Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
@everybody :
Thất ngôn tứ tuyệt chớ làm sai
Với thể tự do thiệt hại tai
Cũng có bốn câu cùng bảy chữ
Nhưng " bằng" và "trắc" cứ lầm hoài .
@phudinh.nguyen : bác làm thơ nhiều quá . Cũng nên chỉ cho anh em cách làm thơ , luật thơ và luật bằng , trắc ...để anh em mới làm với bác . Chứ bác mà post thơ đều đều thì anh em ngồi đọc không à nha .kakakka
dongtahoangduocsu:@everybody : Thất ngôn tứ tuyệt chớ làm sai Với thể tự do thiệt hại taiCũng có bốn câu cùng bảy chữNhưng " bằng" và "trắc" cứ lầm hoài .@phudinh.nguyen : bác làm thơ nhiều quá . Cũng nên chỉ cho anh em cách làm thơ , luật thơ và luật bằng , trắc ...để anh em mới làm với bác . Chứ bác mà post thơ đều đều thì anh em ngồi đọc không à nha .kakakka
Đây mới chỉ là ý kiến cá nhân của riêng bác nên em... cũng ngại. Em thật chẳng dám múa rìu qua mắt thợ, hay thất lễ với các bậc tiền bối, cựu nhân vì dù gì đi nữa, hình như chị KL và một số bác khác mới là chủ xị của cái topic này. Cũng chính vì lẽ đó mà em còn chờ các bác í cho em ý kiến.
Bác phudinh.nguyen đã nói vậy thì xin trân trọng kính mời chị KL và toàn thể các bác quan tâm đến topic này cho ý kiến .Xin mời Quy tiên sinh , Quạ Siêu Mỏ Đỏ .....
Mình thành chị hồi nào ta
THƠ VIỆT NAM
Thơ Việt Nam khác với Thơ của Tàu (Trung Hoa) ở điểm: - Thơ Việt Nam vừa có cước vận vừa có yêu vận. - Thơ của Tàu chỉ có cước vận mà không có yêu vận. Thơ Việt Nam chính tông có 2 thể: - Thơ Lục Bát. - Thơ Song Thất Lục Bát. 1. THƠ LỤC BÁT Lục là 6, Bát là 8. Thơ lục bát là thể thơ khởi đầu bằng một câu 6 chữ rồi câu kế tiếp là 8 chữ. Và cứ liên tục như vậy hoài cho đến hết bài thơ. Bài thơ lục bát muốn dài ngắn bao nhiêu câu cũng được, không hạn định số câu. Nhưng khởi đầu phải là câu 6 chữ và cuối cùng phải là câu 8 chữ. Luật của thơ Lục Bát được định như sau: b - B - t - T - b - B b - B - t - T - b - B - t - B Bằng viết tắt là b - B Trắc viết tắt là t - T b và t nhỏ (không viết hoa) thì Bằng hay Trắc gì cũng được. B và T lớn (viết hoa) bắt buộc phải giữ đúng luật Bằng Trắc như đã định. Chúng ta có thể nhớ luật bằng trắc của thơ lục bát như sau: Tiếng thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát không cần giữ đúng luật Bằng, Trắc. Tiếng thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát bắt buộc phải giữ đúng luật Bằng. Tiếng thứ 4 của câu Lục và câu Bát bắt buộc phải giữ đúng luật Trắc. Vần: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của câu 6 phải vần với tiếng thứ 6 của câu 8, rồi tiếng thứ 8 của câu 8 phải vần với tiếng thứ 6 của câu 6 kế tiếp theo sau. Và cứ tiếp tục tuần tự như vậy hoài cho tới hết bài thơ. Thí dụ như 4 câu thơ sau đây: Ta cùng uống nước sông Tương Trông nhau chẳng thấy nhớ thương dạt dào Chập chờn trong giấc chiêm bao Đôi nơi cách trở kiếp nào mới nguôi GHI CHÚ QUAN TRỌNG: Trong thơ lục bát, nếu tiếng thứ 6 của câu bát là KHÔNG DẤU thì tiếng thứ 8 (cũng của câu bát) phải là DẤU HUYỀN. Ngược lại: nếu tiếng thứ 6 của câu bát là DẤU HUYỀN thì tiếng thứ 8 (cũng của câu bát) phải là KHÔNG DẤU. (ÐÓ LÀ LUẬT BẮT BUỘC) Thanh Thanh là những tiếng phát ra nghe được khi chúng ta nói hoặc đọc. Thanh có 2 loại: - Thanh Bằng. - Thanh Trắc. Thanh bằng là những tiếng không dấu và những tiếng có dấu huyền. Thí dụ: ăn, đi, nằm, ngồi ... Thanh trắc là những tiếng có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng. Thí dụ: nói, đứng, đỏ, lửa, diễm, nhuyễn, lạnh, nguội ... Vần Vần là những tiếng khi phát âm nghe cùng âm hưởng với nhau. Vần được tính từ nguyên âm đầu tiên của một từ (bỏ phụ âm đầu ra không tính). Chúng ta có thể khái niệm vần là những từ same sound và same spelling. Thí dụ: Thương, trường, sương, đường, vương ... Sinh, đình, minh, tình, chinh ... 2. THƠ SONG THẤT LỤC BÁT Song thất lục bát: Song = 2, thất = 7, lục = 6, bát = 8. Song thất lục bát là thể thơ mà hai câu đầu 7 chữ, gọi là Song thất. Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là lục bát. Thơ song thất lục bát là bài thơ khởi đầu bằng hai câu 7 chữ, rồi tới câu 6 chữ kế tiếp là câu 8 chữ. Rồi trở lại hai câu 7 chữ tiếp theo câu 6 chữ cuối cùng là câu 8 chữ. Cứ luân phiên như vậy hoài cho tới khi chấm dứt bài thơ. Cũng như thơ lục bát, thơ song thất lục bát dài ngắn bao nhiêu cũng được, không hạn định số câu, nhưng bắt buộc phải khởi đầu bằng hai câu 7 chữ rồi liền theo hai câu lục bát cuối cùng. BẢNG LUẬT: b - t - T - b - B - t - T t - b - B - t - T - b - B b - B - t - T - b - B b - B - t - T - b - B - t - B Ghi chú: - Chữ B và T (lớn) bắt buộc phải giữ đúng luật bằng trắc. - Chữ b và t (nhỏ) muốn bằng hay trắc gì cũng được (không cần phải giữ đúng luật). Cách gieo vần:- Tiếng cuối của câu thất đầu là thanh trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là thanh trắc - Tiếng cuối của câu thất kế thanh bằng phải vần với tiếng cuối của câu lục cũng là thanh bằng. - Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát (đều là thanh bằng) . - Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo (đều là thanh bằng) , và cứ như vậy mà tiếp tục làm hoài dài bao nhiêu cũng được. Bài thơ thí dụ để minh hoạ: Sầu chia cách nụ cười tắt lịm Hoa lục bình nở tím ven sông Thuyền ai lơ lửng xuôi dòng Hoàng hôn buông xuống cõi lòng quạnh hiu Con sông vắng bóng chiều hiu hắt Nhịp cầu tre ai bắc đong đưa Quê nghèo nắng nhạt mưa thưa Hàng cau thương nhớ bóng dừa vấn vương
Đa tạ chị KL đã cất công và tận tình chỉ giáo!
Còn sau đây là lời nhắn dành cho các bác có nhã ý muốn học cách làm thơ:
Các bác thấy thế nào? Choáng phải không? Đừng nản chí các bác ạ!
Ban đầu các bác chỉ cần làm thơ tự do thôi và chỉ cần gieo cho có "vần" là tốt rồi, các yêu cầu còn lại (điệu, ý, tứ và các yêu cầu khác về luật thơ, như bằng trắc...) thì từ từ nó sẽ được hình thành một cách rất tự nhiên và rồi đến một lúc nào đó nó sẽ ăn vào các bác thôi.
Lưu ý là bước đầu làm thơ, các bác đùng để ý đến luật thơ nhiều, vì nếu cứ chăm chăm để ý đến nó, các bác sẽ rất nhanh nản.
Điều quan trọng trong việc làm thơ là: vốn từ cần phải thật phong phú. Vậy nếu vốn từ của các bác mà nghèo thì sao? Đừng lo! Trước mắt em cócách này để giúp các bác khắc phục. Ví dụ: trước khi gieo vần các bác cần phải liệt kê các từ có nghĩa tương tự, ví dụ cụ thể:
Ví dụ cách 1:
con đi bổ túc ban đêmLàm đến đây các bác cần liệt kê vốn từ. 'X" = * - êm. Vậy "X" có thể là: thềm, nêm, đếm.v.v...
Sau đó các bác chọn từ thích hợp và chọn câu tiếp theo.
ví dụ:
con đi bổ tức ban đêm
mẹ thì quần quật dạy thêm cả ngày.
hoặc:
khi bố bổ túc ban đêm
mẹ phải quần quật làm thêm nuôi chồng
hoăc như:
mẹ ngồi giặt áo bên thềm trăng soi.
Vi dụ cách 2: liệt kê các câu tương đương.
câu 1: chiều ngang qua công viên
câu 1.1: ...
cân 2.1: nghe lòng sao buồn bã
câu 2.2: chợt nghe lòng buồn bã
câu 2.3: chợt nghe sao buồn bã
câu 2.4:...
câu 3.1: vô tình cơn gió lạ
câu 3.2: chợt thoáng cơn gió lạ
câu 3.v.v:...
câu 4.1: se sắc buốt tim mình
câu 4.2: len lỏi trong tim mình
câu 4.3: se sắc tâm hồn mình
câu 4.v.v:...
câu 5.1: hỡi cơn gió vô tình
câu 5.2: ơi ngọn gió vô tình
câu 5.3: hay ngọn gió vô tình
câu 5.4: sao ngọn gió vô tình
câu 5.5: nghe ngọn gió vô tình
câu 5.6: ngọn gió như vô tình
câu 5.7: sao ngọn gió vô tình
câu 5.v.v...
câu 6.1: khẽ chạm vào dĩ vãng
câu 6.2: tạt ngang qua dĩ vãng
câu 6.3: kéo ùa theo dĩ vãng
câu 6.4 lay dọng vào dĩ vãng
câu 6.v.v...
câu 7.1: cho hồn tôi tản mạn
câu 7.2: hay hồn tôi tản mạn
câu 7.3: khiến hồn tôi tản mạn
câu 7.4: khiến lòng tôi tản mạn
câu 7.v.v...
câu 8.1: nhớ cuộc tình đã qua
câu 8.2: nhớ cuộc tình đã xa
câu 8.3 về cuộc tình đã qua
câu 8.v.v...
Sau khi liệt kê các câu xong, ta dùng phương pháp tiêu điểm để chọn các câu theo ý mình muốn. Ví dụ tôi chọn:
c1
c2.1
c3.1
c4.3
c5.6
c6.1
c7.4
c8.2
Như vậy tôi sẽ có một bài thơ như sau:
chiều ngang qua công viên
nghe lòng sao buồn bã
vô tình cơn gió lạ
se sắc tâm hồn mình
ngọn gió như vô tình
khẽ chạm vào dĩ vãng
khiến hồn tôi tản mạn
nhớ cuộc tình đã xa
Như vậy là ta đã có một bài thơ. Tuy nhiên sau đó ta cần tìm thêm từ mới để trau chuốt lại cho hay hơn.
Hôm nay hướng dẫn đến đây thui, hẹn hôm khác.
phudinh.nguyen
Chị Kl ơi, em nói nhỏ chị nghe nà!
Chị KL à, em... em iu chị. Ý lộn, em iu thơ chị. Haha haha...
các bác cho KL và phudinh.nguyen 1 tràng pháo tay để cổ vũ nào . Để em học cho thuộc mấy chiêu này rồi làm thử vài bài KL va phudinh,nguyen nha . vỗ tay anh em ơi
he he! KimLam hiện tại là út nữ của diễn đàn, các bác cứ gợi chị chi làm em nó buồn rồi sao. Im lặng là phải mà...
phudinh.nguyen: Chị Kl ơi, em nói nhỏ chị nghe nà! Chị KL à, em... em iu chị. Ý lộn, em iu thơ chị. Haha haha...
Hả đọc thơ KL hồi nào vậy
phudinh.nguyen:Đa tạ chị KL đã cất công và tận tình chỉ giáo!
Cất công copy và tô màu thôi Còn luật thơ đường nữa để từ từ post lên luôn... cái đó vui hơn ^__^ ( dễ điên hơn )
uhm nhỉ , chị KL nói tui mới nhớ là hình như chị chưa làm bài thơ nào hết . Cho anh em thưởng thức 1 bài đi chị .
Bác sicore ơi!
Nếu em nhớ không lầm thì hình như bác là người khơi gợi và khởi xướng nên cái topic này. Vậy mà thời gian gần đây, em thấy bác tệ thật! Bác chẳng ghé qua đây để thăm anh em hay để lại bút tích gì cả.
Cả cụ rùa và các anh em khác nữa. Làm em buồn ghê lun! Sao dạo này các bác ít ghé đây thế? Các bác tính cho topic này trở thành đứa con rơi hay sao zị? Hix!
Quanh tới, quẩn lui, chỉ thấy có chị kimlamtk, bác dongtahoangduocsu và em thui hà! (trời ơi, sao tự nhiên từ khi vào trang damsan.net này, ngôn ngữ của mình bỗng nhiên giống ...con gái quá zị ta?).
Các bác đâu cả rồi chứ?
MỘT MÌNH
Khi mặt trời ngiêng qua mái hiên
Anh lầm lũi, trở về trong bóng tối
Phố chiều nay lại mình anh bước vội
Cô đơn, lặng lẽ một mình phudinh.nguyen