Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Sáo Ngang

rated by 0 users
This post has 2 Replies | 1 Follower

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Star [*] Posted: 01-04-2007 18:25

Giới thiệu sơ lược

Sáo ngang là Sáo để ngang khi thổi, là nhạc khí hơi của Dân tộc Việt và nhiều Dân tộc khác. Sáo ngang dễ làm, dễ thổi, rất thông dụng được phổ biến rộng rãi trong đời sống hằng ngày.

Sáo ngang (Transversal flute)

Sáo ngang (Transversal flute)



Xếp loại

Sáo ngang là nhạc khí hơi phổ biến tại Việt Nam, đồng thời một số nước khác ở Châu Á cũng có. Sáo ngang là nhạc khí hơi lỗ thổi. Sáo ngang được nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc thì có tên là Ống Ðịch.

Hình thức cấu tạo

Sáo ngang được làm bằng ống trúc hoặc ống nứa, nên chọn cây sáo lóng thẳng, làm bằng loại trúc già, một đầu có mấu hoặc được bịt kín. Sáo ngang có 1 huyệt thổi hình bầu dục (nếu khoét thêm 1 lỗ dán màng bằng màng ruột tre mỏng cạnh huyệt thổi thì là ống Ðịch). Ống Ðịch có lỗ màng và 6 huyệt bấm hình tròn với khoảng cách đều nhau, để có thể phát ra các âm theo thang âm 7 cung chia đều. Ngày nay để biểu diễn các bản nhạc mới người ta khoét dựa theo thang âm bình quân. Sáo ngang có nhiều loại mà tên gọi căn cứ vào âm thấp nhất như: Sáo Ðô, Sáo Sol... dễ sử dụng thích hợp tùy theo giọng từng bản nhạc. Sáo Ðô (bịt hết 6 huyệt bấm, huyệt định âm phát ra nốt Ðô), các huyệt bấm được khoét theo âm giai Ðô trưởng (C dur).

Màu âm, Tầm âm

Màu âm Sáo ngang vui tươi, mượt mà, trong sáng, âm thanh khỏe, vang xa.Tầm âm Sáo ngang rộng trên hai quãng tám.

Sáo Ðô: từ Ðô1 đến Ðô3 ; Sáo Sol thấp: từ Sol đến Sol2 ; Sáo Sol cao: từ Sol1 đến Sol3

Ghi chú:(+): nốt láy lên.

Kỹ thuật diễn tấu

Tư thế thổi sáo: Tư thế cơ bản: Người đứng thẳng, thoải mái, Sáo đặt ngang, vuông góc với thân đứng. Lỗ thổi đặt chính giữa môi, môi hơi mím khi thổi. Các ngón tay bịt các huyệt theo thứ tự sau:

Tìm hiểu sự phát âm: sau khi đặt ống Sáo vào môi, vừa thổi vừa nghiêng nhẹ ống Sáo theo chiều ra ngoài đến khi luồng không khí cắt vào cạnh A của huyệt khẩu.

Luồng hơi sẽ bị chia ra làm ba: Một cắt vào cạnh A, một thẳng ra ngoài, và một chui vào ống làm chấn động khối hơi (không khí) trong ống Sáo (gọi là 3 chấn động), đồng thời lôi cuốn cả ống trúc vào tính trạng rung chuyển tạo thành âm thanh tiếng Sáo.

Tiếng xì: do mím môi không đúng vị trí nên số hơi thoát ra ngoài nhiều.

Tiếng trong:

- Khi mím môi đã thổi kêu rồi, bạn nghiêng nhè nhẹ ống sáo vào hướng trong người cho tiếng Sáo nhỏ lần.

- Ðặt huyệt khẩu cạnh A ngang đường x, y của môi cho thật đúng đoạn lăn ra thổi.

Ghi chú: trước khi thổi một ống Sáo trúc, nhúng Sáo vào nước để các lằn rạn nẻ của ống Sáo được nở đều ra, khi thổi ống Sáo không bị xì hơi ở các lỗ mọt và Sáo sẽ phát âm dễ dàng hơn. Sáo ngang có các kỹ thuật như : rung hơi, đánh lưỡi, vuốt hơi, nhấn hơi... các kỹ thuật bấm: ngón vuốt, ngón lướt, ngón láy... Sáo ngang có khả năng diễn tấu nhanh, linh hoạt.

Vuốt hơi: là thổi hơi làm cho âm thanh nào đó cao dần lên hay thấp dần xuống, đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lã lướt.

Láy: còn gọi là luyến hơi tức là thổi một hơi liền trong khi ngón tay bấm nhiều lỗ. Luyến hơi có tác dụng làm cho nét nhạc mềm mại, nối liền nhau, không bị ngắt quãng. Láy tức là thổi phớt qua thật nhanh một âm phụ mà không bị lạt âm chính.

Láy rền: Láy rền là cách sử dụng ngón tay đập trên huyệt sáo nhiều lần và thật nhanh.

 Rung: có nghĩa là thổi hơi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ và từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng. Rung cổ:

Phi lưỡi: reo còn gọi là phi lưỡi có nghĩa là bạn giữ cao độ của nốt nhạc đó kéo dài và lưỡi của bạn cứ rung hoài ở chữ "R" kéo dài.

Ðánh lưỡi: tức là dùng đầu lưỡi đóng mở để luồng hơi bị đứt đoạn khi ta dùng đầu lưỡi đánh thật nhẹ vào khe hở giữa hai môi (không nên dùng sức của toàn lưỡi).

- Ðánh lưỡi đơn: nhờ đầu lưỡi chận hơi gần lỗ thổi để tiếng Sáo dễ kêu tròn, khi đọc ta có những tiếng tương tự như ( t ) ví dụ: đồ = tồ

- Ðánh lưỡi kép: ta dùng đầu lưỡi và đuôi lưỡi: Ðầu lưỡi là chỗ đập vào răng khi ta nói tiếng " tô " hay "tê" Ðuôi lưỡi là chỗ chạm vào hàm trên khi ta nói " cô " hay " ka " Khi nói " tô cô " hay " tê ka " cần nói thật nhanh và ngắt ngay.

Vị trí Sáo ngang trong các Dàn nhạc

Các Lễ hội thanh niên thích thổi sáo. Sáo ngang đệm cho ngâm thơ, độc tấu, tham gia các Dàn nhạc Dân tộc và là một nhạc cụ không thể thiếu. Sáo ngang cải tiến từ 6 đến 10 huyệt có thể thổi được nhiều giọng.

Thạc sĩ Võ Thanh Tùng

giaidieuxanh.vietnamnet.vn


Not Ranked
tiểu cầm thủ
Cảm ơn rất nhiều vì đã giới thiệu về cây sáo, mình rất thích sáo nhưng mà chỉ biết thổi các nốt đơn giản còn các kĩ thuật luyến, đánh lưỡi... thì mình chưa làm được! hy vọng rằng mình sau này mình sẽ học được các kỹ thuật đó! thanks! Yes

  • " Yêu nhưng mà không siêu" ^_^
    Top 10 Contributor
    đại cầm sư cấp 1

    sáo C,

    rockfan22003@yahoo.com
    Page 1 of 1 (3 items) | RSS
    Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
    Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems