Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Hỏi về cách làm Sáo trầm.

rated by 0 users
This post has 30 Replies | 0 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

vâng! cháu cũng không hiểu vì sao cháu làm theo đúng no te thi là sib ( tay úp note A và C2) sao 2 no te A va Bb lại gần nhau quá!trong khi đó sáo của thầy sơn 2 no te xa nhau...

ko hiểu là có lỗi gì nữa hĩ x hix

cháu có thể gửi tặng chú 1 ít trúc để làm sáo ( trúc tươi) nhưng cháu chỉ có ống 13-15 thôi ạ( làm sáo đô, si, la) ko biết chú dùng đc không nữa.

 

 

bán sáo  trúc, sáo nứa, tiêu trúc... liên hệ 01676244007 or yahoo vuthinhbn_91

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

chuphuduysp:
Nếu dc bạn giúp cách làm sáo mèo thì còn gì bằng.Từ khi tôi lên sapa làm việc là tôi đã mê tiếng sáo mèo rồi.Mua hai cây mỗi cây 300 ngàn học dc một thời gian thì hỏng hết.mua sáo mèo của trung quốc ở Lào cai vẫn ko thấy hay bằng sáo của người Sapa.Tôi đã đi hỏii rất nhiều về cách làm lam đồng của người mông để có lam đồng rồi gửi các bạn và NS Sơn ở hà nội làm sáo mèo nhưng không có lam đồng nữa.Bây giờ người mông toàn thổi khèn với đàn môi kèn lá phục vụ khách du lich ko có tiếng sáo nữa.Còn sáo nứa thì tôi ko hiểu về nhạc lý như bạn nhưng từ khi còn nhỏ thấy bố tôi và mọi người ở quê toàn làm sáo bằng nứa thôi.Tôi thấy nó vang.Mà tôi cũng chỉ học thổi dân ca với chèo nên sáo nứa quen thuộc hơn.Rất mong có dịp dc bạn giúp đỡ nhiều hơn.Nếu có gì trao đổi bạn post bài lên topic này.Cám ơn bạn giúp đỡ.

anh ơi cái nick sonlt49 chính là thầy Lê Thái Sơn đấy ạ

Thầy ơi ! khi nào thầy lên sapa cho em đi với nhé, lần trước em cũng mua một cây sáo của bác Dương trên sapa, thấy bác ấy bảo cũng quen thầy, em mang về định mang cho thầy xem thì bị nứt hỏng mất, phí mất 300k, mà cây sáo trên đấy thổi khác cây sáo của dưới mình thầy ạ.

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Em cũng thích sáo mèo lắm lắm. Chắc phải để dành tiền khi nào nhờ bác Shinichi mua dùm cho 1 cây tốt mà dùng.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
Hóa ra thầy là thầy là NS Thái Sơn ạ.Thật vô phép trong cách xưng hô.Cháu xin phép gọi bác bằng bác được không ạ?Cháu tên là Duy quê ở Bình Lục - Hà Nam. Hiện cháu đang là giáo viên THCS trên Sapa.trường cháu cách thị trấn sapa 28km.từ nhỏ cháu được bố và mọi người ở quê dạy dân ca và dc nghe thổi sáo và các làn điệu dân ca rất nhiều.Tiếc rằng cháu ko có điều kiện để theo học bất kì trường nhạc nào.Học thổi dc sáo tốt học được đàn bầu đàn cò, làm sáo diều thả diều ba khung và cánh cốc học ghita là điều cháu luôn mong muốn.Từ nhỏ cháu biết thổi sáo nứa cùng bạn bè khi trăn châu thả diều nhưng vì ko ai dạy nên chỉ dừng ở mức biết chút ít.Từ khi có mạng internet cháu đạng cố gắng tìm tòi tài liệu để học thổi và học làm.Ở trường ai cũng nói cháu rỗi việc vô công rồi nghề.Nhưng cháu vẫn đi chặt nứa phơi nứa để học làm sáo.Hy vọng có ngày dc gặp Bác và các anh chị để có dịp cháu học hỏi.Cháu cảm ơn bác rất nhiều.Các video Anh bùi Công nguyên thổi sáo mèo bài Xuân về bản mèo cháu đã xem từ khá lâu khi cháu tìm tòi tài liệu.Cả các video hướng dẫn của Bác nứa.Thực sự rất bổ ích.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
Rất cám ơn bạn.Tôi cũng ít tuổi thôi.Tôi sinh năm 1987.bạ gọi bằng chú nghe già quá.Cám ơn bạn đã quan tâm và có lòng tặng tôi trúc.Tôi rất cảm phục tấm lòng không ngại chia sẻ kinh nghiệm của bạn và các thành viên trên damsan này.hiện giờ tôi vẫn có thể đi kiếm được nứa trên rừng.khi nào có dịp xuống hà nội tôi se xin bạn một đoạn trúc.Tiếc là nứa trên này không có nhiều mà không dc thẳng như các bạn trong Nam chụp hình lên.Nếu khi nào có cây tốt tôi nhất định làm sáo gửi tặng mọi người.Nhưng chắc là còn hơi lâu vì bjo tôi vẫn làm sáo theo cách của các cụ.Treo cây gác bếp rồi rùi bằng rùi nugn lửa rồi đánh bàng giấy giáp thôi.Với tôi khi nghe tiếng sáo thấy nhớ quê nhớ tuổi nhỏ chăn trâu thả riều bơi sông rất ý nghĩa với tôi cũng như một người bạn xa quê cùng tôi vậy.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Để đáp ứng nhu cầu về cách làm sáo trầm ...tôi dự kiến mùa hè năm 2011 sẽ tổ chức một chuyến gồm các anh em thành viên damsan cùng nhau đi thăm sứ sở có hơn 70 phần trăm là người H'mông ở Sapa . Khi đi mọi người nhớ mang theo nhạc cụ truyền thống Việt nam mà mình yêu thích . Đến đó chúng ta sẽ trao đổi nhiều kinh nghiệm ... và thăm quan giao lưu .
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

còn duyên  kẻ đón người đưa.

hết duyên ta tự đưa ta 1 mình

chẳng may chết bất thình lình

trên tay ôm sáo cho mình yên tâm

xuống dưới có cái mà ngâm

diêm vương nghe sáo cũng thầm thương ta

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Được thế thì còn gì bằng ạ.Hy vong từ giò tới hè cháu có thể học thêm dc nhiều điều về sáo để có cơ hội cùng giao lưu với Bác và mọi người.Cháu chúc bác cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc.Mong rằng có cơ hội dc học Bác thổi sáo và được gọi Bác bằng Thầy.Cháu chào Bác.

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Sáo ngang trầm ở gam mì và rề ống phải to khoảng 2 ,5 cm đến 2,8 cm , nếu làm sáo 6 lỗ bấm ngón tay thì bạn nên để 3 lỗ bấm ở bàn tay phải sao cho thẳng hàng với lỗ thổi , còn 3 lỗ của tay trái khoét thẳng hàng nhưng dịch sang bên sườn ngoài độ 30 độ, để các ngón tay trái cầm không bị mỏi ,nếu sáo trầm các gam đồ , sì , sìb , là ... thì cũng làm như trên nhưng lỗ nốt si ở ngón trỏ tay trái được chuyển sang sườn bên trong của ống giống như lỗ nốt đô ở sáo mèo ấy , rồi dùng ngón cái tay trái bấm mở thì không bị mỏi tay và lỗ nốt rê cũng khoét dịch xuống thích hợp cho ngón út của bàn tay phải phụ trách bấm mở thì không mỏi ngón . Lưu ý các ống sáo càng trầm thì tỷ lệ ống càng lớn hơn một trút .
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

hay quá

Gái Gú Chỉ Là Phù Du----Thầy U Mới Là Tất Cả
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Bạn Vuthinhbn91 hỏi hai nốt A và Bb ở sáo gam Fa có phải không ? Nếu cây sáo trầm của bạn chế hai lỗ đó gần nhau ( giống hai lỗ E và Fa ở cây sáo đô cách nhau có nửa  cung ) thì bấm nốt G hơi khó vì ngón áp út và ngón giữa hơi bị xa nhau .Còn cây sáo Fa của thầy Sơn chế khoét nốt A dịch gần nốt G , khi mở một lỗ nốt A đó thổi sẽ ra âm Ab , sau đó khoét thêm một lỗ cho ngón cái ở dưới lỗ Bb sao cho khi thổi mở lỗ nốt G , lỗ nốt Ab ngón giữa và lỗ ngón cái như nêu ở trên thổi ra âm A .Cách chế lỗ như vậy ứng dụng cho cả các sáo có gam trầm hơn gam Fa như sáo E ,D, C , B ,Bb ..kể cả làm tiêu cũng nên ứng dụng cho bàn tay bên phải có 4 lỗ bấm mở như vậy rất dễ bấm không mỏi các ngón tay .
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

nhoc_style:
Dạ về công thức thì có lẻ bác làm được rồi em mác bố trí các lỗ bấm nhé.Đối với sáo trầm dưới Pha thì bố trí lổ bấm theo kiểu tiêu đây ạ.có thể chơi theo 5-1 hoặc 4-2.nghĩa đối với hệ 5-1 thì đục 3 lỗ trên giống như sáo. Lổ thứ 3 của từ dưới lên đục ở dưới cho ngón cái phụ trách thế là bấm được ạ.với hệ 4-2 cũng tương tự thôi.Chúc bác thành công

bác ơi nói rõ cách đi. em biết 3 nốt trên giống sáo. nhưng là sáo fal trầm ak. mà em ko có sáo fa trầm. bác bảo em đi

Sắp Bán Nứa. Hè thì Bán yêu sáo phú thọ PM SĐT:072719699 YM : Nhocbuidoi_910

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Làm sáo ngang gam Fa trầm thì chưa phải làm theo kiểu tiêu , mà vẫn thiết kế từ lỗ thổi đến các lỗ bấm ngón tay nằm trên một đường thẳng như sáo đô thông thường .Đường kính ống khoảng 2,6 cm bằng trúc hay bằng nứa(bằng nứa âm hay hơn) ,thành ống dày khoảng 2 li,đường kính lòng ống khoảng 2,2 cm . Các lỗ bố trí như sau :

-Từ tâm (giữa) lỗ thổi đến hết đuôi sáo dài 47,5 cm .Cứ tính từ tâm lỗ thổi đến tâm các lỗ bấm ngón ( - ... đến lỗ nốt ) :

- ... đến tâm lỗ nốt định âm (âm Fa ) = 42,4 cm .Từ lỗ thổi về phía tay trái đến đầu ống muốn để dài mấy cm cũng được , nhớ là để đầu ống có đường kính to hơn về phía tay trái ,để khi nhét nút li e vào theo hình côn nó mới khít ,đầu ống có đường kính nhỏ hơn để về phía tay phải .

- ...đến lỗ nốt Son = 36,5 cm

- ...đến lỗ nốt La   =32,3 cm (nếu thiết kế nốt La giáng thì dịch lỗ này xuống gần lỗ nốt Son 1,5 cm ,rồi khoét lỗ nốt La cho ngón cái tay phải phụ trách )

- ...đến lỗ nốt Si giáng =30,3 cm

- ...đến lỗ nốt Đô  = 26,1 cm

- ...đến lỗ nốt Rê = 23 cm

--....đến lỗ nốt Mi = 19,5 cm

Lưu ý khi khoét lỗ thổi hình ô van dài 9 li, rộng 7,5 li , khoét hàm ếch xung quanh miệng lỗ ,sau đó dùng xốp cứng làm nút li e chặn cách mép trên lỗ thổi về phía tay trái 1 cm ,nút li e phải thật kín .Muốn có lỗ đô# cho ngón cái tay trái , thì chia đôi khoảng cách từ mép trên lỗ nốt Rê xuống mép trên lỗ nốt Đô , bố tri lỗ thích hợp thuận lợi cho ngón cái tay trái . Các lỗ bấm ngón cũng khoét hàm ếch .Tùy ý thích của mỗi ngườ làm sáo Fa trầmi : thích 6 lỗ bấm ngón theo thang âm Fa, Son, La, Si giáng, Đô, Rê, Mi (6 lỗ bấm ngón)hoặc thang âm Fa , Son , Son# , La  , Si giáng  , Đô  , Đô#  , Rê  , Mi ( 8 lỗ ngón bấm) .Các bạn cứ ứng dụng thử cách làm sáo trầm gam Fa nhé rồi cho ý kiến .

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

sonlt49:
Bạn Vuthinhbn91 hỏi hai nốt A và Bb ở sáo gam Fa có phải không ? Nếu cây sáo trầm của bạn chế hai lỗ đó gần nhau ( giống hai lỗ E và Fa ở cây sáo đô cách nhau có nửa  cung ) thì bấm nốt G hơi khó vì ngón áp út và ngón giữa hơi bị xa nhau .Còn cây sáo Fa của thầy Sơn chế khoét nốt A dịch gần nốt G , khi mở một lỗ nốt A đó thổi sẽ ra âm Ab , sau đó khoét thêm một lỗ cho ngón cái ở dưới lỗ Bb sao cho khi thổi mở lỗ nốt G , lỗ nốt Ab ngón giữa và lỗ ngón cái như nêu ở trên thổi ra âm A .Cách chế lỗ như vậy ứng dụng cho cả các sáo có gam trầm hơn gam Fa như sáo E ,D, C , B ,Bb ..kể cả làm tiêu cũng nên ứng dụng cho bàn tay bên phải có 4 lỗ bấm mở như vậy rất dễ bấm không mỏi các ngón tay .

dạ ý cháu là cái sáo mèo cháu làm ton đô khi note Bb và A gần nhau quá.. khoảng 5mm- 7mm trong khi đó vẫn chuẩn.. còn cây thầy làm ra khoảng cách của 2 nốt này xa hơn thì phải... hix hix

 

bán sáo  trúc, sáo nứa, tiêu trúc... liên hệ 01676244007 or yahoo vuthinhbn_91

 

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Bạn Vũ Thịnh nói là nốt La và Sib ở sáo mèo của  bạn gần nhau ...tôi hiểu : vì khi  thổi mở cả nốt La .Còn khi thổi bịt nốt La và nốt đô , mở Si ra Sib thì 2 lỗ La Si xa nhau hơn .
Page 2 of 3 (31 items) < Previous 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems