Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Nghệ sĩ - Xuân Tiên

rated by 0 users
This post has 5 Replies | 1 Follower

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lê Hồng Sơn Posted: 02-24-2010 20:34

Xuân Tiên 

 

Ngày sinh: 28/1/1921 
Nơi sinh: Hà Nội, Việt Nam 
Tên thật: Phạm Xuân Tiên 

Quá trình rèn luyện kỹ năng xử dụng nhạc cụ và kiến thức nhạc học: 

1927 - Mandolin, nhạc lý Tây Phương và Trung Hoa . 
1936 - Clarinet, saxophone và sáo Tây (flute), hòa âm Tây Phương . 
1941 - Các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Lào và Cam Bốt . 
- Khảo cứu âm nhạc ba miền Bắc, Trung, Nam . 
1941 - 46 - Trumpet, trombone, banjo, guitar, violin, xylophone, vibraphone, piano accordion, button accordion, bandoneon . 

Trình tấu: 
1941 - 42 - Trình tấu clarinet, saxophone và sáo Tây từ Bắc chí Nam . 

Xuất bản: 
1949 - Các sách Tự Học Kỹ Thuật Độc Tấu Clarinet, Saxophone và Sáo Tre . 

Cải tiến sáo tre: 
1950 - Cùng với bào huynh là nhạc sĩ Xuân Lôi cải tiến sáo tre thành hai loại 10 lỗ và 13 lỗ có khả năng bao gồm nhiều âm giai khác nhau, kể cả âm giai dị chuyển . Hai loại sáo này hiện được tàng trữ tại Musée de l'Homme, Paris, France . 

Điều khiển dàn nhạc: 
1944 - 46 - Hà Nội: ở Victoria, Moulin Rouge, Hotel Splendide và Lucky Star . 
1951 - 52 - Nam Định: ở Văn Hoa . 
1952 - 75 - Saigon: ở Văn Cảnh, Đại Kim Đô, Blue Diamond, Eden Rock, Palace Hotel, Bách Hỷ (Chợ Lớn) .

Làm việc với các đài phát thanh: 
1952 - 75 - Pháp Á, Saigon, Quân Đội, Mẹ Việt Nam . 

Sáng chế các nhạc cụ mới: 
1976 - Sáng chế cây đàn 60 dây có khả năng bao gồm tất cả các âm giai . Kỹ thuật trình tấu tương tự như cây đàn tranh nhưng tay phải để khảy giai điệu và tay trái để đệm hợp âm . 

1990 - Sáng chế cây đàn bầu mới với trái bầu dài làm hộp khuếch âm . Đàn này đã được đem ra trình tấu nhiều lần ở Úc Đại Lợi . (Đàn có tên là Đàn bầu Xuân Tiên) 

Những ca khúc phổ thông nhất: 
1939 - 42 - "Chờ Một Kiếp Mai", "Trên Kiếp Hoa" . 
1952 - 62 - "Khúc Hát Ân Tình", "Hận Đồ Bàn", "Về Dưới Mái Nhà", "Duyên Tình" . 
1963 - 83 - "Đường Đi Lối Về", "Xa Quê Hương", "Đất Việt" . 
1987 - 95 - "Lòng Người Xa Quê", "Tiếng Bình Minh" (đưa tiếng gà, trâu, bò vào bài hát), "Tiếng Trống Trong Rừng Sâu" (đưa tiếng trống vào bài hát) . 

Trích từ "Duyên Tình Xuân Tiên", Tuyển Tập Ca Khúc, tác giả xuất bản, Sydney, Úc, 2000 . Những chữ in đậm là ghi chú thêm của BN . 


Cụ sáng tác nhiều ca khúc nhưng đã bị thất truyền . Bây giờ cụ chỉ còn nhớ 40 bản và đã đưa vào tập "Duyên Tình Xuân Tiên" thực hiện trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp tài chánh, v.v... vì cụ nói "các anh chị ca sĩ cứ hát sai lời của tôi . . ." 

Cụ còn là một nhà thơ . Đầu thập niên 90, cụ xuất bản tập "Thơ Xuân Tiên". 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1
Cảm ơn anh lee đã cho anh em biết những thông tin về nghệ sĩ  XUÂN TIÊN . Dạo trước tìm tài liệu học cách khoét sáo có gặp tập tài liệu của cụ nhưng không biết cụ là ai .Bây giờ thì biết rồi ! Cụ quả là người tâm huyết , sự nghiệp của cụ đồ xộ quá .Nghĩ lại mình thấy xấu hổ quá . Làm kiến trúc thì không nổi tiếng được vì khả năng có hạng, còn thổi sáo thì chỉ toàn bị chửi không chứ chưa có ai khen hay. Chắc kiểu này buồn đời dễ đi tự tử quá .Sad
Ai có nhu cầu mua tiêu ( trúc gia bình , sapa , đà lạt , trúc tím ) , sáo trúc xin liên hệ với mình qua nick yahoo : nguyenducchuyen1603 hoặc di động : 0909576322 có cả khắc chữ ^^
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Em có clip của Nghệ Sĩ Xuân Tiên đây! Mời các bác thưởng thức hát của Hoàng Oanh và tiếng sáo của Xuân Tiên nhé :)

http://www.youtube.com/watch?v=QiAUQSZ5eOE

 

tôi đam mê và không ngại san sẻ, tôi yêu mọi người trong damsan.net
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

xin hỏi bác nào có hình ảnh hoặc layout sáo 10,11,12,13 lỗ của vị NS đa tài này, post lên cho tui xem với. Vì ông cụ chơi clarinet, sax, flute của Tây phương, không biết ông có áp dụng thế bấm cơ bản của Boehm system vào sáo tre ko, và nó khác với sáo 10 lỗ hiện nay như thế nào? Cám ơn nhiều .... G216

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Nhạc sĩ Xuân Lôi (Phạm Xuân Lôi. Pháp danh Nguyên Lực) sinh ngày 17 tháng 10-1917 Mậu Ngọ, Hà-Nội
Tạ thế vào lúc 08:00 giờ, sáng ngày 29-8-2006 DL. Bính Tuất 5-7-2006 AL.
Hưởng thọ 89 tuổi



Vài hàng tiểu-sử

Nhạc-sĩ Xuân-Lôi sinh ngày 17 tháng 10, 1917 tại Hà-Nội. Thân-phụ ông là cụ Phạm-xuân-Trang, cũng là nhạc-sĩ, từng theo học nhạc cổ Trung-quốc với các ban-nhạc Tàu và cũng có lập ban-nhạc đi trình-diễn. Trong nhà có tấ cả là 6 anh em : Xuân-Thư, Xuân-Oai, Xuân-Lôi, Xuân-Tiên, Xuân-Khuê và Xuân-Tuấn. Khi còn nhỏ, Xuân-Lôi đã nắm vững kỹ-thuật nhạc-khí Tàu và thông-thuộc bài bản Tàu.

Buổi trình-diễn đàu-tiên trước công-chúng của nhạc-sĩ Xuân-Lôi tại Khai-Trí Tiến-Đức rất thánh-công. Năm 10 tuổi ông học nhạc-lý, học nhạc-khí tây-phương như: Măng-cầm ( Mandoline ), kèn saxo baryton, rồi kèn saxo alto, hắc tiêu ( Clarinette ).

Năm 1936, ông theo cha sang Cao-Miên, trình-diễn và lợi dụng cơ-hội này ghi chép 30 bài ca Cao-Miên và học cách đàn nhạc khí Cao-Miên của dàn nhạc Pinpeat ( khong vong, roneat, tro, pey or v.v.....).

Năm 1940, người cha của ông định-cư tại Bao-Vinh ( miền Trung ) nên ông co dịp làm quen với nhạc Huế. Sau đó ông cùng người em là nhạc-sĩ Xuân-Tiên ra Hà-Nội cộng-tác với các vũ-trường để sinh sống.



Năm 1942, ông và người em, nhạc-sĩ Xuân-Tiên, đi theo đoàn cải-lương Tố-Như vô Sài-gòn nhân-dịp hội chợ trình-diễn và lưu-diễn khắp lục-tỉnh miền Nam. Nhờ vậy nhạc-sĩ Xuân-Lôi học hỏi thêm nhạc cải-lương và các điệu hồ-quảng.

Năm 1943, đoàn cải-lương Tố-Như trở ra Bắc. Ông rời gánh và năm 1944, hai anh em ông đàn cho các vũ-trường Lucky-Star, Moulin Rouge tại ngã tư Sở, rồi tại vũ-trường Victory, hotel Spendide, Taverne Royale ở Hà-Nội. Trong thời-gian này, ông học thêm vĩ-cầm ( Violon ), hâ-ut-cầm ( Guitare Hawaienne ), trống, đàn banjo alto v.v....

Trong thời-gian tản-cư ( khoảng 1946 ), Xuân-Lôi và Xuân-Tiên lập ban-nhạc Lôi-Tiên đi diễn lưu-động và đàn cho gánh cải-lương Bích-Hợp.

Từ năm 1949 tới 1950, hai anh em lên tận vùng Thái-Nguyên nhập vào ban văn-hoá-vụ với trưởng ban là Hoài-Thanh. Ông có dịp gặp-gỡ các văn-nghệ-sĩ nổ tiếng như: Phan-Khôi, Tố-Hữu, Thế-Lữ, Văn-Cao, Canh-Thân, Lê-Hoàng-Long, Quốc-Vũ, Nguyễn-Tuân.

Trong thời gian ở Thái-Nguyên, ông đã ký-âm mấy chục ca-khúc dân-tộc Chèo thiểu-số. Ông đã cùng Xuân-Tiên nghiên-cứu cách làm ống sáo 10 lỗ và 13 lỗ, có đủ các bán cung để có thể thổi các bản nhạc Tây-phương. Ông chế các ống sáo từ do, re, mi, fa, sol, la, si. Ông còn chế-biến với ống nứa để làm nhạc-khí khác như bộ trống nứa .

Năm 1951 hai anh em đi Nam-Định làm việc ở dancing Văn-Hoa. Ít lâu sau với một thành-phần 12 nhạs-sĩ, ông cùng họ làm việc tại nhà-hàng Le Coq d'Or.

Năm 1953, ông vào Sài-gòn làm việc tại vũ-trường Kim-Sơn, Bồng-Lai, Lê-LAi, Mỹ-Phụng, Văn-Cảnh. Rồi làm đài phàt-thanh Pháp-Á, đài Sài-gòn, đài Tiếng noi Tự-Do, đài tiếng nói Quân-Đội, lập ban nhạc lấy tên Hương-Xa, chuyên đàn nhạc jazz lời Việt.

Năm 1958, nhạc-sĩ Xuân-Lôi đoạt giải nhất với bản Tiếng hát quê-hương. Năm 1961, ông lại đoạt giải nhất qua bài Bài hát của người Tự-Do .

Khi có đài truyền-hình, ông có cộng-tác, chánh với ban Tiếng Tơ-Đồng và ban Tuổ-Xanh.  ông điều-khiển ban nhạc tại nhà-hàng Maxim's do Hoàng-thi-Thơ tổ-chức văn-nghệ theo kiểu quốc-tế.

Trong thời gian sau tháng 4 năm 1975 , nhạc-sĩ Xuân-Lôi có sáng-chế ra một cây đàn làm bằng lon sắt co 39 lon tức 39 nốt nhạc. Đàn được đặt tên là Xuanloiphone và thực-hiện xong ngày 20 tháng 7, 1976.

Nhạc sĩ Thanh-Tùng chụp hình làm tài-liệu và nhạc-sĩ Nguyễn-xuân-Khoát viết bài trên báo Tin-Sáng ngày 17 tháng 10,1979 về nhạc-khí này. Ông có sáng-chế một nhạc-cụ khác bằng nứa 29 nốt gọi là Mélobasse. Đàn Mélobasse chưa thực hiện xong vì thiếu phương-tiện.

Ngày 2 tháng 11, 1987, nhạc-sĩ Xuân-Lôi cùng gia-đình sang định-cư tại Pháp.

Nhạc sĩ Xuân-Lôi còn lại 27 ca-khúc, trong khi nhạc sĩ Xuân-Tiên còn lại 32 bài hát, trong số đó có bài Tình Bắc Duyên Nam là nổi-tiếng nhứt. Đặc-biệt là hai anh em đều sử-dụng ăm-giai ngũ cung để sáng tác nhạc.

Tôi có dịp gặp nhâc-sĩ Xuân-Lôi và mời anh vào thăm viện bảo-tàng Musée de l'Homme. Anh có tặng cho viện bảo-tàng hai cây sáo để tàng trữ. Tôi có giới-thiệu anh vào một quyển loại Who's Who mang tên là The International Directory of Distinguished Leadership dể ghi giữ tiểu-sử của anh. Trong thời gian ở Pháp, anh có làm lại cây đàn Xuanloiphone hòn tất vào ngày 31 tháng 12, 1991. Anh có biểu-diễn cho tôi nghe, có chụp hình lưu-niệm.

Thỉnh-thoảng anh góp mặt vào những buổi sinh-hoạt cộng-đồng Việt tại Paris.

Nguồn TRAN QUANG HAI (http://tranquanghai.info/)

Not Ranked
tiểu cầm thủ

 Người thổi sáo là nhạc sỹ Xuân Tiên, tác giả bài hát.

Mong chờ

Sáng tác :Xuân tiên

Kìa trăng lên cao đang soi sáng
Dòng Hương giang kia như lơ đãng
Mặt thuyền bồng bềnh theo bóng thời gian


Thuyền ơi sao lênh đênh trôi mãi
Về đâu ngang qua hãy dừng lại
Dừng lại, để tôi nhắn ai vài câu

Kìa chim ăn đêm kêu xao xác
Lòng tôi đang bâng khuâng ngơ ngác
Nhìn mây mây bay tan tác về đâu


Đàn ai buông tơ bên trăng sáng
Hòa theo câu ca thêm nhịp nhàng
Nhịp nhàng lời ca tiếng nhạc còn vang

Ơi...ơi...mong chờ, con thuyền trôi, thuyền trôi về bên, bến đi
Ơi...ơi...con thuyền, ơi thuyền đừng, thuyền đừng theo gió, gió đi

Thuyền ai trôi êm trên sông vắng
Dường như vô tư không lo lắng
Hồn còn ngập ngừng trong ánh vàng tan

Nhìn theo xa xa ai buông lái
Mà đi, đi sao không ngừng lại
Để người chờ như hoa héo, màu phai  ...

Page 1 of 1 (6 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems