Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Có ai có tài liệu Phương pháp Suzuki ko?

rated by 0 users
This post has 7 Replies | 1 Follower

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
copyleft Posted: 02-22-2008 19:07
Tình cờ nghe nói về phương pháp suzuki, các bác nào có, biết có thể send cho e ko?
Cầu người hơn cầu mình.
Top 500 Contributor
tiểu cầm thủ
P pháp Suzuki nghe lạ quá. Em cũng ko biết đó là P pháp gì
Đời thật ngắn ngủi, vì vậy hãy làm những gì mà mình thích!
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
nghe giống kèn Harmonica quá "Winner Suzuki". HEHEHE
Tên thật: Nguyễn Hồng Quân Sinh ngày: 22/08/95 Đ/C: 226/8/6 Lê Trọng Tấn, F.Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCM Đ/T: (08)8102074
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Phương pháp Suzuki là 1 phương pháp dạy nhạc do ông Suzuki nghiên cứu và áp dụng thành công. Chứ ko phải là Suzuki này. hé..hé...

Cầu người hơn cầu mình.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

copyleft:
Tình cờ nghe nói về phương pháp suzuki, các bác nào có, biết có thể send cho e ko?

Phương pháp Dalcroze.

Émile Jaques-Dalcroze (1865 –1950)

Dalcroze cho rằng nền giáo dục nghệ thuật có thể được xây dựng chung quanh ba yếu tố cơ bản: tính bén nhạy của hệ thần kinh, ý thức về tiết nhịp, sự biểu đạt cảm xúc.
Trong qui trình học hỏi và thực hành nghệ thuật, ba yếu tố nền tảng này gắn kết với nhau, chúng thường thỏa đáp những năng khiếu đặc thù nhất nhưng cũng thỏa đáp những thôi thúc chủ yếu trong biểu đạt nghệ thuật. Phương pháp giáo dục âm nhạc Dalcroze dựa trên một số nhận xét có tính nguyên tắc như:
- Âm nhạc bắt đầu tự thực hiện nó khi cảm xúc con người được chuyển thành động tác âm nhạc;
- Con người trải nghiệm cảm xúc một cách vật lí;
- Con người trải nghiệm cảm xúc thông qua các cảm giác co thắt/nới thả của cơ bắp;
- Các hiệu ứng của cảm xúc nội tại sẽ được ngoại tại hóa qua động tác, tư thế, cử chỉ, và âm thanh: một số có tính cách tự động, một số có tính cách tự phát, và một số là kết quả của lí trí và của ý chí;
- Những cảm xúc nội tại được chuyển thành âm nhạc qua những động thái như nhịp thở, nhịp hát, hoặc sự trình tấu một nhạc cụ.
- Trong âm nhạc, cơ thể con người chính là một nhạc cụ đầu tiên cần được luyện tập.

Một cách cụ thể, trong lúc tìm cách cải thiện kĩ năng thực hành âm nhạc cho nhạc sinh, Dalcroze cảm thấy rằng âm nhạc, động tác, tâm trí, và cơ thể có thể được phối hợp qua kinesthetics (tạm dịch: giác động học). Múa và các động tác trừu tượng khi thể hiện âm nhạc tăng cường kĩ năng giác động học, cũng như tăng cường ý thức về không gian cho nhạc sinh. Dựa trên tiền đề cho rằng tiết tấu chính là nguyên tố đầu tiên của âm nhạc, và nguồn gốc của mọi dạng thức tiết tấu có thể tìm ra trong tiết tấu tự nhiên của cơ thể, Dalcroze triển khai một phương pháp gọi là Eurhythmics (Thể dục nhịp điệu), hợp nhất ba thành tố: Solfa (Xướng âm), Improvisation (Ứng tác), Rhythmics (Tiết tấu).
* Xướng âm: lí thuyết, hòa âm, thang âm, giai điệu, luyện tai-mắt, sự đúng giọng ..v.v … được sinh động hóa qua việc hợp nhất khái niệm tiết tấu và khái niệm không gian. Theo nghĩa này, chẳng hạn, thời lượng của những cao độ và sự cách biệt của những cao độ có thể được khảo sát đồng thời khi khảo sát chính những cao độ ấy (được gọi là Tiết tấu Xướng âm), hoặc luyện tai và luyện giọng qua những thang âm bắt đầu với một nốt không phải là nốt chủ âm.
* Ứng tấu: phát triển sự hợp nhất giữa khả năng nội-thính âm nhạc và cơ thể, vận dụng tiết tấu âm nhạc, tiết tấu cơ thể, và tiết tấu lời nói nhằm biểu đạt tính cá biệt một cách hồn nhiên; ứng tấu được áp dụng trong khí nhạc cũng như trong thanh nhạc.
* Tiết tấu: khai thác các hiệu ứng nội tại hóa và ngoại tại hóa của tiết tấu trong tương quan với Xướng âm và Ứng tấu; biểu đạt tiết nhịp cơ thể và tâm trí theo những qui luật cơ bản dựa trên một số nhận định như: tất cả mọi yếu tố âm nhạc đều có thể được trải nghiệm qua động tác, mọi âm điệu đều bắt đầu với một sự chuyển động, mỗi thanh âm tương ứng với một cử chỉ và mỗi cử chỉ tương ứng với một thanh âm, mỗi yếu tố âm nhạc – sự nhấn âm, cách phân câu, độ năng động, nhịp thức, v.v…, cần được lĩnh hội thông qua sự chuyển động.
Dalcroze đề xuất một công thức xác định ra Eurhythmia (độ cân đối nhịp nhàng):
Eurhythmia = Không gian+Thời gian+Năng lượng+Trọng lượng+ Quân bình+ Uyển chuyển/Trọng lực.
Âm nhạc được thực hiện một cách tối hảo khi tất các các yếu tố này cân xứng. Phương pháp Dalcroze dường như muốn định nghĩa lại những yếu tố cơ bản của âm nhạc nhằm đạt tới những biểu đạt mạch lạc trong khuôn khổ của những định nghĩa khoa học. Vạn vật được cấu thành bởi vật chất. Vật chất bao hàm năng lượng. Vật chất (năng lượng) chuyển lưu trong không gian và được gọi là động tác. Trong âm nhạc, động tác là phách nhạc và phách nhạc nhả năng lượng qua nhiều cách. Vì vậy phách nhạc tùy thuộc vào mức độ năng lượng được vận dụng và độ rộng của không gian được vận dụng. Năng lượng được miêu tả như là độ sôi nổi trong âm nhạc, tuy nhiên, Dalcroze qui định rằng năng lượng còn bao gồm những cảm giác mà cơ thể nhận được. Một trong những mục tiêu của phương pháp Dalcroze là nhằm để phát triển một ý thức động giác học: cung cách mà phách nhạc chuyển lưu trong thời gian và không gian. Theo nghĩa này, tiết tấu không đơn thuần chỉ là nhịp thức của âm nhạc, mà còn là các yếu tố không gian, thời gian, và năng lượng.
Phách nhạc mang một thời lượng định rõ, hoặc một giá trị thời gian. Tính chất của thời gian tùy thuộc vào cách thức mà phách nhạc được khởi tấu, duy trì, và buông nhả. Dalcroze nhận thấy rằng nhạc sinh thường liên tưởng sự chuyển đổi về độ sôi nổi (năng lượng) với sự chuyển đổi về nhịp độ (thời gian), ví dụ: trình tấu nhẹ hơn có nghĩa là trình tấu chậm hơn. Thời gian và năng lượng là hai thực thể độc lập. Phách nhạc chuyên chở sức nặng. Khi quan sát một nhạc trưởng giỏi điều khiển một dàn nhạc, người ta có thể cảm thấy sức nặng của mỗi nhịp đập và của mỗi động tác. Sức nặng có thể được nhận thức trong một dòng nhạc. Sức nặng của một dòng nhạc đơn nhất hẳn sẽ ít hơn sức nặng của tám bè nhạc trong một khúc hợp xướng. Tương tự, những nhạc cụ trầm thêm vào trong một dàn nhạc mang lại một cảm giác về một sức nặng lớn hơn.
Sự cân xứng chỉ có thể đạt tới khi sức nặng được điều tiết. Sự cân xứng là yếu tố cốt yếu của tiết tấu. Mục tiêu tối hậu của phương pháp Dalcroze là để đạt tới một sự cân xứng giữa tất cả những thành tố: phách nhạc, không gian, năng lượng, độ uyển chuyển, và sức nặng. Dalcroze định nghĩa độ uyển chuyển là một phẩm chất của động tác giữa những cao độ. Đây chính là yếu tố mang lại sự sống động và hứng thú cho buổi trình tấu, và một cách cơ bản, là điều sẽ được truyền đạt cho khán thính giả.
Dalcroze soạn ra hơn 1000 nhạc bản cho những lớp thể dục nhịp điệu cũng như những bài tập thẩm âm và xướng âm. Thể dục nhịp điệu Dalcroze còn được nghiên cứu để phát triển năng lực tập trung, kĩ năng nghệ thuật, kĩ năng hòa tấu, kĩ năng phối hợp trí nhớ, và phát triển ý thức về thân thể cũng như ý thức sáng tạo. Phương pháp Dalcroze không những được triển khai áp dụng trong các bộ môn nghệ thuật nghe-nhìn mà còn được triển khai áp dụng trong khoa trị liệu và giáo dục tổng quát.

http://dayhocintel.org/diendan/archive/index.php/t-5118.html 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Triết lí giáo dục & 4 phương pháp giảng dạy âm nhạc

Trong nền giáo dục âm nhạc cho trẻ em ở nhiều nước hiện nay, nhất là ở các nước phát triển, bốn phương pháp: Dalcroze, Kodály, Carl Orff, và Suzuki là các phương pháp giảng dạy và thực hành được biết đến nhiều nhất.
Các phương pháp này đã được trải qua một thời gian dài thử nghiệm, đạt được nhiều thành quả, giành được sự tham dự của đông đảo nhạc sinh và sự đồng tình của các bậc phụ huynh. Trong những chừng mực khác nhau và qua những cách nhìn tổng hợp và chắt lọc, các phương pháp này cũng đã được tiếp nhận và vận dụng trong chương trình giảng dạy và đào tạo ở các trường nhạc chuyên nghiệp. Xin giới thiệu với bạn đọc Giai Điệu Xanh một số thông tin và một số khái niệm chủ yếu của bốn phương pháp này.
Phần 1: 4 phương pháp giảng dạy âm nhạc: Dalcroze – Kodály – Carl Orff – Suzuki
Trải qua nhiều thập niên của thế kỉ 19 và thế kỉ 20, bốn nhạc sĩ Émile Jaques-Dalcroze , Zoltan Kodály, Carl Orff, Shinichi Suzuki và các cộng sự viên đã triển khai và hệ thống hóa một số ý tưởng và phương thức thực hành âm nhạc, tạo ra những bước đi cơ bản trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ em. Dù mỗi phương pháp khi được khảo sát chuyên sâu sẽ có những tính chất, đặc thù riêng, nhưng nói chung, bốn phương pháp này xuất phát từ một số ý tưởng như: 1) kế thừa tư tưởng Hi Lạp cổ đại, coi việc giáo dục âm nhạc là có tầm quan trọng hàng đầu trong việc hình thành nhân cách con người: 2) âm nhạc, giống như ngôn ngữ, là một thuộc tính biểu đạt cơ bản của con người 3) nhấn mạnh yếu tố hồn nhiên-vui chơi và phổ cập rộng rãi; 4) chú trọng yếu tố nhịp tiết, vận hành trong cơ thể con người cũng như trong vạn vật.
Sau đây là vài nét về các nhà sáng lập ra các phương pháp này.

Emile Jaques
Émile Jaques-Dalcroze (1865 –1950): Sinh tại Áo, bố mẹ là người Thụy Sĩ, Dalcroze được người mẹ nhạc sĩ cho tiếp xúc với âm nhạc rất sớm. Ông là một tài năng xuất chúng, lên 7 tuổi đã sọan tác phẩm đầu tiên trong số khoảng 600 tác phẩm của mình. Được đào tạo tại nhạc viện Genève, sau khi ra trường, ông sang Paris và học sáng tác với Gabriel Fauré. Năm 1885, ông trở lại Genève và theo học nhà lí thuyết âm nhạc Thụy Sĩ lừng danh Mathis Lussy, người đã có ảnh hưởng trên phương pháp của ông sau này. Ở tuổi 27, Dalcroze đã là một nhà soạn nhạc đầy tài năng và được bổ nhiệm giảng dạy tại nhạc viện Genève. Tại đây, ông thấy các nhạc sinh không thể nghe ra những gì in trên giấy và thường thì họ trình tấu một cách máy móc, và cũng không chuyển tải được nhạc tính. Mặt khác, các học viên nhạc sĩ không thực hiện được một cuộc phối hợp giữa mắt, tai, tâm trí, cơ thể, và không có một phương pháp luyện tập có hiệu quả. Cùng với các cộng sự viên ông đã hình thành một số ý tưởng và bài bản giáo dục âm nhạc mà sau này trở thành phương pháp Dalcroze.
(http://www.giaidieuxanh.com.vn/dataimages/200512/original/images858001_Kodaly_Zoltan.jpg)
Zoltan Kodály
Zoltan Kodály (1882 – 1967): Sinh tại Hung, lớn lên ở nông thôn, từ thuở bé, ông đã được nuôi dưỡng trong dòng nhạc dân gian Hung, học và biết chơi dương cầm, các loại đàn dây, cũng như sáng tác nhạc. Năm 1900, ông theo học Koessler tại Nhạc viện Budapest. Năm 1905, ông bắt đầu hợp tác với B.Bartok, thu thập và chuyển biên các bài dân ca, cũng như sát cánh cùng Bartok trong họat động sáng tác. Trong một chuyến viếng thăm Paris, Kodaly đã mang về những nhạc bản của Debussy, và điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên hai ông: Năm 1910, những tứ tấu đầu tiên được trình tấu chung ở các buổi hòa nhạc, đánh một dấu mốc quan trọng trong nền âm nhạc Hung thế kỉ 20. Cùng với Béla Bartok và Georgy Ligeti, Zoltan Kodály hợp thành bộ ba nhạc sĩ lẫy lừng nhất của Hung thế kỉ 20. Kodaly là một nhà tư tưởng giáo dục âm nhạc xuất chúng, coi âm nhạc là một lĩnh vực mở ra cho tất cả mọi người và thiết yếu cho sự phát triển của một nhân cách lành mạnh. Ông là nguồn cảm hứng cho một cuộc cách mạng về giáo dục âm nhạc tại Hung, và sau đó được nhiều nơi khác áp dụng. Kodály tin rằng âm nhạc có khả năng phát triển toàn bộ tính cách của một người, trí tuệ cũng như tình cảm. Ông nói rằng, “âm nhạc là thức nuôi dưỡng tâm linh cho tất cả mọi người” và muốn tìm cách để nhiều người có thể tiếp cận được với âm nhạc hay.
(http://www.giaidieuxanh.com.vn/dataimages/200512/original/images858003_carlorff.jpg)
Carl Orff
Carl Orff (1895 – 1982): Nhạc sĩ Đức lỗi lạc và một nhà tư tưởng lớn về giáo dục âm nhạc. Sinh ra ở Munich, Đức, ở tuổi lên 5, Orff bắt đầu học piano, cello, organ, xuất bản tác phẩm đầu tiên và bắt đầu học lí thuyết âm nhạc. Từ 1915 đến 1919, ông đảm nhận cuơng vị giám đốc âm nhạc cho Münchner Kammerspiele, và hai nhà hát Mannheim Nationaltheater - Damstadt Landestheater. Năm 1921, ông học sáng tác với Heinrich Kaminski và bắt đầu vùi đầu vào học Bach, Buxtehude, Pachelbel, và đặc biệt là Monteverde.
Trong cương vị một nhà soạn nhạc, ông mong muốn đơn giản hóa âm nhạc, quay về với những thành tố nguyên sơ. Ông tìm cách thích nghi sự thụ cảm hiện đại với những cấu thức độc xướng cổ, trong lúc vận dụng phương pháp đối điểm nghịch tai và những tiết tấu nghiêm chặt dứt khoát. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Carmina Burana (1937), là một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển được nhiều người cho là gây ấn tượng mạnh nhất và phổ cập nhất của thế kỉ 20.
Ở các thập niên 1920 và 1930, ông cùng với Mary Wigman (học trò của Dalcroze) và các đồng nghiệp khác thử nghiệm và hình thành một phương pháp tiếp cận âm nhạc đặc thù, được biết đến dưới cái tên Orff-Schulwerk hoặc “Âm nhạc cho Trẻ em”. Phương pháp Carl Orff nhanh chóng được phổ biến và sử dụng rộng rãi trên thế giới (ngay cả trong các liệu pháp y khoa).
(http://www.giaidieuxanh.com.vn/dataimages/200512/original/images858011_Ssuzuki-1.jpg)Shinichi Suzuki
Shinichi Suzuki (1898-1998): Sinh ra tại Nagoya trong một gia đình sở hữu một cơ sở sản xuất đàn Koto rồi trở thành một cơ sở sản xuất đàn dây đầu tiên ở Nhật, hồi trẻ, sau khi có dịp được nghe bản Ave Maria qua đàn violin, lập tức Suzuki với lấy chiếc đàn violin trong xưởng của bố ông và bắt đầu tự học. Ở thập niên 20 của thế kỉ 20, ông quyết định sang Đức tìm thày học đàn violin, ông theo học Karl Klinger, có dịp gặp gỡ và trở thành một người bạn của Albert Einstein, người đã khuyến khích ông học nhạc cổ điển. Trải nghiệm sự khó khăn của mình trong khi học tiếng Đức, và là một bác sĩ, ông quan sát thấy trẻ em tiếp nhận và học ngôn ngữ mẹ đẻ rất nhanh, ngay cả những phương ngữ mà người lớn cho rằng “rất khó”. Ông lí luận rằng nếu một người có kĩ năng tiếp nhận ngôn ngữ mẹ đẻ, thì người ấy có cái khả năng cần thiết để chơi thành thạo một nhạc cụ. Nếu những nỗ lực của một đứa trẻ trong việc nói và mở rộng từ vựng được khen ngợi và khuyến khích, thì quá trình học hỏi sẽ thuận tiện hơn. Hằng ngày khuyến khích trẻ em nghe nhạc và lặp lại, ông xây dựng một phương pháp giáo dục âm nhạc dựa trên cái quá trình tự nhiên khi thu nhận ngôn ngữ, còn được gọi là lý thuyết “Mother Tongue” (tiếng mẹ đẻ).
Năm 1945, Suzuki bắt đầu một chương trình hoạt động mà ông gọi là Talent Education/Giáo dục Tài năng, nhằm giáo dục cho trẻ em có một tâm hồn cao quí hứng khởi từ một nền âm nhạc lớn và sự học tập chuyên cần. Ông tin rằng những đứa trẻ lớn lên và được nuôi dưỡng bởi tình yêu âm nhạc thì sẽ gặt hái được những niềm phúc lạc và sẽ không nghĩ đến chiến tranh. Hiện nay trên thế giới có nhiều hiệp hội Suzuki hoạt động theo tiêu chí của phương pháp giáo dục âm nhạc Suzuki. Cơ sở trung ương của phong trào Talent Education Research Institute/Viện Nghiên cứu Giáo dục Tài năng (TERI) được đặt tại Matsumoto, Nhật.

http://dayhocintel.org/diendan/archive/index.php/t-5119.html 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

nhiều chữ quá trời

Có rất nhiều người mơ, nhưng chỉ có một vài người dám thức trắng cả đêm để biến giấc mơ đó thành hiện thực
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Suzuki thường áp dụng cho Violin và Piano, một phương pháp rất hiệu quả đi kèm theo nó là các tài liệu hổ trợ. Nghe nói đã áp dụng trên Flute.
Dưới đây là bài từ Wikipedia mô tả tổng quát về phương pháp này. Chịu khó đọc tiếng anh vậy. Nản dịch lắm.

"SUZUKI METHOD
     

   The Suzuki method (スズキ・メソード, Suzuki mesōdo?, also called Talent Education, mother-tongue method, or Suzuki movement) is an educational philosophy which strives to create "high ability" and beautiful character in its students through a nurturing environment. Its primary vehicle for achieving this is music education on a specific instrument (often violin or piano, but see below for a more complete list). The 'nurture' involved in the movement is modeled on some of the factors present in native language acquisition, such as immersion, encouragement, small steps, and an unforced timetable for learning material based on each person's developmental readiness to imitate examples, internalize principles, and contribute novel ideas. The term "Suzuki method" is also sometimes used to refer solely to the Suzuki repertoire of sheet music books and/or audio recordings which have been published as part of its music education method.
  It was invented in the mid-20th century by Shin'ichi Suzuki, a violinist who desired to bring some beauty to the lives of children in his country after the devastation of World War II. Suzuki noticed that all children pick up their native language very quickly, and even dialects which adults consider "difficult" to learn are spoken with ease by people of 5 or 6 years. He reasoned that if children have the skill to acquire their mother tongue, then they have the necessary ability to become proficient on a musical instrument. He pioneered the idea that any pre-school age child could begin to play the violin if learning steps were small enough and if the instrument was scaled down to fit their body. He modeled his method, which he called "Talent Education" (才能教育, sainō kyōiku?), after the process of natural language acquisition. Suzuki believed that every child, if properly taught, was capable of a high level of musical achievement. He also made it clear that the goal of such musical education was to raise generations of children with "noble hearts" (as opposed to creating famous musical prodigies).

The Suzuki method was first developed in Japan. It spread from there to other Pacific Rim countries, and then to Europe. The method has also begun to be taught in a few places in Africa. Although it originally used the study of the violin to achieve its goals, it has also been adapted for other instruments: flute, recorder, piano, guitar, cello, viola, bass, organ, harp and voice. In addition, there are a few "Suzuki Preschools" which have adapted Suzuki's philosophy to use in the non-musical disciplines of early childhood education.

     Philosophy:
The central belief of Suzuki, based on the evidence of universal language acquisition, is that all people can (and will) learn from their environment. Thus, the essential components of the method spring from the desire to create the "right environment" for learning music (he believed that this positive environment would also help to foster excellent character in every student). These components include:

Saturation in the musical community, including attendance at local concerts, exposure to and friendship with other music students, and listening to music performed by "artists" (professional musicians of high caliber) in the home every day (starting before birth if possible).
Deliberate avoidance of musical aptitude tests or "auditions" to study music (Suzuki firmly believed that teachers who test for musical aptitude, or teachers who look only for "talented" students, are limiting themselves to people who have already started their music education. Just as every child is expected to learn their native language, Suzuki expected every child to be able to learn to play music well when they were surrounded with a musical environment from infancy).
Emphasis on playing from a very young age, sometimes beginning formal instruction between the ages of 3 and 5 years old. (See Technique).
Using well-trained teachers. Suzuki Associations all over the world offer ongoing teacher-training programs to prospective and continuing Suzuki teachers.
In the beginning, learning music by ear is emphasized over reading musical notation. This parallels language acquisition, where a child learns to speak before learning to read. Related to this, memorization of all solo repertoire is expected, even after a student begins to use sheet music as a tool to learn new pieces.
The method also encourages, in addition to individual playing, regular playing in groups (including playing in unison).
Retaining and reviewing every piece of music ever learned on a regular basis, in order to raise technical and musical ability. Review pieces, along with "preview" parts of music a student is yet to learn, are often used in creative ways to take the place of the more traditional etude books.
Frequent public performance, so that performing is natural and enjoyable.
The method discourages competitive attitudes between players, and advocates collaboration and mutual encouragement for those of every ability and level.

Another important feature of the method is that the parent of the young student is expected to supervise instrument practice every day (instead of leaving the child to practice alone between lessons) and to attend every lesson so as to be able to supervise the practice effectively. It is not necessary for the parent to be able to play as well as the child (or at all); only that the parent knows from the lessons what the child should be doing and how the child should be doing it. This element of the method is so prominent that a newspaper article once dubbed it "The Mom-Centric Method" (Constance Meyer, LA Times, Sept 7, 2003).


Criticism and response
The most common criticisms of the Suzuki method from more traditional music teachers are that group playing, extensive listening to and copying of recordings, and early focus on memorization lead to:

Compromised sight reading skills
A tendency towards rote learning and 'robotic' group performance at the expense of individual musicianship (although a high degree of early technical ability is thereby produced)
Many Suzuki teachers have addressed these concerns by introducing sight reading exercises earlier and more often than was practiced when the method was first introduced in the West. Some also defend their emphasis on unity of musical expression in group performance by pointing out that this is a necessary skill "just like ... in the string section of any professional symphony", and add that although group performance plays an important motivating and ensemble role, and is a highly visible part of the Suzuki method, solo expression can also be encouraged, and individually tailored lessons are at the heart of the method (Barber, 1991).

Criticism has also sprung up from within the Suzuki movement:

Students may progress too rapidly and find themselves studying repertoire for which they are not yet emotionally prepared[vague].
Baroque music is emphasized in the Suzuki violin literature to the detriment of other styles and periods. Some of this literature includes note errors and 19th-century editorial changes that are not in keeping with historically informed performance practice.
"Older students can become overly dependent" on the support structure of recordings, parental note-taking and tutoring at home, and teaching styles appropriate for younger students (Barber, 1991).
Very young students, such as those aged 3-5, are often not ready for formal instruction, and too much emphasis on practicing hard at this age may be counterproductive (American Suzuki Journal, 2005).
See also: Music lesson

Opinions also include that if music is to be learned from audio recordings, the quality of the recorded pieces must be questioned in terms of style, integrity, and its positive or negative traits. The resulting views are subjective and may differ between people.

Also, any reliance on listening to a single piece in order to learn it is not sufficient for instilling a sense of the style of the work (where the style refers to the traits of performance that are common to many similar works), since a style can only be acquired by listening to a range of works of common style (including listening to works for enjoyment, rather than with only the goal of copying them).


  Technique:
Although Suzuki was a violinist, the method he founded is not a "school of violin playing" (like the French or the Russian school of playing) whose students are always easily identified by the certain set of techniques they use to play the violin. However, some of the technical concepts Suzuki taught his own students, such as the development of "tonalization", were so essential to his way of teaching that they have been carried over into the entire method. Other non-instrument specific techniques are used to implement the basic elements of the philosophy in each discipline.

Tonalization is a term coined by Suzuki, and is deliberately similar to the word "vocalization" (as it is used by singers when they talk about warming up their voices). Tonalization is defined as the student's ability to produce and recognize a beautiful, ringing tone quality on their instrument. While initially developed for violin education, the tonalization technique has been applied to other instruments such as the piano. Suzuki believed that a student must learn tonalization in order to properly reproduce and perform music (Lavie, Karen, New Zealand Suzuki Journal, 2005).
Using sound recordings is another technique common to all the musical instruments taught in the Suzuki method. Records, tapes, and CDs are used to help students learn notes, phrasing, dynamics, rhythm, and beautiful tone quality by ear. Suzuki pointed out that great artists (such as Mozart) were surrounded with excellent performances from birth, and that the advent of recording technology made this aspect of their environment possible to achieve for large numbers of "ordinary" people whose parents were not themselves great musicians & music teachers like Mozart's father was.
"Adult" sized instruments are adapted to meet the demands of a small child's body in various ways. This lowers the age at which people are developmentally ready to begin studying an instrument. Scaled down instrument sizes are used for children studying stringed instruments. Curved headjoint flutes with displaced keys which are closer together than normal flute keys & holes are also available making it possible for children as young as 3 years old to study the flute through the Suzuki method. Height adjustable chairs, benches, and footrests are used for piano, guitar, cello, and string bass.
Suzuki Institutes were established to encourage a musical community, raise the quality of teachers, and provide a place where master teachers' ideas can easily be spread to the whole community of Suzuki students, teachers, & parents. These short term music festivals began in Matsumoto, Japan, where teachers & students came to learn from Suzuki himself. In the US, they often last for a week or two and include daily masterclasses; repertoire (group) classes; teacher training courses; concerts; discussion sessions; seminars; and various 'enrichment' classes in different musical styles, instruments, or non-musical (usually arts, crafts, or dancing) activities.
A Common repertoire for all students of an instrument was established. This body of music allows each student to participate in group classes, helps to foster musical community and camaraderie, and provides motivation for students to learn new music while keeping the 'old' pieces they have learned in top form.
Today, public schools often continue to teach from traditional method books, while private lessons are often conducted with the Suzuki method.
"

 

Page 1 of 1 (8 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems