Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
các bác giúp em với +_%
em muốn nhớ bản nhạc để chơi mà nhìn mãi chẳng thấy vô đầu gì cả. nhớ được hàng trước quên hàng sau làm sao h
thử dùng speed reading không thấy hiệu quả lắm.
lặp tới lặp lui hoặc ngồi viết lại 500 lần bản nhạc chắc oki
-------------------------------------------------------------------------------
4 - Khả năng ghi nhớBạn cần tới các bản nhạc trước mặt khi học những đoạn nhạc khó và phức tạp nhưng khi biểu diễn trước khán giả những tờ giấy đó đôi khi là một cản trở. Với các nhạc sĩ nổi tiếng, các bản in nhạc là hoàn toàn không cần thiết vì chúng có thể gây mất tập trung. Các nốt nhạc phải trở thành một phần con người nhạc sĩ. Trí nhớ đòi hỏi sự tinh tế vì mỗi người sử dụng nó theo cách khác nhau. Một số nhạc sĩ nhớ bằng cách kết hợp cơ thể, nhớ cách ngón tay và cơ thể chuyển động cũng như phản ứng trong quá trình luyện tập. Một số có thể nhớ lại và nghe được các các âm thanh của bản nhạc trong đầu rồi đơn giản tái tạo lại trên nhạc cụ. Số khác có kiểu “trí nhớ chụp hình” giúp họ mường tượng lại hình ảnh từng trang nhạc. Hầu hết chúng ta đều đã thử qua các cách trên nhưng việc ghi nhớ các bản nhạc là vô cùng khó khăn. Một chuyên gia âm nhạc đã từng cố gắng ghi nhớ một bản nhạc dài 50 trang của Schumann, nhà soạn nhạc nổi tiếng giữa thế kỷ 19 nhưng chỉ chưa đầy một tháng sau anh ta đã quên mất một nửa bản nhạc. Trong khi đó, các nhạc sĩ đã từng là thần đồng có thể ghi nhớ vĩnh viễn các bản nhạc của hàng trăm giờ diễn.
33 tìm trên net thấy mấy ý này : [:'(]
1>1 cách là chia bản nhạc thành các ý nhạc. nhớ từng ý nhạc 1 . xong ý 1 nhớ tới ý 2.
2>viết lại bản nhạc với kiểu đồ .rê. mi . fa. sol. la. si đố ( sol sol sol do sol. sol sol sol do re''..... )3> đọc bản nhạc--> quay đi --> thổi --> nhớ lại âm thanh đọan vừa thổi --> nhớ lại các nốt
4> nhận diện nhịp. ( phách lên hay xuống . đơn hay kép. liên kết chúng ... )
về bản nhạc :
A.không cần nhớ nốt nhạc : khi thổi dường như ngón tay tự động chạy ,lên xuống
B. thuộc làu bản nhạc và chơi
C.tập theo kiểu cảm âm : nghe và nhận biết nốt đồ rê mi... mà không cần đọc nhạc
( trướng phái ninja ^_^ )
D.cứ chơi nhiều tự nhiên sẽ nhớ
E, chơi nhiều lần. hứng lên chỗ nào thì thêm thắt chứ không cần giống nguyên tác
các bác chọn ý nào ^_^ votes đê
Tui chọn 1, D và E
Tập nhạc cũng giống tập 1 bài quyền thôi !
Câu 1: Đầu tiên bác phải chia bài ra thành nhiều ý, mỗi ý có thể từ 4-8 ô nhịp gì đó, thổi hết ý 1 thì qua ý 2, xong ý 2 rồi thì ráp lại dzới ý 1, chơi cả ý 1 và 2, rồi mới qua ý 3, xong ý 3 thì ráp lại dzới ý 1 và 2... cứ như dzậy đến trọn bài, tức là xong ý nào là chơi lại từ đầu đến ý đó.
Câu D là tất nhiên rồi, trăm hay không bằng tay quen mà.
Câu E: bước này là bước để người này chơi khác người kia đây. Tất nhiên muốn tới bước này phải trải qua bước D cái đã. Và chơi nhiều thì mới nhận ra cái hồn mà tác giả muốn gửi gắm dzô bài. Nhiều lúc tui thổi bài Mừng tuổi mẹ, vừa thổi vừa nghĩ tới lời bài hát mà nổi cả da gà lên (vì xúc động í mà).
Còn câu C thì mấy bác đừng bắt chước em.
Cái này là hồi đó em thích bài nào là cảm âm bài đó kiểu như mấy bài nhạc tàu như Kiếp ve sầu, Tình đơn phương... nên bị lậm. Giờ sinh ra lười đọc bản nhạc nên bản Tiếng đàn Talư của cụ Trần Thanh Trung em có nhạc phổ mà em chỉ thổi theo nhạc phổ đúng đoạn đầu, tới đoạn "mừng thắng trận quê em". Còn lại là em nhớ lại lúc ca sĩ Lan Anh hát và cụ Trung thổi rồi thổi lại và thêm lưỡi kép dzô thôi.
Còn bản "Bài ca đất phương Nam" hồi trước bác tuongdanh có gửi còn thảm hơn, em coi đúng chữ "nhắn" thổi làm sao là thôi không coi nữa. Giờ mẹ em kêu em thổi để mà hát theo cho đúng nốt luyến, đúng nhịp thì ôi thôi rị mọ từng ô nhịp thấy thương luôn.
Không biết mấy bác sao chứ em thấy cảm âm cũng có cái lợi là thổi được bất cứ bài nào mình thích (tất nhiên không quá khó). Đến giờ trong em vẫn còn nguyên giai điệu và cảm xúc của bài "Quầy dâu má mà" (Con đi tìm mẹ, hổng biết có đúng tựa hông, chỉ biết nó mở bài bằng câu đó) trong nhạc phim Tiểu Long Nhân, lúc đó em học lớp 4.
hehe. trường phái ninja chia sẻ cách cảm âm đi.
tui thì không biết đường nào mà lần
Trường phái cảm âm kiểu tui là trường phái "mọi rợ", bác baba muốn "động dại lên rừng" thì theo tui quấn lá làm khố. hehe
Nói chứ nếu bác baba muốn học cách cảm âm thì gặp 2 "cu thảo" của diễn đàn:
- MHM: trùm kí âm của Đamsan, tên này đã từng kí âm lại nguyên 1 bài bản cải lương.
- Leehonso: ngôi sao cảm âm mới nổi, cặp tai đã từng được "sư phụ" Tuner_E trui rèn theo năm tháng, chỉ mỗi tội lười kí âm.
Còn tui thì khi nghe thấy giai điệu nào hay hay là tui mò thổi theo. Đó là cách tui hay làm.
Nhờ đó mà riết rồi mình quen rồi cảm âm được thôi hà.
trong quyển tự học piano 33 thấy có ghi 3 kiểu nhớ nhạc :
1.nhớ giai điệu của bản nhạc. từ đó nhớ hoàn chỉnh 1 bản nhạc
2. nhớ những hợp âm chính , hợp âm đặc biệt. dựa trên đó làm cơ sở để nhớ
3. dựa vào cảm nhận các ngón tay với nhạc cụ, thế bấm.
( other : 4. nhớ những đoạn đặc biệt . xem nó tạo rung động. cảm xúc gì ở bản thân
5. đọc siêu tốc 1 đoạn nhạc -> nhắm mắt. ->tự nhẩm trong đầu nốt và giai điệu. cảm nhận. -> chơi đoạn nhạc đó
6. nghe -> chơi 1lượt -> bỏ qua những đoạn lỗi-> chơi lại đoạn chưa nhớ-> tiếp tục đến hết bài )
à. tiện thể cho 33 hỏi trong damsan có bác nào cao thủ organ chỉ 33 vài chiêu với ^_^
@ kirinhn: ê cha nội, mấy bài kinh điển của sáo luyện tới đâu rồi ? Hết "Trên đường chiến thắng" chưa ? Cho biết tiến độ cái coi, để tui biết tui còn dzí theo nữa !
Tui có bao giờ luyện mấy bài kinh điển đâu, ai luyện mấy bài đấy thì đều thổi sáo giỏi hơn tui hết. Mà dạo này tui cũng ít thổi sáo lắm rồi. Tiến độ thế đấy, chắc cha nội ninja vượt qua tui từ lâu rồi, muốn dzí dao thì phải quay lại chứ không phải đuổi theo đâu.
ninja:@ kirinhn: ê cha nội, mấy bài kinh điển của sáo luyện tới đâu rồi ? Hết "Trên đường chiến thắng" chưa ? Cho biết tiến độ cái coi, để tui biết tui còn dzí theo nữa !