Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Đàn cò

rated by 0 users
This post has 0 Replies | 0 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Star [*] Posted: 01-04-2007 18:29

Giới thiệu sơ lược

Đàn Cò (còn gọi là Ðàn Nhị) là nhạc khí dây kéo (bằng cung vĩ) có ở Việt Nam hàng ngàn năm nay. Ðàn Cò(Nhị) là nhạc khí phổ biến của Dân tộc Việt và nhiều Dân tộc khác như Dân tộc Mường (Cò ke), Tày (Cửa), Thái (Xixơló), GiêTriêng (Ong eng), Khmer(T'rôchéi) ... Ở mỗi dân tộc Ðàn Cò(Nhị) được gọi bằng các tên khác và hình thức, kích thước, chất liệu cũng có thay đổi chút ít.

Đàn nhị (Two - string fiddle)

 

Xếp loại

Đàn Cò(Nhị) là nhạc khí dây kéo (cung vĩ) ở một số nước Châu Á cũng có, Ðàn Cò (Nhị) nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.

Hình thức cấu tạo

- Bầu cộng hưởng: là bầu vang, hình hoa muống rỗng lòng, làm bằng gỗ cứng, dài khoảng 13,8cm, 1 đầu bịt da trăn hay da Kỳ đà. Ðường kính vòng ngoài khoảng 6,8cm, chỗ uốn cong của bầu có chu vi khoảng 13,4cm.

- Dọc Nhị (cần đàn): làm bằng gỗ cứng, gụ hay trắc để có sức chịu khi lên dây, cần đàn thân tròn hoặc vuông (15mmx15mm) chiều dài khoảng 75,5cm, phần đầu giống hình cổ cò, phía dưới cần đàn xuyên thủng bầu cộng hưởng khoảng 2cm về phía mặt da.

- Trục đàn: dùng để lên dây còn gọi là trục dây, cả hai trục đều cắm xuyên qua đầu cần đàn, nằm theo hướng của bầu cộng hưởng. Trục đàn dài khoảng 14cm hình gỗ tròn (một đầu lớn, một đầu nhỏ) trục được gọt thành những múi hình lục lăng để lên dây, có khi được chạm bằng xương hay xà cừ.

- Ngựa đàn: giống như phím Ðàn Nguyệt nhưng nhỏ hơn, làm bằng tre hay gỗ dài khoảng 1cm, cao khoảng 0,7cm và dày khoảng 0,4cm, ngựa đàn đặt trên khoảng giữa mặt da.

- Dây đàn: có 2 dây nên còn gọi là Nhị, trước kia làm bằng sợi tơ xe, ngày nay hay dùng dây nylông nhưng tốt nhất là dây kim khí vì dây kim khí tiếng đàn bảo đảm chuẩn xác tuy nhiên tiếng đàn hơi kém mềm mại nhưng bảo đảm chuẩn xác âm thanh.

Ví dụ (222-1)

- Khuyết đàn (nơ đàn): còn gọi là "cữ đàn" là một sợi tơ xe néo 2 dây đàn vào gần sát cần đàn ở đoạn phía dưới các trục dây. Có người dùng khuy nút áo, xỏ 2 dây đàn vào 2 lỗ khuy rồi buộc khuy vào gần sát cần đàn làm cái khuyết đàn. Tác dụng của bộ phận này là để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh của đàn. Khi đưa khuyết đàn (nơ đàn) xuống làm ngắn quãng dây phát âm (do đó dây đàn có âm thanh cao) Khi đẩy nơ đàn lên, làm dài quãng phát âm (do đó dây đàn có âm thanh trầm).

- Cung vĩ (Archet): làm bằng tre hay bằng gỗ, có mắc lông đuôi ngựa, cung vĩ uốn cong hình cánh cung, tương xứng với cần đàn dài khoảng 74,2cm, được nằm giữa hai dây đàn (không lấy cung vĩ ra ngoài được). Khi đàn, cọ sát vào dây và kéo, đẩy để phát ra âm thanh.

Bầu cộng hưởng
Dọc đàn (cần đàn)
Trục đàn
Ngựa đàn
Dây đàn
Khuyết đàn (nơ đàn)
Cung vĩ (archet)

Vị trí nốt trên dọc (cần đàn):

Ðàn Cò (Nhị) cổ truyền lên dây rất linh động, hai dây có khi theo quãng 4 đúng, quãng 5 đúng, quãng 7 thứ nhưng phổ biến nhất là cách lên dây theo quãng 5 đúng.

Ví dụ: Bài Bắc: (tính chất vui) hai dây tương ứng với Sol 1- Rê 2⠨g1-d2)

Bài Nam: (tính chất buồn) hai dây tương ứng với Fa 1- Ðô2⢠(f1-c2)

Nhạc Chèo: hai dây tương ứng với Ðô1- Sol 1 (c1-g1)

Hiện nay Ðàn Nhị (Cò) lên dây tương ứng với hai âm Rê1-La1 (d1-a1) thuận lợi cho diễn tấu, độ căng thích hợp và màu âm đẹp.

Màu âm, Tầm âm

Màu âm Ðàn Cò(Nhị) thanh, trong, rõ ràng, mềm mại gần giống như giọng hát cao. Muốn thay đổi màu âm và làm giảm độ vang, người ta dùng đầu gối bên trái bịt một phần miệng loe của bát nhị (trong tư thế ngồi trên ghế kéo Nhị) hoặc dùng ngón chân cái chạm vào mặt da ở bát Nhị (nếu ngồi trên sàn chiếu). Ngày nay có thể sử dụng bộ hãm tiếng (sourdine) ở Ðàn Violon. Bằng cách hãm tiếng như trên, màu âm có thể thay đổi sự biểu hiện tình cảm sâu kín, xa lắng, sự mơ hồ, huyền bí...Nếu dùng bộ hãm tiếng cần có thời gian vài ba phách nghỉ và ghi chú trên đoạn nhạc.

Tầm âm - khoảng âm: Tầm âm của Ðàn Cò (Nhị) rộng hơn hai quãng tám. Trong trường hợp độc tấu, có thể đánh tới những âm cao (nếu là Ðàn Cò tốt) nhưng trong dàn nhạc hòa tấu, chỉ nên dùng những âm trong vòng hai quãng tám tính từ âm thấp nhất: âm thanh tốt diễn tấu ít khó khăn. Tầm âm của Ðàn Cò (Nhị) có thể chia ra 4 khoảng âm với đặc tính như sau: Khoảng âm dưới và khoảng âm giữa: tiếng đẹp, rõ ràng, đều đặn. Khoảng âm cao và khoảng âm cao nhất: tiếng đàn trong sáng, những âm cao quá tiếng đàn đanh, gay gắt, có thể sạn tiếng. Diễn tấu những âm này trong nét nhạc nhanh tốt hơn để ngân dài hay đánh chậm và chỉ nên dùng trong độc tấu.

Ví dụ : (224-2)

Ví dụ (223-29) Bài Trung thu dạ khúc

Tư thế đàn: có 3 tư thế khi biểu diễn:

Tư thế ngồi: Hai ống chân dựng thẳng, úp hai bàn chân xuống đất, bầu cộng hưởng để ngang, mặt bầu cộng hưởng để lọt xuống giữa hai đùi khoảng hai phần mười, phần còn lại nằm phía trên đùi, lỗ loa bầu cộng hưởng phải để hở: khi cần tiếng nhỏ thì kẹp đùi chân phải vào dây đàn dưới con ngựa.

Tư thế ngồi giường ván: Ngồi xếp bàn tròn, bàn chân bên phải để ngữa, ống chân bên trái đè lên giữa bầu cộng hưởng, cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng để ngang, mặt bịt da của đàn để lên bàn chân về phía ngón chân, ngón chân cái để sát dưới con ngựa để điều khiển tiếng: bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con ngựa.

Tư thế đứng: bầu cộng hưởng đàn được tì ngang thắt lưng.

Kỹ thuật diễn tấu

­ Thanh Ðàn Cò (Nhị) rất đẹp, gần giống như tiếng người do những ngón vuốt, ngón nhấn, những thủ pháp cung vĩ liền, cung vĩ ngắt, ...tạo nên. Do thay đổi sắc thái, đo mạnh nhẹ tương đối dễ dàng nên Ðàn Cò (Nhị) có nhiều khả năng diễn tả các mặt tình cảm con người, tình cảm trữ tình, sâu lắng, hoặc sinh động, nhiệt tình... Ðàn Cò (Nhị) còn có thể mô phỏng tiếng gió rít, tiếng chim hót....

Kỹ thuật tay phải: Kỹ thuật tay phải chủ yếu là sử dụng cung vĩ, cung vĩ ở Ðàn Cò (Nhị) có tầm quan trọng đặc biệt: điều khiển khéo léo sẽ làm cho tiếng đàn mềm mại, ngọt ngào hoặc khoẻ mạnh, chắc chắn. Hướng chuyển động của cung vĩ là đẩy từ phải sang trái và kéo từ trái sang phải.

Cách ghi : chữ V hoa trên nốt nhạc: cung đẩy (đẩy từ đầu đến gốc cung vĩ) âm thanh không được mạnh bằng kéo cung vĩ, do đó muốn có âm mạnh, không nên dùng cung đẩy. Chữ II trên nốt nhạc: cung kéo (kéo từ gốc đến đầu cung vĩ)

Tốc độ kéo cung vĩ nhanh, âm thanh vang lớn hơn kéo, đẩy cung vĩ chậm. Miết mạnh vĩ vào dây âm phát ra khoẻ, chắc hơn miết nhẹ. Cung vĩ có thể chia làm 3 phần: Phần đầu vĩ tạo ra âm thanh bay, nhỏ nhẹ (ở bản nhạc ghi bằng chữ "đầu vĩ")

Phần gốc vĩ tạo ra âm thanh mạnh, khoẻ, chắc đôi lúc hơi thô (ở bản nhạc ghi bằng chữ "gốc vĩ"). Ðối với một số khoảng cao trở lên, không nên dùng cung vĩ thể hiện độ mạnh (f) mà chỉ nên mạnh vừa (mf) trở xuống, có những âm chỉ có thể đạt được hơi nhỏ (mp) hoặc nhỏ (p). Ngoài ra do vĩ đặt trong hai dây đàn nên khi chạy nhanh nhiều âm liên tiếp giữa hai dây (từ dây nọ nhảy sang dây kia nhiều lần) sẽ gây khó khăn cho nghệ nhân, người viết nhạc cần chú ý. Các loại kỹ thuật ở Ðàn Cò (Nhị) có 3 loại:

Cung vĩ rời, cung vĩ liền , cung vĩ ngắt.

- Cung vĩ rời: Ví dụ: (230-1)

Là cách dùng mỗi đường cung vĩ (kéo hay đẩy) để tấu một âm (độ dài âm đó không cố định) vĩ không tách khỏi dây đàn. Cung vĩ rời gồm có hai kiểu:

- Cung vĩ rời lớn: Ví dụ: (231-1a)

Là cách kéo hay đẩy cả cung vĩ (từ gốc đến ngọn hay từ ngọn đến gốc) để diễn tấu những âm mạnh, đầy đặn, nhiệt tình, rắn rỏi, dứt khoát. Ðánh cung vĩ rời lớn ở Ðàn Cò (Nhị) khó dùng tất cả một hướng cung để tấu các âm liền nhau (tức là khó dùng liên tiếp nhiều cung đẩy cả, hay nhiều cung kéo cả) mà phải phối hợp với cung vĩ kéo, cung vĩ đẩy xen kẽ nhau, vì vĩ bị kẹp giữa hai dây đàn, khó nhấc nhanh như cung vĩ của Ðàn Violon.

- Cung vĩ rời nhỏ: Ví dụ: (232-1b)

Là cách kéo hay đẩy 1/2 hay 1/3 cung vĩ một âm. Ðể diễn tấu những âm bay diễn tả sự linh hoatﬠ nhẹ nhàng thường dùng phần đầu vĩ và những âm mạnh biểu thị tình cảm khoẻ, chắc, thường dùng gốc vĩ.

- Cung vĩ liền: Ví dụ: (233-2)

Là cách dùng mỗi đường cung vĩ kéo hay đẩy để tấu nhiều âm. Sử dụng cung vĩ liền, âm thanh phát ra luyến với nhau, do đó còn gọi là cung luyến. Cung vĩ liền ở Ðàn Cò (Nhị) bị hạn chế bởi cung vĩ ngắn, nên không thể tấu được quá nhiều âm trên một đường kéo hay đẩy. Tuy vậy nếu tấu những âm nhẹ có thể còn được nhiều âm hơn là tấu những âm mạnh. Trong diễn tấu cổ truyền, nghệ nhân ít chú ý đến sự ưu thế của cung vĩ liền, thông thường chỉ sử dụng từ 2 đến 4 âm (ít thấy 6 âm) trong một đường cung vĩ. Ngày nay các nghệ nhân đã sử dụng cung vĩ liền với số âm nhiều hơn trong một cung vĩ.

Ký hiệu để ghi cung vĩ liền là dấu luyến đặt trên các nốt nhạc. Khi tấu hết các nốt nhạc đặt trong dấu luyến, đường cung vĩ mới đổi hướng. Trong khi cung vĩ rời biểu hiện những âm thanh khoẻ, dứt khoát, nhẹ nhàng, tình cảm chan chứa, triền miên, có khi bay bổng phơi phới...

- Cung vĩ ngắt: Ví dụ (234-3)

Trước kia ở Ðàn Cò (Nhị) ít đánh các loại cung vĩ ngắt. Gần đây các loại cung vĩ ngắt có nhiều kết quả tốt. Ðánh những âm ngắt, ngắn với nhiều kiểu khác nhau như:

- Cung vĩ ngắt rời: Ví dụ (235-3a)

Là lối đánh ngắt từng âm, mỗi âm do một đường cung vĩ hay kéo ngắn gọn, vĩ không nhấc khỏi dây đàn. Có thể dùng phần đầu, phần giữa hay phần cuối cùng vĩ để đánh ngắt rời, nhưng thường là dùng phần đầu để đánh hơn. Âm thanh cung vĩ ngắt rời phát ra dứt khoát, gọn, nhanh. Thực tế sắc thái của những âm thanh này lại dịu, nhẹ hơn là mạnh mẽ, thường dùng trong nhịp độ nhanh vừa trở lên. Ký hiệu dấu chỉ cung vĩ ngắt rời là một chấm nhỏ ghi trên hay dưới nốt nhạc.

- Cung vĩ ngắt liền: Ví dụ (236-3b)

Ðánh ngắt âm thanh nhưng các âm tiến hành trong một đường cung vĩ. Mỗi âm chiếm một đoạn ngắn của cung vĩ, thường là từ phần đầu đến giữa. Âm thanh phát ra ngắn gọn nhưng không rời nhau. Kỹ thuật này thường dùng cho những âm có độ dài nhỏ trong nhịp độ từ vừa đến rất nhanh. Diễn tả được tâm trạng lâng lâng nhưng tinh tế, thoải mái nhưng không phóng túng. Ký hiệu :cung vĩ ngắt liền được ghi bằng dấu chấm nhỏ đặt trên hay dưới nốt nhạc kèm theo dấu luyến bao chùm.

- Cung vĩ nhấn liền: Ví dụ (237-3c)

Ðánh như cung vĩ ngắt liền, các âm tiến hành trong một đường cung vĩ như đánh miết vĩ, nhấn từng âm và các âm vẫn luyến với nhau. Biểu hiện trạng thái đấu tranh gay gắt, có thể diễn tả sự say đắm, nặng nề. Nhịp độ bản nhạc thường là vừa và chậm. Ký hiệu cung nhấn liền: ta dùng những gạch ngang đặt trên nốt nhạc và gạch đó nằm trong một dấu luyến.

- Cung vĩ nẩy rời: Ví dụ (238-3d)

Ðánh ngắt từng âm, mỗi âm một đường cung vĩ (như đánh cung vĩ ngắt rời) nhưng sau mỗi âm lại nhấc vĩ một lần (ở nhịp độ nhanh, cung vĩ nhảy trên dây đàn). Ký hiệu: đặt dầu đinh nhỏ trên hay dưới các nốt nhạc để chỉ âm nẩy rời.

- Cung vĩ nẩy liền: Ví dụ (239-3e) Ðánh ngắt từng âm, nhiều âm chung một đường cung vĩ (như đánh cung ngắt liền) nhưng sau mỗi âm lại nhấc vĩ một lần. Nhịp độ bản nhạc thường là nhanh (cung vĩ nhảy liên tục trên dây đàn).

Ký hiệu là các dấu đinh nhỏ kèm dấu luyến đặt trên hay dưới các nốt nhạc. Hiệu qủa của các loại cung vĩ nẩy này làm cho ta thấy những âm thanh vừa gọn, vừa nẩy thể hiện được không khí vui tươi, sáng sủa, nhẹ nhàng.

- Cung vĩ rung: Ví dụ (240-3f)

Cũng là một thứ cung vĩ rời nhỏ tiến hành với tốc độ rất nhanh trên một âm nào đó: dùng cổ tay điều khiển cung vĩ (thường là đầu cung) kéo, đẩy liên tiếp thật nhanh để phát ra nhiều lần một âm nào đó. Cung vĩ rung nghe như tiếng vê ở các đàn gảy dây. Thực hiện cung vĩ rung ở các nốt nhạc kéo dài hoặc ở các nốt nhạc ngân ngắn, ở các nốt nhạc khẩn trương, cao trào hay làm nền trong hoà tấu đều được vì nó diễn tả nhiều tình cảm, nhiều hình tượng khác nhau. Ký hiệu: đặt 3 gạch chéo ở đuôi nốt, nếu là nốt không có đuôi thì đặt 3 gạch chéo ở dưới.

Kỹ thuật tay trái:

Trứơc kia nghệ nhân thường dùng lòng đốt ngón tay trái để bấm vào dây đàn, nay hầu hết các nghệ nhân đều bấm bằng đầu ngón tay. Bấm bằng đầu ngón tay, âm thanh chuẩn xác hơn, ngón bấm nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, nhất là khi bấm những cung phím trong các thế tay phía dưới. Kỹ thuật tay trái bao gồm các thế tay và các ngón bấm dây, bật dây.

Thế tay: các nghệ nhân chuyển thế tay bằng cách thay đổi cữ tay theo một qui tắc riêng, ít chạy các âm cao và chưa tận dụng triệt để khả năng các ngón tay. Ngày nay ở Ðàn Cò có thể dùng đến 9 thế tay. Ngoài ra trong độc tấu, đôi khi sử dụng đến thế 10, thế 11... những thế tay này chỉ nên đánh ở dây cao.
Ký hiệu chữ số các ngón tay:số O chỉ dây buông, số 1 chỉ ngón giữa, số 3 chỉ ngón áp út, số 4 chỉ ngón út.

Các ngón bấm: ngoài mục đích bấm độ cao của âm thanh, các kỹ thuật tay trái còn góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính chất của âm thanh. Ðiều này gắn liền ở mức độ nhiều hay ít làm cho nét nhạc mang tính Dân tộc đậm đà hay mờ nhạt.

Trong bản nhạc, nếu ta không chú ý ghi đầy đủ các ký hiệu cho kỹ thuật tay trái, tức là tay trái chỉ bấm những nốt nhạc đơn thuần, lập tức những giai điệu sẽ giảm đi rất nhiều tính chất phong phú của Ðàn Cò (Nhị) làm ảnh hưởng không ít đến tính chất Dân tộc trong nội dung biểu hiện. Các ngón bấm chủ yếu của Ðàn Cò (Nhị):

Ngón rung: làm tiếng đàn ngân vang mà không khô, cứng. Ngón rung là ngón tay bấm, nhấn nhẹ liên tiếp ở một âm nào đó khiến âm thanh phát ra như làn sóng nhỏ. Ngón rung sử dụng ở hầu hết các âm có độ ngân dài. Người ta có thể rung cả ở dây buông bằng cách dùng ngón tay cái nhấn nhẹ liên tiếp vào cái khuyết (cái cữ của dây đàn), cần chú ý không để cái khuyết tụt xuống sẽ ảnh hưởng đến độ cao của dây đàn.

Ví dụ :(241-19)

Ví dụ :(242-20)

Ngón vuốt: là cách di ngón trên dây đàn từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới. Âm vuốt làm tiếng đàn thêm mềm mại, uyển chuyển gần giống giọng hát, giọng nói dân tộc. Có hai lối vuốt:

- Vuốt để chuyển thế tay, lối vuốt này nên tiến hành nhanh và chỉ nên chạm ngón rất nhẹ trên dây, hết sức tránh âm thanh nghe phát ra nghe nhõng nhẽo. Vuốt để chuyển thế tay không cần ghi ký hiệu mà chỉ cần ghi thế tay và ngón bấm.

b-Vuốt làm âm thanh dịu ngọt, mềm mại, ký hiệu ngón vuốt như gạch nối giữa các nốt nhạc, đặt trước hoặc sau một nốt nhạc tùy theo từng trường hợp.
Ví dụ :(243-28)

Ngón nhấn: ngón nhấn làm âm thanh cao lên, bằng cách nhấn vào cung phím nào đó rồi nhấn từ dây căng ra, làm âm thanh cao lên thường là một cung. Hiệu quả của âm nhấn nghe mềm mại, nhưng không nên sử dụng quá nhiều ngón tay của Ðàn Cò.
Ví dụ :(244-21)

Ví dụ :(245-22)

Ngón láy: (còn gọi là ngón vỗ) trong khi một ngón tay (thường là ngón 1) bấm vào một cung phím nào đó, ngón 2 (hay ngón 3), đập vào một cung phím có âm cao liền bậc. Ngón

Thạc sĩ Võ Thanh Tùng

Page 1 of 1 (1 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems