Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Nghe tiếng sáo trúc réo rắt giữa trưa, tôi ngỡ ngàng vì giai điệu ngọt ngào của âm thanh. Đó là tiếng sáo của người ăn xin tên Sơn. Đôi mắt ông đã mờ. Ông đi chân trần giữa trưa hè nắng gắt, màu da sạm đen. Cái ca nhựa đựng tiền bố thí ông đeo bằng một sợi dây dài, quấn ngang đầu thòng xuống quá lưng quần. Hơi ông hình như đã cạn, tôi nghe rõ tiếng khò khè như cố sức để đưa hơi vào cây sáo trúc. (Ảnh 1)
Tiếng sáo - tiếng lòng của người nghèo khó khiến trái tim nhiều người thổn thức. Cô em gái hàng xóm của tôi đang ngủ trưa, bật dậy, chạy ra đường, bỏ vào ca nhựa của ông vài nghìn đồng. (Ảnh 2)
Từ xa hai cô sinh viên nghe thấy tiếng sáo, dừng lại, mở cặp sách, lấy ra vài nghìn đồng cho ông. Liền lúc đó một cậu học sinh vội vã chạy tới nhìn ông rồi bỏ tiền vào ca nhựa. (Ảnh 3)
Một phụ nữ nhà bên kia đường cầm dôi dép chạy sang, bảo ông mang vào cho khỏi nóng chân. Ông dươn dướn đôi mắt mù lòa, nhỏ nhẹ cám ơn chị. Ông nói: “Tui mang vào là không có cảm giác với con đường. Tui không về nhà được…”. Ông Sơn tiếp tục lê từng bước chân mỏi mệt trong tiếng sáo trúc với những bài tình ca thuở trước như: Hình bóng quê nhà, Đám cưới trên đường quê hương… (Ảnh 4 và 5)
Đó là những khoảnh khắc mà ống kính của tôi ghi nhận được vào lúc 12 giờ trưa ngày 3-3 trên một khúc đường Nguyễn Thái Học (từ trụ sở UBND phường An Mỹ đến đầu đường Trần Dư ở TP. Tam Kỳ).
HUỲNH TRƯƠNG PHÁT
Ý kiến của bạn (2)Tôi cũng đã bắt gặp hình ảnh người thổi sáo này trên đường phố một trưa cuối năm. Hình ảnh của ông làm đắng lòng tôi nhưng hình ảnh những người chia sẻ với ông, có người cũng nghèo như ông đã làm lòng tôi ấm áp trở lại. Điều đặc biệt ông ấy thổi toàn những bản nhạc vui tươi khiến người nghe phấn chấn. Ông ấy đang lao động để kiếm tiền như bao người. Đó là một hình ảnh đẹp, đáng trân trọng trong cuộc sống. Mong rằng đời cũng sẽ còn nhiều sự yêu thương, sẻ chia như trên. Nguyễn Thị Trang , Tháng ba 05, 2010
Ông già này làm em nghĩ đến anh mud bán sáo trên hồ Gươm . Khâm phục thật