Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Xác định Gam & cách dịch giọng.

rated by 0 users
This post has 15 Replies | 1 Follower

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
music_heal_mysoul Posted: 08-27-2008 13:26

Bài này  đã post bên topic hướng dẫn dịch gam, nhưng nay có nhiều bạn chưa hiểu nên còn thắc mắc. Vì vậy MHM review lại bài viết của MHM có kèm hình ảnh để mọi người dể hiểu hơn.

Đầu tiên:    Để dịch 1 gam, bạn phải xác định đó là gam gì, thứ hay trưởng. Cách xác định phải tuân theo các bước:

Bước1: thuộc thứ tự hình thành các dấu Thăng, Giáng trên khuôn nhạc

dấu # : Fa_đo_sol_re_la_mi_si

 

Photobucket

Dấu giáng : si - mi - la - re - sol - do - fa

 

 

Photobucket

VD: đễ xác định các dấu hoá nằm ở đâu thì làm như sau ( dấu hóa là các bộ thăng giáng ở đầu khuôn). Nếu bài nhạc ghi ở gam  đô # thứ (C#m) và gam song song của nó là Mi trửơng( E dur) thì trên mỗi đầu khuôn nhạc bắt buột phải có 4 dấu thăng. Thứ tự sắp xếp các dấu đó phải tuân theo hệ thống ở trên, tức là: Fa Đo sol Rê ( NHỚ LÀ PHẢI GHI THEO THỨ TỰ)

 

Photobucket

bước 2: Cách nhìn vào 1 bài và xác định gam( giọng) thuộc quy tắc này:

Hệ thống dấu thăng: lấy nốt cuối cùng của hệ thống trên bản nhạc cần xác định( vd bài có 2 # thí lấy nốt đô) : đếm lên quãng 2 thứ( 1/2 cung) là gam trường. Đếm xuống 1 quãng 2 trưởng( 1 cung) là gam thứ.

VD: bài có 2 thăng từ nốt đô đếm lên q2 là nốt rê=> Rê trưởng. Đếm xuống quảng 2 là SI => Si thứ ( thì việc còn lại đễ xác đinh viết ở gam thứ hay trửơng thì quá dễ: nghe nốt kết cuối bài và nghe thấy vui, khoẽ là gam Trưởng, Buồn, nhe5 nhàng làm gam thứ).

+chú ý là khi xác định thì q2 trưởng or 2 thứ ko quan trọng. Vì thang âm tư động sẽ là 2 trưởng or 2 thứ rồi. Bạn chỉ cần đếm quãng 2 thôi.

 

Photobucket

hệ thống dấu giáng: Lấy nốt cuối cùng của hệ thống dấu giàng trên bản nhạc cần xác định( vd bài có 3 giàng thì lấy nốt la) : đếm lên  quãng 3 trưởng (2 cung) là gam thứ. Xuống  quảng 4 dúng ( 2+1/2 cung) là gam trửơng.

VD: từ nốt la đếm lên quãng 3 trưởng là nốt Đô => gam Đô thứ( Cm) . Đếm xuống quãng 4 đúng là nốt Mi giáng( Do đầu khuôn nhạc có dấu hoá nằm ở nốt Mi) => Gam Mi Giáng trửơng ( Eb)

           +tương tự chú ý ở trên : cứ đếm lên quảng 3 : la si do, xuống quảng 4 : la sol fa mi. Khong cần tính mấy cung.

 

Photobucket

chú ý: + đếm tới nốt nào thì phải xem dầu khuôn nhạc nốt đó có rơi vào dấu hoá hay ko, nếu có thì phải đọc theo nó: vd đô # thứ ( C#m) la giáng trưởng ( Ab)

 

-------------------------------------------- Tiếp theo là phần dịnh gam( chuyễn gam):

 

có 3 trường hợp cần phải chuyễn gam

+ chuyển cho một nhạc cụ chỉ chơi đựơc nồt cơ bản, nhạc cụ có thang âm giới hạn từ (dưới 3 octar) VD: sáo 6 lổ, Sáo 10 lỗ , recoder, đàn bầu....

+chuyển cho các nhạc cụ theo 1 bộ từ BASS, TENO,ALTO,SOPRANO. nhưng chơi trên cùng 1 bộ khoá: ví dụ Saxo, Trumpet,sáo ngang các loại( Ngoại trừ bộ dây)

+chuyễn để biến đổi màu âm theo ý đồ của tác giả. VD một bài hát chơi tone thấp sẽ hay hớn rất nhiều so với chơi 1 tone cao hơn.

 

Nhưng tất cả trừờng hợp trên đều chuyển theo 1 cong thức nhất định: TRƯỞNG=>TRƯỞNG, thứ => thứ. Không thể Thứ qua trửong hay Trưởng qua thứ được. Các bước cần thực hiện:

   1/ xác định gam ban đầu(như trên): gam Đô trửơng Cdur.

    2/xác định gam cần chuyển đến: Gam Sol trưởng(Gdur) có 1 dấu fa thăng ở đầu khuôn.

 chú ý! + muốn dời về ko còn dấu hoá thì chỉ cần xét gam cấn chuyển tới là Cdur or A moll.

           + muốn phù hợp với sáo, hoặc phù hợp với octar của vài nhạc cụ thì tìm nốt thấp nhất của gam gốc, đếm lên or xuống nốt thấp nhất của nhạc cụ cần thổi=> quãng cần chuyễn và gam cần chuyển.

    3/đếm từ nốt bậc 1 của gam này lên hoặc xuống bậc 1 của gam kia cách nhau mấy nốt => quãng mấy ( Bậc 1 là nốt của tên Gam, vd Đô trửơng thì bậc 1 lá Đô).

    vd: Cdur>Gdur: đếm lên Đô re mi fa Sol=> quãng 5

                          đếm xuống: Đô si la Sol => quãng 4

   4/ Đếm tất cà các nốt còn lại lên hoặc xuống theo quãng đã xác định ở trên, nhưng phải theo quy tắc lên>lên, Xuống>xuống.

VD: Các nốt trong bài gam Cdur: C1 E1 G1 D1 F1 A1 E1 G1 C2 G1 B1 D2 G#1 C1

        chuyễn thành gam G dur :   G1 B1 D2 A1 C2 E2 B1 D2 G2 D2 F2 A2 D#2 G1 ( chú ý nốt Fa của gam Gdur luôn đựoc thăng nửa cung)

 

Photobucket

 

CHÚ Ý: +nếu có dấu hoá bất thừơng ( dấu hoá xuất hiện ở 1 vài nốt trong bài vd G#1 trong Cdur ở trên) thì khi đếm lên quãng 5 or xuống quãng 4 thì nốt đã đếm phải thêm dấu hoá bất thừong đó ( nốt D#2  trong gam Gdur trên vd)

             + đếm lên hay xuống ko quan trọng, nhưng phải tuân theo quy tắc lên lên , xuống xuống. Nếu muốn dịch bài nhạc lên trên thì viết nốt đã xác định bên trên nốt gốc, dịch xuống thì viết xuống dưới. Tránh trừong hợp đếm quá xa như từ gam La thứ> Sol thứ thì ko ai đếm lên quãng 7, mà chỉ đếm xuống quãng 2.

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Và các bài reply bổ sung:

kirinhn:


music_heal_mysoul:


Hệ thống dấu thăng: lấy nốt cuối cùng của hệ thống trên bản nhạc cần xác định( vd bài có 2 # thí lấy nốt đô) : đếm lên quãng 2 thứ( 1/2 cung) là gam trường. Đếm xuống 1 quãng 2 trưởng( 1 cung) là gam thứ.

VD: bài có 2 thăng từ nốt đô đếm lên q2 là nốt rê=> Rê trưởng. Đếm xuống quảng 2 là SI => Si thứ ( thì việc còn lại đễ xác đinh viết ở gam thứ hay trửơng thì quá dễ: nghe nốt kết cuối bài và nghe thấy vui, khoẽ là gam Trưởng, Buồn, nhe5 nhàng làm gam thứ).



MHM bảo đếm lên quãng 2 thứ (1/2 cung) là gam trưởng, nhưng mà hình như từ Đô lên 1/2 cung là Đô thăng, phải lên 1 cung mới ra Rê chứ nhỉ?

Tương tự, đếm xuống 1 quãng 2 trương (1 cung) là gam thứ, nhưng từ Đô giảm 1 cung thì ra Si giáng chứ có phải Si đâu, MHM có lộn giữa 2 cái với nhau không?

 
music_heal_mysoul:


hệ thống dấu giáng: Lấy nốt cuối cùng của hệ thống dấu giàng trên bản nhạc cần xác định( vd bài có 3 giàng thì lấy nốt la) : đếm lên  quãng 3 trưởng (2 cung) là gam thứ. Xuống  quảng 4 dúng ( 2+1/2 cung) là gam trửơng.

VD: từ nốt la đếm lên quãng 3 trưởng là nốt Đô => gam Đô thứ( Cm) . Đếm xuống quãng 4 đúng là nốt Mi giáng( Do đầu khuôn nhạc có dấu hoá nằm ở nốt Mi) => Gam Mi Giáng trửơng ( Eb)

chú ý: + đếm tới nốt nào thì phải xem dầu khuôn nhạc nốt đó có rơi vào dấu hoá hay ko, nếu có thì phải đọc theo nó: vd đô # thứ ( C#m) la giáng trưởng ( Ab)

           +tương tự chú ý ở trên : cứ đếm lên quảng 3 : la si do, xuống quảng 4 : la sol fa mi. Khong cần tính mấy cung.

 


Đúng là nếu không tính mấy cung thì mình thấy cách này đúng, nhưng nếu tính đúng cung thì mình thấy thế nào ấy, la lên 2 cung thì phải ra Đô thăng chứ nhỉ?

Nếu vậy không tính cung thì có cần thiết phải nói rõ là quãng trưởng, quãng thứ hay quãng đúng không? Như vậy có thể làm người đọc rối thêm MHM à, vì không phải ai cũng biết quãng trưởng, quãng thứ rồi quãng đúng là cái gì.




music_heal_mysoul:


Mình ko lộn, bên vd ở hệ thống dấu # :"bài có 2 # thí lấy nốt đô" . Thì trên khuôn nhạc nốt Đô đã đc mặc định là thăng rồi.Nên từ đó đếm lên quảng 2 thứ là Rê. Nếu vẫn giữ tên gam là Đô cũng ko thành vấn đề, nhưng kết quả sẽ là gam Đô thăng kép trưởng ( Cx dur) hi hi..... một nùi dấu thăng!######

tưong tự hệ thống dấu Giáng: mình đưa ra ví dụ là trên khuôn có 3 dấu giáng , thì thứ tự sắp sếp sẽ là SI MI LA. Thì trong bản nhạc nốt SI,LA đã bị giáng 1/2 cung. Vậy khi đếm lên quãng 3 trưởng thì là nốt Đô ko thay đổi gì.

Và trong mỗi phần mình đã ghi rõ chú ý là: không cần xác định chình xác quãng thứ hay trưởng, tăng hay giảm. Mà chỉ xác định là quảng mấy thôi, ví dụ : từ La lên Rê cũng là quãng 4, từ La# lên Rê , La b lên Rê # , La lên Rêb, ... tất cả đều có tên gọi chung là quãng 4.

Vì khi bài nhạc đã có hệ thống các dấu hoá rồi thì khi xác định gam hay chuyễn gam thì nó đã tự điều chỉnh các cung và độ dài các quãng 1 cách chính xác . Vậy thì đâu cần phải xét xem quãng đó có độ dài bao nhiêu cung nữa.Yêu cầu là xoè ngón tay đếm nốt này lên nốt kìa là mấy nốt thôi=>quãng. Mình chỉ nói rỏ cho các bạn hình dung thử thôi. Chứ bản thân mình khi viết bài này còn ko nhớ quãng 4 đúng hay các quãng khác mấy cung nữa là......Big Smile



kirinhn:


 Rất hay, không ngờ hệ thống dấu thăng giáng đầu bản nhạc lại có tác dụng ghê gớm đến thế Stick out tongue. Đúng là tự đọc tài liệu không thể hiểu sâu, hiểu kĩ như người được học bài bản. Thế mới biết " biển học thật là bao la, quay đầu lại là ................. thấy cha nội MHM cầm gậy thúc vào mông kêu mình học tiếp đê" Geeked. Cám ơn MHM nhé, rất rõ ràng, rất dễ hiểu Yes.

 Nhân tiện đây mình cũng giới thiệu một cách nhớ thứ tự hệ thống nốt thăng Fa - Đô - Sol -  Rê -  La -  Mi -  Si  ( F-C-G-D-A-E-B), đó là nhớ câu tiếng Anh sau:

            "Father Charles Goes Down And Ends Battle"    (source: http://www.8notes.com/school/theory/key_signatures.asp )

 Còn thứ tự trong hệ thống nốt giáng thì ngược lại thôi.
 






Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Bây giờ thử một vài Vd về xác định gam:

Trước khi xem vd, ta cần lưu ý 2  điều sau đây:

       + Gam trưởng nghe vui, sáng, mạnh mẽ.Gam thứ nghe buồn, êm ả, mềm mại.

       + Bản nhạc note cuối cùng trong bài  thường là nốt chủ âm, tức là tên Gam trùng với note đó.

 

Ex: cho khuôn nhạc có 6 dấu #  theo thứ tự sắp xếp : Fa Do Sol Re La Mi => la Gam Fa # trưởng hoặc Gam Rê # thứ. Lưu ý 2 điều trên ta sẽ xác định đc.

 

 

Photobucket Photobucket

Ex2: 4  giáng : Si Mi La Re => La b trưởng hoặc Fa thứ.

 

Photobucket Photobucket
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

ví dụ về dịch giọng:

Ex : 

 

 

Photobucket

 

Chú ý:

 

Photobucket
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
hii. bác viết thật là hay. rất rõ ràng. bác MHM có thể nói thêm về cách tạo các intro , các hợp âm , chủ âm, át âm không
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1
anh MHM cho em hỏi, đếm: lên >lên, xuống> xuống là sao? vì đô đếm lên quãng 5 là son, mà đếm xuống quãng 4 cũng là son. Vậy quy tắc lên>lên, xuống> xuống phải hiểu như thế nào?
ForQuel'Thala
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1

@all:anh MHM đã chỉ qua đt nên anh không cần reply Kim làm chi nữa.

2 phần post được xem như spam.Beer

ForQuel'Thala
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Hay ghê ! như vậy là có thể xác định được bản nhạc đã có thuộc gam nào để chọn loại sáo để chơi hoặc dịch giọng cho phù hợp .

Thank bác MHM!

Vạn khó khăn không sờn lòng Lãng tử Khúc sáo buồn gợi nhớ bóng Giai nhân
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Bác hiểu nhiều về nhạc lí,Nhờ bác nói thêm về cách hòa âm phối khí cho sáo với các nhạc cụ khác nhé.
Làm thân bò để người bắt giết Có bao giờ biết lí do tại sao Những ai yêu quãng trời không độc lập Phải như én tập bay cao xa mãi .***^@!.^.!@^***.
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
@Smile: MHM chỉ biết chút ít nhạc lý thôi. Còn về vấn đề hòa âm phối khí cho các nhạc cụ thì ngoài tầm với của mình rồi.
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
uhm tại vì diễn đàn mình còn chưa có mục này mà chơi một bản nhạc có thêm các nhạc cụ khác tham gia cùng nghe vẫn sướng hơn chứ độc tấu cây sáo cô đơn lạc lõng quá.
Làm thân bò để người bắt giết Có bao giờ biết lí do tại sao Những ai yêu quãng trời không độc lập Phải như én tập bay cao xa mãi .***^@!.^.!@^***.
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 4
Khá hay, đọc xong có thể dùng sáo nào để chơi hoặc dịch giọng như thế nào cho phù hợp Stick out tongue

Photobucket

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Dạ có bác nào có tổng phổ hòa tấu sáo với tranh không ạ, làm ơn cho em xin với ạ, đa tạ đa tạ!!!
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

bác MHM joj gê

tk bác

 

yahoo: saochieumenh_2007@yahoo.com

gmail: quyet.vt.tb@gmail.com

SDT :01669801588

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

thông thường theo kinh nghiệm đơn giản của em, dịch giọng có 3 hướng, xuống nửa quãng cho bài nào lên cao quá không đủ sức, lên nửa quãng cho những bài nào có nốt dưới âm cơ bản của sáo, và lên hẳn một quãng cho nhưng ai thích chơi cao, gặp phải những bài như vậy đến đoạn cao quá lại xuống một quãng, nghe rất độc đão và thú vị,

vd như bài trống cơm mọi người đều có thể chơi được theo 3 hướng mà mình vừa nêu, 

ym:vietthanh47

email:vietthanh47@yahoo.com

sdt:01649606447

giao lưu nào anh em

Page 1 of 2 (16 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems