Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Dịch bài "làm sáo, recorder" của bác saonhua

rated by 0 users
This post has 6 Replies | 0 Followers

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
kirinhn Posted: 01-14-2008 16:33

 Theo đề nghị của bác bachdieu999, em xin dịch bài "làm sáo, recorder" của bác saonhua, anh em nào có thể giúp mình chút ít thì giúp nhé, bài dài quá. Em xin phép thay đổi chút ít ngôn ngữ của tác giả, dùng lối viết văn chưa bao giờ được 7 điểm của em, có gì các bác thông cảm nhé.

 Link : http://damsan.net/forums/thread/6793.aspx

 --------------------------------------------------------------------------------------------

Lời mở đầu

Đối với  những người không chơi sáo, một cây sáo có lẽ chẳng là gì cả. Ok, tôi đồng ý. Hầu hết các cây sáo mà các bạn thấy bày bán ở các cửa hàng đúng là chẳng ra gì. Đó là những cây sáo được "sản xuất" hàng loạt và thường được làm từ loại trúc kém chất lượng. Mấy cây sáo đấy chẳng thể gọi là nhạc cụ được, hay nói đúng hơn thì chúng chỉ là đồ chơi rẻ tiền. Chơi vài ngày sau đó vứt đi thôi. Nếu các bạn có giữ nó lại thì có khi cái thanh trúc đấy sẽ gãy nứt sau một thời gian ngắn.

Vậy từ bây giờ, mỗi khi tôi nói đến sáo trúc thì đó sẽ phải là một nhạc cụ thực sự, âm chuẩn và bền. Bất cứ ai cũng có thể chặt trúc ở đâu đó, đục vài cái lỗ và thổi, ừ, sẽ ra tiếng. Chẳng cần phải có chút ít tài năng gì để làm được điều đó. Thế nhưng công việc làm ra một cây sáo tốt như tôi đã nói ở trên thực sự là một môn khoa học và nghệ thuật mà phải mất hàng năm để hoàn thiện. (đây là trường hợp mấy cha Lee, MHM, saonhua, thoong nhà mình Wink)

Sau nhiều năm làm sáo, tôi nhận thấy rằng để trở thành người làm sáo giỏi, bạn cần phải có ba khả năng rất quan trọng sau:

Xử dụng tốt "đồ nghề"

Đúng vậy, làm sao mà bạn có thể làm được một cây sáo nếu bạn không biết xử dụng công cụ? Đó là một kỹ năng cơ bản mà bạn phải có. Và để đạt được độ chuẩn xác cần thiết để làm một cây sáo tốt, tôi nhấn mạnh là bạn phải thực sự là một chuyên gia trong việc sử dụng đồ nghề. Tôi sử dụng cả các công cụ bằng tay và bằng điện. Một vài đồ nghề mà tôi sử dụng là đồ đặc biệt do tôi tự sáng chế. Phần mô tả cụ thể của các đồ dùng này sẽ được nói đến ở một phần riêng.

Là người chơi nhạc

Bạn phải là người biết chơi nhạc mới có thể làm được sáo, bởi vì bạn phải có khả năng định âm chuẩn và đục lỗ đúng sao cho nốt nhạc không bị "phô" và phải đúng gam. Bạn phải có khả năng nghe được khi nào cây sáo bị lệch tone và sửa lại với các đồ nghề của bạn cho đúng tone. Có thể bạn có kĩ năng sử dụng đồ nghề tuyệt hảo, nhưng nếu bạn không có một đôi tai tài hoa như của MHM, bạn sẽ chẳng thể tiến xa trong việc làm sáo được. (cái này không đúng lắm các bác nhẩy, thời đại này cứ nhè "Tuner_E" ra mà xài thì vẫn có thể làm sáo chuẩn được đúng không?) 

Trực giác

Bạn phải có trực giác tốt mới làm được sáo. Như bạn biết đấy, trúc là loại vật liệu tự nhiên và không mọc theo một kích cỡ chuẩn như các ống kim loại mà bạn có thể mua ở các cửa hàng đồ gia dụng. Mỗi thanh trúc đều khác nhau về kích cỡ, hình dạng và độ đặc. Do đó các thanh trúc khác nhau sẽ có những đặc tính âm nhạc khác nhau.

Bạn đã làm được một cây sáo tốt, và bạn muốn làm một cây khác. Bạn có một đoạn trúc khác trông có vẻ giống hệt cây sáo tốt kia về mặt kích thước. Có thể bạn cho rằng bạn chỉ việc copy lại cây sáo kia. Ok, nếu đó là môt ống kim loại, điều đó là đúng. Bạn có thể thử nhiều lần cho đến khi bạn có được một cây tốt, sau đó bạn chỉ việc đục hàng loạt cây sáo để có được bản sao của cây sáo tốt kia. Tất cả các cây sáo bản sao đều giống hệt cây ban đầu.

Thế nhưng với trúc thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Nếu bạn định dùng cây sáo đầu tiên làm mẫu cho cây sau, gần như chắc chắn là bạn sẽ đạt được một cây sáo lệch tone.

Trực giác rất quan trọng trong việc làm sáo. Bạn thực sự cần phải "cảm nhận" được cây trúc để biết được nó có khả năng phát ra âm như thế nào. Cái trực giác này thường chỉ có được khi bạn đã có ít nhiều kinh nghiệm, làm sáo nhiều và nhiều cây sáo trong thùng rác Big Smile

Đôi khi, mặc dù bạn đã thử mọi cách, cây trúc vẫn không chịu phát ra những âm thanh quyến rũ như bạn mong muốn. Bạn có làm thế nào đi nữa cũng không thể sửa cho cây sáo đúng tone. Trong những trường hợp như thế, bạn có quyền chọn xem sẽ làm gì với nó. Tôi thì thường vứt đi hoặc treo lên tường làm đồ trang trí.

Tôi không có ý định dọa gì bạn bằng bài giới thiệu này. Chỉ là để bạn biết được những kĩ năng cần thiết để làm một cây sáo tốt. Giống như mọi việc khác trên đời. Nếu bạn thực sự mong muốn và thích học làm sáo và bạn sẵn lòng bỏ thời gian vào việc này, bạn sẽ thành công.

Sau lời mở đầu này, let's move on.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

(Đôi khi nghĩ ra từ tiếng Việt để dịch thật là khó, ví dụ như "let us move on", hehe) 

 

 

 

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
trình độ english của kirinhn hơi bị siêu đấy, ra tay giúp anh em dịch cái hướng dẫn abc2u nhé Wink
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

To kirinhn: hú yeahhhhhhhhhhhhhh, bác dịch siêu quá, phải nói là rất có "hồn" tiếp tiếp đi nào, anh em vô cho 1 tràng pháo tay đi chớ...he he he

To bác trâu: từ cái dạo hứa dịch cho bác abc tới giờ em vẫn còn nhớ là nợ bác, nhưng em lẳng lặng rút êm, hôm nay thấy bác nhắc đến, tự nhiên lòng tự ái dâng trào, kính xin bác tha thứ cho thằng saonhua này, nhìn cái mớ đó em té ngửa lun, trước giờ tiếng anh của em chỉ vỏn vẹn có vài chiêu, đụng vô tiếng anh trong âm nhạc thì bật ngửa ngay...nhân dịp này cho em khất nợ lun cái vụ abc và xin giới thiệu với bác 1 gương mặt mới đầy triển vọng, bác ráng dụ kirinhn nhá...Stick out tongue 

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Cảm ơn bác admin và bác saonhua đã quá khen, trình độ tiếng anh của em cũng thường thôi, để dịch bài kiểu kia  em cũng phải tra từ điển nhiều và dịch khá lâu mới xong chứ không siêu đến mức cứ thế viết ra đâu. Tuy nhiên giúp được anh em phần nào thì em giúp thôi. Về yêu cầu dịch abc2u của anh admin, em xin bàn luận với anh ở phần nhạc lý để tránh loãng chủ đề này.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Phần 2: Chọn trúc 

Hiển nhiên trước khi bạn bắt đầu làm sáo, bạn phải có một vài ống trúc. Do đó, bước đầu tiên trong việc làm sáo trúc là chọn ra những ống trúc để làm. Nói về tre, trúc thì thật bao la. Có hàng ngàn chủng loại trúc mọc khắp nơi trên thế giới. Kích cỡ của chúng cũng khác nhau rất nhiều. Vậy thì chúng ta bắt đầu từ đâu đây?

Do mục đích của quyển sách này (ái dà, một quyển sách cơ đấy chứ không phải là một bài báo hay tài liệu ngắn gì đâu) là để giới thiệu với bạn cách làm một cây sáo tốt, ống trúc mà bạn chọn sẽ phải rất bền để cây sáo làm được có thể chơi được lâu và trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Ống trúc cũng cần phải có kích thước tốt để có được âm thanh tối ưu.

Chọn chủng loại 

Trước khi nói về kích cỡ của các loại trúc, chúng ta hãy bắt đầu bằng bàn luận về chủng loại trúc nên dùng. Tất nhiên tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu về tre trúc. Nhưng về cơ bản, ta có thể chia tre trúc ra làm hai loại chính. Một loại là tre mọc theo bụi, loại còn lại là tre mọc cách rời ( tên này là do em đặt cho "running species", chẳng lẽ dịch là "chủng loại chạy"). Trong hai loại chính này có hàng ngàn phân loại.

Sự khác nhau chính giữa hai loại này, đó là sau khi được trồng và để tự nhiên, loại tre mọc theo bụi sẽ không lan ra xa mà mọc tập trung lại theo "bụi". Loại tre mọc cách rời thì sẽ mọc lan rộng ra vô tận và nếu không để ý, chúng có thể chiếm một diện tích đất rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn.

Giống như mọi thứ khác, mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu bạn muốn trồng một vườn tre cảnh và không cần chăm sóc nhiều, có lẽ bạn nên trồng loại tre mọc theo bụi. Còn nếu bạn có một mảnh đất rộng và muốn trồng một "rừng tre" thì bạn sẽ chọn loại tre mọc cách rời.

Riêng cá nhân tôi thì tôi thích loại trúc mọc cách rời có tên là "Phyllostachys Aurea" (tên khoa học, tìm trong từ điển tiếng Anh không thấy có, từ điển tiếng Pháp thì "Phyllostachys" có nghĩa là "cây trúc sào", còn Aurea thì chịu thua). Tên khác của loại trúc này là "trúc vàng". Thông thường thì loại trúc mọc cách rời này có màu xanh mà bạn có thể thấy mọc gần như khắp mọi nơi. Loại trúc này lấy cái tên "trúc vàng" từ những cọng già nhuốm màu vàng nhẹ. Bạn có thể tìm thấy chúng khắp nơi trên thế giới, từ những vùng nhiệt đới đến vùng có khí hậu lạnh. Loại trúc này rất chắc và nếu được xử lý tốt, chúng sẽ bền vĩnh cửu. Dưới đây là bức hình một bụi trúc Phyllostachy Aurea điển hình.

 Với mọi cây sáo của tôi, tôi có bảo hành rằng nếu một cây nào đó bị nứt (dưới điều kiện sử dụng bình thường), tôi sẽ thay cho cây khác miễn phí. Và sau hàng năm làm sáo, tôi chưa bao giờ bị trả lại cây sáo nứt nào cả. (Nghe quen quen, hình như giống giới thiệu sáo của bác Nguyễn Đình Nghĩa, không biết có phải bác là tác giả của quyển sách này không Smile). Điều đó cho thấy sức bền của loại trúc này. Tuy nhiên, chúng phải được xử lý đúng cách mà tôi sẽ trình bày sau.

Có một điều về loại trúc này hay loại trúc mọc cách rời nói chung, đó là nó mọc dồi dào khắp những nơi có thể lan đến được. Ở nhiều nơi,  nó còn bị coi là  loài cây gây rắc rối đến mức con người chẳng muốn gì hơn là  diệt sạch loại cây này đi. Thế nhưng đó lại là một cái lợi lớn của người làm sáo bởi điều đó có nghĩa là bạn có thể dễ dàng có trúc miễn phí.

Hãy tìm những vùng trồng trúc xung quanh bạn. Đến gặp chủ vùng đất đó và hỏi thử xem họ có muốn bạn "dọn dẹp" không công khu vườn của họ không. Tôi tin chắc họ sẽ sẵn lòng giúp bạn, có khi có người còn trả tiền bạn cho việc vác đống trúc ấy đi ấy chứ.

Nếu bạn có thể tạo được cảm tình với một vài người chủ của những bụi tre như vậy, có khi bạn còn kiếm được nguồn cung cấp trúc vô tận đấy. Bởi vì trúc mọc rất nhanh, bạn có thể quay lại hàng năm cho đợt thu hoạch mới.

Một điều thú vị nữa trong việc làm sáo, đó là kể cả khi bạn kiếm sống bằng sáo, bạn cũng chẳng cần chặt trúc hàng loạt với số lượng lớn. Từ lâu tôi làm và bán sáo cho những cửa hàng quanh vùng và cho các lễ hội, tôi toàn đi chặt trúc một mình và trong một ngày tôi có thể thu hoạch được đủ lượng trúc để dùng cho  6 tháng hoặc hơn, không tồi phải không?

Chắc chắn rằng có nhiều loại trúc khác cũng làm sáo được. Nhưng tôi chưa thử loại nào khác ngoài "trúc vàng" bởi vì với tôi loại đấy đã là rất tốt rồi.

Nhân tiện đây, nếu bạn có quan tâm thì loại trúc dùng để làm tiêu  truyền thống của Nhật Bản (Shakuhachi) là loại trúc mang tên "Madake"  (cái này may ra lôi từ điển tiếng Nhật ra mới dịch được). Đó là loại trúc rất tốt. Vấn đề duy nhất đó là loại trúc này rất khó kiếm và thường rất đắt. (Chắc mây cây shakuhachi giá cao vì lí do này). Sẽ không phải là bất thường nếu bạn phải mua 500 USD cho một cây tốt. Nó cũng chẳng thể rắn bằng Phyllostachys Aurea được. Đó là lí do tại sao bạn có thể thấy nhiều cây Shakuhachi được cuốn dây xung quanh. Nhưng ngay cả khi được cuốn dây rất nhiều cây Shakuhachi vẫn có thể có những vết nứt.

Tôi chưa bao giờ phải dùng dây quấn trên những cây sáo của tôi mà chúng VẪN KHÔNG nứt. Bạn có thể nói đó là một lời khẳng định kiêu ngạo, nhưng đó là sự thật. Có người có thể không đồng ý với tôi về điều này, nhưng tôi chỉ đang chia sẻ kinh nghiệm của mình thôi.

Kích cỡ trúc để làm sáo 

Để có được cây sáo có âm thanh hay, bạn phải dùng đến những đoạn trúc đúng kích thước. Một cây sáo tốt là một cây có thể thổi hay ở tất cả các khoảng âm hay bát độ. Là một người làm sáo, bạn sẽ muốn làm được sáo với nhiều tone khác nhau. Một thông tin dành cho bạn, cây sáo càng trầm thì càng phải dài. Và cây sáo càng dài thì lòng trong càng phải rộng. Lòng trong ở đây là đường kính bên trong của đoạn trúc. Ví dụ:

Một cây Shakuhachi tone G cao (ở trên nốt C giữa) dài khoảng 300 mm và đường kính trong khoảng 14 mm.

Một cây Shakuhachi tone G trầm (ở dưới nốt C giữa) dài khoảng 800 mm và đường kính trong khoảng 21 mm.

Nếu chỉ có thế thôi thì đơn giản quá, mọi chuyện tất nhiên không chỉ dễ dàng như vậy. Một cây shakuhachi hay thường phải có lòng trong nhỏ dần khi càng xa lỗ thổi. Nhưng đó lại là một vấn đề khác mà tôi sẽ giải thích kĩ hơn ở một phần sau.

Tuy nhiên trong khuôn khổ bàn luận về kích thước cây sáo, số liệu tôi đưa ở trên là một khá tốt. Đường kính trong là yếu tố quan trọng cần chú ý nhất khi đi chọn trúc để chặt. Đừng lo gì về chiều dài của cây trúc, thông thường bạn có thể làm được từ hai đến 3 cây sáo từ một thân trúc.

Cây trúc cũng có một độ dày nào đó. Đối với loại trúc mọc cách rời, theo ước lượng thì độ dày tốt để dùng làm sáo là khoảng 5mm. Thế nhưng khi bạn đang ở rừng trúc, cái mà bạn có thể thấy chỉ là phía ngoài của cây trúc. Do đó, dựa vào các số liệu trên, tính đến độ dày của ống trúc thì bạn có thể suy ra rằng cây trúc của bạn cần có đường kính ngoài từ 20mm đến 30mm.

Đó là tôi đã tính đến việc một cây trúc có đường kính ngoài bé hơn thì sẽ có độ dày mỏng hơn một chút so với cây trúc to hơn. Do đó nếu cây trúc bạn chặt có đường kính từ 20mm đến 30mm thì cũng chẳng thể sai lệch nhiều. Cái đó cũng sẽ cho phép bạn làm được sáo theo nhiều tone khác nhau. Ví dụ, nếu bạn chỉ muốn làm sáo Sol trầm thì bạn sẽ chọn cây trúc có đường kính khoảng 30mm. Nếu bạn muốn làm sáo Đô thì cây trúc bạn cần sẽ khoảng 25 mm, ..v.v..

Thêm một lần nữa, những gì tôi vừa nói đã được đơn giản hóa đi một chút vì phần gốc của cây trúc sẽ rộng hơn phần ngọn. Với cả độ dày của trúc phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và đất trồng. Tuy nhiên đó là để cho bạn hình dung được cái bạn cần. Hãy nhớ đến cái mà tôi đã nói đến, Trực giác. Trực giác đóng một vai trò quan trọng trong mọi công đoạn làm sáo, kể cả chặt sáo trong rừng. 

 

 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
hổng dịch típ hả pác !mấy pác dịch hay wa!em đọc tiếng anh chẳng hỉu zì cả!
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
 Hồi trước mình cũng chỉ hứa dịch giúp 1-2 bài thôi, chứ cũng không có thời gian để dịch hết, bây giờ đến thời gian thổi sáo còn eo hẹp nữa là. Với cả cũng chẳng biết có ai thực sự cần những cái này không hay chỉ đọc qua chơi thôi, là tôi thì kể cả bài này bằng tiếng Việt tôi cũng chẳng đọc nữa là. Mà ngay cả đồng chí bachdieu đề nghị dịch sau đó cũng mất tích luôn rồi.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
cái này tùy bác thôi, bác có thời gian thì dịch như 1 thú vui tao nhã giúp đỡ anh em nào muốn mở mang kiến thức, còn tui thì tui đọc tiếng anh luôn rồi, he he he, thời gian này tui cũng quá bận rộn, nói thiệt là hỏng cầm cây sáo luôn chứ đừng nói gì tới tập luyện, mệt bở hơi tai...dù sao cũng rất cám ơn bác đã bỏ công ra dịch, tui thì chịu thua, văn chương chắc chắn ko hay bằng bác rồi,nên thôi dẹp để nguyên si luôn cho anh em nào có lòng thì  tự tìm hiểu và học hỏi vậy, tính ra tui còn lười hơn bác!
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Page 1 of 1 (7 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems