Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng

rated by 0 users
This post has 0 Replies | 0 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Star [*] Posted: 10-31-2006 0:34

Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng


Trà Mi phỏng vấn.

Theo quan niệm truyền thống Á đông, nét đẹp của người phụ nữ không chỉ dựa trên tiêu chuẩn về dung mạo, nhan sắc, mà còn có nhiều tiêu chí đánh giá khác nữa. Chuyên đề phụ nữ hôm nay sẽ đề cập đến một trong bốn vẻ đẹp tao nhã "cầm-kỳ-thi-hoạ" của phụ nữ Việt Nam.

Soạn: AM 608487 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng

Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng

Trà Mi xin giới thiệu đến quý vị một ngón đàn điêu luyện trong làng âm nhạc dân tộc hiện nay: Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng.

Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nhạc dân tộc, nghệ sĩ Hải Phượng sớm bộc lộ tài năng về âm nhạc từ khi còn tấm bé. Năm 7 tuổi, chị vào học đàn tranh ở Nhạc Viện TPHCM khóa đầu tiên năm 1976. Sau mười mấy năm dày công khổ luyện bên cung đàn từ trung học dài hạn đến đại học, và cả cao học, nghệ sĩ Hải Phượng vinh dự là 1 trong 2 thạc sĩ đầu tiên chuyên ngành sư phạm biểu diễn âm nhạc dân tộc của Nhạc Viện. Hiện chị là giảng viên chính thức của Nhạc Viện thành phố. Ngoài những thành tích và giải thưởng trong nước, tiếng đàn tranh ngọt ngào, sâu lắng của chị còn vươn xa đến nhiều nước tại Châu Á và Châu Âu qua những cuộc liên hoan âm nhạc và giao lưu quốc tế. Với niềm say mê âm nhạc dân tộc, chị đã cùng mẹ là nhà giáo ưu tú Thúy Hoan, và em gái là nghệ sĩ Hải Yến thành lập Câu lạc bộ Tiếng hát Quê hương vào năm 1981, với mục đích bảo tồn, phát triển, và phổ biến âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Trà Mi: Xin chào chị Hải Phượng. Chị có thể cho quý thính giả biết chị bắt đầu làm quen với tiếng đàn tranh từ khi nào?

NS Hải Phượng: Phượng bắt d-ầu làm quen với đàn tranh từ hồi 5 tuổi. Lúc đó, mẹ Phượng là nhà giáo Phạm Thuý Hoan là giảng viên của trường quốc gia âm nhạc. Từ hồi nhỏ Phượng đã được mẹ dạy rồi. đến năm 7 tuổi thì mình chính thức thi vào trường quốc gia âm nhạc tức Nhạc
viện TPHCM.

Trà Mi: Vì sao chị yêu thích tiếng đàn tranh và đam mê âm nhạc dân tộc?

NS Hải Phượng: Từ nhỏ Phượng học là vì thấy thích, thấy nó lạ, thanh. Càng học mình càng yêu thích môn d-àn tranh và cảm thấy rất gắn bó với nó. Mỗi lần nghe hoặc d-àn d-àn tranh thì mình luôn có những cảm xúc rất mới lạ, thấy thư giãn, thoải mái.

Trà Mi: Chị từng tham dự rất nhiều cuộc liên hoan âm nhạc quốc tế, mỗi lần d-em chuông d-i d-ánh xứ người như thế, chị có ghi nhận gì, có sự so sánh gì giữa âm nhạc cổ truyền Việt Nam mình với âm nhạc dân tộc của các nước bạn trên thế giới?

NS Hải Phượng: Phượng nhận thấy mỗi nền âm nhạc có cái hay riêng, nhưng d-ối với mình thì luôn cảm thấy âm nhạc Việt Nam là hay nhất.

Trà Mi: Nhưng qua những lần liên hoan quốc tế như thế thì chị thấy các nước d-ánh giá như thế nào d-ối với âm nhạc dân tộc của Việt Nam mình?

NS Hải Phượng: Những nhà chuyên môn quốc tế mà Phượng d-ã tiếp xúc nói là nhìn nhạc cụ Việt Nam rất d-ơn giản, nhưng d-ến khi mình diễn tấu thì họ rất ngạc nhiên vì cái kỹ thuật của d-àn cũng như sự biểu cảm của nó. Như cây d-àn bầu chẳng hạn, chỉ có 1 dây nhưng có thể d-ánh lên một bài có lúc vui, có lúc thật buồn. Họ rất thích thú và say mê tiếng d-àn của mình.

Trà Mi: Nói tới tiếng d-àn của chị thì Trà Mi rất thích bài Lý Chim Quyên do chị diễn tấu.

Trà Mi: D-ể có d-ược tiếng d-àn trao chuốt như vậy mất thời gian tập luyện bao lâu thưa chị?

NS Hải Phượng: D-ương nhiên là phải khổ luyện, mà khổ luyện thì rất là mất thời gian.

Trà Mi: Quá trình luyện tập của chị như thế nào ạ?

NS Hải Phượng: Trong những cuộc thi hay biểu diễn lớn thì mình tập d-ến chừng nào d-ạt d-ược thôi.

Trà Mi: Là người giảng dạy lâu năm, chị thấy một học viên cần bao lâu mới có thể d-àn d-ược một bài thành thạo?

NS Hải Phượng: Nếu siêng tập thì một bài d-ơn giản mất 1 tháng. Còn những bài phức tạp thì có thể là tập mỗi ngày 8 tiếng trong vòng 5 tháng.

Trà Mi: Nhưng cơ bản là sau bao nhiêu khoá học thì họ biết d-àn và hiểu d-ược những nốt nhạc?

NS Hải Phượng: Cái d-ó thì nhanh lắm, chỉ trong vòng 4 tháng thôi.

Trà Mi: Vừa rồi, Trà Mi có dịp d-ược trao d-ổi với giáo sư-tiến sĩ Trần Văn Khê thì giáo sư có nhận xét rằng nền âm nhạc dân tộc Việt Nam d-ang trong tình trạng nguy hiểm. Là một người thành danh trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc, chị nhận thấy tình hình sinh hoạt âm nhạc dân tộc trong nước hiện nay ra sao ạ?

NS Hải Phượng: Thật ra không chỉ âm nhạc Việt Nam mà một số các nước Phượng d-ã d-ến ví dụ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.. thì âm nhạc dân tộc có vị trí rất khiêm tốn so với nhạc trẻ, nhạc thời trang. Một bài hát thời trang năm nay người ta hát, năm sau có thể không còn thích hát nữa, nhưng một bài dân ca thì d-ã sống qua bao nhiêu năm và sẽ vẫn sống. Bởi khi người ta nhận ra giá trị d-ích thực của nó thì người ta sẽ gìn giữ, bảo tồn. Mình nghĩ là nó không bị mai một theo thời gian. Nó không có bề nổi, nhưng có bề sâu. Âm nhạc dân tộc giống như lớp phù sa ở dưới, mặc dù người ta không nhìn thấy nhưng nó vẫn chảy.

Trà Mi: Thế nhưng chị và d-ồng nghiệp, những người có lòng với âm nhạc dân tộc có thể kiếm sống bằng tài năng của mình trong lĩnh vực này không?

NS Hải Phượng: Hiện thời bây giờ tuy không kiếm sống một cách dễ dàng, nhưng những người làm âm nhạc dân tộc vẫn sống với niềm d-am mê của mình. Về mặt xã hội thì người ta vẫn tôn trọng, chỉ có d-iều là mình kiếm tiền không bằng ca sĩ thôi.

Trà Mi: Hồi xưa phụ nữ Việt Nam thường d-ược d-ánh giá qua những tiêu chuẩn như là "cầm, kỳ, thi, hoạ". Chị thấy cái quan niệm này ngày nay nó d-ã thay d-ổi như thế nào?

NS Hải Phượng: Phụ nữ bây giờ ở d-ây người ta gọi là "giỏi việc nước d-ảm việc nhà". Nếu theo tiêu chí "công-dung-ngôn-hạnh" như ông bà mình ngày xưa thì có lẽ là phụ nữ giờ không có d-ược công, dung, ngôn, hạnh vẹn toàn như ngày xưa, mà bù lại phụ nữ ngày nay không chỉ công việc trong gia d-ình mà công việc ngoài xã hội cũng giỏi.

Trà Mi: Hồi xưa nhắc tới chữ "cầm" nghĩa là muốn nói d-ến d-àn bầu, d-àn tranh, hay d-àn tì bà, nhưng các bạn gái ngày nay khi nói về chữ "cầm" thì thường liên hệ d-ến khả năng chơi d-àn piano hay các nhạc cụ tân thời của phương Tây. Chị nghĩ sao về d-iều này?

NS Hải Phượng: D-ương nhiên d-ó là một d-iều thiệt thòi, nhưng không chỉ ở nước mình mà ở các nước khác cũng vậy. Ví dụ như ở Nhật, họ có những nguồn quỹ riêng dành cho âm nhạc dân tộc, cho những ai giảng dạy âm nhạc truyền thống. Ở Hàn Quốc cũng vậy, có những trường riêng, và những người dạy nhạc dân tộc rất d-ược coi trọng, nhưng họ cũng không thể nào phát triển mạnh và nhiều như các loại hình âm nhạc Tây phương.

Trà Mi: Các nước khác có chế d-ộ ưu d-ãi d-ối với những người sinh hoạt âm nhạc dân tộc, cổ suý và có quỹ hỗ trợ những ai d-ến với âm nhạc cổ truyền. Còn ở Việt Nam mình có những d-iều d-ó chưa, thưa chị?

NS Hải Phượng: Thật ra Việt Nam vẫn còn nghèo. Những cái quỹ như vậy có lẽ chưa có nhiều, chủ yếu còn lo cái ăn cái mặt nhiều hơn, nhưng mình hy vọng trong tương lai, Việt Nam không chỉ nhận viện trợ từ bên ngoài mà cũng sẽ có quỹ d-ể tự khôi phục lại những cái vốn cổ. Khi d-i ra nước ngoài bây giờ người Việt d-ã biết rằng một khi có trình d-ộ âm nhạc dân tộc sẽ rất khó quên nguồn cội.

Trà Mi: Vâng, nhưng hầu như giới trẻ bây giờ quay lưng lại với nhạc cụ dân tộc mà chạy theo những nhạc cụ nước ngoài. Chị muốn nhắn nhủ gì với các bạn nữ yêu nhạc hay không?

NS Hải Phượng: Các bạn nếu yêu mến, nên tham gia các câu lạc bộ âm nhạc dân tộc. Còn nếu không có d-iều kiện tham gia thì nên thể mua băng d-ĩa về nghe d-ể hiểu hơn về những gì cha ông d-ã dày công gìn giữ bao nhiêu năm.

Trà Mi: Rất cảm ơn thời gian chị d-ã dành cho chương trình hôm nay, và xin chúc chị tiến xa hơn nữa trên con d-ường nghệ thuật của mình.

Page 1 of 1 (1 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems