Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Độc tấu Vọng cổ (câu 1-2-3)

rated by 0 users
This post has 2 Replies | 0 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Smile [:)] Posted: 05-30-2007 10:57
[YouTube:X-y8NV3KA9w]
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3

Tiểu sử sơ lược

Nghệ sỹ Nguyễn Thanh Thủy


Bằng cấp

1998 : Cử nhân Đàn Tranh tại Nhạc Viện Hà Nội.
2002 :Thạc sĩ Nghệ thuật tại Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Dân Gian.


Quá trình làm việc 12/2004 : Độc tấu trong chương trình Giai Điệu Đàn Tranh tại Indonesia.

11/2004 :Trình diễn cá nhân chương trình “Tiếng đàn Thanh Thủy” tại nhà hát Esplanade – Singapore.
2003 : Đạt học bổng của quỹ ANA (Arts Network Asia) để nghiên cứu và biểu diễn Đàn Tranh đề tài “Không gian âm nhạc truyền thống và đương đại” tại Bắc Kinh và Thượng Hải – Trung Quốc.
11/2002 : Độc tấu trong chương trình “Ngày Văn Hóa Việt Nam” tại Nga

9/2002 : Độc tấu trong chương trình Giao lưu Nghệ thuật Châu á tại Hà Nội.

8/2002 : Đạt học bổng “Odon Vallet” của tổ chức Rencontres Du Vietnam để nghiên cứu văn hóa dân gian tại Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Dân Gian

2000 Độc tấu trong Liên hoan Đàn Tranh Châu á tại thành phố Hồ Chí Minh.

2000 - nay Giảng dạy đàn Tranh tại Nhạc Viện Hà Nội.

1999 : Giảng dạy đàn Tranh tại Trường Đại học Sân Khấu Điện ảnh Hà Nội


Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
CD Độc tấu đàn tranh đầu tiên ở Việt Nam - “Như một liều thuốc an thần”
 
10/12/2005
 
Đó là “một loại nhạc có thể đem chúng ta ra ngoài cuộc sống quay cuồng của một xã hội kỹ nghệ hóa, như một liều thuốc an thần, giúp ta từ trạng thái căng thẳng của tâm hồn sang cảm giác an nhiên tự tại” Giáo sư Trần Văn Khê đánh giá như vậy khi nghe CD Độc tấu đàn tranh của nữ nghệ sĩ Nguyễn Thanh Thủy vừa ra mắt công chúng.
 

Tháng 9-2000, Đại nhạc hội đàn tranh châu Á lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, trong đó có một gương mặt nổi bật là nghệ sĩ đàn tranh Nguyễn Thanh Thủy. Cô gái Hà thành gốc Kinh Bắc này từng đoạt giải Nhất cuộc thi Diễn tấu nhạc cụ dân tộc Hà Nội năm 1992, giải Nhất và giải Đặc biệt dành cho người diễn tấu nhạc cổ truyền hay nhất Cuộc thi Tài năng trẻ đàn tranh toàn quốc năm 1998... Cũng từ năm đó cô trở thành giảng viên Nhạc viện Hà Nội, vẫn tiếp tục tham gia biểu diễn trong và ngoài nước. Cuối năm 2004, Nguyễn Thanh Thủy có hai đêm biểu diễn đàn tranh tại Singapore và Indonesia và đó là những live show đàn tranh Việt Nam đầu tiên tại nước ngoài.

 

Thanh Thủy tự hào nói: "Đàn tranh Việt Nam mình là cái đàn khác biệt nhất so với những đàn cùng họ còn lại của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ. Các đàn kia có nhiều nét tương đồng, riêng đàn tranh Việt Nam lại có nhiều nét khác biệt riêng không thể lẫn.

 

Nét riêng biệt nhất chính là kỹ thuật xử lý tay trái. Khi chơi đàn tranh, tình cảm của người chơi được nhấn mạnh nhiều chính nhờ kỹ thuật xử lý tay trái chiếm phần lớn. Trong khi đàn các nước khác mạnh về kỹ thuật tay phải hơn.

 

Đàn của mình - khi phát âm ra rồi, người nghệ sĩ phải xử lý âm thanh đó bằng những rung, những nhấn rất phong phú và nhiều sắc thái. Đàn các nước khác thường to hơn, dây đàn là dây bọc nên tiếng trầm hơn. Đàn tranh của mình tiếng thanh hơn và réo rắt hơn. Ngay cả về hình dáng, tư thế ngồi, tôi cũng thấy đàn tranh của mình đẹp và nhẹ nhàng, rất hợp với tâm hồn, tình cảm của người Việt".

 

 CD Độc tấu đàn tranh vừa ra mắt là một dự định được Thanh Thủy ấp ủ suốt từ năm 1998 đến nay mới thực hiện được. Đây là đĩa nhạc độc tấu đàn tranh thể loại nhạc cổ truyền đầu tiên tại Việt Nam. Nghệ sĩ đã phải rất tự tin khi mạnh dạn đưa ra đĩa nhạc này. Vì từ xưa tới nay, nhạc cổ truyền phần lớn là được hòa tấu. Với CD Độc tấu đàn tranh, Thanh Thủy đã đưa nhạc cổ truyền vào một không gian mới, tồn tại như những bản khí nhạc độc lập. Bằng tài nghệ của mình, Thanh Thủy - người được giáo sư Trần Văn Khê đánh giá là một nữ nghệ sĩ "chẳng những tài sắc vẹn toàn", mà còn "có ngón đàn trang nhã điêu luyện, lại có cái tâm muốn bảo tồn, phát huy vốn cổ cha ông" - cố gắng giới thiệu với người nghe những tiếng đàn tranh đẹp nhất, mộc mạc nhất, thuần khiết nhất. Vì thế Thủy đã làm việc rất kỹ với người thu âm để giảm tối đa hiệu quả của micro, máy móc, giữ cho tiếng đàn càng trung thực, càng mộc càng tốt. Những tai sành nhạc sẽ không thể không nhận thấy điều này khi nghe đĩa nhạc.

 

Năm bản nhạc chèo đều là những làn điệu nổi tiếng: Luyện Năm Cung, Hề Mồi, Nhịp đuổi, Tò Vò, Đường trường tiếng đàn, mỗi bài một tính chất nhưng đều toát lên vẻ bay bướm trong tiếng đàn, sự tinh tế trong cách biên soạn ngón đàn. Năm bản tài tử cải lương Nam Bộ là những bản lớn và khó: Tứ Đại Oán, Đường Thái Tôn, Nam Ai, Dạ Cổ Hoài Lang, Trường Tương Tư, đều mang âm hưởng buồn, nhưng đã thể hiện rõ sở trường của người nghệ sĩ qua những ngón nhấn nhá điêu luyện, những "gân xang" đầy sự biểu cảm.

 

Dòng nhạc cổ truyền với giai điệu ngũ cung rất gần gũi, quen thuộc với lớp người cao tuổi thì hình như lại hơi chậm, hơi buồn so với tốc độ và cảm xúc của lớp trẻ hiện nay. Đĩa nhạc này không thể được dùng để gây không khí trong một bữa tiệc, không thể làm cho người nghe thấy phấn khích muốn hát muốn nhảy giống như nhiều CD nhạc hiện nay.

 

Tuy nhiên khi nghe CD của Thanh Thủy "sau một ngày làm việc căng thẳng”, giáo sư Trần Văn Khê có cảm giác như "tiếng đàn tranh uyển chuyển dìu dặt, khi nhặt khi khoan đã đưa tôi đến một không gian trong mát êm đềm, khiến tôi như gặp luồng gió mát trong buổi trưa hè, nếm một chén trà thơm dưới ánh trăng vằng vặc..." Và đó chính là sức mạnh của CD Độc tấu đàn tranh.

 

(Theo Thể thao Văn hóa)
Page 1 of 1 (3 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems