Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Đàn Cò Líu

rated by 0 users
This post has 0 Replies | 0 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Star [*] Posted: 01-04-2007 18:34

Giới thiệu sơ lược
Đàn Cò Líu giống như Ðàn Cò (Nhị) là nhạc khí dây kéo của Dân tộc Việt (đồng bằng sông Cửu Long). Ðàn Cò Líu có tầm âm cao nhất trong Bộ Dây Kéo.

Ðàn Cò Líu (Cò Líu)

 

Đàn cò líu



Xếp loại

Đàn Cò Líu là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) phổ biến ở nhiều nước Châu Á. Ðàn Cò Líu được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.

Hình thức cấu tạo

1. Bầu cộng hưởng
2. Cần đàn
3. Trục đàn
4. Ngựa đàn
5. Dây đàn
6. Khuyết đàn (nơ đàn)
7. Cung vĩ (archet)

Đàn Cò Líu còn gọi là Ðàn Cò Chỉ, cấu tạo gồm 7 bộ phận nhưng kích thước nhỏ hơn Ðàn Cò (Nhị), âm thanh cao hơn Ðàn Cò (Nhị) khoảng 1 quãng 8.

- Bầu cộng hưởng: đường kính vòng ngoài bầu cộng hưởng nơi có bịt da khoảng 4,3cm, dài khoảng 13,8cm. Ðầu không bịt da trăn đường kính vòng ngoài khoảng 3,8cm, vòng trong khoảng 3,4cm, chỗ uốn cong của bầu cộng hưởng có chu vi khoảng 12,8cm.

- Dọc đàn (cần đàn): làm bằng gỗ cứng, gụ hay trắc để có sức chịu khi lên dây, cần đàn thân tròn hoặc vuông (13mmx13mm) chiều dài khoảng 72,5cm phần đầu cần đàn thẳng, phía dưới cần đàn xuyên thủng bầu cộng hưởng khoảng 2cm gần về phía mặt da.

- Trục đàn: dùng để lên dây còn gọi là trục dây, cả hai trục đều cắm xuyên qua đầu cần đàn, nằm theo hướng của bầu cộng hưởng. Trục đàn dài khoảng 16cm bằng gỗ hình tròn (một đầu lớn, một đầu nhỏ) trục được gọt thành những múi hình lục lăng để lên dây, có khi được chạm bằng xương hay xà cừ.

- Ngựa đàn: làm bằng tre hay gỗ dài khoảng 1,2cm, cao khoảng 0,9cm và dày khoảng 0,6cm, ngựa đàn đặt trên khoảng giữa mặt da (màng rung).

- Dây đàn: có 2 dây, trước kia làm bằng sợi tơ xe, ngày nay hay dùng dây nylông nhưng tốt nhất là dây kim khí vì dây kim khí tiếng đàn bảo đảm chuẩn xác tuy nhiên tiếng đàn hơi kém mềm mại. Ðàn Cò Líu lên dây cách nhau một quãng 5 đúng, so dây theo các kiểu: (g1 - d2 hoặc a1 - e2 hoặc d1 - a1)

Vị trí nốt trên dọc (cần đàn)

Màu âm, Tầm âm

Đàn Cò Líu trong trẻo, chói sáng, biểu đạt những tình cảm đẹp đẽ, cao thượng, vui tươi, sôi nổi... có thể gay gắt, sắc nhọn nhất là ở những âm cao.

Tầm âm Ðàn Cò Líu rộng hơn hai quãng 8, nhưng chỉ nên viết để diễn tấu trong hai quãng tám tính từ âm thấp nhất trở lên.

Ví dụ :

Kỹ thuật diễn tấu

Tư thế ngồi và cách gảy đàn:

Một đặc điểm trong kỹ thuật diễn tấu của Ðàn Cò Líu là chạy nhanh, nhất là trong khi hòa tấu, đánh thêm nhiều âm phụ (thêm chữ đàn) trong giai điệu chính (lòng bản), thêu dệt làm cho bè cao của dàn nhạc thêm phong phú. Về các mặt diễn tấu, các kỹ thuật tay mặt, tay trái cũng giống như Ðàn Cò (Nhị).

Vị trí Ðàn Cò Líu trong các Dàn nhạc

Đàn Cò Líu được sử dụng trong Dàn nhạc Lễ, Dàn nhạc Tuồng, Chèo, Dàn Bát âm.

Thạc sĩ Võ Thanh Tùng

Page 1 of 1 (1 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems