô là rất khó, và may rủi, có cây thổi được có cây không thể nào xuống đô 1, ngay cả những người thổi rất giỏi. Đó là thổi không ra tiếng do sáo : bịnh này không chữa được nếu không kiếm cây sáo khác.
Nếu có cây sáo đô tốt rồi, thì những người mới tập, vẫn thường khó thổi xuống nốt đô 1, Do lúc đó nốt đô 1cần làn hơi thật nhẹ, vừa phải, mà người mới tập thừơng thổi nhẹ quá nên nốt đô 1 không ra, thấy vậy thì họ thổi mạnh hơn, nó lại ra đô 2 chứ không phải đô 1. Để khắc phục việc này bạn nên chọn cây sáo có đường kính lớn hơn 13, Nếu chọn sáo rẽ tiền thì cứ chọn cây có đường kính lớn là được, còn nếu mua sáo chuẩn nên mua cây sáo Si hoặc cây Si giáng. Lúc đó nốt thấp nhất thổi rất dễ dàng.
Mà cây si và cây si giáng rất trữ tình, êm dịu và vang, thổi các bài nhạc tình tiền chiến không bị chói tai. Nếu bạn vào trang web của sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa, bạn sẽ nghe rất nhiều bài được thổi bằng cây si giáng.
Từ những năm 1976 ,nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa đã cải tiến và từ đó đến nay , tôi vẫn xử dụng sáo 11 lỗ ,cũng như trình diễn. - Các môn sinh của ông của ông sử dụng 11 lỗ- Cho đến ngày rời đất nước 1984 . Sau nầy trong Nam không thấy phổ biến loai Sáo nầy nữa - Những môn sinh của ông vì hoàn cảnh sống đã không theo nghiệp chơi sáo nữa
- Cây 11 lỗ có ưu điểm là khi bỏ ngón C và D thì nhấc là ngón út cho note D , không giữ lại như 10 lỗ ,Về mặt tâm sinh lý, khi thổi những bài chạy ngón , do không giữ ngón út lại cho note D , mình thấy thoải mái và ngon chạy nhanh -Trong Bài Sonata của Bach , hoặc những bài chạy ngón có thể thấy được ưu điểm nầy
- Những luc Bác Đinh Thìn vào Nam trong thời điểm đó , ông cũng công nhận ưu điểm nầy , và mỗi nhạc sĩ của sở trường Miền Bắc 10 lỗ và Miến Nam 11 lỗ
- Chỉ khó là luc làm Sáo 11 lỗ , làm lỗ đôi cho 2 lỗ sát nhau - Khi ông thân làm Sáo cho tôi , vi thể chất người nừ bàn tay nhỏ , nên 2 lỗ đôi của ống Sáo gần nhau, xuống note Si dễ dàng
- Những ống Sáo 11 lỗ của ông thân tôi , các lỗ đôi của to và khoảng cách xa , do thể chất ông to con . các ngón tay của ông dài và lớn - Học trò của ông ít người nào thổi được các ống Sáo đó
- Cây 16 lỗ , ưu điểm xuống tới G thấp - tất cả các lỗ đều lỗ đôi - Phải tập bỏ ngón lại - Không thổi được những bài chạy ngón hơi nhanh - những bài chậm thôi
- Ngày xưa luc tôi bắt đầu tập 16 lỗ , ông thân tôi gợi ý khả năng hạn hẹp của 16 lỗ , nên tập cho vững 11 lỗ - Khi nào rãnh rổi thì tập thêm 16 lỗ -
- Nếu về nước lần nầy tôi sẽ đem cây 16 lỗ cho các trẻ và anh Tân xem nhé -
- Những bài nhạc tiền chiến , nhạc sĩ thổi xuống Si thấp hết đó và chuyển qua Mi trưởng có 4 dấu thăng , nghe đâu có thấy khó khăn đâu
Doantrang:- Nếu về nước lần nầy tôi sẽ đem cây 16 lỗ cho các trẻ và anh Tân xem nhé
Chị Doantrang có ghé qua Hà Nội không ạ ?!
Chị Doantrang có ghé qua Hà Nội không ạ ?! -Về chung với gia đình , mấy chị em - Cũng ra tới Đà Nẳng ( là mấy chị em có plan như vậy ) - Nhưng đã đem về sáo mẫu cho mấy bạn trong Nam , thì thế nào củng có loạt sáo ra tới Hà Nội mà em - -Sáo 16 lổ , lổ đôi ,các thế bấm ngón khác với 6,10 lỗ . Vững 10 lỗ , hãy tập qua - Không thì giai đoạn đang tập sáo , thì dành thời gian tập các kỷ thuật trên sáo- Chú Đổ Lộc , tấu 6 lỗ , Nhưng ông thổi các thăng giáng vững lắm - Cách bấm nữa lỗ của chú tuyệt vời, chắc và nhanh , không ai vượt qua chú
-Về chung với gia đình , mấy chị em - Cũng ra tới Đà Nẳng ( là mấy chị em có plan như vậy ) - Nhưng đã đem về sáo mẫu cho mấy bạn trong Nam , thì thế nào củng có loạt sáo ra tới Hà Nội mà em -
-Sáo 16 lổ , lổ đôi ,các thế bấm ngón khác với 6,10 lỗ . Vững 10 lỗ , hãy tập qua - Không thì giai đoạn đang tập sáo , thì dành thời gian tập các kỷ thuật trên sáo
- Chú Đổ Lộc , tấu 6 lỗ , Nhưng ông thổi các thăng giáng vững lắm - Cách bấm nữa lỗ của chú tuyệt vời, chắc và nhanh , không ai vượt qua chú