Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
hu hu! có 2 năm mà được như vậy là công lực quá cao rồi...kể ra thì được như bạn diễn đàn này đếm trên đầu ngón tay, bạn làm gần hết kỹ thuật của sáo rồi !
không biết nói gì thêm, cái này phải hỏi sáo trúc thôi ( lắm tài thế)
CucTimAnNgot:em vừa hòan thành kĩ thuật đánh lưỡi đơn , kép , phi lưỡi , vuốt ngón , trill . còn cái chuyền hơi cho em hỏi , thoe như cái clip trên youtobe thì chuyền hơi như thế nhưng sao em thấy hơi mình giữ trong má rất ít , chỉ khi phồng má lên thì mới có nhiều hơi hơn , ai bày em cái này với (*em học sáo 2 năm rồi nhưng ko chăm , nhảy qua guitar nên sáo cũng trình còi)
ỐH.
CucTimAnNgot post bài sáo, anh em đamsan xem học hỏi với
2 năm chơi xem có kết quả rì hay ko nhỉ.
hi~ hi~
kĩ thuật chuyền hơi chủ yếu dùng cho kèn,còn sáo cũng khó mà áp dụng thành thạo,tuy nhiên ban cũng có thễ tim` hiểu chut' it' về kĩ thuật này:
Chuyền hơi là một kỹ thuật cho phép những người sử dụng nhạc cụ hơi chơi một “hơi” dài bằng cách hít vào bằng mũi và dùng má tạo ra “âm thanh” trong khi giữ luồng khí lưu thông trong nhạc cụ. Kỹ thuật này gồm bốn bước:
1. Phồng má khi hơi bắt đầu yếu
2. Cơ má đẩy hơi vào nhạc cụ để tiếp nối âm thanh, trong khi mũi hít làn hơi mới vào.
3. Khi hơi má đã gần hết và phổi đã chứa đầy hơi (được hít vào từ mũi), đóng vòm miệng lại để tiếp tục đẩy hơi từ phổi lên dùng.
4. Đưa má về hình dạng và vị trí bình thường Quá trình “chuyển” từ hơi phổi sang hơi má và ngược lại là yếu tố duy nhất giúp nhiều người chuyền hơi thành công. Có nhiều cách hướng dẫn “cảm giác” này. Sau đây là một cách hướng dẫn tập kỹ thuật này và vài bài tập tôi thấy rất hiệu dụng. Cũng như bất kỳ kỹ thuật mới nào, bạn phải tập chuyền hơi mỗi ngày mới thành công được.
Ngoài ra, bạn nhất thiết phải tập với nhạc cụ càng sớm càng tốt. Các bài tập cũng quan trọng, nhưng không ích gì nếu người tập không làm được trên nhạc cụ.
Khởi đầu ta tập bằng 8 bước sau:
1. Thở bình thường trong khi phồng má. Điều này sẽ giúp bạn “cảm nhận” được việc hít thở với gò má căng phồng2. Tiếp tục phùng má và tạo một kẽ hở nhỏ giữa hai môi, để hơi thoát ra từ môi trong khi hít thở bình thường bằng mũi. Điều khiển cơ má để giữ làn hơi trong vòng ba, bốn giây.3. Làm lại bước hai nhưng lần này thổi vào một ống hút đặt trong ly nước. Làn hơi phải đủ mạnh để tạo ra bong bóng trong nước. Nên tập bước này nhiều lần cho tới khi việc này trở nên tự nhiên.4. Trong khi đẩy khí từ má, hít một hơi nhanh và sâu qua mũi. Trong khi má vẫn còn hơi căng, bắt đầu đẩy hết khí từ phổi ra miệng. Cố giữ dòng hơi và bọt nước càng đều và vững càng tốt. Lặp lại nhiều lần.5. Lặp lại bước 4 nhưng lần này đừng đẩy hết khí từ phổi. Khi phổi sắp cạn hơi, phùng má hít một hơi nhanh và sâu qua đường mũi. Sau khi đã hít được một lượng hơi nhỏ, đóng vòm miệng và “chuyển về” dùng khí từ phổi tiếp. Lặp lại nhiều lần. Đây là quy trình chính của việc chuyền hơi.6. Chỉ đặt phần đầu thổi (kèn) vào miệng. Tập thổi một nốt cho đều trong khi hoán đổi giữa cách thở bình thường và thở với gò má căng phồng. Người tập sẽ thấy cần phải giữ cho khóe miệng và môi trên chắc (chú thích của người dịch: có lẽ chỉ có ích cho kèn).7. Tập lại bước bốn và năm với nhạc cụ trong miệng. Người tập chắc sẽ tạo tiếng rít chút xíu khi mới thử. Và có thể sẽ thấy âm thanh phập phù trong khi đổi qua lại giữa dùng hơi trong má và hơi trong phổi. Chuyện này cũng bình thường. Những bài tập sau sẽ giúp bạn giữ âm thanh đều hơn.8. Sử dụng với toàn bộ nhạc cụ. Nhớ là phải tập với nhạc cụ hoàn chỉnh càng sớm càng tốt. Người tập không nên quá chú ý tới chất lượng âm thanh, mà hãy làm sao để tạo ra một âm thanh khả dĩ là được rồi.
(Chú thích của người dịch: đối với sáo có lẽ bước 6 là để mình thổi sáo với gò má bình thường và gò má phùng ra. Bước 7 và 8 gộp lại làm một.)
Bài tập sau (xem hình bản nhạc) tỏ ra rất có ích trong việc học chuyền hơi. Hãy nhớ rằng tập kỹ thuật này mất khá nhiều thời gian. Hầu hết các nhạc công đều mất vài tháng luyện tập trước khi có thể biểu diễn được.
(Chú thích của người dịch: đoạn sau liên quan tới kèn nhiều hơn nên tôi chỉ lược dịch những phần chung chung)
Âm thanh phập phù khó bị phát hiện hơn nếu bạn thở trong lúc chuyển nốt. Xem thêm bài tập 1-3 (hình bản nhạc). Người tập nên tự đặt ra những bài tập tương tự.
CucTimAnNgot:cảm ơn anh phong van nhá , em cũng thích phim đó , em hát bài dó đc : nĩ sang na khuơ khuyây sấy khung lùng (hixx , tiếng hán hocj chưa đạt nên dùng tạm phiên âm bài hát ) còn máy anh kia kêu em giỏi thì ko dám nhận , diễn đàn này đầy cao thủ , nhân tiện cho em hỏi luôn : Liệu có chơi sáo trong nhạc cổ điển đc hay ko ? bởi em đang tập guitar classic có kiến thức SƠ ĐẰNG về âm nhạc ,đủ để viết bài nhạc,hoặc phối khí đơn giản nhưng cũng trình còi , ai có hứng thú chúng ta cùng bàn luận nhé :D !
ốh. Sáo cũng chơi được vài bài nhạc cổ điển đó cuctim.
Cuctim làm 1 bài xem nào
CucTimAnNgot:anh cho nửa năm nửa để hoàn thành nốt kĩ thuật cuối của sáo và học sơ phần nhạc lý em sẽ soạn vài bài cổ điển cho sáo :D
Hự.
trong quyển sáo của anh ý có bài: Vũ khúc Phượng Hoàng (MôDa) là nhạc cổ điển đấy
bài này đơn giản xếp vào loại bài tập : tập nhịp 6/8 & tập thổi 10 ngón.
hờ hờ hay lắm