Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Sự Tích Và Nguồn Gốc Của Sáo Mèo Rất Hay. Các Bạn Đọc Nếu Sai Sót Đừng Mắng Em Nhé.

rated by 0 users
This post has 5 Replies | 2 Followers

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
mr2304 Posted: 10-29-2010 22:14
“Vua” sáo
TT - Ông như người mộng du trong thế giới âm thanh huyền ảo của tiếng sáo, để rồi kỳ công hơn 20 năm trời mới giải mã được ẩn số cây sáo Mông, đưa tiếng sáo vùng cao Tây Bắc hòa âm cùng dàn nhạc nghệ thuật hiện đại trên sân khấu. Người Mông ở Lào Cai coi ông là “vua” sáo.
Một chiều năm 1970, chàng trai Lương Kim Vĩnh đang bước theo chân chú ngựa thồ lưng chất đầy đồ đạc của Đoàn văn công tỉnh Lào Cai thì chợt nghe tiếng sáo kỳ lạ bay lên từ lũng núi huyện Mường Khương. Âm sắc trữ tình, độc đáo của tiếng sáo khiến anh bần thần.
Đó là lần đầu tiên Vĩnh nghe tiếng sáo Mông và thấm câu nói của người Mông: “Con trai không biết thổi sáo, khó lấy vợ. Con gái không biết đánh đàn môi, dễ ế chồng”. Năm ấy, diễn viên độc tấu sáo trúc Kim Vĩnh mới 33 tuổi.
Giải mã sáo Mông
Kể từ đó, Kim Vĩnh nuôi mơ ước đưa tiếng sáo Mông lên sân khấu chuyên nghiệp cho cả nước biết. Muốn vậy phải tìm thầy để học cách thổi sáo Mông.
Người thầy đầu tiên mà Kim Vĩnh lặn lội ba ngày trời mới tìm được là ông Phìn ở xã Ngài Thầu, huyện Bát Xát, phía bắc tỉnh Lào Cai. Ông Phìn là một nhân vật nổi tiếng về nghề rèn dao, đúc súng kíp, đặc biệt là sở trường làm khèn và sáo. Không một chàng trai, cô gái nào khắp các bản trên mường dưới huyện Bát Xát không đến “trung tâm sản xuất khèn, sáo ông Phìn” để tìm mua.
Mỗi ngày học một ít, Kim Vĩnh không khó khăn lắm khi dùng năng khiếu sáo trúc để thổi tâm hồn mình vào sáo Mông. Chỉ sau vài ngày luyện tập, Vĩnh đã thành thạo kỹ thuật thổi hơi vào lam (thường gọi là lưỡi gà, đặt giữa miệng cây sáo - một trong những điểm khác biệt so với sáo trúc). Gọi bạn là bài sáo đầu tiên Kim Vĩnh trình thầy. Nghe học trò người Kinh thổi đúng bài dạng gốc của người Mông, thầy Phìn cười rung: “Cháu sắp thành người Mông thật rồi đấy”. Hứng lên, Kim Vĩnh thổi luôn bài Lên nương, Mừng rượu... Thầy Phìn lúc này mới khích tướng: “Biết thổi nhưng có biết làm sáo Mông không?”. Bị câu hỏi chạm vào tự ái, Kim Vĩnh chuyển sang học làm sáo.
Sau mười ngày mày mò bên bễ lò rèn đỏ lửa, Kim Vĩnh thiết kế được lam - bộ phận độc đáo nhất và khó làm nhất của sáo Mông. Sáo Mông hay hoặc dở đều phụ thuộc độ rung của lam. Lam biểu hiện sự nhạy cảm của âm vực khi được ngân lên. Người nhiều tiền thích chơi lam bằng bạc, âm vực ấm áp hơn. Ai ít tiền thì dùng lam bằng đồng. Lam được rèn, dát mỏng như tờ giấy rồi vuốt cong theo hình lưỡi gà. Hơi thổi vào khiến lam rung lên theo cộng hưởng của từng đoạn ống sáo và phát ra âm. Đặc điểm này khiến âm sắc của sáo Mông mang vẻ đẹp của rừng núi, biết thủ thỉ, tâm tình mà trai gái người Mông nghe là hiểu.
Làm được sáo, Kim Vĩnh cùng thầy Phìn mang ra chợ phiên Mường Hum bán. Cuối buổi chợ, gần 100 cái sáo mộc của thầy Phìn bán hết sạch, còn vài chụccẩm c cái sáo bóng loáng màu vecni của Kim Vĩnh vẫn còn nguyên. Phiên chợ tiếp theo, Kim Vĩnh xin thầy cho mình bỏ sáo lẫn vào túi thổ ủa thầy nhưng rốt cuộc những chiếc sáo của Kim Vĩnh vẫn bị khách hàng loại ra. Ông nhớ lại cảm giác hồi hộp khi nhìn các chàng trai Mông cầm sáo của mình thổi. Nhưng chàng trai nào cũng lắc đầu bảo: “Ồ, cái này đẹp thật đấy nhưng nó không nói được tiếng của người Mông”.
Tìm hiểu kỹ Kim Vĩnh mới biết do anh làm sáo theo chuẩn của dàn nhạc chuyên nghiệp, trong khi người Mông lại thổi theo bài dân ca của họ nên cây sáo của anh không có âm sắc lơ lớ rất đặc biệt của sáo Mông. Người làm sáo Mông phải biết tạo ra cái âm lơ lớ đó trong cây sáo.
Kinh nghiệm này giúp Kim Vĩnh kiên nhẫn làm được cây sáo mới và mang ra rừng thổi thử, xem có gọi được bạn tình trong bản không. Và anh thật sự Kim Vĩnhngây ngất khi tiếng sáo vừa bay đi thì nghe tiếng đàn môi vọng lại.
 phấn chấn mang sáo mới ra chợ Mường Hum. Lần này khi nghe anh thổi sáo, con trai Mông bảo: “Ô, sáo này là của chúng tôi đấy”. Cuối phiên chợ, sáo của học trò bán hết, còn sáo của thầy bị ế vì không đánh bóng vecni. Lúc này thầy Phìn mới nói: “Làm được sáo Mông rồi đấy, đi gọi gái được rồi đấy”.
Nhưng chiếc sáo này vẫn chưa thể hòa âm cùng dàn nhạc trên sân khấu nghệ thuật do âm vực của nó rất hẹp, không chuẩn âm với dàn nhạc hiện đại. Kim Vĩnh tiếp tục bỏ công nghiên cứu trong 22 năm trời ròng rã mới nghĩ ra cách lắp thêm ba cần bật bịt bớt lỗ sáo Mông để vừa giữ được độ trầm của nó vừa mở rộng được âm vực. Điều đặc biệt của sáo cải tiến là vẫn thổi được các bài dân ca người Mông, bởi gốc của nó là sáo dân gian.
Cây sáo cuộc đời
Giữa chừng câu chuyện, ông Vĩnh mở hộp đựng sáo, lần lượt lấy ra chiếc sáo cải tiến một ống, sáo ghép ba ống, bốn ống. Có chiếc sáo ghép với Năm 1985, nghệ sĩ Kim Vĩnh mang hộp sáo Mông cải tiến sang “làm mưa làm gió” ở Liên Xô. Sau một lần xem ông biểu diễn sáo Mông ghép, bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên Xô sững sờ: “Không thể tưởng tượng được vì chỉ với mấy cây trúc do một người điều khiển mà nghe thấy cả âm thanh của một vùng rừng núi. Đây là cây sáo của một dân tộc rất thông minh”.đàn môi. Có sáo ghép với cái bầu gỗ hình nậm rượu. Rồi ông thổi cho tôi nghe những bài dân ca Mông đầy sức quyến rũ và đủ loại tiếng chim, tiếng mưa, tiếng gió, tiếng tắc kè. Tiếng sáo vừa bay đi thì tiếng chim chóc từ vườn cây hót đáp lại quấn quít quanh ngôi nhà cấp bốn bên trục đường 7 giữa thành phố Lào Cai.

Tại Hàn Quốc, khi ông đang biểu diễn thì một nhà báo thổ lộ: “Hàn Quốc cũng có nhiều loại sáo nhưng sáo của người Mông VN khác hẳn, tuyệt vời hơn”.
Trước đó, năm 1970, lần đầu tiên ông trình diễn sáo Mông cải tiến trên sân khấu nghệ thuật chuyên nghiệp trong hội diễn toàn quốc ở Quảng Ninh. Bài sáo Đêm trăng bản Mèo của ông đoạt huy chương vàng. Nhà thơ Cù Huy Cận (lúc ấy là thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin) nhận xét trong buổi tổng kết: “Tiếng sáo Mông của nghệ sĩ Kim Vĩnh như một tiếng sấm vang trên vịnh Hạ Long”.
Đã sang tuổi 71 nhưng khi biểu diễn trên sân khấu, ông vẫn được khán giả khen ngợi là tươi trẻ và bay bổng ngoài sức tưởng tượng. Ông bảo cây sáo không chỉ giữ được tâm hồn cho cuộc đời ông mà cho cả con cháu của ông. Con trai đầu của ông là Lương Thăng Long, 40 tuổi, giảng viên Nhạc viện TP.HCM, cũng biểu diễn sáo Mông không kém tài ông. Con trai thứ hai - nghệ sĩ ưu tú Lương Hùng Việt, 37 tuổi, giảng viên nhạc cụ hệ dân tộc, Trường đại học Văn hóa - nghệ thuật quân đội, từng đoạt tám huy chương vàng và Huân chương Sao đỏ về tài năng trẻ toàn quốc năm 2000 cũng nhờ cây sáo Mông cải tiến. Hai cháu ngoại của ông là Vũ Thu Hương (15 tuổi) và Vũ Thanh Hằng (13 tuổi) cùng giành nhiều huy chương vàng bằng sáo Mông cải tiến.
Vì vậy có thể nói rằng ông đã cống hiến cả đời mình cho cây sáo của dân tộc Mông và biến nó thành cây sáo riêng của dòng họ nhà mình.
Chủ TK Nguyễn Thọ Phong Số tk 0691002911635 Ngân Hàng vietcombank ĐT : 0934569285 Email : thophong6789@yahoo.com yahoo : thophong6789
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

hay cám ơn bạn

nghe nói đén lương kim vĩnh qua anh vinh mà bây giờ mới biết ông ta là một kì tài :((

vn niem tu hao ve bong da =)) Từ cổ đa tình vuơng di hận Vô tình nhân thế hởi mấy ai Than oán thế gian nhiều ngang trái Khúc buồn ai oán mộng trần ai.....
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
akiaphuong:

hay cám ơn bạn

nghe nói đén lương kim vĩnh qua anh vinh mà bây giờ mới biết ông ta là một kì tài :((

vâng thưc sự thì ông lương kim vĩnh rất giỏi .

Chủ TK Nguyễn Thọ Phong Số tk 0691002911635 Ngân Hàng vietcombank ĐT : 0934569285 Email : thophong6789@yahoo.com yahoo : thophong6789
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

@ mr2304: Bạn trich dẫn từ nguồn nào thì đề nghị ghi rõ nhé.

Tôi thấy tiêu đề của topic không ăn nhập gì với nội dung mà bạn đã trich dẫn. Bạn định giới thiệu về Nghệ sĩ Lương Kim Vĩnh hay là định đi tìm nguồn gốc của cây sáo H'Mông?

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Năm 2004 nhân chuyến đi thực tế ở Sapa  của chi hội âm nhạc thuộc hội văn học nghệ thuật  Hà tây (nay thuộc về Hà nội ) Ngay khi đến TP Lao cai ,tôi tranh thủ ngay thời gian tới thăm NSND Lương Kim Vĩnh , người có công đầu tiên đưa cây sáo mèo (H'Mông) lên biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp ở miền Bắc Việt nam (thời đất nước chưa thống nhất)... cũng từ đó tiếng sáo mèo được phát triển lan rộng trong các đoàn văn công ở các tỉnh , đặc biệt ở nhà hát ca múa nhạc Việt nam có NSUT Đinh Thìn đã để lại dấu ấn cho sáo mèo bằng tác phẩm "Hẹn hò " , hiện nay có NSUT Đức Liên "sinh ra" như để thả hồn vào sáo H'mông và phong trào chơi sáo H'mông của học sinh, sinh viên ở các tỉnh đồng bằng đang phát triển , nhất là ở Hà nội , số lượng người sử dụng sáo H'mông đông hơn ở Lao cai và các tỉnh Tây bắc cộng lại .

 Cái " Nguồn gốc của sáo mèo ( H'mông ) như thế nào , tôi cũng chưa thấy tài liệu nào nêu được ?...mà chúng ta chỉ biết nói : nguồn gốc sáo mèo là của người H'mông .Cái" chủ đề " nêu trên cũng chỉ nói được một phần của cái ngọn có phải không các bạn ? Mà tôi thấy cũng thật là lạ và rất đỗi tự hào , chỉ có ở hai vùng Tây bắc và Tây nguyên Việt nam , nơi có núi non hùng vĩ ,lại là nơi CÁI GỐC để sản sinh ra các nhạc cụ độc đáo như sáo mèo và đàn T'rưng có âm thanh phát ra từ tre nứa trúc hay đến thế ! Ở thời đại  hiện nay ,thế hệ chúng ta nói chung , trong đó có các thành viên Damsan hãy cố gắng  hơn nữa , có trách nhiệm tìm tòi suy nghĩ , sáng tạo để cho CÁI NGỌN tức là những nhạc cụ truyền thống như sáo mèo ,đàn t'rưng ...của Việt nam ta được phát triển hiệu quả  hơn nữa tới công chúng trong nước và quốc tế .

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
mr2304: cho xin cái nguồn trích dẫn đi bạn
Page 1 of 1 (6 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems