Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Mình rất thích võ sáo nhưng không biết quyền phổ nó thế nào , nếu Bạn nào có thì chỉ giúp Mình với .
Võ sáo à, nghe mới à nha. Thiết địch thần phong là tiêu sắt tuyệt kỹ à ...
Mới chấn lột được cây tiêu to đùng nặng trịch ở chỗ mão mèo về tập thổi, to quá không có hơi thổi đang định luyện đả cẩu bổng phòng thân. Bác có không?
Bài võ sáo "Thiết địch thần phong", vũ khí là cây SÁO bằng sắt, dài chừng hơn 1m, sau này được đổi tên thành "Bóng trăng Phồn Xương" rồi mà.
em nhớ đọc đâu đó trên diễn đàn rồi, còn việc tập bài võ này trên đây là bất khả thi, nếu phổ biến thì nó ko đến nỗi tí nữa thì thất truyền bác ạ.
Hãy chung sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Em chỉ muốn vừa thổi, đi vài đường cho sinh động thôi à .
mà dấu nghề kiêu này coi chừng bị thất truyền đa .
chodoiquakhu: Võ sáo à, nghe mới à nha. Thiết địch thần phong là tiêu sắt tuyệt kỹ à ...Mới chấn lột được cây tiêu to đùng nặng trịch ở chỗ mão mèo về tập thổi, to quá không có hơi thổi đang định luyện đả cẩu bổng phòng thân. Bác có không?
Cái Bang có 2 môn Thần Công trấn bang là Hàng Long Thập Bát Chưởng cùng Đả Cẩu Bổng Pháp , hai môn võ này được truyền tụng đời đời , các Bang Chủ chấp chưởng đại quyền đều phải biết 2 môn công phu này , Hàng Long chưởng có thể không biết nhưng nhất định phải thông thạo 36 chiêu Đả Cẩu Bổng.Đả Cẩu Bổng Pháp: Công nhận là ông tổ sư khai môn lập phái của Cái Bang thật lạ, một mặt sử dụng tên 1 con linh vật, Rồng, để đặt tên cho chưởng pháp (Hàng Long thập bát chưởng) mặt khác sử dụng tên một con vật tầm thường, Cẩu, để gọi môn Bổng Pháp chí bảo trấn bang...Như ta đã biết, Đả Cẩu Bổng Pháp gắn liền với cây Đả Cẩu Bổng danh lừng thiên hạ, tương truyền tất cả các Bang Chủ Cái Bang khi tiếp nhiệm trọng trách đều được Bang Chủ tiền nhiệm dạy cho môn võ công thần diệu này. Nhưng có lẽ ít ai biết được hình dáng thực sự của cây Đả cẩu Bổng . Nó dài 3 thước lẻ 7 phân, thẳng, làm bằng trúc. Còn Đả Cẩu Bổng của Bang Chủ thì làm bằng Lục ngọc , có màu xanh như trúc vậy. Một cây gậy tầm thường như vậy nhưng lại có quyền lực tối cao, có thể sai khiến hàng vạn vạn Bang Chúng dưới quyền.Tiếp theo là bàn về Đả Cẩu Bổng Pháp , lộ Bổng Pháp này gồm 36 chiêu, chia theo 8 chữ khẩu quyết : buộc, đập, trói đâm, khều, dẫn, khoá, xoay. Tuỳ tình hình địch thủ và gia số võ công mà sử dụng 1 trong 8 chữ khẩu quyết này là có thể khắc địch chế thắng. Điểm lợi hại của Bổng Pháp này là người võ công kém hơn khi đụng đối thủ mạnh cũng có thể chiến thắng nổi, chiêu thức Bổng Pháp biến ảo tinh diệu tuyệt kì. Tiếc là Kim Dung tiên sinh chỉ nhắc sơ qua vài chiêu: Ngao Khẩu Đoạt Trượng (dùng cướp gậy) , Áp Thiên Cẩu Bối (khẩu quyết chữ Khoá), Bổng Đả Song Khuyển (chữ Đập), Bát Thảo Tầm Xà (chữ Đâm) , Lục Phản Cẩu Điện ( chữ Đâm ) , Bát Cẩu Triều Thiên ( chữ Khoá ) ...
còn mấy chiêu em học được là THIÊN LÝ HOÀNH HÀNH CHÁN KINH BÁCH LÍ ÁC CẨU CẢN ĐƯỜNG VÀ CHIÊU THIÊN HẠ VÔ CẨU THỔI
THẬT TIẾC CHIA TAY ANH CHỜ ĐỢI QUÁ KHỨ SỚM QUÁ =))
akiaphuong:theo tài liệu của anh a tinh thì đây hình phổ http://tin180.com/xahoi/phong-su-anh-clip/20100414/xem-bai-vo-sao-%E2%80%9Cbong-trang-phon-xuong%E2%80%9D.html
hix em sao hỗng có gì hết cà
chanhtamminh: Mình rất thích võ sáo nhưng không biết quyền phổ nó thế nào , nếu Bạn nào có thì chỉ giúp Mình với .
Tên Công Pháp: Thiết Địch Thần Phong hay còn gọi là Ngọc Tiêu Diệu Khúc.Có được do:Môn võ cổ truyền của người dân Yên ThếCông Dụng:Nét độc đáo của bài võ này là sự kết hợp giữa âm thanh bay bổng, sâu lắng, thanh thoát của cây sáo trúc với sự hỗ trợ của chưởng, quyền, cước… tạo nên các thế võ, bài võ cực kỳ điệu nghệ.Lịch sử sáng tạo:.Cây sáo là thứ nhạc cụ rất phổ biến ở vùng rừng núi Yên Thế. Tuy nhiên, muốn luyện thành bài võ "Thiết địch thần phong" để sử dụng cây sáo như một thứ vũ khí, phải là người có nội lực uyên thâm để khi vào trận như cuồng phong, khi ra trận vẫn đủ nguyên khí để thổi sáo, vận công.Tại nơi "long đàm, hổ huyệt" chốn rừng thiêng Yên Thế, các nghĩa sỹ dưới ngọn cờ Hoàng Hoa Thám có để lại những môn võ hết sức kỳ bí, với những thứ binh khí hết sức lạ lùng đang dần thất truyền trong dân gian. Từ đôi đũa cả nấu vạc cơm lớn của bà ba Đề Thám dọc ngang như bảo kiếm chốn quân doanh hay những thế võ hiểm "ngọc nữ xuyên thoa", "hồ điệp song phi"… với cây trâm cài đầu đã làm nên cả một nền võ học hết sức kỳ bí, hữu dụng, có tính chiến đấu cao nhưng lại đầy chất phong lưu, lãng mạn.Ngoài những "binh khí" mang đầy tính dân dã nhưng cũng hết sức oai tráng như dải lụa, quạt sắt, não bạt, trâm cài đầu ấy thì cây sáo sắt với bài võ "Thiết địch thần phong" do một già bản Triệu Quốc Úy, người dân tộc Tày đang lưu giữ là một di sản văn hoá phi vật thể hết sức quý giá đang rơi vào nguy cơ thất truyền.Giữa chốn rừng sâu, tiếng sáo du dương, tha thiết khi gọi bạn, trầm bổng thiết tha lúc tỏ tình nhưng khi lâm trận, cây "thiết địch" như giao long đâm lên, bạch hổ vồ xuống làm cho đối phương khiếp đảm kinh hồn…Nguyên gốc bài võ sáo này được thể hiện bằng cây sáo Nùng với chất liệu kim loại rắn chắc và khoẻ khoắn.Tương truyền là ngón võ sở trường và đam mê của cụ Hoàng Hoa Thám – hùm xám Yên Thế.Ngoài cặp "giao long" của bà ba Cẩn còn có bài võ "Thiết địch thần phong" cũng có uy lực và hết sức nổi tiếng trong giới võ học. Sau một thời gian dài, các cơ quan chức năng ở Bắc Giang mới "tá hoả tam tinh" khi biết nhiều môn võ độc đáo của nghĩa quân Đề Thám đang dần mai một. Vì vậy họ thành lập một tổ sưu tầm những di sản văn hoá của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến các môn binh khí kỳ tài được truyền tụng trong dân gian nơi núi rừng Yên Thế.Trong đoàn sưu tầm ấy có võ sư Trịnh Như Quân cùng lăn lộn khắp nơi núi thẳm rừng sâu để tìm kiếm những môn võ đang có nguy cơ bị thất truyền. Lần theo những dấu tích oai tráng của vùng Yên Thế, võ sư Trịnh Như Quân tìm được đến nhà của cụ già người Tày, Triệu Quốc Úy tại bản Rừng Phe, xã Tam Tiến.Một đêm khi ánh trăng trải khắp đại ngàn, võ sư Quân bỗng thức giấc trong tiếng sáo vi vu giữa lồng lộng mây trời. Võ sư Quân lắng tai nghe tiếng sáo mặc dù trầm bổng thiết tha nhưng như có tiếng sắt tiếng vàng đua chen trận mạc. Hơn nữa là người tinh thông võ học nên vị võ sư này biết người thổi sáo có một khí lực hết sức phi phàm.Khi ra đầu nhà tìm kiếm, võ sư Quân ngỡ ngàng khi thấy dưới bóng trăng huyền ảo giữa "rừng thiêng", cụ già Triệu Quốc Úy hơn 80 tuổi đang ngồi réo rắt những âm thanh như tiếng chuông vàng gầm lên, như tiếng khánh bạc chùng xuống. Điều đặc biệt thứ nhạc cụ này là cây sáo sắt dài chừng 1m được những ngón tay điêu luyện luyến láy, được dòng khí lực mạnh mẽ thôi thúc như rừng thẳm gào trong gió, như núi xa vọng tiếng cồng.Thổi sáo xong, cụ già Triệu Quốc Úy nhẹ nhàng đề khí nhảy vút lên rồi múa cây "thiết địch" loang loáng. Các chiêu thức " mãng xà truy lão hổ"; "tống điểu thượng lâm"; "dạ xoa thám hải"… như hư như thực khiến võ sư tên tuổi Trịnh Như Quân đứng ngây nhìn như đứa trẻ. Múa võ xong, cụ già người Tày lại ngồi xuống thổi sáo. Những âm thanh tiên đồng ngọc nữ lại vút cao giữa mây trời vằng vặc ánh trăng.Theo cụ Triệu Quốc Úy thì đây là bài võ do một nghĩa binh của cụ Đề Nắm truyền lại. Tại vùng núi rừng Yên Thế chỉ có vị võ sư già này còn biết môn công phu kỳ lạ này. Vốn là một vị lão thành cách mạng đã hơn 80 tuổi nhưng do học được cách vận khí từ bài võ này nên bây giờ cụ Úy vẫn đi rừng dẻo dai, bắn súng bách phát bách trúng. Cây sáo là thứ nhạc cụ rất phổ biến ở vùng rừng núi Yên Thế. Từ những mục đồng chăn trâu cắt cỏ cho đến những người tiều phu đốn củi trong ngàn, ai cũng yêu thích thứ nhạc khí phong lưu, lãng mạn này. Thế nhưng cây sáo sắt như cây đoản kiếm. Có thể giắt bên hông trong những phút tiêu dao, tài tử nhưng có thể xung trận hết sức oai mãnh.Hơn nữa, đây là thứ vũ khí khiến đối phương hết sức bất ngờ và tính sát thương rất cao. Muốn luyện được bài võ này phải là người có nội lực uyên thâm để khi vào trận như cuồng phong, khi ra trận vẫn đủ nguyên khí để thổi sáo, vận công.Trong nghĩa quân của Đề Thám chỉ duy nhất có một môn khách biết thứ võ công này. Trong một lần diễn tập ngoài võ trường, cây "thiết địch" đã mang tới cho các tráng sỹ Yên Thế từ sự bất ngờ này tới sự ngạc nhiên khác. Cây sáo bổ xuống như thiết côn, đâm lên như trường kiếm. Lúc thủ thì kín như nắm bàn tay, khi công thì dũng mãnh, biến ảo khôn lường.Tên từng chiêu số: Bài võ "Thiết địch thần phong" có 51 chiêu thức từ khi lập tấn "Thượng bộ hợp địch" cho đến chiêu cuối cùng "Hợp địch quy nguyên" biến ảo khôn lường. Ngoài ra, do sử dụng cây sáo sắt như một đoản côn hay đoản kiếm nên có đủ 13 phép dùng (hay còn gọi là “thập tam kiếm pháp"). Đó là những phép như "tiễn" (người và kiếm lao tới); "trừu" (kéo xuống, cứa dọc, giật vào) hay "đối" (đưa thẳng lưỡi kiếm lên, ngửa cổ tay, kiếm nằm ngang)…Đoạn một tập trung vào tả cảnh: võ sĩ đồng thời là nghệ sĩ, bằng sự khéo léo của từng động tác tay, chân… các giác quan tinh nhạy cùng cây sáo dài loang kín đáo quanh mình mà thể hiện được cảnh núi rừng dưới đêm trăng mênh mang. Ánh sáng trải rộng giữa miền rừng núi hoang sơ và toát lên được sự dũng mãnh, uyển chuyển, lãng mạn đầy khát vọng của những trang quân tử vùng sơn cước.Đoạn hai có 60 thức, được bắt đầu bằng đường “Tiên nhân chi lộ”, “Tam hoàn sáo nguyệt” và kết thúc bằng “Thượng bộ hiệp địch”… cách thức kết hợp cùng hai bài sáo Lý hoài nam và Người ở đừng về. Những đường loang sáo kết hợp với động tác của chưởng, quyền, cước… chính là sự thể hiện tài nghệ tuyệt vời về kiếm pháp.Bài “Thiết địch thần phong” thể hiện nhiều phong cách biểu cảm khác nhau.Nó dũng mãnh phi thường như “Hoàng phong nhập động” (Gió vàng nhập động); hay uyển chuyển lãng tử như “Mãng xà truy mãnh hổ” (Mãng xà đuổi hổ dữ); thể hiện sự khát vọng như “thuỷ tề du nguyệt” (Thuỷ tề đi dạo chơi dưới trăng); chuyển thể nhanh gọn, sắc bén như “Tinh băng thiên vị” (Sao băng đổi ngôi) và lãng mạn kênh kiệu như đường “Bạch hạc hoàn dương” (Hạc trắng gọi mặt trời)…Đoạn ba, là những đường tả cảnh ngược lại với đoạn thứ nhất. Đây là đoạn khó nhất đòi hỏi sự tài nghệ của người võ sĩ- nghệ sĩ… Từ thực đến mơ, từ mơ đến thực và kết thúc có hậu là điểm mấu chốt mà người nghệ sĩ muốn thể hiện, có tên gọi “Bóng trăng Phồn Xương”Núi rừng Yên Thế đêm trăng sáng, bên sườn núi một bóng ảnh loang loáng, tiếng sáo vút cao ngân vang thoát tục, chính là sự thành công của màn tả cảnh. Ngoài yếu tố lãng mạn, bài võ sáo thể hiện phong độ khoẻ mạnh, bởi công lực phi thường của người võ sĩ- nghệ sĩ. Bài võ sáo đưa ta về với phong cảnh huyền ảo của vùng rừng thiêng Yên Thế với những nét độc đáo của miền quê giàu tinh thần thượng võ, nơi một thời lừng vang với những chiến công lẫy lừng của người thủ lĩnh áo nâu ngang tàng, khí khái tận tâm vì đại nghĩa. Nó gắn liền và có đặc điểm vừa công phá và thổi nhạc như những nhân vật tài tử trong văn học cổ “thi đàn nửa gánh” gánh vác nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của giang sơn.
http://tintuc.etieudung.com/luyen-chieu-thuc-thiet-dich-than-phong/35584.html
http://vietnam.lichsuvn.info/?p=5
Bạn tham khảo thêm nhé!
Thân!
Trong DamSam mình cũng có bài này
http://damsan.net/forums/thread/21953.aspx