Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

cải tiến sáo việt nam

rated by 0 users
This post has 33 Replies | 2 Followers

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
leehonso:
olala:

Bác MHM nói rất chính xác . em đã thử nghiệm với các nút chặn bằng chất liệu khác nhau , kết quả là lên được cao độ cũng khác nhau , có vẻ như nút chặn càng có độ đàn hồi ( hay một lý do nào khác ) thì sáo càng lên được cao . Hiện tại sáo của em sau khi thay nút chặn bằng nút của chai rượu ( không biết gỗ gì cũng ko rõ rượu gì hihi ) thì đã lên được đến sol 3 haha

vấn đề là còn có thêm đặc điểm nào giúp sáo lên được cao nữa ko?

Nút chặn theo em thì không nên có độ đàn hồi, càng cứng càng tốt (em toàn phải dùng keo 502 để làm cứng nút chặn trước khi chèn vào lòng ống ).

Ngoài ra 1 vấn đề khiến sáo có thể lên cao đó là đường kính lòng ống, đường kính lòng ống càng nhỏ sáo càng dễ thổi lên cao, nhưng bù lại khi xuống các nốt trầm, tiếng sáo sẽ vang không đẹp và khó thổi. Em thì thấy sáo C5 có đường kính lòng ống là 12...12,5....13 đều có sự khác nhau của việc dễ dàng lên các nốt cao như sol3, rõ ràng là đường kính càng nhỏ sáo lên sol 3 càng dễ.

 

Em thấy sáo của thầy Sơn toàn dùng xốp làm nút chặn nhưng vẫn lên sol3 ngon lành mà, em thổi thử một loạt dùng máy đo thì thấy cây nào cũng lên được sol3

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

keinnhn:
Ui cảm ơn các bác nhá, em phải về bảo với cái ông làm sáo ở chỗ em mới dc, ông ấy toàn lấy lun cái chỗ khấc của đốt trúc làm nút chặn, như thế ảnh hưởng đến cao độ của sáo đúng hok các bác?

Không cần vậy đâu bác, người có kinh nghiệm thì làm bằng nút tự nhiên luôn canh sao cho tương đối chính xác bát độ 3 với khoảng cánh nhất định. Nhược điểm duy nhất của nút tự nhiên là lúc làm xong mà Mi3 trở lên cao hoặc thấp thì  không chỉnh đc.

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2
olala:

thế giới quả là rộng lớn , những thông tin bác sáo nhựa đưa ra làm em sửng sốt luôn , em ko bao giờ nghĩ tiêu có thể lên đến 4 bát độ , lại còn lên đến tận đô 5 thì...hic hic đúng là ác mộng . mà bác lại còn làm sáo lên được đến tận si3 thì đúng là em muốn bái bác làm sư quá .

Nhưng em vẫn chưa hiểu yếu tố nào quyết định cho việc sáo lên được cao như vậy ? ( nút chặn , trúc , hay độ dày mỏng của sáo? )

mà bác đã nghiên cứu qua cấu trúc của cây sáo tây chưa? sao nó lên được đủ 3 quãng 8 vậy?

 

Tiêu của saonhua hoangdat tui đã từng nghe bác ấy thổi, lên từ do1 đến si3, cây đó 10 lỗ, con lên do4 thì tui chư nghe bác ấy thổi, nhưng mà tiêu lên đến si3 là điều thực sự. hixhix, còn lên do4 thì cần phải có thời gian tìm thế bấm của nó nửa như saonhua đã nói, còn về việc quyết định sáo lên cao được thì hôm bữa cũng ngồi nói chuyên w saonhua thì bác ấy nói là yếu tố quan trọng nhất là chất trúc, ( trúc đà lạt ),  tui nghĩ cái này rất đúng, ai làm sáo hay mua sáo mà chả muốn kiếm cho mình một cây trúc dl về dộ ổn định âm thanh khỏi chê. Các bác thấy thế nào.

Hình phạt của Spammer

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
xin đính chính lại bác hoangdat ơi, chất trúc là quan trọng, còn trúc gì thì tui ko dám nói tốt hơn trúc gì, tui chỉ có khoảng 5 loại trúc thôi, chưa nhiều nên chưa dám nói trúc ở miền nào là tốt nhất, có một số cây tui từng nghe thổi xong mà ngây cả người ra như của nhật và đài loan, mấy xứ này còn lạnh hơn đà lạt nhiều nên trúc có thể có kết cấu phù hợp hơn chăng....một câu hỏi nhỏ không lời đáp, mãi mãi ôm mộng mà bơ vơ.hehehe
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Page 3 of 3 (34 items) < Previous 1 2 3 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems