Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Sơ Lược Về Cây Đàn Tranh (19/05/2007)

rated by 0 users
This post has 2 Replies | 1 Follower

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
vhkl Posted: 07-09-2008 23:06

Vị trí địa dư của Việt nam ở một ngã ba giao thông đem lại rất nhiều ảnh hưỡng khác nhau mà tài mô phỏng và hòa đồng của ta đã thâu phục và biến chế được đễ thành những nhạc khí thích hợp cho nền văn minh của ta.

 

Vị trí địa dư của Việt nam ở một ngã ba giao thông đem lại rất nhiều ảnh hưỡng khác nhau mà tài mô phỏng và hòa đồng của ta đã thâu phục và biến chế được đễ thành những nhạc khí thích hợp cho nền văn minh của ta.

 

Trên đường lịch sử, văn hóa Ấn Độ đã đến nước ta trước do các nước Phù Nam, Chiêm Thành và Nam Dương.  Những nhạc khí gốc Ấn Độ như Phong Yêu Cổ (trống eo ), trống cơm, kèn bá lổ, chiên đẩu vv.. đều do đường phía nam và phía tây sang qua những cuộc tiếp xúc nhất là bằng Phật Giáo.

 

Những nhạc khí gốc trung Hoa như Tranh, Nguyệt, Tỳ, Tam, nhiều lọai trống, kèn, sáo (như thượng, trì), huân và nói chung là phần lớn các nhạc khí dùng đễ tế lể triều chính (cầm, sắt, chúc, ngữ, tam, âm la, chung, khánh vv…) đều do đường phía bắc xuống qua thời nội thuộc hoặc qua những cuộc tiếp xúc lâu dài về văn hóa.

 

Căn cứ vào những tài liệu xưa còn tìm thấy được, ta co thể khẳng định rằng cây  đàn tranh ngày nay bắt nguồn từ cây đàn cầm và đàn sắt của Trung Hoa.

 

Ở VN ta đàn cầm có 7 dây, được nói đến từ thế kỷ XI đến XIV trong các ban Triều Nhạc các đời Lý Trần, trong ban Đường Thượng Chi Nhạc đời Lê Thái Tôn (thế kỷ XV) và ban Đồng Văn Nhã Nhạc đời Lê Thánh Tôn và cã trong ban nhạc Giáo Phường trong cung nội (hát cửa quyền).  Truy tìm trong lịch sử ta không thấy đề cập đến kích thước của cây đàn, chỉ biết rằng vào đầu thế kỷ XX, nhất là sau đai chiến thứ nhất , tại Bắc cũng như Nam có phong trào canh tân nhạc khí.  Điển hình là tại miền Bắc có hội Khai Trí Tiến Đức đã sáng chế những cây đàn mới như Thân Đức Cầm, Dương Tranh Cầm bằng cách nới rộng gấp 2. 3 lần kích thước đàn cầm thời bầy giờ.  Ngoài ra, ta củng không thể biết rỏ loại dây được xử dụng vào thời ấy là dây tơ hay dây sắt.  Tuy nhiên theo cách phân loại trong danh từ Bát Âm của sách Ngũ Kinh Thông Nghĩa thì rỏ ràng là đàn cầm được xếp vào loại có tiếng ty có nghĩa là dùng dây tơ (tiếng nhẹ nhàng và êm) được dùng để hòa với các âm khác trong bát âm như tiếng cách (da), tiếnh kim (cồng) và tiếng trúc (sáo)…).

 

Ngoài ra, cũng theo sử, ta còn thấy các loại đàn cầm với 9 dây (cửu huyền cầm) cũng được dùng trong các ban nhạc Triều Chính trong các thế kỷ từ XV đến XVIII.  

 

Cũng trong thời điểm nầy ta còn thấy nói đến danh từ đàn sắt, dùng  đễ nói đến một loại đàn có vóc dáng giống như đàn cầm (hay đàn tranh bây giờ – và cũng giống như đàn sắt của Trung Hoa).  Chử sắt được dùng cho tên gọi của lọai đàn nầy, có thể để ngụ ý loại dây được dùng là dây sắt hoặc cũng có thể, theo một thói quen của người VN ta hay dùng tiếng đôi như : duyên cầm- sắt, loan-phụng hoặc trống-mái v…v…! 

 

Cuối cùng trong lịch sử ta còn thấy nói đến một lọai đàn gọi là thiết sắt, gồm có 25 dây, được dùng trong Ban Đường Thượng Chi Nhạc đời Lê Thái Tôn (thế Kỷ XV), cã trong ban nhạc Giáo phường, và trong Ban Nhạc Huyền thời Nguyễn (thế kỷ XIX) – Cây đàn nầy giống như đàn tranh đại ngày nay.  Tuy nhiên điều nầy chưa thể khẳng định được !

 

Song song với cây đàn cầm, sắt và thiết sắt, cây đàn Tranh cũng với vóc dáng tương tự như đàn cầm, được dùng trong các ban Triều Nhạc các đời Lý, Trần (thế kỷ XI-XIV).  Lúc ấy đàn tranh chỉ có 14 hoặc 15 dây thôi.  Song đến thời Nguyên, đàn Tranh có 16 dây, còn gọi là Thập Lục Huyền Cầm.

 

Kể từ lúc đàn Tranh có 14 dây trở lên thì theo suy luận ta có thể biết rằng vào lúc ấy, dây sắt có thể được dùng song song với dây tơ.  Tuy nhiên sang đến thời Nguyễn, theo lời kể của thầy Nguyễn Văn Thinh thì khi vào Nam lần đầu tiên vua Thành Thái, có kết bạn với một nhạc sỉ, bạn của thầy Thinh là cô Ba Ngoạn, và Vua Thành Thái đã tặng cho người bạn nầy một cây đàn tranh cẩn ốc loại 16 dây, mà chúng tôi cũng đã có cơ hội xử dụng nhiều lần mỗi khi đến học với thầy trong lúc còn dạy tại trường Sân Khấu II.  Đàn nầy , cuối cùng được giao về tay Thầy Nguyễn Văn Thinh, đàn dài độ 1.10, dầu nhỏ 0.14 và dầu lớn 0.23.  Cây đàn nầy làm bằng gổ ngô đồng Trung Hoa, cẩn ốc xà cừ hình nho sóc rất tinh xảo, nhạn và trục bằng ngà, và đặc biệt nhất là dây làm bằng kim lọai hổn hợp đồng thau nên tiếng rất thánh thót mà vẫn êm ái nhẹ nhàng, có thể nói là một tuyệt tác có một không hai!

 

Do cấu kết của cây đàn nói trên ta có thể suy luận rằng, dây tơ có thể do độ căng không đáp ứng được với độ dài của cây đàn tranh nên được thay thế bằng dây đồng thau, có độ căng cao nhưng tiếng vẫn êm ái như tơ.  Và có lẽ cũng do thế mà ta có thấy từ “tiếng tơ đồng” cũng nên ?

 

Ngày nay đàn tranh gồm 3 lọai tiểu, trung và đại gồm có từ 16 đến 25 dây.  Đàn tiểu được dùng nhiều nhất trong các buổi đàn ca tài tử, đàn trung thích hợp cho đệm ca và đàn đại thường được dùng trong những sáng tác mới.

 

Nguyễn Xuân Yên trích từ tư liệu giãng dạy đã viết cho Trường Nghệ Thuật Sân Khấu II tháng 10 năm 1992
Khúc đâu Tư mã-Phượng cầu, Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Top 500 Contributor
đại cầm thủ
vhkl:

 

Do cấu kết của cây đàn nói trên ta có thể suy luận rằng, dây tơ có thể do độ căng không đáp ứng được với độ dài của cây đàn tranh nên được thay thế bằng dây đồng thau, có độ căng cao nhưng tiếng vẫn êm ái như tơ.  Và có lẽ cũng do thế mà ta có thấy từ “tiếng tơ đồng” cũng nên ?

Ngày nay đàn tranh gồm 3 lọai tiểu, trung và đại gồm có từ 16 đến 25 dây.  Đàn tiểu được dùng nhiều nhất trong các buổi đàn ca tài tử, đàn trung thích hợp cho đệm ca và đàn đại thường được dùng trong những sáng tác mới.

bây giờ chủ yếu dây đàn làm bằng dây Inox .tiếng thanh ,vang mà để lâu không đánh thì dây cũng không bị rỉ sét như dây sắt

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Âm nhạc Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời.
Ngay từ thời cổ cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Và cho đến nay có thể chia làm ba bộ

1.Bộ dây: có 9 loại

Đàn Bầu
CHI TIẾT_CLICK HERE



Đàn Đáy
CHI TIẾT_CLICK HERE


Đàn K'ni
CHI TIẾT_CLICK HERE



Đàn Nhị
CHI TIẾT_CLICK HERE



Đàn Nguyệt
CHI TIẾT_CLICK HERE



Đàn Tranh
CHI TIẾT_CLICK HERE



Đàn Tính
CHI TIẾT_CLICK HERE



Đàn Tỳ Bà
CHI TIẾT_CLICK HERE



Đàn Tam Thập Lục
CHI TIẾT_CLICK HERE



2.Bộ hơi : Có 5 loại

Khèn
CHI TIẾT_CLICK HERE



Đàn K'lông Put



Sáo Mông



Sáo Diều



Sáo Trúc



3.Bộ gõ:có 12 loại

Cồng _ Chiêng





Đàn Đá



Đàn T'rưng



Trống Bồng



Trống Cái



Trống Cơm



Trống Đế



Trống Paranưng




Trống Chiến



Trống Đất



TRống Đồng



Trống Xẩm


 


_________________
Cách download nhạc_click here

Trong vũ trụ to to có một hành tinh nho nhỏ
Trong hành tinh nho nhỏ có một châu lục to to
Trong châu lục to to có một đất nước nho nhỏ
Trong đất nước nho nhỏ có một thành phố to to
Trong thành phố to to có một ngôi nhà nho nhỏ
Trong một ngôi nhà nho nhỏ có một người tôi yêu
Page 1 of 1 (3 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems