Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Để âm nhạc dân tộc có những mùa xuân bất tận

rated by 0 users
This post has 0 Replies | 0 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Sleep [S] Posted: 11-02-2006 18:39
Để âm nhạc dân tộc có những mùa xuân bất tận
 
Soạn: AM 259853 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

 

Nhiều nhà hoạt động văn hóa lo ngại cho tiền đồ của âm nhạc dân tộc khi nó không được thế hệ trẻ tiếp nhận nuôi dưỡng, lo ngại cho thanh niên ngày càng rời xa cội nguồn âm nhạc của cộng đồng...

Thật là một nghịch lý khi trong nhiều năm qua và hiện nay, các cơ quan, ban ngành văn hóa ra sức hô hào, cổ súy cho âm nhạc dân tộc, tìm mọi cách để đưa âm nhạc dân tộc đến với công chúng - nhất là lớp  trẻ. Thế nhưng thanh niên lại đổ xô đến với loại hình nhạc nhẹ - một loại hình chẳng có "định hướng" và đang phát triển tự phát trong xã hội.

Tại sao như thế?

Giải đáp câu hỏi ấy là điều không đơn giản, trong bài viết này tôi muốn nêu lên một khía cạnh nhỏ mà theo tôi đó là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên thực trạng trên.

Trong đời sống sinh hoạt âm nhạc hiện nay ở nước ta, hình thức ca khúc là chủ yếu, vì vậy, "khả năng" thưởng thức của đông đảo công chúng đối với âm nhạc dân tộc cũng là các loại hình thanh nhạc có cấu trúc "tầm cỡ" ca khúc. Như vậy, tạm thời chúng ta chưa đề cập đến các bản hòa tấu truyền thống, hòa tấu dàn nhạc dân tộc "đương đại", một vài ví dụ như: ca trù, hát quan họ, chầu văn, ca Huế...

Với một vài loại hình như trên, trước hết đó là những loại hình cách đây hàng thế kỷ, đem nguyên xi nội dung lời ca, tình cảm, tâm lý, trang phục... bối cảnh sinh hoạt đó "bắt" thanh niên thế kỷ 21 "tiêu hóa" để yêu thích phải chăng là một việc làm phi khoa học? Thanh niên ngày nay làm sao thưởng thức Hồng hồng tuyết tuyết với người hát ngồi trên chiếc chiếu trải giữa sàn nhà? Khung cảnh đó chẳng phù hợp tí nào với xã hội công nghiệp ngày nay. Các nghệ sĩ "ê a, hứ hừ" những bài thơ với âm điệu "lê thê" như vậy làm sao thanh niên yêu thích được khi mà cuộc sống ngày càng "tốc độ"; tin học, internet tràn lan trong xã hội?... Hát giao duyên quan họ cũng vậy, cứ áo tứ thân, khăn mỏ quạ với áo the, khăn xếp ... mà "í i" thì làm sao phù hợp với tâm lý thanh niên thời đại ngày nay? Tất cả những điều đó chỉ là để "tham khảo" đúng hơn là để "thưởng thức".

Âm nhạc dân tộc mà chúng ta ngày nay đang lưu giữ là những báu vật vô giá, đó là điều không ai có thể phủ nhận. Nó là sự kết kinh của những sáng tạo nghệ thuật được bồi đắp qua nhiều thế hệ, là những tinh hoa tình cảm cao đẹp của dân tộc. Nhưng chúng ta đã không phát huy được sức mạnh của nó trong thời đại hôm nay, để tạo cho nó một đời sống phù hợp với tâm sinh lý hiện tại của thanh niên. Ngôn ngữ âm nhạc dân tộc phải được thể hiện bằng những phương tiện biểu hiện của thời hiện đại, phải được thể hiện trong những hình thái sinh hoạt phù hợp với xã hội hiện đại, đó là điều mà thế hệ những người làm công tác âm nhạc hôm nay cần suy nghĩ.

Khi sinh hoạt văn hóa của thanh niên ngập tràn những âm điệu dân tộc thì họ hiển nhiên sẽ được "tập nhiễm" một tâm hồn âm nhạc "đậm đà bản sắc dân tộc". Từ đó, họ mới "thẩm thấu" được những tác phẩm âm nhạc cổ truyền, và việc nghe lại những tác phẩm âm nhạc cổ truyền sẽ là cuộc "hành hương" tìm về cội nguồn của mỗi con người.

Phải rút tỉa những cái hay, cái đẹp, cái bản chất của âm nhạc dân tộc để nói lên bằng tiếng nói của thời đại hôm nay, đó là công việc chẳng dễ dàng đối với những người làm công tác âm nhạc. Nhưng có như thế âm nhạc dân tộc mới có "môi trường" để tiếp tục dòng chảy bất tận của mình.

Ngự Bình

http://giaidieuxanh.vietnamnet.vn 

Page 1 of 1 (1 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems