Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ

rated by 0 users
This post has 2 Replies | 1 Follower

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3
Nguyen Tan Posted: 05-29-2009 0:55

http://www.56.com/u65/v_MjQ0NDY4OTQ.html

"Xuân giang hoa nguyệt dạ" là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là "chỉ một thiên tuỵêt diệu, đủ xứng đáng là đại gia" (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là "Thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi" (Thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là "Xuân giang hoa nguyệt dạ" của Trương Nhược Hư và "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị.

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của người du tử đối với người khuê phụ. Tựa đề "Xuân giang hoa nguyệt dạ" có nghĩa là "đêm hoa trăng trên sông xuân" nhưng cũng là tên một khúc hát thời Trần Hậu Chủ

123

Xuân giang hoa nguyệt dạ
Trương Nhược Hư

Xuân giang triều thủy liên hải bình,
Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh.
Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý,
Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh.

Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện,
Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển.
Không lý lưu sương bất giác phi,
Đính thượng bạch sa khan bất kiến.

Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần,
Hạo hạo không trung cô nguyệt luân.
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt ?
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân ?

Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ,
Giang nguyệt niên niên vọng tương tự.
Bất tri giang nguyệt chiếu hà nhân,
Đãn kiến trường giang tống lưu thủy.

Bạch vân nhất phiến khứ du du,
Thanh phong giang thượng bất thăng sầu.
Thùy gia kim dạ biên chu tử,
Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu?

Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi,
Ưng chiếu ly nhân trang kính đài.
Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ,
Đảo y châm thượng phất hoàn lai.

Thử thời tương vọng bất tương văn,
Nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân.
Hồng nhạn trường phi quang bất độ,
Ngư long tiềm dược thủy thành văn.

Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa,
Khả liên xuân bán bất hoàn gia.
Giang thủy lưu xuân khứ dục tận,
Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà.

Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ,
Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ.
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân qui,
Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.


--Dịch Nghĩa--

Thủy triều lên, mặt sông xuân ngang mặt bể,
Trên bể, trăng sáng cùng lên với thủy triều .
Lấp loáng theo sóng trôi muôn ngàn dặm,
Có nơi nào trên sông xuân là không sáng trăng ?

Dòng sông lượn vòng khu cồn hương thơm,
Trăng chiếu rừng hoa ngời như hạt tuyết .
Trên sông sương trôi tưởng như không bay
Bãi sông cát trắng, nhìn chẳng nhận ra

Sông và trời, một màu không mảy bụi,
Ngời sáng trong không, vầng trăng trơ trọi
Người bên sông,ai kẻ đầu tiên thấy trăng ?
Trăng trên sông, năm nào đầu tiên rọi xuống người ?

Người sinh đời đời không bao giờ ngừng
Trăng trên sông năm năm ngắm vẵn y nguyên
Chẳng biết trăng trên sông chiếu sáng những ai
Chỉ thấy sông dài đưa dòng nước chảy

Mây trắng một dải, vẩn vơ bay
Cây phong biếc xanh trên bờ buồn khôn xiết
Người nhà ai đêm nay dong con thuyền nhỏ
Người nơi nao trên lầu trăng sáng đương tương tư ?

Đáng thương cho trên lầu vầng trăng bồi hồi
Phải chiếu sáng đài gương người biệt ly
Rèm nhà ngọc cuốn lên rồi, trăng vẫn không đi
Phiến đá đập áo lau đi rồi, trăng vẫn cứ lại

Giờ đây cùng ngắm trăng mà không cùng nghe tiếng nhau
Nguyện theo ánh đẹp vầng trăng trôi tới chiếu sáng bên người
Chim hồng nhạn bay dài không thể mang trăng đi
Cá rồng lặn nhảy, chỉ khiến làn nước gợn sóng

Đêm qua thanh vắng, mơ thấy hoa rơi,
Đáng thương cho người đã nửa mùa xuân chưa về nhà
Nước sông trôi xuôi, xuân đi sắp hết
Trăng lặn trên bãi sông, trăng xế về tây

Trăng xế chìm dần lẩn trong sương mù mặt bể
Núi Kiệt Thạch, sông Tiêu Tương đường thẳm không cùng
Chẳng biết nhân ánh trăng đã mấy người về
Trăng lặn, rung rinh mối tình, những cây đầy sông


--Bản dịch của Khương Hữu Dụng--
Đêm hoa trăng trên sông xuân

Sông xuân triều dậy mặt biển bằng,
Trên biển trăng cùng triều nước dâng.
Dờn dợn vời theo muôn dặm sóng,
Sông xuân đâu chẳng sáng ngời trăng.

Quanh co sông lượn cồn hương chảy,
Trăng chiếu vườn hoa như tuyết rải.
Tầng không sương tỏa tưởng không bay,
Cát trắng bên doi nhìn chẳng thấy.

Trong suốt trời sông suốt một màu,
Trên sông vằng vặc một trăng cao.
Ai người đầu đã trông trăng ấy ?
Trăng ấy soi người tự thuở nao ?

Người cứ đời đời sinh nở mãi,
Trăng đã năm năm sông nước giãi.
Soi ai nào biết được lòng trăng,
Chỉ thấy sông dài đưa nước chảy,

Mây bạc lưng chừng trôi đến đâu,
Cành phong xanh bến biết bao sầu.
Đêm nay ai mảng buông thuyền đó,
Ai ở lầu trăng nhớ chốn nào ?

Trăng lầu quanh quẩn đáng thương ôi !
Soi mãi đài gương kẻ lẻ đôi.
Cửa ngọc cuốn rèm xua vẫn ở ;
Hòn châm đập áo xóa liền soi.

Chừ đây cùng ngóng , bẵng tăm hơi ;
Mong quyến theo trăng đến rọi người.
Bay mỏi, nhạn khôn mang ánh được,
Vẫy ngầm, cá chỉ vẫy tăm thôi.

Đêm qua thanh vắng mộng hoa rơi,
Nhà chửa về, xuân quá nửa rồi !
Nước cuốn xuân đi trôi sắp hết,
Vòm sông trăng lại xế sang đoài.

Trăng khuất mù khơi chìm chậm chậm,
Dòng Tương non Kiệt ngàn muôn dặm.
Nương trăng mấy kẻ nhớ về theo,
Trăng lặn xao tình cây nước gợn.

123


--Bản dịch của Tản Đà--

Đêm trăng hoa trên sông xuân

Sông xuân sáng nước liền ngang bể,
Vầng trăng trong mặt bể lên cao.
Ánh trăng theo sóng đẹp sao!
Sông xuân muôn dặm chỗ nào không trăng?
Dòng sông chảy quanh rừng hoa ngát,
Trăng soi hoa như tán trập trùng.
Sương bay chẳng biết trong không
Trên soi cát trắng nhìn không thấy gì.
Trời in nước một ly không bụi.
Mảnh trăng trong ròi rọi giữa trời.
Thấy trăng thoạt mới là ai?
Trăng sông thoạt mới soi người năm nao?
Người sinh mãi, kiếp nào cho biết,
Nhìn trăng sông năm hệt không sai.
Trăng sông chẳng biết soi ai,
Dưới trăng chỉ thấy sông dài nước trôi.
Đám mây trắng ngùi ngùi đi mãi,
Rặng phong xanh một dải sông sầu.
Đêm nay ai đó, ai đâu?
Chiếc thuyền để nhớ trên lầu trăng soi.
Trăng thờ thẫn nơi người xa ngóng,
Chốn đài gương tựa bóng thương ai.
Trong rèm cuốn chẳng đi thôi,
Trên bàn đập áo quét rồi lại ngay.
Cùng nghe ngóng lúc nay chẳng thấy,
Muốn theo trăng trôi chảy đến chàng.
Hồng bay, ánh sáng không màng,
Nước sâu cá quẫy chỉ càng vẩn tăm.
Đêm nọ giấc trong đầm hoa rữa,
Ai xa nhà xuân nửa còn chi!
Nước sông trôi mãi xuân đi,
Trăng tà lặn xuống bên kia cánh đầm.
Vầng trăng lặn êm chìm khói bể,
Đường bao xa non kệ sông Tương.
Về trăng mấy kẻ thừa lương,
Trăng chìm lay bóng đầy hàng cây sông.

Mạn đàm "Xuân giang hoa nguyệt dạ":

Nhà thơ Trương Nhược Hư (660 – 720) người ở Dương Châu. Ông cùng với Hạ Tri Chương, Trương Húc, Bao Dung được gọi là "Ngô trung tứ sĩ" vì Hạ Tri Chương tự xưng là Tứ Linh cuồng khách, Trương Húc cùng với Lý Bạch, Bùi Uẩn múa kiếm làm thơ và tự xưng là tam tuyệt, nên bốn nhà thơ nầy quy tụ lại với danh xưng để ngạo với đời. Phong cách thơ ông trong sáng hoa lệ, giàu chất trữ tình, Ông có vị trí quan trọng giai đọan thi ca thời Sơ Đường.
Thơ ông thất lạc gần hết. "Toàn Đường thi" chỉ ghi lại được hai bài thơ của ông là "Đại Đáp Khuê Mộng Hoàn" và "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ".
Bài "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ" này cũng đủ để Trương Nhược Hư trở tành bất tử. Tại Nhật Bản hai bài thơ Đường nầy được yêu thích nhất có lẽ nó mang hình ảnh thấp thoáng đâu đó trên xứ sở Phù Tang.
Bài thơ tả tình và cảnh một cách rất nghệ thuật, mông lung giữa làn sương khói u hoài và ánh trăng soi huyền diệu trên bến nước dập dềnh mênh mông… làm người đọc phải bần thần suy tư: đó là bài thơ “Đêm Hoa Trăng Trên Sông Xuân” của Trương Nhược Hư. Nhà thơ đã sử dụng ngôn ngữ thẩm mỹ một cách tài tình, những hình ảnh âm thanh sống động có sức gợi cảm ngân vang, cùng với sự sáng tạo, tưởng tượng liên kết lạ lùng, gây nên những tác động mạnh mẽ và sự tiếp thụ phong phú nơi người đọc. Bài thơ đã dẫn dắt người đọc đưa những bước chân hụt hẩng vào một thế giới cảm xúc mênh mang của cụ thể và trừu tượng, của vô hình và hữu hình, của thực chất và mộng ảo…


Xuân giang hoa nguyệt dạ là một bức tuyệt tác tổng hợp cảnh vật, tình cảm, triết lý vào trong một đêm xuân có (trăng) sáng, trên con (sông), bên cạnh một rừng (hoa). Câu chuyện đi từ cảnh xa cho đến gần, cảnh vĩ đại cho dến cảnh đơn thuần (con trăng), cảnh chuyển qua tình, từ triết lý nhân sinh đi tới nội tâm của con người rồi của chính mình, một lúc nào đó cảnh và người hòa hợp với nhau, không còn phân biệt.

Lồng trong câu chuyện, mặt trăng là vai chính, từ lúc mới lên cùng với thủy triều, cho đến lúc lừng lững giữa trời không, cho đến lúc lặng xuống, cho ta hình ảnh rõ ràng của một du khách (trên sông) qua một đêm không ngủ, lặng nhìn trăng sáng, thưởng thức trọn vẹn một Xuân giang hoa nguyệt dạ.

Nét bút tả cảnh tả tình của thi nhân thật là huyền diệu. Còn gì huy hoàng thơ mộng hơn cho bằng lặng lẻ nhìn vũ trụ từ từ hiện ra trước mắt mình qua hìn ảnh của một mặt hồ mênh mông, và ánh trăng vằng vặc. Còn gì thẫn thờ hơn cái ngẫn ngơ của linh hồn trước một thiên nhiên vô cùng, bí mật, còn gì cô đơn hơn con thuyền lẽ loi trên mặt sông, không biết về đâu. Còn gì thương nhớ vô vàn hơn nổi tương tư của hai người xa cách chỉ còn biết nhờ trăng gởi cho nhau nổi thân tình tới người yêu.

Còn gì bàng hoàng hơn giây phút cuối cùng của câu chuyện, có ai như mình không nhĩ, ngồi đây với bao nhiêu nỗi niềm, muốn bao trùm cả vạn vật, nhớ đến câu: "Tịch dương vô hạn hảo, Chỉ thị cận hoàng hôn" mà bàng hoàng ngẫn ngơ...

Âm luật tiết tấu trong bài thơ cũng rất đặc sắc, diễn tả tâm trạng của thi nhân trong đêm đó, không kịch liệt, không ai oán, không cấp xúc, mà là mộng ảo, ôn nhu, hòa hài, tình cảm thâm trầm mà nhiệt liệt, tự nhiên, bình hòa như máu chạy trong tim, nhịp theo quy luật, tiết tấu. Cả bài có 36 câu, 4 câu lại đổi vần, bình trắc đổi nhau vận dụng, như một bài nhạc đi theo tình cảm trong thơ.

                                                                                                                Nguồn nhatvannhat.com

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Cảm ơn bạn Nguyen Tan đã post bài.

"Xuân giang hoa nguyệt dạ"- bài thơ quả là hay- thi trung hữu họa. Bài thơ như vẽ ra cảnh vật thơ mộng đượm trong tình ý bất tận của thi nhân. Vừa đọc thơ, vừa nghe đàn, chẳng khác gì lạc vào chốn tiên cảnh, cưỡi gió, lướt mây (thực ra là không có mâyStick out tongue), ngắm sông trăng ánh vàng...

Bản nhạc trên êm ái quá, nhẹ nhàng quá, chỉ có điều không phải cảnh mà thi nhân họa ra, hơi tiếc. Dưới đây là bản hòa tấu tỳ bà và cổ tranh do Phương Cẩm Long và Vương Dũng thể hiện, mang một sắc thái riêng, một phong cách riêng:

http://v.guqu.net/guzhengE/13963.html


Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

bản hòa tấu Tỳ bà + Tiêu TQ :http://www.youtube.com/watch?v=Lykgg5phVJE&feature=related

 Nhạc phổ cho tiêu đây :

Em thì thích thổi theo tone 1 = G cơ


Page 1 of 1 (3 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems