Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Cách xác định Tone của Tiêu, sáo TQ ?

rated by 0 users
This post has 28 Replies | 2 Followers

Not Ranked
tiểu cầm thủ
minhkhanh523 Posted: 08-17-2010 8:38

LightningMình có 2 thắc mắc nhỏ bạn nào rành về Tiêu thì giúp mình với nha .

LightningMình thấy nhiều cây Tiêu của Trung Quốc ghi tone F và G , vậy nó có cùng cao độ với cây Tiêu tone F và G nhà ta không các bạn ?

LightningCó sự khác biệt về âm sắc giữa Tiêu có nắp và Tiêu không nắp không nhỉ ?

 

 

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 
minhkhanh523:

LightningCó sự khác biệt về âm sắc giữa Tiêu có nắp và Tiêu không nắp không nhỉ ?

Mua 1 cây tiêu có nắp, thổi thử 1 tuần để cảm nhận âm sắc, rồi phá ra để cảm nhận âm sắc thêm 1 tuần, rồi lại làm 1 cái nắp khắc để test âm sắc mới, hy vọng bác sẽ tìm được niềm vui trong các thí nghiệm này

minhkhanh523:

LightningMình thấy nhiều cây Tiêu của Trung Quốc ghi tone F và G , vậy nó có cùng cao độ với cây Tiêu tone F và G nhà ta không các bạn ?

Hy vọng cái này giúp được bác :

 

 

 

!

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
leehonso:
 
minhkhanh523:

LightningCó sự khác biệt về âm sắc giữa Tiêu có nắp và Tiêu không nắp không nhỉ ?


Mua 1 cây tiêu có nắp, thổi thử 1 tuần để cảm nhận âm sắc, rồi phá ra để cảm nhận âm sắc thêm 1 tuần, rồi lại làm 1 cái nắp khắc để test âm sắc mới, hy vọng bác sẽ tìm được niềm vui trong các thí nghiệm này

minhkhanh523:

LightningMình thấy nhiều cây Tiêu của Trung Quốc ghi tone F và G , vậy nó có cùng cao độ với cây Tiêu tone F và G nhà ta không các bạn ?

Hy vọng cái này giúp được bác :

 

 

 

!

 

bài viết bác Sô thiệt hữu ích, mà em vẫn chưa hiểu tại sao nó lại ghi chữ F ở ngay lỗ đó mà ko phải là ghi chữ E ở ngay cái lỗ dưới liền kề?
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

saomuc:

tại sao nó lại ghi chữ F ở ngay lỗ đó mà ko phải là ghi chữ E ở ngay cái lỗ dưới liền kề?

Nếu bác làm như vậy sẽ có cách định tone kiểu saomuc, theo hệ quy chiếu của saomuc và vẫn chuyển đổi theo hệ định tone phương Tây được, hình thái có thể khác nhau nhưng quy tắc thì chẳng có gì thay đổi !

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 200 Contributor
đại cầm thủ


Hình trên là sáo Tàu. Chắc sau này họ sẽ ghi chữ cho tất cả các lỗ bấm quá !

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Theo em nghĩ họ ghi vậy để "hướng dẫn sử dụng" thôi hehe, chứ tone thì vẫn chỉ có 1 tone thôi, tây ta tàu gì chỉ 1 hết.
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Hệ thang âm trên cây sáo Trung Quốc khác với Việt Nam là nốt Si giáng chứ không phải Si thường. Vì vậy nếu đem so sánh thì khi thổi 2 cây sáo tương đương nhau thì: Sáo Việt Nam theo thang âm Đô trưởng, sáo Trung Quốc theo thang âm Fa trưởng . Sáo Việt Nam thang âm bắt đầu từ nốt thấp nhất , sáo Trung Quốc thì thang âm bắt đầu khi mở lỗ thứ 3.

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
music_heal_mysoul:

Hệ thang âm trên cây sáo Trung Quốc khác với Việt Nam là nốt Si giáng chứ không phải Si thường. Vì vậy nếu đem so sánh thì khi thổi 2 cây sáo tương đương nhau thì: Sáo Việt Nam theo thang âm Đô trưởng, sáo Trung Quốc theo thang âm Fa trưởng . Sáo Việt Nam thang âm bắt đầu từ nốt thấp nhất , sáo Trung Quốc thì thang âm bắt đầu khi mở lỗ thứ 3.

 

em hiểu rồi, vậy nó khác nhau hoàn toàn rồi.
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
music_heal_mysoul:

Hệ thang âm trên cây sáo Trung Quốc khác với Việt Nam là nốt Si giáng chứ không phải Si thường.

 

Theo mình thấy thì sáo TQ (theo hệ chữ F) không có nốt Si giáng mà cũng không là nốt si thường, đó là một nốt si thấp lưng lửng và dễ dàng chuyển qua si giáng với một chỉ thế bấm đơn giản của 1 ngón giữa tay trái. Có lẽ điều này khiến MHM kết luận vậy chăng ?

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Bởi vì bản thân nó đã bị hạ gần bằng si giáng rồi thì chẳng cần phải gọi là si lưng lửng làm gì. Nhạc số hay nhạc nốt cũng chẳng thể nào viết đc nốt Si lưng lửng nó ra sao. Và nhạc số TQ thì chổ đó nó ghi số hợp với thang âm gam trưởng rồi. Còn chuyện bỏ ngón ra sao thì mỗi sáo mỗi khác, sáo Việt bấm si giáng theo thang âm nam bộ kiểu khác, thang âm Tây Phương kiểu khác .

Nếu Leehonso muốn cho rằng TQ có cải tiến "vượt bậc" trong vấn đề bỏ ngón Si giáng bằng một ngón thì MHM ko thắc mắc. Nhưng nếu đề cập theo hướng khác : Thổi Si thường trên sáo TQ thì làm sao? 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
kinh nghiệm đẫm máu sau bao nhiêu cây tiêu TQ thì note Si không thường không giáng . Nó lửng lửng . ( đồng ý với Lee ) Với cái note như thế khi bấm Sib1 thì bịt A+G , khi bấm Sib2 thì bịt A . Mấy chục cây rồi vẫn không có thế khác để thay . Ai biết thế nào cho 2 cái đó xin chia sẻ cho anh em biết với .

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

leehonso:

Theo mình thấy thì sáo TQ (theo hệ chữ F) không có nốt Si giáng mà cũng không là nốt si thường, đó là một nốt si thấp lưng lửng và dễ dàng chuyển qua si giáng với một chỉ thế bấm đơn giản của 1 ngón giữa tay trái. Có lẽ điều này khiến MHM kết luận vậy chăng ?

Trong tông tự nhiên của 1 cây sáo hay tiêu tàu không có khái niệm mở hết lỗ để cho ra nốt si "tự nhiên" (mặc nhiên hiểu đang nói trên sáo C). Cái này thấy cách quy định của tàu trên tiêu sáo và trên nhạc số là quá rõ rồi. Dám ông hói này chưa bao giờ dịch 1 bài nhạc số tàu cho tiêu sáo nào ra nhạc note lắm!
Tàu sử dụng rất linh hoạt thế bấm nốt si giáng này, không phải chỉ đơn giản như lão nói đâu. Chỉ  những ai nghe "phô" nhiều thành quen, mà không chịu chỉnh sửa mới dùng chết 1 kiểu thôi!

music_heal_mysoul:

Nhưng nếu đề cập theo hướng khác : Thổi Si thường trên sáo TQ thì làm sao? 

Mở hết lỗ, lăn sáo ra, đẩy hơi mạnh hơn bình thường (áp dụng cho dấu bình bất thường trên note si, còn tông có note si tự nhiên mà diễn đi diễn lại nhiều lần thì xin miễn, đổi dùm cho sáo khác).

Bamboo-flute:
Với cái note như thế khi bấm Sib1 thì bịt A+G , khi bấm Sib2 thì bịt A . Mấy chục cây rồi vẫn không có thế khác để thay . Ai biết thế nào cho 2 cái đó xin chia sẻ cho anh em biết với .

Chơ nửa lỗ Cool.

Dụng lực đả lực
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Thang âm trên tiêu sáo TQ cũng có nhiều kiểu cách, thường thì có 3 loại thông dụng như sau (gam Đô):


Bởi vậy MHM nói có Sib không chừng vô tình mà trúng đó, tùy theo người chế tạo dựa vào thang âm nào. Tiêu sáo TQ ở carrotmusic.com thì dựa vào thang âm ta thường dùng, tức là không có thăng giáng. Nhưng nốt Si của Dizi Pro thì quả là hơi thấp, theo tôi đo đạc thì -20 cent (thấp khoảng 1/8 note), ngược lại nốt Si của nhiều sáo VN thì lại hơi cao.

Đây là cách bấm ngón cho tiêu G theo quan điểm carrotmusic:


Cách bấm Si2 (OXOOOO) như bác BF nói, tôi nhận thấy nó chính xác hơn cách trong hình (OXXXXO) , nhưng âm sắc hơi nghèo.

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Bạn có thể giải thích cái âm sắc nghèo là sao không ạ ? BB chưa hiểu ý bạn lắm .

Qua rất nhiều cây tiêu BB làm note Si , mỗi cây thử làm non , già , chuẩn ... từ Sib tăng dần cho đến Si chuẩn thì khi lên Sib2 nó sẽ có 1 âm sắc khác nhau . Và đây là điều mà BB thắc mắc về chữ nghèo của bạn . Bạn có nghiên cứu rất sâu về chúng , xin bạn có thể giải thích rõ ràng 1 chút để chúng ta có thể rõ vấn đề và dùng nó cải thiện , hoàn thiện thêm cho cây tiêu , sáo của VN không ?

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Để rộng đường tìm hiểu em xin up lên hình các thế bấm Sib trong sáo TQ mà em biết để các bác xem :

ninja:

Trong tông tự nhiên của 1 cây sáo hay tiêu tàu không có khái niệm mở hết lỗ để cho ra nốt si "tự nhiên" (mặc nhiên hiểu đang nói trên sáo C). Cái này thấy cách quy định của tàu trên tiêu sáo và trên nhạc số là quá rõ rồi!

 

Hix, chỉ có mỗi bác rõ thôi, chứ anh em chưa có ai hiểu gì đâu, bác giải thích cụ thể hơn 1 một chút dùm đi, năn nỉ mà!

ninja:

Tàu sử dụng rất linh hoạt thế bấm nốt si giáng này

Như hình ở trên thì có được gọi là linh hoạt chưa vậy bác ninja !

ninja:

music_heal_mysoul:

Nhưng nếu đề cập theo hướng khác : Thổi Si thường trên sáo TQ thì làm sao? 

Mở hết lỗ, lăn sáo ra, đẩy hơi mạnh hơn bình thường (áp dụng cho dấu bình bất thường trên note si, còn tông có note si tự nhiên mà diễn đi diễn lại nhiều lần thì xin miễn, đổi dùm cho sáo khác).


Đồng ý luôn. 

To BBF : theo em biết thì âm sắc nghèo là âm sắc có rất ít họa âm và các họa âm cũng chiếm tỷ lệ không nhiều so với âm chính. Một ví dụ về âm sắc nghèo là các âm ở quảng tám thứ 3 của tiêu sáo (Mi3, Fa3.... Si3, do4). Đó là đối với hiểu biết của em, còn không biết bác G216 xem xét ra sao ?

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Page 1 of 2 (29 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems