Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Vài hình ảnh về quá trình làm sáo Trung Quốc

rated by 0 users
This post has 29 Replies | 2 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

1. ngày xưa gần nhà ngoại em có 1 rừng trúc, giờ nó cháy trụi rồi, ngày xưa trúc đó có mọc cũng chỉ thành hàng lối thôi, chứ ko thể nào mà từng cây riêng lẻ được đâu bác rùa, địa dư mỗi vùng mỗi khác, trúc đợt mới em vừa chặt nè, cũng thẳng băng có sao đâu, tùy cây thôi, ko liên quan gì tới mọc riêng hay mọc chung đâu, hơn nữa khi trúc mọc chung lúc nó lớn bị gió thổi và độ nặng của cành sẽ giảm bớt do có nhiều cây xung quanh đỡ, còn nếu mọc riêng chắc nó cong như cây cung luôn, đó là suy nghĩ của em thôiSmile

2. nếu lỗ bé thế thì người ta gọi nó là cây tầm vông rồi chứ ko phải trúc! nếu anh nhìn kĩ thì có ống nhỏ ống bự chứ ko phải ống nào cũng nhỏ, trúc mà nếu cưa ngay mắc thì  lỗ nó cũng nhỏ xíu vậy à, hôm nào đem cho anh coi trúc em làm, lỗ cưa chỉ bằng nửa đường kính ống trong thôi! cái kho của em mà như cái kho của nó thì chắc có mà bỏ nghề luôn, he he he....

3. vừa hơ vừa uốn thì chưa có kinh nghiệm, nhưng chỉ có thể thế thôi, chứ thân em nặng như tạ đem đè cây trúc như cái ngón tay út mà nó thẳng còn ko nổi thì làm sao mà có đủ trúc thẳng được, còn làm trúc cong thì thôi khỏi nói, đau thương lâm ly luôn...

 4. giống gọt zỏ mía quá, em làm ngược lại ko hà, làm sáo hoàn chỉnh gần hết rồi mới cạo vỏ, mà chỉ đánh giấy nhám chứ ko cạo....cạo nghe ghê lắm...kít kít khó chịu chết được...

5. không hiểu thằng cha này làm cái quái gì, giống làm mẽo quá, định lỗ thổi thì cần quái gì cầm cái đinh 3 tấc thế kia, em xài kéo là xong!

6. cái kiểu này là làm sáo theo mẫu chính hiệu, ko còn gì bàn cãi!

7. cái máy như thế này em cũng có, nhưng chỉ phẻ được chuyện khoét lỗ cho nhiều chứ nếu làm thủ công thì cũng chả lâu hơn bao nhiêu, và nếu trúc có kích cỡ đường kính ống khác nhau mà phang ầm ầm kỉu này chỉ có nước làm đả cẩu địch! 

8,9,10. chủ yếu là màu mè, và chỉ tiện lợi hơn cho người mang sáo, nếu em có công nghệ này thì chắc khỏi cần chọn trúc, ghép lại 2 đoạn thẳng kích cỡ ngang nhau là ôke, tiếng sáo cho dù ko đồng chất trúc cũng ko khác là mấy, chỉ có điều tốn trúc nhiều hơn gấp đôi để làm 1 cây!

11. chắc bác sáo trúc ko làm sáo nên ko biết, dao 11 vừa nhỏ vừa bén, cầm kỉu kia thì anh em sẽ sớm offline với em trong chợ rẫy để khâu đùi lại, cái tướng ngồi thấy ghétAngry! cái cục sừng trâu sừng bò đó mà đem vào định âm trầm thì sai bát độ tè lè là cái chắc, ói máu luôn đó bác rùa ơi, em cá gì cũng cá là nó chỉ có tác dụng làm kiểng!!!!

12. ko hiểu sao em thấy ông này quấn dây xấu dã man mà lúc bán ra thì quấn đẹp cũng dã man!

13,14. em cứ nghĩ là phải đánh bóng trước rồi mới quấn dây và sơn sáo, chứ nếu mà làm ngược lại thì vừa mất công vừa dễ phạm vào dây, đứt dây như chơi!

nói túm lại thì qui trình làm sáo của em khác ông đó hơi bị nhiều, dù sáo em dỏm, nhưng ko thể đi theo cái qui trình kia được, và kĩ thuật quan trọng nhất là  nút  chặn và lòng ống, với kĩ thuật lỗ thì ko đề cập tới, tiếc quá, chắc nó dấu nghề ko cho pác sáo trúc chôm chỉa zìa gòi!Super Angry

cám ơn bác sáo trúc đã chia sẻ cùng anh em!Yes 

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Nhìn là biết chụp hình làm mẩu thôi, cho nên mình chỉ chú ý những gì chung quanh thôi. Big Smile
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

MHM thấy rằng loại trúc là loại đốt gãy, tức mổi đốt độc lập với nhau. Nên mỗi đốt sẽ thẳng, ko như trúc VN , tất cả các đốt đều thẳng hàng, khi càng lớn sức nặng của thân trúc quằng cây cong xuống, nên cong hơi nhiều. còn mấy ống lổ nhỏ là cắt ngay mắt trúc, vì cắt kiểu này khi khô , đường kính 2 đầu ko bị teo lại.

Đúng là trúc bên TQ quá tuyệt để làm sáo.. ứoc gì có một bó xài thử.

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

em xem cái đoạn bình loạn của bác sáo trúc mà thấy buồn cười quá!

hình người ta nói về quá trình làm sáo mà bác lại nhìn thấy cả cái tàn thuốc là bé tí ti bị dẫm nát bét ở dưới chân, nhìn cái tường ở phía sau để đoán là họ làm ở căn phòng khác! rồi lại còn nhìn không khí và suy ra buổi sáng với lại nhà hướng đông nữa chứ! toàn những cái chả liên quan gì tới việc chính là làm sáo !!! bó tay!!!Smile

em nói hết sức chân thành : bác không đi làm thám tử hay công an là hơi bị lãng phí tài năng đó!Smile

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Sao lại không có liên quan đến việc làm sáo chứ. Bác đọc lại và suy ngẫm một tí. Ví dụ như chuyên phòng quay hướng đông, để trúc tươi gần cửa... đó là khâu rất quan trọng trong việc lưu trữ và xử lý trúc ở giai đoạn đầu tiên. Còn vách tuờng có tô xi măng hay không có thể giúp giữ độ ẩm trong phòng ổn định ... Không những là liên quan mà còn là những đều rất quan trọng đó bác. Còn hình chụp người thì nhìn qua là biết chụp làm dáng thôi chứ không ai làm sáo như vậy cả chúng ta chỉ chú ý sơ thôi không. Bác không chịu suy nghĩ cho kỷ mà lại nghĩ saotruc tui bị điên hả. hehehe
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

 em đâu có nghĩ là bác điên mà bác lại cứ tự nhận rồi đổ tội lên đầu em! đó là em chỉ muốn nói rằng thì là khả năng quan sát của bác cực tốt  ! rất có năng khiếu để làm thám tử hay công an! Smile

còn cái khoản làm sáo  thì em xin chịu thua vì em ít quan tâm nên hiểu biết cũng nông cạn ! có nói sai gì thì bác bỏ quá cho!! 

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

saotruc:
Tui có vài nhận xét sau:
Hình 1 : Trúc của nó mọc riêng từng cây, không mọc thành bụi như mình nên có nhiều cây thẳng. Thấy mặt đất có dốc, chứng tỏ mọc trên triền núi, đồi.
Hình 2: Người ta để trúc trong mát. Phải chặt thật nhiều để trữ và lựa chọn. Nhìn thấy  lổ trúc rất bé, chứng tỏ là phải tiện nòng trong.
Hình 3 : Nó nói làm sấy trúc, nhưng mình nhìn thấy là hình như vừa hơ lửa vừa uốn.
Hình 4 : Nhìn thấy trúc đã vàng đi nhiều, chứng tỏ trúc lúc này rất khô và ổn định, cây lại rất thẳng. Nó lại cạo vỏ sau khi uốn, cho nên dù có bị cháy hay nám mình cũng không thấy.
Hình 5 : Cái mớ trúc phiá sau lưng rất nhiều, nhưng khác với đống trúc ở hình 2, chứng tỏ người ta trữ trúc rất nhiều thì mới lựa chọn được cây trúc tốt. Dưới đất lại có mẩu thuốc lá đã hút hết lại có dấu giầy chà lên, người này cũng cẩu thả quá, hút thuốc chổ dễ cháy, nhưng dù sao cũng có ý thức là đạp lên còn dí cho tắt lửa.
Hình 6 : Hình như người này định lổ bấm bằng một cái khuôn thì phải. Ta nhìn thấy mớ trúc còn xanh thì được để gần cửa và có anh nắng rọi vào. Còn những cây đã hết xanh thì lại để phía trong. Chứng tỏ người này có ý định phơi nắng những cây trúc tươi và khi khô rồi lại chuyển vào trong. Tuy nhiên không phải phơi ngay dưới ánh nắng lớn mà chỉ để trong phòng cho nắng rọi vào một phần. Nhìn không khí có thể đoán đây là vào buổi sáng, chứng tỏ nhà kho này quay hướng đông và chỉ có ý định cho một tí nắng sớm chiếu vào để một số cây gần cửa mau khô và phòng chứa được khô thoáng.
Hình 7 : chúng ta có thể nhìn kích thước của mũi khoan thì đoán được phần nào mũi khoan ban đầu. phía dưới có lót vải cho êm, chống rung và có que cố định cây trúc.
Hình 8 : Đang mài cái ống đồng để nối sáo, có thể ống đồng này mua lại của một cơ sở khác và phải mài lại cho mịn trước khi ghép.
Hình 9 :
Hình 10 : Cái vật gắn vào 2 đầu cũng phải mài lại cho vừa
Hình 11 : Vách phái sau khác vách của cái kho, đây là một phòng khác. Các bạn chú  ý cách cầm dao và lưỡi dao. Nó xếp hình gắn miếng sừng trâu 2 đầu là hình 10, nhưng hình này lại không thấy đâu. Có thể là nó sẽ gắn sau khi chỉnh sáo, điều này chứng tỏ, trong lúc chỉnh âm sáo có thể nó chỉnh cả đầu sáo để chỉnh cho các note trầm...
Hình 12 : Quấn dây màu trắng, rồi sau đó mới sơn đỏ hay đen thì tùy. Một lần nữa chúng ta nhìn lại độ lớn của ống trúc và lòng trong của trúc. Người này xếp trúc theo từng lớp ngang dọc. Theo tui có 2 tác dụng là chống lăn và dễ lấy ra, thứ 2 là phân biệt được từng đợt trúc chặt trước hay sau.

thưa bác saotruc   .sáo họ không tiện lòng của nó đâu ,không có con dao tiện nào dài để tiện hết cả đoạn trúc dài như thế,nếu tiện một đầu rồi đảo đầu tiện tiếp thì sẽ có độ sai lệch về độ đồng tâm của hai đoạn trúc đó.Mà quan trọng nhất là với thớ dọc của cây trúc thi tiện nó sẽ phá cây trúc .bề mặt sau tiện không bóng như ban đầu đâu. mà họ co làm như vậy đâu ,trông trúc lỗ nhỏ là do họ cưa trúc vào đúc đốt của nó để tránh nứt đầu đoạn trúc trong quá trình để khô trong xưởng.

làm theo kiểu hàng loạt này thì may được cây tốt.

 

tranhuucoc2009@gmail.com tranhuucochn@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Chào bạn, việc tiện với mũi khoan dài ngày này là một chuyện dễ, tiện một ống dài chừng vài mét với đường tiện thẳng và bóng là chuyện thường thôi bạn ạ, đừng nói chi gỗ hay trúc mà ngay cả kim loại và tui cũng đã từng thấy người ta tiện cả đá nữa bác ạ.
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

em xin có thêm ý kiến như thế này :đúng là ngày nay có thể tiện bằng mũi khoan  dài  .nhưng với mũi khoan dài nó sẽ có độ đảo của mũi khoan .kể cả máy cnc .mà cây trúc bác công nhận là nó không thể thẳng,tròn tuyệt đối.nên khi khoan bằng mũi khoan dài thì sẽ có va đập mũi khoan vào trong lòng của trúc.có thể dẫn đến hỏng khúc trúc đó,nếu không hỏng thì chiều dày của trúc sẽ không đều .Khúc trúc tự nhiên bác thấy độ dày của nó dã tương đối đều rồi .mũi khoan thì không sao mặc dù dài vì nó đã được nhiệt luyện tôi cứng rồi.mà bác công nhận rằng có ai dùng máy tự động CNC để làm sáo ko.giá thành sẽ ra sao.BÁC nhìn kỹ lại một chút mặt cắt của đoạn trúc bác sẽ thấy có rất nhiều lỗ không thủng vì nó cắt ngay sát đốt trúc.Ngay sát đốt trúc lỗ sẽ nhỏ.cắt sát đốt  là để tránh nứt hai đầu đoạn trúc.Còn về sắt thép và đá thì chuyện khoan như thế là bình thường .vật liệu cứng như đá thì khi gặp mũi khoan có lớp kim cương bọc ngoài thì cũng thủng như thường.Ý kiến bác thế nào?

tranhuucoc2009@gmail.com tranhuucochn@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
bác huucoc nói rất hợp lý, trúc mà tiện sâu trong lòng thì coi như phá luôn cái lòng đó rồi, nếu có thì chỉ là tiện lòng mé ngoài cho đoạn khớp nối thôi, làm sáo bằng trúc thì ko thể lập trình CNC dc do kích thước các ống trúc ko đồng nhất.
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
cho nên ngày ấy đến giờ em xài đc cái mũi khoan dài đó đc có mấy lần ròi chả biết về tay anh em nảo nào nao....nhưng có nhiều kĩ thuật giúp mình làm nhanh hơn nếu dùng máy để xử lí, còn làm bằng tay chưa chắc ngon hơn...có điều bác phải biết vật liệu nào để mình đưa vào lòng để tiện thôi...cái nào ko làm hư lòng trong mà vẫn làm sạch các mắc trúc ấy...he he kể ra thì cũng cả mớ.
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

saonhua:
cho nên ngày ấy đến giờ em xài đc cái mũi khoan dài đó đc có mấy lần ròi chả biết về tay anh em nảo nào nao....nhưng có nhiều kĩ thuật giúp mình làm nhanh hơn nếu dùng máy để xử lí, còn làm bằng tay chưa chắc ngon hơn...có điều bác phải biết vật liệu nào để mình đưa vào lòng để tiện thôi...cái nào ko làm hư lòng trong mà vẫn làm sạch các mắc trúc ấy...he he kể ra thì cũng cả mớ.

Cách  ngon nhất là ai cũng làm rồi.gắn miếng giấy nhám vào thanh tròn và đánh lòng ống trúc.muốn bóng thì ăn mỏng thôi [đánh nhẹ tay],trừ lúc muốn phá phần vấu của đôt thì phải mạnh tay rồi.chắc chỉ có bác chuthoong phải thông lòng trúc thôi.vì bác làm tiêu có nhiều đốt.

em học cơ khí chế tạo nên có chút kinh nghiệm về gia công vật liệu.chứ kinh nghiệm làm sáo chuẩn thì em chưa có giỏi.mà em cũng chưa thử vì chưa có vật liệu mà làm.

tranhuucoc2009@gmail.com tranhuucochn@yahoo.com
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
em cũng thấy thế
Thế trận vô vi lạc Ninh giai túy nhất tiêu
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
cách này của MHM chính hiệu, ngày xưa tui cũng làm vậy, nhưng giờ cách tui làm chắc ít bác nào có thể tưởng tượng ra được, dù MHM vẫn chê ỏng chê eo nhưng tui vẫn trung thành với phương pháp của mình, chưa có cái lòng trúc nào có thể gọi là cản trở đối với tui, vấn đề là tui có muốn biến nó thành 1tấm gương ốp nội bên hay ko thôi ( tuỳ chất trúc, và nhất là tuỳ cảm hứng), nếu bạn say mê chế tạo và ở tại thành phố HCM, có thể mình gặp nhau và đàm đạo chăng, tui có nhiều ý tưởng lắm, nhưng ko có thời gian thực hiện, và thiếu người chế tạo công cụ để tui làm.
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

saonhua:
cách này của MHM chính hiệu, ngày xưa tui cũng làm vậy, nhưng giờ cách tui làm chắc ít bác nào có thể tưởng tượng ra được, dù MHM vẫn chê ỏng chê eo nhưng tui vẫn trung thành với phương pháp của mình, chưa có cái lòng trúc nào có thể gọi là cản trở đối với tui, vấn đề là tui có muốn biến nó thành 1tấm gương ốp nội bên hay ko thôi ( tuỳ chất trúc, và nhất là tuỳ cảm hứng), nếu bạn say mê chế tạo và ở tại thành phố HCM, có thể mình gặp nhau và đàm đạo chăng, tui có nhiều ý tưởng lắm, nhưng ko có thời gian thực hiện, và thiếu người chế tạo công cụ để tui làm.

thưa bác saonhua là em ở Hà Nội.Em mới sắp tốt nghiệp hệ cao đẳng -ngành cơ khí chế tạo.Kinh nghiệm em chưa có nhiều .Có thể góp ý đến đâu em sẽ nhiệt tình.email em ghi ở dưới đó.Em dùng gmail.nick yahoo em dùng để chat thôi vì nó gửi mail chậm lắm.

tranhuucoc2009@gmail.com tranhuucochn@yahoo.com
Page 2 of 2 (30 items) < Previous 1 2 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems