Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

THẢO LUẬN CHUNG

rated by 0 users
This post has 6 Replies | 1 Follower

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
aviaiva Star [*] Posted: 05-17-2008 23:18
d.baokhanh:

 mot so gop y nho cho cac ban khi thuc hien quyen sach:

thu 1: xin cac cao thu chi ro cach de nhin vao ban nhac va thoi dung ...chua can phai that hay.

vi: neu nhu nhin vao cac ban nhac da co thi  co the thoi duoc neu co nam ve nhac ly, con doi voi cac ban moi hoc hoac biet so so ma chua co dip duoc cac ban dam san chi tan tay thi ratkho ma hinh dung am thanh do se dien ta nhu the nao......

vi du : vi tri cac not, ten not,,,nhip....dien ta o dau tren khuon nhac?

thu 2: bat dau tu not moc don la kho roi do: tot nhat cac cao thu co the dien ta tuong tan cach thoi moc don co cham di kem not mot phan tu se dien ta nhu the nao,thoi ra sao,nhip ra sao, roi not 1/4 co kem dau luyen, dao phach, nhan hoi ra sao....cung dien ta luon.

thu 3: cac not  staccato dien ta khac cac chum 1/4 co cham nhu the nao...that cu the...vi sao truc rat hay gap cac loai nhip nay:

vi du: trong bai cau ho ben bo hien luong not fa co the dien ta: fa sol fa sol...nhung lai phi danh luoi vao du not fa con nuot sol chi luyen ma khong danh luoi....

thu 4: cac bac nen cho vi du mot bai nao do that ngan gon ve cach chuyen giong,dich giong de cac ban biet nhac co the tu chuyen giong neu gap cac ban nhac ma not thap hon do 1....

tam thoi tui gop y chut vay,,, hom nao co y moi tui se gop y them sau nha, cam on dien dan

 

 xin phép được mượn bài viết này

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
chuthoong:

viết sách thì các bác đã bàn đến từ lâu, nhưng sức một người thì bó tay, ngoài việc phải đánh văn bản thì phải thạo về phần hình ảnh, vẽ kỹ thuật ( vì nhiều lúc cần ) thông thạo encore, hoặc Final... đó là nói đến kỹ năng sử dụng máy tính.

cái quan trọng là kiến thức, phải nhiều cái đầu chụm lại, với những gì mà Avaivia đang cần thì Thoong tui có thể cung cấp về hình ảnh các tone sáo và tư liệu các bài tập cơ bản, vì tui có trong tay 2 cuốn : bài tập kỹ thuật cho sáo trúc, của Lê Văn Phổ, t1 và t2.

hồi trước tui cũng đã suy nghĩ về việc này , tui có thể chia thành các phần lớn như sau để bác tham khảo

Tập 1 : là phần gới thiệu, lích sử xuất sứ của các loại tiêu sáo . ở Việt Nam và một số nước, có thể phân loại theo kiểu thổi vv...và sơ lược về phong cách diễn tấu. ( cái này mà đậy đủ thì cũng cả trăm trang vì phải có nhiều hính ảnh minh họa) trông đó chủ yếu là sáo Viêt Nam và cách sử dụng chao các tone của 3 miền.

Tập 2 : phần chế tạo, phần này phải có sự góp sức của mấy tay chế tạo trên ĐS, dựa trên cơ sở của Trịnh Tuấn, ngoài ra còn nói về các loại trúc ở các vùng , và cách thức sử lý, vv...( dự tính cũng cả trăm trang)

Tập 3 : về các kỹ thuật vv cùng với các bài tập như bác Avaivia đã nói

Tập 4 : nhạc phổ của những bài bản dân ca , nhạc nhẹ vv... soạn cho sáo ( bao gồm cả nhạc cổ 3 miền)

Tập 5: nhạc phổ độc tấu sáo trúc Việt Nam

Tập 6 : các bản nhạc nước ngoài

( tạp 4, 5, 6 phải chia ra như vậy cho tiện và cũng vì có khá là dày đó)

các bác cho ý kiến.

xin phép được mượn bài viết này 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
ChangkiFung:

Đệ cũng xin góp chút xíu ý kiến của tiểu đệ, thật ra đệ cũng không có nhiều tài liệu lắm tham khảo, cía gì bổ sung đc mong các huynh đệ khác cũng cùng góp sức.

 Ở phần đầu tiên, mong bác bổ sung rằng nên nhấn mạnh tới việc phảo thối sao cho tiếng sáo thật trong và phải không bị xì ra ngoài, để tới fân 2 mà bác vẫn nói là tiếng sáo vẫn còn bị xì theo em là khồng đc, vì những ng mới luyện nếu thời gian đâud chưa thổi đc, tới giai đoạn sau có thể vẫn bị xì nhưng phải biết rằng thổi cho tiếng sáo trong là rất quan trọng, để mọi ng tự ý thức luyện vấn đề này, vì theo em vấn đề này sau cũng tạo thành phản xạ đăt môi, sai là cực kỳ khó sửa và đặc biệt mất t.gian. Phương pháp luyện: Bạn có thể đặt tay trước miệng (gần sát), chụm môi như thổi sáo và thổi hơi vào tay, sao cho hơi thổi ra tập trung vào một điểm trên tay, không bi phân tán (theo sách P.H.Thái)

 Ngoài ra : Sau mỗi chương, sau một kỹ thuât, đặc biêt là chương đầu tiên, fân luyên lưỡi đơn, bác cần cho các bài tập luyện note (ko fai la bài nhạc, chỉ là note & nhịp thui) sẽ giúp ng mới tập tiến bộ nhanh hơn rất nhiều (Nếu mới học mà bác cho bản nhạc hay là hắn ta sẽ rất hứng thú học các bài này sau một t.gian(ngắn) tập nốt khô khan, dẫn đến hay bị phá nhiẹp, thậm chí quen giai điệu tam sao thất bản dẫn đến sai nhịp, sai note, cái này rút ra từ kinh nghiệm bản thân, đảm bảo chắc chắn đúng cho ng mới tập lun).

 Sau mỗi kĩ thuật thì bác ho khoảng 3-5 bản nhạc của các bài cơ bản nhất và dễ tập, chú ý tới nhịp, còn lại các bản nhạc sưư tầm, thuộc or không thuộc kỹ thuật này, bác gom lại vảo 1 chương cuối hoặc 1 fân chuyên cho các bản nhạc theo trình độ từ dễ đến khó, vừa tạo độ tập trung, vừa giúp ng tập không cố tập mhiều bài 1 lúc mà dẫn tới cái gọi là mỗi thứ đấm tí, cuối cùng cái chi cũng lơ tơ mơ.

 Phần đầu tiên bác làm sao giới thiệu càng nhiều càng tốt nha, hiểu biết về cây sáo sẽ làm cho ng mới ,uyện gắn bó hơ n sau này đấy, và nhấn mạnh tới phần thổi thật đúng các note (ban đầu là từ Si1->do1, sau mới lên tone 2), riêng e từ lúc bắt đầu cầm cây sáo học tới lúc thổi đc do1 (chỉ note này thôi, ko thổi đc bài nào) mất đúng 1 tháng, sau khi thổi chuẩn tone1 lên các tone sau với thổi vào các bài nhạc thấy tương đối dễ dàng.

 Đây là chút đóng góp của tại hạ, mong các huyh đệ khác nhiệt tình đóng góp bổ sung để cuốn sách sớm hoàn thành và bổ sung thiếu sót.

Xin cảm ơn các huynh đệ DS.

 xin phép được mượn bài viết này 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

saotruc:
Việc viết một cuốn sách để hướng dẫn học và luyện tập sáo trúc là mong muốn của rất nhiều người chơi sáo và có một cuốn sách để có thể học sáo được cũng là mong muốn của nhiều nguời muốn học sáo. Tuy nhiên, việc học sáo qua sách rất khó khăn. Chúng ta đã có nhiều tác giả là những bậc thầy trong làng sáo Việt Nam và có nhiều một số sách về sáo như: Nguyễn Đình Nghĩa, Tô Kiều Ngân, Đức Tùy, Nguyễn Hồng  Thái... nhưng với những cuốn sách này để cho một ngừơi chưa biết gì có thể thổi được chắc rất ít. Vì học nhạc khí thì rất khó hướng dẫn qua văn bản và hình ảnh. Khi thành lập damsan, những anh em trong nhóm đã bàn luận rất nhiều về việc này. Vì với công nghệ mới là công nghệ thông tin thì chúng ta có thể tạo ra một lọai sách tiện dụng hơn những lọai sách bình thường rất nhiều. Vì chúng ta có thể có được một tài liệu hướng dẫn sáo trúc với văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và thậm chí là phần mềm tương tác. Đó cũng là 50% mục đích thành lập damsan cùng với việc là một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc này mất khác nhiều thời gian và công sức cũng như gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt cho nên hiện giờ vẫn đang nằm trong những bước khởi đầu. Anh em trong này cũng đã có những lần bàn luận từng bước cụ thể của việc hướng dẫn thổi sáo bằng phưong pháp đa phưong tiện (hình ảnh, văn bản, âm thanh và phim).

Lần này bạn Aivivia lại có ý tưởng muốn viết sách hướng dẫn tập sáo là một đều rất đáng khen và hứa hẹn nhiều thành công cho giới không chuyên và tự tập. Vì sao lại hứa hẹn nhiều thành công? bởi vì nó là lọai sách đúc kết kinh nghiệm tự học của chích bản thân nguời viết và ý kiến đống góp của nhiều người tự tập khác nên có thể sẽ phù hợp cho nhưỡng nguời tự học hơn. Theo ý kiến của riêng tui, khi quyển sách này làm được tới đâu thì chúng ta cùng nhau thảo luận để từng bài, từng mục mang lại hiệu quả cao nhất cho người đọc, chúng ta cùng nhau bổ xung và đưa ra ý kiến để bộ sách này trở thành một bộ sách lớn vì là công sức của nhiều người. Có thể trong một bài ngòai hình ảnh và văn bản thì mình sẽ bổ xung minh họa bằng các audio hay video. Thậm chí trong quá trình luyện tập, nguời luyện tập có thắc mắc thì được giải đám thông qua diễn đàn. Chúng ta làm sao tranh thủ và khai thác hết tất cả các phưong tiện hiện đại mà có thể truyền đạt đến người học tốt nhất mà các lọai sách thông thường không thể làm được và phải làm sao cho nó trở thành một cuốn sách mà tính tự học cao nhất có thể.

xin phép được mượn bài viết này

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Theo ý kiến của tui thì cuốn sách này phải hướng dẫn cho rõ việc thổi phách mạnh phách nhẹ, việc này giúp các bạn tự tập ko bị rơi vào trường hợp chạy nhịp, cũng như thổi bài nhạc nghe ngang phè phè, nhất là khi nó đã thành tật thì đánh teka cũng ngang phè phè luôn. Cái này hinh như được gọi là “nhấn nhịp đầu tăng thì phải”, điều này tui chưa thấy sách sáo nào dạy.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Thế bác lee viết bài bổ xung hộ em cái, phần này thực tế kiến thức của em cũng chưa nhiều.
Bác nói rõ luôn nên đưa vào đoạn nào, phần nào của sách. Những gì cần điều chỉnh bố cục, nội dung, bác cứ viết để em sửa.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
chắc chắn cuốn sách này sẽ không thể thiếu phần audio và video mẫu ở mỗi bài tập. Khi quay 1 video bài tập sẽ gồm các phần sau : phân tích hình note ( dạng text up thẳng lên diễn đàn) , thổi mẫu (dạng video), phân tích nhịp đầu tăng ( dạng text up thẳng lên diễn đàn), thổi mẫu (dạng video). tức là trong bất cứ bài tập nào cũng phải giúp người học nhận định được nhịp đầu tăng. Phần Video anh em miền nam sẽ đảm nhiệm làm, bác aviaiva muốn góp ý về video thì thu âm bằng file audio và post lên để anh em cùng bàn luận.
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Page 1 of 1 (7 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems