Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
.
Đúng như nhiều thành viên trên Damsan nhận xét, tiếng lưỡi đơn của Sáo thần không bình thường tí nào, nhưng nghe lúc nào cũng vẫn thấy hay, đặc biệt kỹ thuật đi ngón đúng là ma thuật. Về tác phẩm Hoa Thủy Tiên của Lê Thương, mời mọi người nghe lại một lần và đọc 1 chút trong bài phân tích của Phạm Duy về thể loại nhạc "thần tiên - Lê Thương". Kmath có một băn khoăn là không biết khi trình tấu tác phẩm này, và cả Tình ca của Phạm Duy nữa, Sáo thần đã dùng sáo tông gì vậy, rất mong được chị Doantrang chia sẻ
[Youtube:8HQHukyV3-s&feature=related]
" (Phạm Duy viết về Lê Thương) ... Ngay từ lúc đó, ta đã thấy câu nhạc của Lê Thương rất dài, bằng chứng của óc sáng tạo, khác với những tài năng kém, chỉ soạn nổi những câu nhạc cụt thun lủn. Với đầu óc phong phú, Lê Thương còn sáng tạo ra một câu chuyện hư hư thực thực, chuyện người đẻ ra Tiên, rồi nàng Tiên biến thành một bến nước có thật ở miền cực Nam nước Việt... Sau này, hình như cuộc đời Việt Nam càng ngày càng trở nên rất ư tàn nhẫn, tôi không hề thấy trong Tân Nhạc Việt Nam những truyện ca thần tiên như của Lê Thương.
Tiếp tục soạn truyện ca, Lê Thương cho chúng ta bài Hoa Thủy Tiên. Cũng vẫn là những lời ca rất nên thơ, nét nhạc rất Việt Nam, với nhịp đôi dung dị mà ông sẽ dùng trong các nhi đồng ca sau này... nhất là với tài dựng những cốt truyện thần tiên, Lê Thương dùng âm nhạc để đưa chúng ta vào cõi không thực, cõi mộng mơ nhưng vẫn chan chứa tình người. Bài Hoa Thủy Tiên kể truyện:
... Một nghìn năm trước, trong đời Trần Nam quốc, có cô công chúa loà, cả đời nuôi nấng hoa. Nhưng có một năm, Trời làm mưa gió, làm giông tố khiến cho các hoa trên gác lầu phải một cơn đớn đau, Bạch Mẫu Ðơn trôi dạt mất đâu. Công chúa loà thương người và hoa quá, khấn Trời xin đền nụ hoa đã rơi. Nàng bầy trên gác, ước chừng mười tô nước, khấn xin ba tháng ròng, nhưng Trời chỉ cho nước trong. Phải qua đi mùa Hạ, mùa Thu... mãi cuối Ðông đó, Trời mới cho nàng Thủy Tiên xuống đời. Thấy công chúa loà, Nàng Thủy Tiên bước ra, trình bầy trên bát nước, ba lòng vàng thơm ngát, khiến cho đôi mắt loà của nàng công chúa bỗng sáng ra...
Thật là đáng tiếc cho Việt Nam chúng ta, phải sống năm mươi năm chinh chiến, ly loạn, cho nên trong nhạc mục dành cho tuổi thơ, chúng ta hiếm những bài ca thần tiên như vậy ..."
Source: http://208.179.96.115/nguoitinhgia/document/tannhac/nhactinhh1.html