Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Shakuhachi !

rated by 0 users
This post has 3 Replies | 2 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lê Hồng Sơn Posted: 12-07-2009 11:09

Réo rắt tiếng sáo Shakuhachi

Shakuhachi

Shakuhachi

Shakuhachi có nghĩa là 1.8 foot = 30.3 cm. Đây là một nhạc cụ truyền thống tiêu biểu làm bằng tre ở Nhật, gọi là sáo tre Shakuhachi. Du nhập vào Nhật từ Trung quốc khoảng cuối thế kỷ thứ 7, sáo tre Shakuhachi phát triển ở Nhật như một nhạc cụ độc đáo, gợi lên một âm hưởng sâu lắng trong tâm hồn. 

Sáo này làm từ giống tre Madake, có 4 lỗ ở phía trước và 1 lỗ ở phía sau. Vì vậy đôi khi người phương Tây cũng gọi nó là “sáo tre 5 lỗ”. Năm lỗ này đủ để tạo ra các nốt trong mọi âm vực. Trên thực tế, số lượng lỗ thổi nhỏ đã khiến âm thanh của sáo Shakuhachi trở nên réo rắt, đôi lúc khá chói tai. Tuy rất đơn giản, nhưng sáo tre Shakuhachi đòi hỏi người chơi không chỉ tập trung cao độ ở chiếc môi, mà phải rất thành thạo trong việc kiểm soát hơi thổi (phải thổi trong 117 nhịp thở). Sáo Shakuhachi được coi như là một công cụ tinh thần độc quyền của môn phái Zen sáo tre. Ðây là nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản được các thiền sư Komusou (“nhà sư hư vô” ) ngày xưa hay thổi các bản nhạc thiền khi đi hành thiền. 

Tre Madake

Tre Madake

Theo truyền thuyết, Kyochiku – một thầy tế lễ – người sáng lập môn phái thiền Myoan đã mê đi trong khi thực hành thổi sáo trong ngôi đền ở Ise. Ông mơ thấy mình đơn độc trên một chiếc thuyền giữa biển đầy mù sương và nghe một âm thanh lạ từ trên trời. Khi sương tan dần, ông lại nghe một âm thanh kỳ diệu khác. Tỉnh dậy, ông lập tức thể hiện những âm thanh bí ẩn đó vào các dụng cụ bằng tre, và tạo ra ba khúc nhạc: “Koku” (Empty sky), “Kyorei” (Empty bell), và “Mukaiji” (misty sea). Ðó là “Ba tấu khúc xưa” rất đặc trưng và mẫu mực cho nhạc thiền “Koku” – một điệu nhạc thanh thản và trầm lặng, được chơi với sáo Shakuhachi. Dòng nhạc này coi như thể hiện được quan niệm Hư Vô của Phật giáo.

Nhà sư Komusou

Nhà sư Komusou

Phong cách chơi sáo chủ yếu theo truyền thống của đền Myoan ở Kyoto. Âm thanh chính của nó là “tiếng thì thào của gió qua động tre” dùng để thư giãn và thiền. Sáo tre Shakuhachi là một nhạc cụ được sáng tạo một cách bất ngờ, đơn giản, nhưng trong tay các bậc thầy có thể trình tấu một loạt các âm thanh từ đơn giản đến phức tạp và truyền cảm như tiếng nói của con người, dựa trên trực quan và tinh thần của người biểu diễn. Diễn đạt âm thanh là để đạt cao trình độ phát triển của tinh thần.

 

Dưới đây là video clip một nhà sư Komusou đang thổi sáo Shakuhachi ở Nagoya (một thành phố lớn thứ 4 ở Nhật, thuộc vùng Trung bộ, trung tâm đảo Honshu).

 [youtube:4DV2wMXxKs]

Trích nguồn :  http://dotchuoinon.com/2009/05/14/reo-r%E1%BA%AFt-ti%E1%BA%BFng-sao-shakuhachi/

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui đã đọc bài báo này hơn 1 năm rồi. Nhưng cũng thấy có một vài thứ chưa ưng ý. Có thể người nghiên cứu Shakuhachi đang nói về trường phái cổ hoặc chưa tìm hiểu hết tất cả các trừong phái khác. Shakuahchi không chỉ réo rắc, chói tai như bài này nói mà còn trầm ấm, hùng hậu. Lỗ Shakuhachi không chỉ có lọai nhỏ xíu mà còn có lọai to đùng. Theo tui biết, có 2 trường phái, một là của các nhà sư hai là của dân chuyên biểu diễn. Có thể bài báo nào chỉ nói đến trường phái của các nhà sư. Tui thấy họ bán Shakuhachi không những chỉ là shakuhachi mà còn bán cả cái nón tre, dùng chụp lên đầu như trong hình của nhà sư. Và cả miếng ghế lót để ngồi thổi nữa.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Tui có để ý các video clip chơi Sakuhachi, họ đều chơi ở những gian nhà trống, phên nứa, gỗ,...nên âm thanh rất loãng.

Nhưng âm thanh mình nghe đc rất đầy.

Vậy là họ thu âm trong phòng thu rồi làm một cái video clip "hát nhép". Hay là tiếng Sakuhachi thật nó có thể chịu nổi kg loãng này ?

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui nghe được tiếng Shakuhachi trực tiếp tại phòng hòa nhạc của nhạc viện tp.HMC. Lúc đó trong phòng chỉ có đòan nhạc Nhật Bổn vài vài chục người nữa. Tiếng của nó lúc đó rất vang và  to. Nhưng lúc đòan biểu diễn thì cũng thấy bình thường, vì lúc đó cả Koto, Shamisen cũng chơi và trong phòng thì kín khán giả. Tui còn thấy mấy cái video của mấy vị thầy tu đứng thổi ngòai đường, đường phố thì rộng, xe cộ qua lại, dù ở Nhật, tiếng ồn không nhiều lắm, nhưng tiếng Shakuhachi vẫn nghe rất rõ. Vị tu sĩ này lại chụp cái nón chả thấy mặt mũi đâu cả. Nên tui nghĩ, họ thu âm trước rồi.
Page 1 of 1 (4 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems