Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Bèo Dạt Mây Trôi
[youtube:4AA8MYMg7dU]
Âm Vang Núi Rừng
[youtube:HhnZCtTq8X0]
Nét Dạo Ngày Xuân
[youtube:i7g8-8yQXFM]
ước Vọng
[youtube:Tu049X-Z75Q]
mấy bản này em xem trên vtv1 lâu lắm rồi nay mới đc nghe lại. hehe cảm ơn caynuathan nghe.
Xem cái bản âm vang núi rừng em hỏi bố sao ông kia có cái nhị vừa dài vừa buồn cười thế.bố em bảo không phải nhị.Anh có thông tin jì về loại nhạc cụ đó không.he
Phải cảm ơn Bruce nứa!
Mà anh ơi, em chưa hiểu nguyên lí của cái đàn này, sao nó dị thế?! dùng cơ môi mà cũng thay đổi được âm sắc của đàn sao?
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/K'ny
K’ny là nhạc cụ dây có cung vĩ của nhiều dân tộc sống ở vùng Bắc Tây Nguyên, Việt Nam, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Ba Na, Gia Rai, Xơ-đăng và Rơ Ngao... Nó có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc. Người Cà Dong gọi là K’ny là Rơ đoong, người Rơ măm gọi là Rơ ruội, người Hà Lang gọi là Brõ Mâm...
Thân đàn K’ny là một một ống nứa nhỏ hay một cành gỗ tròn, thẳng, dài khoảng 50 đến 70cm và có đường kính từ 2 đến 3cm. Phần trên thân ống có một lỗ để cắm trục gỗ xuyên qua mắc dây đàn. Phần dưới thân ống có một miếng gỗ khoảng 1cm, gắn bằng sáp ong để làm ngựa đàn. Đàn K’ny chỉ có dây mắc vào trục và mấu gỗ dưới gốc đàn. Ngày xưa người ta dùng dây đàn bằng dây móc hay xơ dứa se, ngày nay dùng dây kim loại tách từ phanh (thắng) xe đạp.
K’ny không có bộ dây tăng âm, tiếng đàn phát ra là do dây rung. Cung vĩ là một mảnh nứa cạ vào dây, làm dây rung lên phát ra âm thanh. Trên thân đàn k’ny nguyên thủy có 4 núm bằng sáp ong là 4 phím đàn. Về sau người ta cải tiến nhạc cụ này gắn nhiều phím hơn và thêm 1 dây đàn nữa.
K’ny có âm sắc giống tiếng người nói. Muốn có âm trầm người ta phải kết hợp tay bấm và vòm hàm mở ra. Muốn có âm cao vòm hàm phải khép lại và tay bấm phải chạy xuống dưới. K’ny có âm thanh rất nhỏ, âm vực hẹp trong vòng 1 quãng bốn hoặc quãng năm. Tuy nhiên, ta có thể tạo âm nguyên hoặc nửa âm trên một dây đàn.
Để khuếch đại âm thanh người ta dùng một dây tơ, dây dù hoặc dây cước nylon, buộc một đầu sợi dây này thật chặt vào dây đàn, đầu kia buột vào một mảnh mo măng tre hình tròn (hoặc mảnh nhôm hay nhựa PVC). Người chơi phải ngậm mảnh hình tròn này trong miệng, làm sao phải giữ cho dây tơ căng và mặt trong của mảnh tròn này sát với 2 hàm răng. Khi kéo đàn dây sẽ rung lên, chuyển chấn động sang dây tơ rồi đến mảnh mo măng tre và vang trong khoang miệng của người kéo đàn. Người chơi phải thay đổi khẩu hình để có âm thanh khác nhau, giống như tiếng nói.
Nhìn chung, kỹ thuật chơi đàn k’ny giống như kéo đàn nhị. Tay trái cầm thân đàn, những ngón tay bấm lên dây đàn. Tay phải cầm cung vĩ cạ vào dây đàn. Nói thì dễ song để diễn k’ny tốt rất khó, bởi nó đòi hỏi người chơi phải bấm nốt chuẩn xác, kéo cung vĩ phù hợp với bài nhạc và sử dụng khẩu hình, khoang miệng điêu luyện, làm sao để tiếng đàn như tiếng hát.
Theo truyền thống của người dân tộc, k’ny do nam giới sử dụng. Họ chỉ chơi nhạc cụ này trong nhà Rông hoặc nơi chòi rẫy, bởi vì họ tin rằng k’ny là tiếng nói của thần linh, nên không sử dụng trong nhà.