Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tại ......em hay tại .....cây sáo ?

rated by 0 users
This post has 44 Replies | 1 Follower

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
branchtell Posted: 06-28-2008 3:36

 Cho em hỏi chút nha ( Mỗi lần hỏi mỗi lần mở topic kỳ wá) .

Em đang học thổi lên cao độ 3 . Bấm thì đúng rồi, nhưng sao .....nó cao mà chói wá . Lên tới nốt Fa 3 là đã mún nhức đầu rồi , nếu kéo 1 hơi chừng 20s chắc người xung quanh xịt máu lỗ tai lỗ mũi lỗ mồm ngã xuống chết hết trọi Ick! . Còn nốt Sol 3, thú thực em thổi ko đc , dù vận nội công hết mức rồi nhưng tối đa chỉ bằng Fa 3. Sáo của em sáo dọc 10.000 đ/cây , mua ở 1 tiệm bán nhạc cụ mà ở đó chỉ có 5 cây sáo bó thành 1 bó như bó đũa ( ak ak ) . Em rất nghi ngờ ko biết do mình chưa cố hết sức hay tại ....cây sáo nó hại [:'(] ?
 

 Chẳng hay quý bằng hữu có thể thu âm các nốt ở cao độ 3 gửi cho em để nghe thử so sánh chăng , nếu đc thì tốt wá :D .

 P/s : Em còn có 1 thắc mắc về nhạc lý ( hơi ngu , đừng mắng em tụi nghiệp ) . Ở đầu các khóa nhạc , lúc nó ghi C , lúc nó ghi 2/4 , lúc ghi 3/4 là sao vậy a ? Có phải 3/4 là mình bắt đầu thổi từ cao độ 2 ko ( em suy luận đại ) ?  

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

branchtell:
Sáo của em sáo dọc 10.000 đ/cây , mua ở 1 tiệm bán nhạc cụ mà ở đó chỉ có 5 cây sáo bó thành 1 bó như bó đũa  [:'(] ?
 P/s : Em còn có 1 thắc mắc về nhạc lý ( hơi ngu , đừng mắng em tụi nghiệp ) . Ở đầu các khóa nhạc , lúc nó ghi C , lúc nó ghi 2/4 , lúc ghi 3/4 là sao vậy a ? Có phải 3/4 là mình bắt đầu thổi từ cao độ 2 ko ( em suy luận đại ) ? 

Thứ nhất:chắc tại sáo, mà sáo dọc mua 10k mà thổi lên Fa 3 là ok rồi.

Thứ hai: Ở bất cứ bản nhạc nào, đầu bài luôn là số chỉ về trường độ và phách nhip trong bản nhạc. Để phân biệt cái này rất đơn giản, Branch chỉ cần nắm các nội dung sau:

  + Xem số bên trên là Tử,bên số dưới là Mẫu.

      Tử số : cho biết số phách trong một ô nhịp ,( 1 Ô nhịp cách nhau bởi dấu " | " ) . Với người mới học xem như mỗi phách là một lần gõ xuống.

             vd: nhịp 3/4 => trong mỗi ô nhịp có 3 phách,  4/4 => trong mỗi ô nhịp có 4 phách, 7/8 => trong mỗi ô nhịp có 7 phách.

      Mẫu Số: cho biết giá trị trường độ của một phách, ví dụ mỗi phách có giá trị kéo dài bằng 1 nốt đen. Chú ý trường độ của một phách ko cố định chính xác theo thời gian, mà tùy người chơi muốn nhanh hay chậm thôi.

              Chỉ nên nhớ 3 loại mẫu số hay dùng:  2 , 4 , 8 ,12.   2: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Trắng

                                                                                             4: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Đen

                                                                                              8: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Đơn

                                                                                             12 : giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt móc kép        

 vd 9/8 => mẫu số = 8 => GTTĐ 1 phách = 1 nốt đơn.

  + Ngoài ra có 2 ngoại lệ qua trọng là : người ta thường thay thế 2 loại nhịp là: 2/2 bằng chữ  ¢

                                                                                                                  và 4/4 bầng chữ C

Vậy vd khi gặp nhịp 6/8 : thì kết luận là : Mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng 1 nốt móc đơn.

Xong! Rõ ràng lắm rồi đó. Ko hiểu nữa thì MHM cắn lưỡi....            

 

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

tui nghĩ có lẽ cây sáo dọc của bác làm cái miếng nghiêng ở đầu thổi không ổn lắm( chưa xét tới vị trí các nốt bấm )
với sáo ngang thì có thể tự do điều chỉnh được hướng của luồng hơi tia vào mép ngoài của ống sáo.
do đó có thể tìm vị trí đặt môi tốt nhất ( với sáo dọc thì bó tay. nhưng bù lại thì không tốn thời gian cho bác tìm cách đặt môi đúng. phù hợp với những người mới tập )

bác thử chuyển sang cây sáo ngang xem. vừa dễ điều khiển góc độ luồng hơi, tiện cho đánh staccato, lăn ống sáo và các cái khác

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

@ MHM : Đa tạ . Chi li đến thế mà ko hiểu thì ...em cũng cắn lưỡi :D

Nhưng mà còn 5 dấu giáng là sao hở anh ?

Ví dụ như trong đây: Bài Chị Tôi - Trần Tiến , trang 2 có 1 số đoạn có 5 dấu b . 

http://damsan.net/forums/permalink/12514/12581/ShowThread.aspx#12581 

@ Ongiamesao : Khổ lắm , ở Cần Thơ xứ em ko có bán sáo ngang . Tìm đc 1 chổ bán sáo là mừng hết lớn rồi đó :( 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
branchtell:

Ví dụ như trong đây: Bài Chị Tôi - Trần Tiến , trang 2 có 1 số đoạn có 5 dấu b . 

http://damsan.net/forums/permalink/12514/12581/ShowThread.aspx#12581 

Đây là cách chuyển điệu mà nhiều ngừoi hay ta hay xài. Lý thuyết về chuyển điệu & ly điệu nằm trong bộ môn gọi là Hòa Âm  . Mặc dù hiểu thì dễ nhưng áp dụng nó để làm cho hay thì rất khó. Thông trường chúng ta thường thấy các loại chuyển thông dụng như các ví dụ sau:

Vd:  nhạc Trịnh Công Sơn thừong có chuyển từ La thứ (a moll, ko có dấu hóa) -> La Trưởng ( A dur, có 3 dấu thăng) .(  http://damsan.net/forums/24/12603/ShowThread.aspx bài "nghe tiếng muôn trùng" TCS) .Hoặc Rê thứ > Rê trưởng > rê thứ v. v..

Một bài khác có cách chuyển rất khéo và hay là bài Unbreak my heart ( tony braxton) mà ai cũng biết ( phần đầu là Si thứ(2#), phần Điệp khúc chuyển sang Đô thăng thứ (4#) ).

Cũng như vậy bài Chị Tôi ở trên ko hẳn là chuyển điệu hoặc ly điệu. Mà Tác giả hoặc ngừoi hát muốn đoạn cuối nâng lên một vài bậc để tạo cao trào cho bài hát ( loại này hay gặp ở rất nhiều bài hát bây giờ). Bài Chị Tôi này bản gốc chỉ viết ở một gam thứ duy nhất. Bản này đã đc thêm một phần sau nâng tất cả lên nữa cung thôi ( Phần đầu La Thứ, phần sau Si giáng thứ (5 dau giáng) ).

Để xác định bản nhạc đó chơi giọng nào mời tham khảo: http://damsan.net/forums/2/3061/ShowThread.aspx ( xem các bài của MHM ).

 

 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

hix ông định giết người hay sao mà thổi mấy note cao thế tui thổi tới C3 là nghe mún mệt roài mún luyện hơi thì tập tới C3 thui !

về nhạc lí ông mua 2 cuốn sách nhạc lí về !cỡ tui mặc dù nhìn vô ko hiểu ngoại trừ note nhưng chịu học hỏi từ từ cũng bít àh ^>^!

Hận đởi đen bạc Hận kẻ bạc tình Lấy máu của mình Khắc lên 6 chữ Đi chơi nhớ về ăn cơm ^>^!
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Ờ, đúng là 1 vũ khí lợi hại nhỉ , giết người ko chảy máu :D

@ MHM : Hix hix , đọc 1 hồi mún ...rớt não ra ngoài . Khó hiểu wá . 5 dấu giáng mà "tăng" nà sao :( ?

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
branchtell:

Ờ, đúng là 1 vũ khí lợi hại nhỉ , giết người ko chảy máu :D

@ MHM : Hix hix , đọc 1 hồi mún ...rớt não ra ngoài . Khó hiểu wá . 5 dấu giáng mà "tăng" nà sao :( ?

Hè hè, # or b chỉ có giá trị tăng hoặc giảm cao độ 1 loại nốt nhạc theo sau # or b đó.
Ý MHM tăng or giảm ở đây có nghĩa là tăng hoặc giảm một Giọng(Gam) . Có nghĩa là tất cả các nốt trong một Gam đó phải tăng lên một giá trị cao độ bằng nhau.
Ví dụ : Gam La thứ tăng lên nữa cung thì là Gam La# Thứ hoặc Si giáng thứ. Tăng lên 1,5 cungGam Đô Thứ hoặc Si # thứ.
Còn bộ Dấu hoá # hoặc b ở đầu khuôn nhạc là bộ dấu hoá của các gam, đừng lẫn lộn giữa việc tăng hoặc giảm cao độ giữa 1 Gam và với 1 Nốt. Quy luật hình thành bộ dấu hoá  này MHM sẽ có một bài viết cụ thể để ai chưa biết hiểu rõ hơn.

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

hix anh MHM ơi mình thổi sáo thổi từng note chỉ nắm nhịp với giai điệu chứ co thổi hợp âm đâu mà lo ! >.< o mỗi đầu bài hát có số chỉ nhịp kế tiếp là dấu hoá # b ở hàng nào trên khuông nhạc thì thổi note đó # or b ! Thí dụ là C# hay là F# thì gặp note C hay F trong bài thì thổi F#  C# het' dấu hoá thăng thì tăng cái gì đó còn b thì giáng xuống dậy thui bít nhiu đó đủ roài ^>^! từ từ học thêm ! ( nhạc lí em còn kém có gì anh MHM góp ý giùm em ^>^! )

Hận đởi đen bạc Hận kẻ bạc tình Lấy máu của mình Khắc lên 6 chữ Đi chơi nhớ về ăn cơm ^>^!
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Thổi các nốt giáng ra sao nhỉ ? Bịt 1/2 lổ hả ?

Còn nốt thăng ? Các bác chỉ nốt với :D 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

đúng rồi ! nếu không có sáo 10 lỗ thì bịt nửa lỗ . 

còn nốt thăng thì: nốt dưới thăng là nốt trên giáng !

ví dụ: đô thăng thì là rê giáng (mình làm vậy á, không biết còn cách nào khác hok ! )

Học thì phải hiểu Mà muốn hiểu thì phải hỏi Mà đã hỏi thì phải hiểu Còn không hiểu thì đừng hỏi !
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

 Hehe , sẵn đang còn topic hỏi luôn...

Mún thổi hơi nhẹ dần thì làm sao hở các bác ? Ví dụ như cuối câu , muốn nhẹ hơi lại từ từ rồi ngừng í . 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Ủa hông ai vô hết vậy :(

 Em có thắc mắc mới nè. Mua đc cây sáo ngang rồi . Nhưng mà thổi các nốt ở cao độ 2 rè wá xá, chỉnh nút bấc hoài ko cải thiện gì hết . Làm sao đây =(

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

ay. bác chỉnh cái nút chặn đó chi vậy. chắc trong quá trình bác chỉnh. nó bị hở rồi.

bác có thể lấy nước của cây nến. đổ vào đầu bên kia của nút chặn ( ngược với lỗ định âm )

mà bác xê dịch như vậy cao độ lung tung hết rồi. 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

 Hix hix, trước khi em chỉnh nó đã .....rè ròi [:'(]

Vậy là do hở ở đầu bên lỗ thổi phải ko ,mình bịt nó lại là đc phải ko :D

 Để em thử.

 

Còn cái vụ cao độ, chắc hông sao , em nhích đi nhích lại riết nó cũng....giống ban đầu rồi hìhì.
 

Page 1 of 3 (45 items) 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems