Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Đàn Tranh !!!

rated by 0 users
This post has 49 Replies | 4 Followers

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
ak ak, hỏi xin để tập từ từ, hì hì, tại vì bi giờ mới bập bẹ thổi ra tiếng thôi, saotruc có bản nhạc thì cho xin với.
Ngân: phải biết yêu TIỀN,tránh lấy TIỀN làm điều xấu Lễ: phải biết kính trọng TIỀN Nghĩa: phải lấy tấm lòng đối đãi chứ kg được lấy TIỀN để trả ơn Trí: dùng TIỀN đúng mục đích Tín: thiên hạ mượn TIỀN phải trả đúng hẹn Ấy là làm người vậy.
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

Đây là một bài chỉ loại dây trên đàn tranh (dây hò nhứt) CÁC LOẠI DÂY TRÊN ĐÀN TRANH

A. DÂY HÒ NHỨT (tục gọi là Dây Bắc) dùng đàn bản vui.

Dây 1 2 3 4 5 6 7 8

HÒ XỰ XANG XÊ CỘNG LIÊU XỰ XANG

SOL LA DO RÉ MI SOL LA DO

B, DÂY ĐÀN BẢN BUỒN như: Lý con sáo, Vọng cổ, Trường tương tư, v.v… Y như dây HÒ NHỨT (A). Chỉ khác một điều là nhửng dây nốt XỰ (LA) phải nâng lên cao thêm 1 cung (1 ton) thành ra XƯ (SI)

C. DÂY ĐÀN BẢN BUỒN như: Nam ai, Văn thiên Tường, v.v…. Y như dây (B) (dùng đàn Lý con sáo, Vọng cổ), nhưng nhửng dây nốt CỘNG (MI) phải nâng lên cao thêm 1 cung (1 ton) thành ra CÔNG (FA).

D. DÂY ĐÀN NAM XUÂN và ĐẢO NGỦ CUNG Y như dây HÒ NHỨT (A), nhưng dây nốt CỘNG (MI) phải nâng lên cao thêm 1 cung (1 ton) thành ra CÔNG (FA).

E. DÂY ĐÀN NHỬNG BẢN OÁN như: (Tứ đại oán, Phụng cầu hoàng, Phụng hoàng cầu, Giang Nam). Y như dây dùng đàn NAM XUÂN và ĐẢO NGỦ CUNG (D). Chỉ khác một điều là Dây NAM XUÂN và ĐẢO NGỦ CUNG thì nốt HÒ (SOL) đặt ỏ dây số 1. Còn khi sang qua đàn BẢN OÁN thì dời nốt HÒ (SOL) về dây thứ 4.

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

Khúc đâu Tư mã-Phượng cầu, Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

CÁCH LÊN DÂYTRANH 21 DÂY

Đặt Chủ âm HÒ dây 5 và lên dây theo cung bực như sau:
Gọi là lên dây Hò nhứt (tục gọi là Dây Bắc, dùng đàn Bản vui)
1 Hò L sol
2 Xg S do ……… HÒ sol = Hò Ba
3 Xê X ré ……… HÒ sol = Dây Nam xuân, Dảo
4 C mi …………
5 L sol ..………….. HÒ NHỨT Dây Bắc (Bản vui)
6 U la …………… HÒ TƯ Dây Oán (tục gọi là dây Hò nhì)
7 S do
8 X ré …..

GIỬ Y CUNG BỰC TRÊN, CHUYỂN CHỦ ÂM HÒ.

Ví dụ như chuyển Chủ âm Hò sang dây 2, dây 3, dây 5 hay dây 6,
thì cung bực sẻ thay đổi như sau:
Cung bực đọc:
HÒ Dây 2 tên gọi dây Hò ba L U U# X C sol la si ré mi


- 2 -

HÒ Dây 3 tên gọi dây Nam L U S X C# sol la do ré fa

HÒ Dây 5 tên gọi dây Hò nhứt L U S X C sol la do ré mi

HÒ Dây 6 tên gọi dây Hò tư L U#S X C# sol si do ré fa (dùng đàn Oán, Nam xuân, Nam Ai, Văn thiên Tường,

 

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

Khúc đâu Tư mã-Phượng cầu, Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

Việc để ngón tay cái và trỏ sao cho đừng chạm dây mạnh quá có vài cách .

1. Khi để bàn tay mặt để đàn thì ba ngón tay út, áp út và giữa phải để lên đụng vào mặt tail piece (không biết tiếng Việt gọi là gì , tiếng Pháp là CORDIER). Cả bàn tay phải cong theo cầu vòng của âm bảng (sound board).
Như vậy hai ngón tay cái và trỏ mới chạy lên xuống thong thả theo cao độ các nốt nhạc của bản nhạc .

2. Đây là điều cần thiết nhất . Phải tập những bài tập đánh với hai ngón .
Đánh HÒ LIU (Sol - Sol . Sol thấp với ngón cái , Sol cao với ngón trỏ . Tức là đánh bát độ . Rôì từ đó lên cao lần
La - Lá, Do-Dó, Re - Ré, Mi - Mí, Sol - Sól , vv..... Đánh lên rồi trở xuống .

Sau đó đánh Sol-La, Sol-Do, Sol-Re, Sol-Mi, Sol- Sol . rồi trở xuống .
Các đánh nhiều bài tập càng tốt . Lúc tôi học đàn tranh . Tôi tập 2 giờ chỉ đánh bài tập và đánh mỗi ngày trước khi đàn bài bản .
Cho tới ngày hôm nay, trước khi đàn tranh , tôi đều đánh bài tập cho nhuần ngón tay rồi mới tập bài bản .

Những bài đàn tranh tôi thường học bằng miệng , tức là đàn miệng trước rồi mới đàn bài . Như vậy sẽ nhớ lâu bài mình học . Tôi không cần học nhiều bài mà với một số ít bài căn bản đủ giúp cho tôi hiểu sự khác biệt về điệu thức, các nốt trang sức (ornementation) và làm sao đàn cho "thoát" hơi của bài đàn .

Tôi học bằng Hò xự xang xê công liu theo xưa . Tuy nhiên với nhạc sinh ở Tây phương , tôi có thể dạy bằng các nốt nhạc tây phương . Tôi xuất thân từ nhạc viện Saigon (1955-1961), chuyên về violin (học với cố giáo sư Đỗ Thế Phiệt), và nhạc lý Tây phương . Sau đó sang Pháp học về musicology, ethnomusicology , cho nên ký âm Tây phương đối với tôi không thành vấn đề . Hơn nữa tôi lại học sáng tác nhạc điện thanh (electro acoustical music) thuộc loại nhạc đương đại Tây phương . Chính nhờ sự phối hợp Đông Tây giúp cho tôi rất nhiều trong việc sáng tác, và tùy hứng ;

 

Dr. Tran Quang Hai
Departement d'Ethnomusicologie
Musee de l'Homme
75116 Paris
FRANCE
http://tranquanghai.info
blog: http://tranquanghai.multiply.com
http://tranquanghai.blogspot.com

Khúc đâu Tư mã-Phượng cầu, Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

ruớc khi gảy, nên để ngón tay khoảng 90 độ với dây đàn và nên để móng sát vào dây đàn trước. Móng càng xa dây đàn chừng nào thì càng khua dây chừng đó. Móng cũng không đươc quá sâu, hay quá cạn, độ chừng 0.5 cm là vừa. Trước khi khảy dây thì móng hơi lài ra (không còn 90 độ nữa) và ấn nhẹ xuống dây đàn rồi mới khảy, như vậy tiếng đàn sẽ tròn trịa hơn. Sau khi khảy dây xong thì ngón tay phải rơi trên sợi dây kế, chứ không đươc xếp lại hay nhấc lên khỏi mặt dây đàn. Thí dụ ngón trỏ khảy dây Hò hay Sol thì sau khi khảy xong phải rơi trên dây Xự hoặc La. Thí dụ ngón cái khảy dây Hò hay Sol thì sau khi khảy xong phải để rơi trên dây Công hay Mi chứ không đươc xếp lại hay nhấc lên khỏi dây đàn. Nếu đánh một bát độ thì có vẻ dễ một chút nhưng nếu đánh những dây gần nhau thì phải đánh bài tập nhiều, nếu không sẽ khảy dây rất mạnh, nghe rất phô. Xin nhìn hình thầy Vĩnh Bảo xử dụng 2 ngón trỏ và cái, lúc nào cũng để trên dây đàn, không nhấc lên quá nhiểu và không cần thiết như các nhạc sĩ trẻ bây giờ.

 

Theo Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

http://vinhbao.theonly1.net

Khúc đâu Tư mã-Phượng cầu, Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3
nhamdoanhdoanh:

Em cũng thích chơi đàn tranh lắm bác , nhưng em hỏng biết chơi . Vì em nghe nói nó chơi theo ngũ cung gì gì đó . Hic , có bác nào tốt bụng post tài liệu lên đây với . Em lùng cả Net mà nó viết chả ra gì đâu , hiểu không nổi mấy cao nhân đó .

Tôi thấy bạn sao có nhiều sở thích giống tôi quá. Tôi đang học đàn tranh đây mới được 1 ngày. Đàn tranh không tự học được đâu, đó là kinh nghiệm của tôi. Tôi rât rành về sáo ( tự học). Biết chơi khỏang chục bài đàn bầu, thế mà đụng tới đàn trang cứ quờ quạng. Đàn tranh rất đúng với câu không thầy đố mầy làm nên. Bạn nên ghi danh học đàn tranh đi. Ở cung văn hóa lao động đó. Hẹn gặp.

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Nguyen Tan:

Đàn tranh rất đúng với câu không thầy đố mầy làm nên.

Đàn nhị, đàn tỳ bà cũng vậy nữa bác ơi. Mà bác ở Sài gòn hay sao mà biết cung văn hóa lao động có dạy đàn tranh vậy? Nếu bác ở Sài gòn thì bữa nào cho em xin phép gặp mặt để cung kính thọ giáo với, hy vọng bác không chê. Với lại em cũng có bộ VCD khoảng vài trăm bài sáo cũng muốn chia sẽ cho bác nữa,.... mong sớm ngày gặp bác !:)

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Not Ranked
tiểu cầm thủ
Tui ở HN, cũng mới học đàn tranh được 1 buổi, hic học phí đắt quá nhg ko theo thầy thì ko học đc j, tính vào đây xem có tự học thêm đc ít nào ko chứ đi học thầy xót tiền quá
Love Vietnamese 16 chord zither
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Hi chuthoong,

bác có 6 cuốn tài liệu học đàn tranh lận hả?

có thể cho tui photo học với không?

tui chỉ mới bắt đầu ngâm cứu thôi ah,

bác đừng đóng topic này lại,

tui muốn học về cái này lắm lắm, mà bác cho hỏi?

bác ôm đàn mấy năm rùi? hâm mộ quá đi

 

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Chào các bác ạ! Em học đàn tranh đây ạ! Nhưng mà vì lười học quá nên số vốn ít ỏi! vậy nên bài em thuộc cũng rất ít, nếu nhìn bản nhạc oánh thì vô tư! hhihi!

Em thấy đàn tranh cũng tự học được đấy chứ ạ, có mỗi đàn bầu là khó tèo tèo! 

Bác nào học thì mua quyển sách :" Sách học đàn tranh " của cô Bích Vượng và cô Thu Nội biên soạn ( ở ngoài Bắc).

 

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Hehe... Big Smile

Chào bạn bung,

nhưng tui ở Sài Gòn, làm sao mua được cuốn sách này vậy?

mà bác ở HN hả?

có thể mua dùm tui không?

Confused

 

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

saotruc:
Nếu Wow thổi sáo được bài này thì hôm nào chúng ta hòa tấu nhé. Tui chơi 1 mình cũng buồn.

saotruc co bản nhạc bài này cho e xin w.hay là tuần này e ranh e se lên cvhvt nhé.

Hình phạt của Spammer

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Chào bạn, Tui không có bài này. Chỉ là theo trí nhớ mà chơi. Có mấy lần tính ký âm lại mà chưa có thời gian và làm biếng quá. Bạn là ai mà biết cung văn hóa lao động vậy, tui gặp bạn lần nào chưa ?
Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

saotruc:
Chào bạn, Tui không có bài này. Chỉ là theo trí nhớ mà chơi. Có mấy lần tính ký âm lại mà chưa có thời gian và làm biếng quá. Bạn là ai mà biết cung văn hóa lao động vậy, tui gặp bạn lần nào chưa ?

Hic, em là Đạt,e mới đi cvhld có 1 bữa à,tại vì giờ đang trong thời gian thi nên em bận wa,saotruc ko bit la phai hoac là bit mà ko hỏi cũng po' tay.leehonsoo w ninja,baba bit' em do' chac chủ nhật này em đi tập lại.saotruc tập o công viên hvthu hay ở cung vhld vậy?

Hình phạt của Spammer

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Em vừa xem chương trình của đài Arirang Hàn Quốc về nhạc cụ truyền thống của nó, có nói về đàn giống đàn tranh của mình, thấy thật khủng khiếp.

Đàn của nó làm từ gỗ đồng tuổi ít nhất 15 năm, lấy về làm hoàn toàn thủ công, sau đó dùng kỹ thuật làm mịn bề mặt và trả lại màu nâu, vân gỗ tự nhiên. Dây của nó làm bằng vật liệu phi kim như lụa, các giá đỡ cũng làm tuyệt đẹp ở dưới chân được khảm màu vàng rất tinh xảo, nút thắt, nút chặn của nó nhìn cũng mê. Nói chung nhìn cây đàn của nó là đã thèm, đã muốn mua.

 

Page 2 of 4 (50 items) < Previous 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems