Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Bác Ngàn Phố trên báo.

rated by 0 users
This post has 19 Replies | 0 Followers

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
music_heal_mysoul Posted: 03-24-2009 20:30

   Hôm nay tình cờ MHM thấy bác NgànPhố (Nam) thành viên chủ chốt của ĐamSan miền Bắc xuất hiện trên bản tin mới nhất của các trang tin tức. Bác ấy cũng là một trong những người thành lập ra trang SOCBAY.COM mà tương lai sắp trở thành cổng thông tin điện tử lớn ở ViệtNam.

Trong tấm hình ở bài viết dưới đây thì bác ấy mặc áo sơmi trắng đứng bên góc trái.

"SoftBank đầu tư vào cổng tìm kiếm tiếng Việt"
04:57' 25/03/2009 (GMT+7)

- Ngày 24/3/2008, Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp đã công bố ký kết đầu tư với hai quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam và SoftBank China & India Holding, đồng thời chính thức ra mắt cổng thông tin tìm kiếm tiếng Việt trực tuyến socbay.com.

Đại diện Naiscorp (bên trái) và ông Nguyễn Bảo Hoàng (thứ 2 từ phải sang) Tổng Giám đốc điều hành cho Quỹ đầu tư IDG Ventures Việtnam ký kết thoả thuận đầu tư.
SoftBank là Tập đoàn CNTT lớn nhất Nhật Bản trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm, Internet, điện thoại di động, máy dịch ngôn ngữ điện tử... tham gia góp vốn với rất nhiều tập đoàn tin học khác như Microsoft, Yahoo, Novell, CyberCash, Comdex, ZiffDavis. Năm 1996, SoftBank mua lại quyền sử dụng hệ thống Yahoo tại Nhật với giá 100.000 USD. Sau 3 năm, hệ thống Yahoo Nhật được định giá tới 14 tỉ USD.

Từ kinh nghiệm đầu tư với Yahoo, SoftBank đã trở thành nhà đầu tư của rất nhiều công ty, tập đoàn khác, đặc biệt về lĩnh vực tìm kiếm trên Internet. Tập đoàn Alibaba.com là một ví dụ tiêu biểu khi Softbank đã mạnh dạn đầu tư 20 triệu USD cho Jack Ma thành lập công ty. Mới đây nhất, SoftBank đã bỏ ra tới 12,8 tỉ Euro, (~ 15,5 tỉ USD) để mua toàn bộ hệ thống kinh doanh của Vodafone tại Nhật Bản.

Naiscorp được thành lập vào 07/2006, sau cuộc gặp gỡ giữa nhóm 5 bạn trẻ vừa tốt nghiệp đại học Bách Khoa Hà Nội với ông Partrick Mc.Gorven, chủ tịch Tập đoàn IDG Ventures. Ngày 17/8/2006, quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Venture Việt Nam (IDGVV) ký kết hợp tác đầu tư vào Naiscorp.

Theo Naiscorp, so với các công cụ tìm kiếm trên Internet khác, ưu điểm của socbay.com là được nghiên cứu và phát triển độc lập bởi người Việt, xử lý tiếng Việt chính xác và không dựa trên một công nghệ có sẵn nào, cũng như không sử dụng hay kế thừa ứng dụng mã nguồn mở nào khác.

Ngày 18/2/2009, Naiscorp và SoftBank China & India Holding, một chi nhánh thuộc sở hữu của tập đoàn SoftBank đã đi đến thoả thuận hợp tác đầu tư vào hệ thống tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt. Cũng tương tự như với quỹ đầu tư mạo hiểm IDG, số vốn đầu tư của SoftBank vào Naiscorp cũng không được tiết lộ.

Ông William Bao Bean, đại diện của SoftBank China & India Holdings: "Tiếng Việt không giống như tiếng Anh, rất khó áp dụng ác công nghệ tìm kiếm truyền thống đang phổ biến trên Internet để phân tích, xử lý dữ liệu".
Tuy nhiên, theo ông William Bao Bean, đại diện của SoftBank China & India Holdings tại lễ công bố sáng 24/3/2009, quá trình đầu tư của IDGVV là giai đoạn một để thành lập và định hướng cho Naiscorp, còn SoftBank tham gia đầu tư vào giai đoạn 2 nhằm thúc đẩy khả năng phát triển và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trẻ này.

Trả lời phỏng vấn của PV VietNamNet, ông William Bao Bean cho biết lý do đầu tiên khiến SoftBank quyết định đầu tư vào Naiscorp là bởi nhóm 5 thành viên sáng lập là một tập thể rất gắn kết trong thời gian rất dài, phối hợp cùng nhau từ trước khi học đại học. Lý do thứ 2 là tiếng Việt không giống như tiếng Anh, rất khó áp dụng các công nghệ tìm kiếm truyền thống đang phổ biến trên Internet để phân tích, xử lý dữ liệu.

Về kỳ vọng khi đầu tư vào Naiscorp, ông William Bao Bean cho biết SoftBank hy vọng công ty này sẽ trở thành một công ty Internet hàng đầu ở Việt Nam. Nếu thành công, mối quan hệ đối tác chiến lược với một công ty như vậy sẽ giúp SoftBank có nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường Việt Nam.

  • Huy Phong(vietnamnet.vn)
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Thứ ba, 15 Tháng tư 2003, 09:00 GMT+7

 

Chang trai bai liet va du dinh tao may tinh cho nguoi mu
Đinh Nho Nam lập trình phần mềm máy tính dành cho người khiếm thị.

Cơn sốt độc ác đến khi chỉ mới 6 tháng tuổi khiến Đinh Nho Nam không phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Cho đến khi trở thành sinh viên năm thứ nhất khoa CNTT ĐH Bách Khoa Hà Nội, cậu vẫn không quên được nỗi ám ảnh của chiếc áo trắng bác sĩ và tiếng quạt trần kẽo kẹt tại bệnh viện hồi còn nhỏ.

Khi trích tuỷ để xét nghiệm, chẩn đoán của bác sĩ cũng khác nhau: nơi nói bại liệt, nơi thì nói viêm não… Nam không thể nhớ rõ mình đã phải tiêm bao nhiêu liều thuốc kháng sinh và tập luyện như thế nào. Nhưng chắc chắn đó không phải là điều dễ dàng đối với một cậu bé bị bại liệt khi còn nhỏ và sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo, thiếu thốn.

Những ngày tháng đi học đầu tiên tại trường PTCS Bến Thuỷ (Nghệ An) cũng là những ngày khó khăn nhất đối với một cậu bé yếu ớt lại bệnh hoạn như Nam. Thế nhưng hoàn toàn trái ngược với dáng vẻ, ý chí học tập của Nam đã khiến bạn bè thay đổi cách nhìn. Đến trường học Nam phải qua một vùng đất trũng, mỗi khi trời mưa ngập đến gần thắt lưng. Thế nhưng điều đó không thể ngăn cản cậu bé bước thấp bước cao đến trường, dù không ít lần cậu đến lớp với sách vở và quần áo bị ướt sạch.

"Nếu nói em không bao giờ buồn vì tình cảnh của mình là nói dối, nhưng ai mà chẳng có lúc không vui. Mà cứ nghĩ về chuyện buồn thì sẽ được gì nhỉ? Buổi sáng ngủ dậy em có hai sự lựa chọn: vui hay buồn. Và tất nhiên là em chọn mình sẽ vui rồi" - Đinh Nho Nam.

Lên cấp II, Nam được chuyển lên lớp chuyên toán của thành phố Vinh, nhà cách trường khá xa. Hơn 1 năm rưỡi đầu tiên, Nam được Nguyễn Hoàng Trung, một người bạn học cùng lớp (hiện là sinh viên lớp cử nhân tài năng trường ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa đi học. Nhưng rồi Nam nghĩ: “Mình cũng có thể tự đi xe đạp đến trường được mà không cần phải nhờ bạn chở”, Nam nhờ bạn giúp tập đi xe đạp. Gần một tháng trời luyện tập với không ít lần bị xây xát và một lần ngã vỡ đầu để lại một vết sẹo lớn, Nam đã có thể tự đạp xe đến trường.

Lên cấp III, Nam chuyển lên học tại trường Phan Bội Châu, cái nôi đào tạo những con người tài năng xứ Nghệ. Tại đây, một lần nữa Nam lại chứng minh “mình có thể làm được nhiều điều hơn nữa” khi đoạt giải 3 kỳ thi Tin học toàn quốc năm 2000. Trong số những thí sinh dự thi năm đó, Nam là học sinh tàn tật duy nhất và cũng là thí sinh duy nhất của đội tuyển trường Phan Bội Châu không lên ôn luyện tại Hà Nội. Nguyễn Hải Yến, một người bạn của Nam, cho biết: “Gia đình nghèo nên Nam không thể ra Hà Nội như các bạn, nhưng Nam tự học ở nhà và vẫn quyết tâm thi”.

Năm 2001, Nam được tuyển thẳng vào khoa CNTT ĐH Bách Khoa Hà Nội, nhưng khi trải qua kỳ kiểm tra sức khoẻ Nam không đạt. Cậu học trò xứ Nghệ được ưu tiên nhập học với giấy cam kết sẽ đảm bảo đủ sức khoẻ để học tập. Kết thúc năm học đầu tiên, cậu sinh viên “không đủ sức khoẻ để học tập” ấy đạt điểm trung bình các môn học là 8,6.

Mỗi khi trái gió trở trời, Nam lại bị bệnh cũ hành hạ nhưng chàng trai nhỏ bé ấy chẳng bao giờ đầu hàng. Ngày ngày, từ phòng 107, B10 ký túc xá ĐH Bách Khoa Hà Nội, cậu thanh niên với dáng đi xiêu xiêu ấy vẫn vững bước tới giảng đường. Cậu đang cùng một người bạn cùng lớp (Nguyễn Xuân Tài) thực hiện dự định chế tạo một chiếc máy tính dành cho người khiếm thị. Hai bạn trẻ đang viết phần mềm và sẽ đưa sản phẩm tham dự cuộc thi Trí tuệ Việt Nam. Thế nhưng phần cứng của chiếc máy tính vẫn chưa tìm được người tình nguyện đảm trách. Khi thực sự bắt tay vào công việc, Nam mới thấy dự định này không hề đơn giản. Nhưng cậu thanh niên ấy vẫn quyết tâm: “Em tin mình và các bạn sẽ làm được”.

Thanh Niên

Việt Báo // (Theo_VnExpress.net)
 

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Nguồn:http://www.hiepsicntt.com.vn
Một người là Đinh Nho Nam bị tật bẩm sinh (liệt chân phải và tay trái do cha bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh chống Mỹ), người còn lại là Nguyễn Xuân Tài, cả hai cùng là sinh viên năm thứ hai, K46, Khoa Công nghệ thông tin (CNTT), Đại học Bách khoa Hà Nội, đang cố gắng biến ý tưởng “làm gì đó cho người khuyết tật từ chiếc máy tính vạn năng’’ sớm thành hiện thực...

Học như... phim
Thân với nhau từ nhỏ khi cả hai cùng đậu vào lớp 7 chuyên Lý của trường Năng khiếu Vinh. Khi được nghe giới thiệu về những tính năng đa dạng của máy tính, cả Nam và Tài đều có chung một câu hỏi: “Nó có thể giúp gì cho người khuyết tật?’’...
Cùng thích nhiều môn khoa học tự nhiên và đam mê tin học nhưng nhà nghèo, không có khả năng sắm máy tính nên cả hai chuyên đi học ké. Nam học cả trên máy tính ở trường lẫn học nhờ ở nhà một người bạn là con giáo sư Nguyễn Huỳnh Phát (hiện đang là Hiệu trưởng trường Sư phạm Quảng Bình). Còn chuyện học ké máy tính của Tài thì ly kỳ hơn. Chiếc máy tính đầu tiên mà Tài được thấy và tiếp cận là một máy Compaq 486 (tốc độ 66MHz, 200MB ổ cứng, chạy hệ điều hành Windows 3.1) ở nhà một người bạn tên Nguyễn Hữu Giang, đang học lớp CNTT 5, cùng khoá với Tài và Nam. Tài hay đến học chung với Giang và phát hiện bố Giang quản lý rất chặt chiếc máy tính của nhà. Muốn vào phòng để máy tính ở tầng hai thì phải lên bằng cầu thang mà bố Giang thì thường xuyên ngồi gần đó. Vì vậy, cả Tài lẫn Giang cùng trèo lên mái nhà bên cạnh, sau đó bò sang mái nhà của Giang để đột nhập vào phòng để máy tính. Tài kể: “Để khỏi bị lộ, chúng tôi di chuyển rất nhẹ nhàng và cứ dùng máy khoảng 30 phút thì tắt máy một lần cho máy khỏi nóng. Chúng tôi học tin học theo kiểu như vậy suốt ba năm ròng...”.
Năm 1995, bố Tài (hiện đang công tác ở Tỉnh Uỷ Vinh) được cử đi học bổ túc tin học cho cán bộ nhà nước và đem về một cuốn cẩm nang tin học, dày 600 trang, trong đó có hướng dẫn đầy đủ các chương trình từ DOS, NC, Pascal, C++. Mặc dù chưa biết gì nhưng ngày nào Tài cũng lôi ra đọc một chương. Do nhà không có máy tính, Tài vẽ các hướng dẫn ra giấy và tập gõ. Chỉ tập như vậy mà sau này, Tài có thể gõ “thật” không cần nhìn bàn phím. Khi đã hiểu các lệnh trong DOS, Tài tiếp tục học về Pascal. Đến lớp 9, Tài và Giang đã có sản phẩm tham gia cuộc thi Tin học trẻ không chuyên. Một số sản phẩm đầu tay mà hai bạn đã thực hiện là phần mềm về nhạc (có thể thể hiện được bài hát, xướng âm một bản nhạc), phần mềm chơi cờ vua giữa hai người và tự giả lập một chương trình giống hệt NC. Rất tiếc là những phần mềm được lập trình bằng Pascal đó đã mất vì chiếc máy tính cũ ấy hỏng...

Khát vọng “Làm gì đó...”
Sau này, khi thông tin về các tiến bộ của máy tính ngày một nhiều hơn, những câu chuyện xoay quanh sự hỗ trợ của máy tính đối với người khuyết tật đã thôi thúc cả Nam và Tài “làm một cái gì đó”. Thế rồi, một người chị họ của Nam không may bị mù cả hai mắt, phải bỏ dở việc học. Tâm sự và nỗ lực vươn lên của một người mù đã khiến cả hai nghĩ đến việc thiết kế hệ thống máy tính FBP (Computer System for the Blind People).
Do người mù chỉ có thể “đọc” được chữ Braille nên không thể sử dụng loại máy tính bình thường như chúng ta. Việc “đọc” phải dựa vào xúc giác (tay) và thính giác (tai). Tuy ở Việt Nam, đã có hệ thống tổng hợp giọng nói từ văn bản nhằm giúp người mù kiểm tra lại những gì đã gõ nhưng hệ thống này chưa được phổ biến rộng rãi ở phía Bắc. Một số tổ chức trong nước cũng đang nghiên cứu phát triển phần mềm đọc trang web bằng tiếng Việt nhằm giúp người mù có thể tiếp cận với xã hội thông tin. Tuy nhiên, những dự án này chưa nhiều.
Các phần mềm cho máy tính FBP do Tài và Nam thiết kế sẽ được viết lại gần như toàn bộ, kể cả hệ điều hành. Hệ điều hành mới có tên gọi là FBP-OS, được viết riêng cho máy tính FBP và phục vụ phần lớn nhu cầu học tập và sử dụng của DOS, Windows 98, Linux sau khi đã lược bớt một số chức năng thừa và thêm vào nhiều trình điều khiển mới (máy in, màn hình). Ngoài ra, còn có một bộ phần mềm khác viết cho máy tính nhằm thiết lập tương thích giữa hai hệ thống máy tính, nhờ bộ phần mềm mới này người mù có thể giao tiếp với người sử dụng máy tính bình thường mà không gặp phải trở ngại nào. Phần mềm cho FBP sẽ được chia làm hai loại: Phần mềm điều khiển được viết bằng ngôn ngữ cấp thấp (Assembly). Sau khi viết xong thì tích hợp vào một IC mà người ta thường gọi là ROM. Phần mềm hệ điều hành gồm các phần chính: Điều khiển thiết bị nhập xuất, phần mềm mạng, phần mềm chuyển đổi ký tự giữa Braille và ASCII.
FBP sẽ có các chức năng tiêu biểu như soạn thảo văn bản, lưu văn bản và in văn bản bằng chữ Braille. Cho phép sử dụng các thiết bị âm thanh, các chuẩn MPEG âm thanh. Cho phép sử dụng internet bằng chữ Braille. Cho phép truyền dữ liệu từ máy tính bình thường sang FBP và ngược lại với chức năng tự động chuyển đổi và lọc thông tin. Thiết lập hệ thống mạng máy tính FBP và mạng hỗn hợp PC-FBP...
Tài mong muốn: Khi sang năm thứ tu, lúc đã có thêm kiến thức và nếu tìm được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, cả hai sẽ hoàn thiện sản phẩm. Nếu dự án thành công, Nam và Tài sẽ tặng cho Hội Người mù Nghệ An và Hội Người mù Việt Nam. Sau đó, có thể thương mại hoá và xuất khẩu sản phẩm thông qua một công ty nào đó.
Hiện nay, cả hai đã hoàn thiện xong bản thiết kế phiên bản 2.0 cùng với một loạt các chi tiết về nguyên vật liệu để xây dựng hệ thống máy tính FBP. Tuy nhiên, cả hai đang gặp một số khó khăn về kiến thức, thời gian nghiên cứu và cả nguồn tài chính để phát triển sản phẩm. Theo Tài, sau khi cùng Nam thiết kế giải pháp và hoàn thiện các chi tiết sản phẩm, bạn đã tham khảo và được biết ở nước ngoài có một loại máy tính dành cho người khuyết tật với giá khoảng vài trăm USD, tuy nhiên bàn phím của họ còn nhiều hạn chế về số chữ. Sản phẩm này đã được thương mại hoá và được Microsoft hỗ trợ.
Cả hai tin rằng dự án này sẽ góp phần xây dựng cho những người mù một thế giới máy tính dành riêng cho họ.
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

 Quasimodo _ Ngan pho

 Foolagain

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Saonhua_Caytruc

phải qua: Rùa(saotruc) - Phudu_all vdc

Ninja

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Phục bác nganpho sát đất !

Hồi trước hỏi ổng làm gì về CNTT, ổng giấu nói ngồi không không hà, tới tháng lãnh lương (chắc có thêm khoản thổi sáo lãnh tiền... hehe) giờ mới biết là mần quá trời !

Còn thiếu nợ bác nganpho đoạn tiếng chim trong bài "Nhớ về Nam", bữa nào gặp để em trả nợ cái !

Dụng lực đả lực
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Bác nganpho giỏi ghê
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Em thì thấy bác ta hay "rên" : "Ủa, code mình viết mà giờ không nhớ gì vậy ta, lỗi chỗ nào vậy ta?" <= kiểu suốt ngày viết code đây mà
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Bây giờ em mới biết những thông tin này đấy, cảm ơn MHM, cảm phục bác Nganpho quá! Big Smile
tôi đam mê và không ngại san sẻ, tôi yêu mọi người trong damsan.net
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Bây giờ em mới biết những thông tin này đấy, cảm ơn MHM, cảm phục bác Nganpho quá! Big Smile
tôi đam mê và không ngại san sẻ, tôi yêu mọi người trong damsan.net
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

- Có phải năm 2000 thi quốc gia đoạt giải là chỉ có duy nhất một giải Nhất,một Nhì và một ba thôi không nhở......Vậy thì nể anh Ngán Phớ quá trời lun.......

- Không bit anh còn cái tật nào không chứ tài "lăng" thì em thấy hết cả òi.......

YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes YesYes 

  •  

    Top 25 Contributor
    cầm sư cấp 3

    Hy vọng 10 năm nữa nhìn lại thì đam san có 1 lớp người thổi sao hay, sự nghiệp tốt Big Smile

    Bác nganpho có 1 tật là chỉ ăn phở, ko chịu ăn cơm, nên mới lấy nick là ngàn phở, tức đã qua ngàn quán phở.

    Page 1 of 2 (20 items) 1 2 Next > | RSS
    Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
    Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems