Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Xin chào mọi người ạ.
Cháu chơi sáo được 1 khoảng thời gian và muốn tự làm cho mình 1 cây sáo ( tiêu ) vừa ý. Cháu đã tìm hiểu kĩ những thông tin mà mọi người chia sẻ trên diễn đàn và đọc cuốn khoét sáo của thầy Trịnh Tuấn. CHáu có 1 số thắc mắc mong mọi người giúp đỡ ạ.
1. Công thức của thầy trịnh tuấn là khoảng cách cho 1 cung là 159/185 và nữa cung là 51/55. Điều này cháu nghĩ là công thức này phụ thuộc vào khoảng cách từ lỗ thổi tới đáy của cây sáo. Theo cuốn sách này thì ta khoét lỗ định âm cũng phải dựa vào công thức. Cháu có khoét thử 1 số cây sáo và tiêu thì khoảng cách này xa khủng khiếp nhất là với tiêu. Các nút bấm cũng rất xa. Nhưng cháu thấy mấy cây tiêu của bác chuyên thì cái lỗ định âm này hình như là không có áp dụng công thức trên. lỗ định âm nó chỉ nằm ở khoảng giữa của cây tiêu. Các nút bấm thì gần nhau. Vậy cho cháu hỏi là lỗ định âm có cần dùng công thức hay không? Nếu không thì ta phải làm thế nào ạ?
2. Sáo (tiêu) có nhiều tone khác nhau. Mỗi tone sáo(tiêu) có đường kính lòng trong khác nhau. Vậy tại sao khi ta khoét các cây sáo (tiêu) tone trầm thì chiều dài cây trúc tăng dần lên, các nút bấm cũng xa nhau ra? Tại sao khi khoét các tone trầm này ta không khoét nó y như sáo đô. Tức là khoảng cách giữa các nút nó gần chứ không xa như các cây cháu thấy?
Trên đây là 1 số thắc mắc của cháu.
Mong mọi người giúp đỡ. Cảm ơn mọi người ạ!!!
Biết cuối năm môi người đều bận cả. Hi vọng là có lúc rãnh rỗi mọi người giúp cháu với.
Dường như bạn đang quá chú tâm đến cái nòng( không phải lòng nhé)của ống và cho rằng việc âm thanh trầm hay cao là do nòng ống quyết định.không phải đâu bạn à,nòng trong của ống quyết định độ rõ nét của âm thanh trầm nhất nó phát ra được.còn cao độ của nốt lại phụ thuộc vào khoảng cách từ đáy lỗ thổi đến đỉnh lỗ bấm.mình có vài ý kiến thế này:
-2 phân số trên là cách tính khoảng cách dự kiến của lỗ sáo,tuy thế cũng không thể ốp bừa được.nó sẽ liên quan đến cách tìm lỗ định âm nhưng không phải dựa hoàn toàn vào nó để xác định lỗ định âm.Công thức trên không phải dựa vào khoảng cách đến đuôi sáo như bạn nói mà là vị trí lỗ định âm phụ thuộc vào khoảng cách đó.làm nhiều cây sáo tone đô với cái đuôi dài ngắn khác nhau bạn sẽ biết nó phụ thuộc như thế nào.tạm thời,để gỡ bí cho bạn về vụ lỗ định âm trong cây sáo đô ( nốt đồ) bạn hãy coi cái đuôi như một lỗ thoát hơi bình thường (sáo đô thì lỗ định âm nằm trong khoảng từ 27,5cm đến 29cm đẹp nhất là 28-28,5cm) bạn hãy cắt cái đuôi dài hơn 30cm để có chỗ cho lỗ định âm.âm phát ra khi trên cây sáo chỉ có lỗ thổi sẽ trầm hơn đô,tùy theo cao độ mà bạn dùng công thức tính lên đô.
-việc bạn thắc mắc vì sao tiêu của bạn khoét các lỗ xa khủng khiếp thì mình đoán thế này: lý do đầu tiên là do cái máy đo âm của bạn hoạt động không tốt,còn nếu bạn chắc chắn nó hoạt động tốt thì ....
như trên mình nói,nòng ống quyết định độ sắc nét của nốt định âm.một cây tiêu đô bước đầu anh Chuyên định khoét nó sẽ dài hơn 1m,trong khi lỗ định âm nó lưng lửng ở 53-56cm.nếu bạn khoét quá so với khoảng cách này trong khi cái đuôi dài như vậy,lại thiếu lỗ thoát hơi thì thổi thử âm sẽ dễ dàng bị lạc lung tung dẫn đến sai lệch ở máy đo,mà khi sai lỗ định âm thì sai tất cả các nốt khác ^^
Bán sáo,tiêu,sáo mèo
LH yà hú: laohac_28491
http://damsan.net/forums/t/8375.aspx