Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Giới thiệu về cây sáo trúc Trung Hoa .

rated by 0 users
This post has 3 Replies | 1 Follower

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
bearbie Posted: 01-06-2007 6:53

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-17.ttvn

Phần 1 : GiớI thiệu về sáo trúc
Sáo trúc là 1 trong những nhạc khí cổ nhất của thề giớI . Sáo bằng xương được phát hiện tạI di chỉ Dư Đào Hà Mẫu Độ ở tỉnh Chiết Giang , qua giám định đã có hơn 7000 năm lịch sử . Trong 8 loạI nhạc khí “ Sênh sư chưởng giáo “ ( nhạc khí Trung Hoa ) được chép trong “ Xuân Quan “- “ Chu lễ “ có cả Địch . Đến thờI Tống – Nguyên , theo đà phát triển mạnh mẽ của Hý Khúc , thanh nhạc trở thành chủ thể của biểu diễn nghệ thuật , cây sáo cũng được đưa vào nhạc cụ đệm , bè cho hý khúc . Những điều như là “ Ty bất như trúc, trúc bất như nhục “ hay “Thủ lai ca lý xướng , thắng hướng địch trung xuy “ mãi cho đến khi nhà nước Trung Hoa được thành lập năm 1949 , cây sáo mớI đựơc sự phát triển sôi nổI . Trong vòng 40 năm ngắn ngủI , nhân tài ko ngừng xuất hiện , nghệ thuật biểu diễn không ngừng được nâng cao , đã cho ra đờI 1 khốI lượng đồ sộ các tác phẩm độc tấu và cả những bản hiệp tấu khúc ( concerto) ,những tổ khúc lớn trình diễn chung vớI dàn nhạc giao hưởng .

Trong kho lưu trữ của nước Trung hoa hiện đang lưu 1 số lượng lớn các tác phẩm sáo , đa số được sáng tác và cảI biên sau khi thành lập nhà nước Trung hoa mớI , chỉ có 1 số lượng rất ít các tác phẩm cổ truyền . Các bản độc tấu như “Kim Tích “ , “Hỷ báo” của Lục Xuân Linh, “Tảo Thần” của Triệu Tùng Đình , “Âm trung điểu “ của Lưu Quản Nhạc , “ Bình minh trên giếng dầu “ của Vương Thiết Thùy , “Sơn thôn tiểu cảnh” của Lưu Sâm ,” Thu hồ nguyệt dạ” của Du Tốn Phát , “Tây hồ xuân hiểu “ của Thiền Vĩnh Minh… đều là những tác phẩm mớI phản ánh cuộc sống thờI đạI mớI cùng phong cảnh thiên nhiên .
Có những tác phẩm cảI biên vốn là nhạc trong Hý Khúc như “ Tiểu phóng ngưu” ( làn điệu xuy xoang trong Côn khúc , Xuy Xoang là 1 trong những làn điệu chính trong Hý Kịch của tỉnh An huy , đệm bằng sáo ,cũng được sử dụng trong kinh kịch , vụ kịch ) . “Hỷ tương phùng” ( nhạc “Nhị nhân đài và bang tử Sơn Tây ), “Tam ngũ thất” ( nhạc Vụ kịch ), “Cô tô hành” ( nhạc Côn khúc ) ; có tác phẩm có nguồn gốc từ nhạc dân gian như “ Giá cô phi ” ( nhạc dân gian Hồ nam ), “Ngũ bang tử” , (làn điệu khí nhạc dân gian Hoa Bắc), Hoặc có tác phẩm nguyên là dân ca như “ QuảI hồng đăng” ( dân ca NộI Mông ) , “ MạI thái” ( dân ca Sơn tây); có tác phẩm nguyên gốc lạI là bản nhạc Tỳ Bà “Trang đài thu tư “, xô-na như “Bách điểu dẫn “ , hoăc như “Trung Hoa lục bản “ nhạc Giang nam ty trúc , “ Nhất đĩnh kim” , nhạc Quảng Đông …. Trong những tác phẩm này , có 1 bộ phận được thu âm từ những năm 60 , dokhoảng cách thờI gian tương đốI xa , nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đốI vớI hiệu quả âm hưởng , nhưng để giữ lạI nét phong cách diễn tấu nên vẫn sữ dụng bản ghi âm cũ . Một mặt có thể thưởng thức dc cái ý vị hàm súc ban đầu của bản nhạc ,mặt khác đốI vớI việc nghên cứu phong cách diễn tấu của nghệ sỹ có thể nói là những chứng cứ xác thực nhất.

Sáo Trúc Trung Hoa tuyển tập

------------------------------

Sơ lược về cây sáo

Sáo ( địch tử ) là một nhạc khí thổI bằng trúc , cũng còn gọI là sáo trúc ( trúc địch ), gồm 2 loạI : thổI ngang và thổI dọc . NgườI giỏI thổI sáo đờI xưa có Hoàn Y đờI Tấn , lúc đương thờI tài nghệ sáo của ông được tôn là “ Giang tả đệ nhất “ , ngườI đờI nói bản cầm khúc “ Mai hoa tam lông “ trong “ Thần kỳ mật phổ” chính là cảI biên từ bản nhạc sáo “Tam điệu” của ông .

Các bản nhạc sáo nổI tiếng đờI Đường có “Lạc mai hoa” , “Chiết liễu”. Cao Thích có lờI thơ :”Tá vấn mai hoa hà xứ lạc , Phong xuy nhất dạ mãn Quan Sơn” , Còn Lý Bạch thì : “Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch , Giang Thành ngũ nguyệt lạc mai hoa” ( tức là : Trên lầu Hoàng Hạc thổI sáo ngọc , Giang Thành tháng năm mai hoa rụng” Hoặc “Địch trung văn chiết liễu, xuân sắc vị tằng khan” ( trong tiếng sáo nghe thấy tiếng bẻ liễu , xuân sắc chưa hề thấy) , Lý Ích thì trong bài “Dạ thượng thọ giáng thành văn địch” thơ rằng “Bất tri hà xứ xuy lô quản , nhất dạ chinh nhân tận vong hương” ( Nàobiết nơi nao vang tiếng thổI ống sậy, chinh nhân cả đêm trường nhớ buốt quê hương) ; còn Lý Bạch trong “ xuân dạ thành lạc văn địch “ :
Thùy gia ngọc địch ám phi thanh
Tán nhập xuân phong mãn lạc thành
Thử dạ khúc trung văn chiết liễu
Hà nhân bất khởI cố quốc tình
Dịch thơ :
Tiếng sáo ngọc nhà ai thầm bay ra
Hòa vào gió xuân lan khắp Lạc thành
Khúc nhạc đêm nay nghe thấy tiếng liễu gãy
Ai mà không chạnh lòng niềm cố quốc .
Đủ thấy ma lực nghệ thuật của tiếng sáo đến dường nào !

1.Nguồn Gốc cây sáo :
- cây sáo có lịch sử lâu dài khoảng 7000 năm, các sách cũ thường ghi rằng sáo có nguồn gốc từ Nam Mỹ , còn trong sách “Khảo cứu nhạc cụ Đông Á “ của Nhật cho rằng :sáo có nguồn gốc từ Ấn Độ . Còn trong các tài liệu cổ của TQ chép rằng : bắt nguồn từ Trương Khiên đờI Tây Hán đi sứ núi Tây Vực truyền vào Trung nguyên . Vậy Rút cuộc là sáo trúc TQ có nguồn gốc bản địa hay ngoạI lai ?
- Hình chụp năm 1977 , khu mộ di tích Hà Mẫu Độ , Chiết Giang, khai quật được sáo xương( còn gọI là “còi” bằng xương ), có 7000 năm lịch sử. LoạI sáo này có hình dạng tương tự sáo xương- Peru thờI đồ đá nên rất khó nói là ai du nhập vào cho ai .
- Ngòai ra còn một số phát hiện ở các di chỉ khác tuy chỉ là số ít nhưng chứng minh được là vật vốn có của ngườI TQ. Hơn nữa nhạc cụ nào thật sự là của ngườI TQ thì tên chỉ có 1 chữ , vd : địch , tiêu, cầm , sắt ( đàn sắt 25 dây), nguyễn , tranh, …còn nguồn gốc ngoạI lai thì tên gọI có từ 2 chữ trở lên như : nhị hồ , tỳ bà , dương cầm .

-------------------------------

2. Chủng loạI :
Chúng ta căn cứ vào các mặt sau : 1/ hình dáng và cấu tạo ,
2/ Kích Thước ,
3/ Các điển cố ,
4/ chất liệu .
5/ khu vực và dân tộc ,
6/ tên gọI theo các loạI
nhạc,
7/ CảI tiến và phát minh

A/ Hình dáng và cấu tạo : có nhiều tên gọI :
-long đẩu địch : Đầu sáo thường gắn them đầu rồng , thân sáo khắc hình con rồng , cả cây sáo trông như 1 con rồng ( còn gọI tắt là long địch ) . Hoặc vào đờI Đường , do vẫn giữ lạI 2 nhánh trúc ở mắt trúc, trông như 2 chân rồng ( sáo này hiện nay vẫn còn được bảo tồn ở Nhật Bản ) .
-Tháp khẩu địch : ( Tháp khẩu : lổ thổI chen vào giữa ) , để thể hiện sự tôn kính đốI vớI nhà vua , không được thổI ngang hướng ngón tay vào nhà vua , mà 2 tay phảI đan chéo để thể hiện sự cung kính

B/ Kích thước :
-Xích bát : nhạc cụ Nhật, loạI tiêu thổI dọc truyền sang từ đờI Đường ; “Xích bát” : thước đo đờI Đường nghĩa là 1 xích 8 thốn ( khoảng 0,6 m ), vốn là từ chỉ thước đo lâu dần biến thành tên gọi. Hiện ở Nhật vẫn gọI là Xích Bát, ở TQ thường thấy ở Nam An
tỉnh Phúc Kiến , nhưng gọI là “Động Tiêu”.

C/ Điển cố , điển tích
:
- Thái Văn Cô đờI Hán ( con của đạI thần Thái Ung ) là một ngườI con gái có tài về nhạc luật , nhân dịp đi du ngoạn qua Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang trọ trong 1 lữ quán , chợt phát hiện 16 thanh trúc làm mành trong quán nếu dùng làm sáo thì rất hay , bèn thương lượng vớI chủ quán xin 16 thanh trúc , sáo làm ra quả nhiên tiếng rất hay , ngườI ta gọI là Kha Đình địch vì quán đấy có tên là Kha Đình . Cũng có truyền thuyết về cây sáo của Ngũ Tử Tư thổI khi đi ăn xin , gọI là Tử Tư địch . ngoài ra còn nhiều truyền thuyết khác.

D/ Chất liệu :
- ta có các loạI sáo như : sáo trúc , sáo đồng , sáo sắt , sáo ngọc ….. ThờI Xuân Thu Chiến Quốc đã xuất hiện sáo đồng , cây sáo cổ đó hiện dc 1 Hoa kiều ở Mỹ lưu giữ .

E/ Khu vực và dân tộc :
- Khương địch : sáo của dân tộc Khương, tỉnh Tứ Xuyên.
- Động địch : sáo của dân tộc Động , tỉnh Quảng Tây

F/ Tên gọI theo các loạI nhạc :
-ngày xưa chữ địch trong tiếng Hán cổ có nghĩa là : “ Rửa sạch sẽ” , vì tiếng sáo rất trong rất thanh
- Sáo Nhật ngày này gồm có “Năng địch” ( dùng trong Năng nhạc, tiếng Nhật là Nogaku ), “Nhã địch” ( dùng trong nhã nhạc còn gọI là Gagaku)
- ở Miền nam TQ , loạI nhạc thường nghe là Côn khúc , nên sáo chơi trong loạI nhạc này là “Khúc địch” ( hoặc Côn địch )
- Còn ở Miền bắc TQ , cụ thể là vùng Hà Bắc nơi phổ biến loạI hình âm nhạc là Bang Tử Kịch ,do đó cây sáo trong dàn nhạc này thường được gọI là “Bang địch”

G/ CảI tiến, phát minh :
Do những năm gần đây , dân số đông đúc , xuất hiện nhiều nhân tài do đó cây sáo có nhiều cảI tiến , kể cả cảI tiến trong biểu diễn , ví dụ :
- Thượng HảI : Tôn Khắc Nhân đã cảI tiến thành cây sáo có phím
- Tứ Xuỵên : Vương Kỳ Thụ hoặc Nam Kinh Thái Chí Nhân cũng căn cứ vào luật bình quân 12 âm của Tây phương mà cảI tiến thành sáo thổI được bán âm , GọI là “Tân địch”
- Vào khoảng những năm 60, một nghệ nhân già của đoàn ca vũ Chiết Giang đã tạo ra 1 loạI sáo dài gồm 2 cây sáo ngắn ghép vớI nhau gọI là : “Bài địch” (sáoghép)
- Việc khoét thêm 1 lỗ ở đầu sáo để thổI tiếng chim cũng là 1 cảI tiến
- Khẩu địch ( sáo miệng ) : dài chỉ 2 thốn ( khoảng 6 cm ) , 2 đầu rỗng , có 1 lỗ ở giữa thân sáo , khi thổI ta bịt 2 ngón tay ở 2 đầu và điều khiển, loạI sáo này rất giống cấu tạo của sáo xương được phát hiện ở di tích Mẫu Độ tỉnh Chiết Giang

Sáo Trúc Trung Hoa tuyển tập

 

 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-19.ttvn

Mấy bài lý thuyết của leehonso nếu tôi không nhằm thì chính là lời nói của Du Tôn Phát tiên sinh nói trong bộ vcd 4 đĩa. Nó nằm ở đĩa 1 phần giới thiệu sáo trúc. Tôi xin đánh bạo bổ sung thêm trong bài lý thuyết của lee đã post. Phần nói về Bài Địch, đó là loại sáo ghép, có khi là 2,3 hoặc 4 cây ghép lại với nhau, người nhạc sỹ già trong bài của lee chính là Triệu Tùng Đình ông là một nghệ sỹ, nhà giáo, nhà lý luận và là nguời chế ra Bài Địch. Tác phẩm sáo trúc dùng Bài Địch để thổi mà tôi được nghe là Thủy Hương Thuyền Ca của Tưởng Quốc Cơ sáng tác và biểu diễn. với bài này đã làm tên tuổi của Tưởng Quốc Cơ nỗi tiếng và ông được gọi bằng một biệt danh khá ấn tượng là Thủy Hương Thần Địch. Và Tưởng Quốc Cơ chính là học trò yêu của Triệu Tùng Đình

--------------------------

Có 1 người từng hỏi tôi rằng : sáo trúc Việt Nam ta có đặc trưng gì, hay nó chỉ là 1 bộ phận của sáo Trung Hoa ? Lúc đó tôi trả lời rằng sự khác biệt rõ nhất của sáo Việt Nam với Trung Hoa là phong cách diễn tấu sáo của 3 miền Bắc ,Trung, Nam Việt Nam không thể tìm ra ở đâu trên cái đất Trung Quốc ấy cả , nó là kết tinh của dân tộc ta qua 4000 năm lịch sử làm sao có thể giống được ?
Người ấy lại nói : Chứ không phải nhờ 1000 năm đô hộ của Bắc quốc mà Việt Nam biết thổi sáo đó sao ? Nhìn kỹ lại xem có kỹ thuật nào của Việt Nam mà Trung Quốc không có hay không , hơn nữa Trung Quốc còn có nhiều kỹ thuật hay hơn , nhiều loại sáo độc đáo hơn ...
Tôi rất tức giận nhưng không biết nói gì hơn , nếu như tôi đọc bài lịch sử sáo TQ của lee sớm hơn thì có thể bác bỏ được luận điểm xảo biện ấy . Vì rõ ràng sáo TQ chỉ phát triển sau thế kỷ thứ 10 mà 1000 năm đô hộ của TQ chỉ kéo dài đến thế kỷ thứ 9 thôi , hơn nữa ngay cả nguồn gốc của sáo TQ như lee đã viết thì đúng là chưa rõ ràng , như vậy có thể nói rằng luận điểm trên là không chính xác, tiếc rằng tôi biết điều này trễ quá .

Từ đó đến nay tôi đã tìm tòi xem có thể cải tiến sáo trúc Việt Nam cho nó khác với sáo TQ đi hay không , nhưng lúc nào cũng bị ám muội bởi sáo trúc TQ và những kỹ thuật của họ nên không thoát ra được . Có lần tôi thử chế sáo trúc có 2 lỗ lụa đối xứng nhau, nhưng ...trời ơi, lại là lỗ lụa, 1 đặc trưng của cây sáo Trung Hoa , sao mà bế tắc quá , tôi thì hiện đang như vậy , còn các bạn nghĩ sao về chuyện này ???

 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
đại cầm thủ
http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-23.ttvn

chương 6


 

 

 

 

 

 

 

 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
Bài này phải nói là "Giới thiệu về  sáo Trung Quốc" thì đúng hơn.
Page 1 of 1 (4 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems