Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Một bản nhạc cổ điển khá hay và rất thích hợp cho sao trúc. Mong mọi người luyện tập chăm chỉ.
Ai có nhac bài " Triệu triệu đoá hồng" thì post giúp lên nha. Mình được nghe người # thổi bài này rồi, hay lắm nhưng ko có nhac.
Bạn check lại từ những nguồn nào vậy ? Bản nhạc mình có trong tay thì sai với bản này một nốt. Như mình đã nói, đoạn cao trào thổi lên cao, bắt đầu bằng rế kép, mí trắng, đố kép rế trắng, mí kép fa' trắng, ... rồi xuống dần dần. Như vậy mới hợp lý vì nốt kép cách với nốt trắng 1 cung ( nửa cung với mí và fa') và có khoảng 6 lần như vậy. Trong bản nhạc đã gửi, đoạn cao trào bắt đầu bằng nốt đố kép rồi nhảy vù một cái lên mí trắng(2 cung), trong khi 5 lần xuống lên còn lại chỉ cách nhau 1 cung (nửa cung với mí fa').
Lần sau bạn khẳng định thì làm ơn nói rõ bạn đã so với nguồn nào ( nhớ là ko được trùng với nguồn đã dùng để gửi bài này) để mình tham khảo với nhé.
MHM dùng tai thôi chứ cần gì dùng nguồn nào, bác ấy đọc bản nhạc rồi thổi theo, thấy hợp lí thì bảo là đúng. Nghe bác vẫn bảo là sai như vậy tôi cũng đã kiểm tra lại và thấy đoạn nhạc trên là đúng, không có gì sai cả.
Tốt nhất là bác cứ thổi thử theo cả hai bản nhạc, xem bản nào nghe thuận tai hơn chứ không nên lý giải theo kiểu nốt kép nhảy lên nốt trắng đều phải 1 cung hay nửa cung như nhau, không có nhạc lý nào bắt buộc như vậy. Nếu bác nghe thấy từ rế lên mí thuận tai hơn thì là do bác đã nghe ai đó chơi kiểu đấy rồi và bác quen với kiểu đấy rồi. Nhưng nếu bác chơi theo kiểu đấy thì sẽ không đúng với bài hát gốc lắm đâu, ít ra thì có MHM và tôi thấy như vậy và tôi tin rằng hầu hết mọi người đều thấy vậy.
-------------------------------------------------------------------------------------
Vừa nhớ ra là trong sách của thầy Nguyễn Đình Nghĩa cũng có bài này (ở tít trang 77 / 79).
http://files.myopera.com/tuankudo/files/hocthoisao.pdf
(nguồn do finaltoheaven cung cấp tại http://damsan.net/forums/thread/6126.aspx )
Bác muốn đối chiếu thì vào đấy xem thử, bản nhạc đấy chưa được dịch giọng về La thứ nên vẫn còn có 3 nốt giáng, tuy nhiên bác cứ thử xem mấy cái khoảng cách có giống nhau như bác suy luận không.
chán bác shankar ghê....;-(
chiều ý bác, bản này viết cho violin ở g minor .
Sáng nay mình cũng thử dạo một vòng quanh internet xem thế nào. Kết quả là hình như mình sai Chiều nay xem các bằng chứng thuyết phục thế này thì đúng là mình sai :D Sorry các bạn nhé. Hic, mình thổi sai quen rồi, sửa sao bây giờ
Mà tiện đây các bạn cho mình hỏi luôn, sao bản dành cho violon lại trầm hơn một chút nhỉ ?
Cùng một bài hát có người thì hát cao tít, có người thì hát rất trầm. Ngay cả cùng một người cũng có thể chỉnh giọng lên xuống được, vậy sao bản dành cho violon lại không thể trầm hơn bản cho sáo được! Ngay với cây sáo ta cũng có thể thổi bài này theo nhiều giọng khác nhau ấy chứ. Tất cả chỉ là nguyên tắc dịch giọng thôi. Nếu bạn muốn học sáo một cách có bài bản thì cũng nên tìm hiểu sâu về nhạc lý một chút.
Còn chuyện thổi sai quen rồi, bây giờ sửa sao thì bạn cứ cố ghi nhớ chỗ mình thổi sai, cứ khi nào thổi đến đoạn đấy thì phải chú ý mà thổi cho đúng, nếu có sai thì thổi lại đoạn sai ấy cho đến khi đúng. Tập nhiều lần bạn sẽ quen với giai điệu mới (mà đúng) thôi. Hơi khó khăn đấy, mình cũng đã từng vấp phải trường hợp này.