Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Em viết bài này để các bác vào thảo luận, phân tích ....cốt yếu làm sao cho bài nhạc hay hơn khi trình diễn
Lâu nay chúng ta thường hay thổi một bài sáo từ đầu tới cuối, thường gặp có hai dạng như sau :
+ Các bản nhạc " thị trường " : các bản này thì thường viết không chỉ cho sáo mà thường viết để hát...chúng ta thường thấy có phần giai điệu chính ( lời )
+ Các bản nhạc viết lại cho sáo : thường là các thầy viết lại từ giai điệu chính, có thêm các kỹ thuật trên sáo ( phổ biến là ngón láy, luyến chùm nốt..)
các bác nào đã theo học sáo thời gian tương đối thì có thễ thấy rõ mấy điểm như sau :
+ các bản nhạc " thị trường ": các bản này thổi thì hay nhưng chúng ta thường không biết nên dùng kỹ thuật của sáo vào như thế nào?
+ các bản nhạc viết cho sáo : thường ta thổi trọn vẹn cả bài, tuy nhiên ta thường bị " ảnh hưởng" về ngón, về hơi của thầy dạy...đôi khi ta thổi xong có cảm giác " chưa thỏa mãn "...., thiếu tính sáng tạo,...nghe phô....đanh ..v.v...
vì sao như thế ?
khi bạn nghe một bản độc tấu, thường soạn riêng cho sáo bạn sẽ thấy bản độc tấu không chỉ là thổi đúng nhịp là đủ, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, đây chỉ bàn về tiết tấu...tức là sự chuyển nhịp nhanh chậm trong cùng một bài nhạc....
sự chuyển nhịp sẽ tạo ra tình cảm , những điểm nhấn cho bản nhạc đó, ví dụ bạn hãy vào đây để nghe bản nhạc " Tiếng vọng quê hương" mà NSUT Đinh Thìn trình tấu :
http://timnhac.vietgiaitri.com.vn/Ca-Si/Tieng+sao+Dinh+Thin
sau khi nghe xong , bạn cảm nhận thế nào?
Đầu tiên là tiết tấu : bt rồi đến chậm buồn, rồi bt.....
một số bài bản Trung Quốc mà bạn nghe được như Du mục Tân ca....cũng có tiết tấu chậm....nhanh ....chậm......
chính sự thay đổi tiết tấu làm cho bản nhạc sinh động hơn, chứ không đơn thuần là thổi một bài nhạc từ đầu tới cuối đúng nhịp vận, phách...
Xin các anh tập sáo lâu năm vào bàn xem, ta có thể chuyển tải vấn đề nhịp mau chậm vào một bài nhạc "thường thường" thế nào cho hay hơn...em thì chỉ thấy có thể thay đổi thế bấm,ngón,teka, trill...thường được sử dụng
rất mong các anh vào bàn luận cho xôm
mình không nhớ định nghĩa tiết tấu trong âm nhạc như thế nào nhưng nghĩ chắc bác mộc kiếm muốn nói về tempo?
chứ không phải tiết tấu ( rhythm) , điệu nhạc, tiết điệu.
bác tham khảo thêm ở :
http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh_5truongdo.htm
http://www.camxahoc.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1572:giai-iu-va-tit-tu-trong-am-nhc-2&catid=21:am-nhc-dan-tc-tr-liu&Itemid=559
http://my.opera.com/muitendenvn/blog/phan-4-rhythm-tiet-tau
và đây là 1 loạt bài viết về âm nhạc trên trang web của thầy dư quang châu.
mình cũng học với thầy 1 thời gian. thấy ứng dụng của rung động thư giãn trong âm nhạc rất là hay và thiết thực.
rung động thư giãn làm chơi nhạc với sự ít suy nghĩ. làm cho câu nhạc liên tục và có tính trôi hơn, nhẹ nhõm tự nhiên hơn
\--------------------------------
tempo : đoạn intro thì thường chậm hơn.
thỉnh thoảng trong phần chính có những đoạn rall ở cuối câu , hoặc chỗ cao trào.
ngân tự do ( dấu mắt ngỗng )
trong 1 bài thì thường là 1 tiết tấu. những bài phức tạp có thể đổi 2-3 tiết tấu với các đoạn ở vị trí khác nhau. thể hiện tính chất, vai trò khác nhau trong cả bản nhạc.
tiết tấu thường là do nhạc sĩ viết đã hình thành cố định trong bản nhạc, khó có thể thay đổi được,
trừ 1 số loại tiết tấu gần giống nhau thì có thể chuyển đổi qua lại,.từ 1 tiết tấu cơ bản. có nhiều biến thể, tùy vào từng bài
------------ như bài cùng hành quân giữa mùa xuân khi thay đổi tempo cảm xúc, tính chất bản nhạc cũng thay đổi rất nhiều. nghe vui tươi, lảnh lót hơn.
xác định được đúng tempo cho 1 bản nhạc cũng rất quan trọng, như bài câu hò bên bờ hiền lương nếu tăng tempo nhanh thì sẽ không hay
bài trên đường chiến thắng tempo chậm cũng ko hay.
thay đổi tempo gần như làm tính chất bản nhạc thay đổi nhiều.khi đó phải xử lí khác hẳn với cách xử lí ở tempo cũ
mà em nghĩ tempo thì đâu thể thay đổi tùy tiện. ^_^
1 dàn nhạc có trống cầm tempo thấy đều đều từ đầu đến cuối bài à.
không biết có gì sai không. mong các bác chỉ giáo thêm
đây là bình luận cho xôm thôi mà. không có đúng sai gì cả!
onggiamesao: bác đóng góp ý thật hay
em chỉ muốn nói rằng khi thể hiện mấy bài mà không có viết riêng cho sáo thì mình phải thay đổi tiết điệu chứ đừng thổi đều đều !
àh...mà mấy bài nhạc không có ghi tốc độ , hoặc ghi chung chung là nhanh, chậm v.v thì cũng khó mà xác định nhanh là nhanh cỡ nào ha các bác ?
nếu bác nghe 2 bài lý hoài nam của nguyễn đình nghĩa với tiến vượng và đinh thìn thổi
hay bài chim poongkle của đỗ lộc, nguyễn đình nghĩa và đinh thìn thổi
sẽ thấy tempo không khác nhau nhiều.
khác nhau ở làn hơi dày, mỏng, cách xử lí câu, các ngón luyến láy
hình thành nên phong cách từng nghệ sĩ. như nghệ sĩ nguyễn đình nghĩa có những ngón luyến láy do ông tự tạo nên,
chịu ảnh hưởng nhiều của nhạc tiền chiến và ngâm thơ
đinh thìn có những ngón láy rê, sol giống trong chèo, ( ông có tham gia đoàn chèo trong 1 thời gian dài )
@bác mộc kiếm :
với tốc độ chung chung thì thay đổi 1 chút cũng không ảnh hưởng lắm. bác có thể tăng hoặc giảm để tìm thấy tempo hợp lí nhất với mình
------------------
6. Tiết điệu (nhịp điệu hoặc điệu nhạc) : là một công thức tiết tấu dựa trên một loại tiếp nhịp nhất định nào đó, thường được dùng để đệm bằng nhạc khí, thí dụ nhịp điệu Marche, Fox, Valse, Boston, Rumba, Chachacha, Boléro, Tango, Slow, Twist, Surf ... Có một số loại nhạc như hành khúc, vũ nhạc, gắn liền với những tiết điệu nhất định. Còn những loại nhạc khác không nhất thiết gắn liền với một tiết điệu nào (chẳng hạn các bài thánh ca), thì có thể có nhiều cách để đệm khác nhau, không nên loại bài hát nào cũng đem vũ điệu vào mà đệm.
----------
==> em chỉ muốn nói rằng khi thể hiện mấy bài mà không có viết riêng cho sáo thì mình phải thay đổi tiết điệu chứ đừng thổi đều đều !
không hiểu ý bác muốn nói về gì nhỉ ? tiết điệu hay tempo !!!
----------------- 1 vài trang web có nhiều bài viết hay về âm nhạc
http://www.giaidieuxanh.com.vn/bantron-amnhac/
http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/nhacly_qh.htm
http://www.camxahoc.com.vn/index.php?option=com_content&view=category&id=21:am-nhc-dan-tc-tr-liu&layout=blog&Itemid=559
em thì thấy có mấy chỗ đang thổi vui tự nhiên thổi buồn ! hic mà cũng là câu nhạc đấy àh...! như cái bài tiếng vọng quê hương ấy! mà trong bài trên đường chiến thắng thầy Văn Sơn thổi đoạn giữa cũng nghe chất buồn nữa...hoàn toàn khác biệt với bản nhạc trong tập sách TTT của tiên sinh FOOLAGAIN!
ấy là còn có nhạc phổ đấy chứ mà mỗi người còn chơi khác nhau, nếu mà không có nhạc chắc còn khác nữa đấy chứ....theo em thấy thì xử lý nhanh chậm các đoạn nhạc trong bài nhạc khá là căng đó...(ý em không có nói là tốc độ nhanh chậm của một bài nhạc đâu đấy)...anh em ai hiểu biết xin chỉ giùm
mộc kiếm: em thì thấy có mấy chỗ đang thổi vui tự nhiên thổi buồn ! hic mà cũng là câu nhạc đấy àh...! như cái bài tiếng vọng quê hương ấy! mà trong bài trên đường chiến thắng thầy Văn Sơn thổi đoạn giữa cũng nghe chất buồn nữa...hoàn toàn khác biệt với bản nhạc trong tập sách TTT của tiên sinh FOOLAGAIN!ấy là còn có nhạc phổ đấy chứ mà mỗi người còn chơi khác nhau, nếu mà không có nhạc chắc còn khác nữa đấy chứ....theo em thấy thì xử lý nhanh chậm các đoạn nhạc trong bài nhạc khá là căng đó...(ý em không có nói là tốc độ nhanh chậm của một bài nhạc đâu đấy)...anh em ai hiểu biết xin chỉ giùm
theo tôi thì thời gian quy định lấy chuẩn là nốt đen.ví dụ khoảng 1s chẳng hạn.còn tùy bài ,tùy mỗi người có thể cho dài hơn .sau đó chúng ta quy đổi ra các nốt khác.giai điệu buồn mà vẫn cùng câu nhạc đấy là do đã chuyển về giọng thấp rồi.có thể là dịch giọng hoặc là lấy cây sáo có âm trầm hơn để thổi.như thế là ta cũng đã chuyển giọng rồi.
Trong bài Trên đường Chiến thắng trong các tài liệu không có cái đoạn buồn buồn (hình như là hơi oán), đoạn này do NS nào đó viết thêm.
Mỗi 1 bản nhạc độc tấu thường được chia làm nhiều đoạn, diễn tả sắc thái tình cảm khác nhau nhưng có liên quan với nhau hướng đến chủ đề chính.
cảm ơn 2 bác huucoc và foolagain !
bác fun hun ..again ới ! bác nói đoạn này không có mà sao thầy Văn Sơn thổi có vậy ? bác cho em cái đoạn thổi buồn đó đi để thổi chơi...bác có mấy bài hay mà dấu anh em quá!
mà bác cho em hỏi chứ sao lý con sáo gò công thì thổi thành trên đường chiến thắng vui vậy mà sao không ai thổi lý ngựa ô buồn hết vậy? chuyển soạn buồn thế nào vậy anh? cái này làm em thắc mắc từ ngày thổi sáo?
đây bác NGHỆ SỸ VĂN SƠN : Trên đường chiến thắng- Đinh Thìn http://damsan.net/forums/thread/23460.aspx
mộc kiếm: cảm ơn 2 bác huucoc và foolagain !bác fun hun ..again ới ! bác nói đoạn này không có mà sao thầy Văn Sơn thổi có vậy ? bác cho em cái đoạn thổi buồn đó đi để thổi chơi...bác có mấy bài hay mà dấu anh em quá! mà bác cho em hỏi chứ sao lý con sáo gò công thì thổi thành trên đường chiến thắng vui vậy mà sao không ai thổi lý ngựa ô buồn hết vậy? chuyển soạn buồn thế nào vậy anh? cái này làm em thắc mắc từ ngày thổi sáo?đây bác NGHỆ SỸ VĂN SƠN : Trên đường chiến thắng- Đinh Thìn http://damsan.net/forums/thread/23460.aspx
Hehe , rất tiếc tui cũng hổng có đoạn đó và không biết ai viết đoạn đó, bạn phải nghe và thổi theo thôi, Không biết NS Văn Sơn này có phải là Thầy của MHM không? Nếu đúng thì bạn biết phải hỏi ai rồi.
Câu hỏi 2 tui trả lời hổng được, bởi tui không biết/không..... chuyển soạn.
Còn bản Lý NGựa Ô tui có, có đoạn buồn là hơi oán + câu chuyển tiếp là Lý Ô Nam (phiên bản chưa chính thức)
bác ui ! em cắn rơm cắn cỏ lạy lục van xin bác giúp em một lần trước khi em từ giã cõi trần đầy tham vọng này...là bác có thể post ngay cái đoạn buồn chuyển soan ấy + lý ô nam cho em coi nó ra sao không ? huhu em thấy đây là một điển hình của thổi sáo không có y theo nhạc phổ ...sáng tác gốc không có mà người ta còn chế tạo mới được thì thử hỏi chứ mà cái mình nghe và cái mình thổi xa biết mấy a?
bác ui bác có thể cho thêm em câu sáo dạo phụng vũ mà bác đã thổi không ah?
mộc kiếm: bác ui ! em cắn rơm cắn cỏ lạy lục van xin bác giúp em một lần trước khi em từ giã cõi trần đầy tham vọng này...là bác có thể post ngay cái đoạn buồn chuyển soan ấy + lý ô nam cho em coi nó ra sao không ? huhu em thấy đây là một điển hình của thổi sáo không có y theo nhạc phổ ...sáng tác gốc không có mà người ta còn chế tạo mới được thì thử hỏi chứ mà cái mình nghe và cái mình thổi xa biết mấy a?bác ui bác có thể cho thêm em câu sáo dạo phụng vũ mà bác đã thổi không ah?
Cái này là bản chưa chính thức, 1 đoạn khoảng 2 dòng nhạc thôi, nếu bạn thích thì tôi chìu . bài này được chuyển soạn không dành cho người cầm sáo kiểu "chuẩn". Nếu bạn thích thể loại đó thì kiếm máy bài HƠi oán miền Nam mà tập. Càng nhiều dị bản càng tốt cho người tập. Đoạn dạo đầu tui thổi Offline 01/4/2007 đó hả, chờ tối mai tui scan lên
hoan hô tinh thần chia sẻ bất diệt của bác với anh em DS nhà ta!
mà em thổi một đoạn nhạc cũng hay chế lắm lúc thổi vui lúc thổi buồn...cuối cùng cũng thấy chả ra thế nào cả ...
nhất là cái vụ oán, ai thổi nghe cứ trơ trơ chẳng ra ai mà cũng chẳng buồn ráo trọi...phải nói là nó nghe cứ lờ lợ ...hình như chưa hiểu được cốt nó ra làm sao ( thổi mấy nốt quãng 3, còn hò nhất hò nhì hò tam ....v.v thì chịu không hiểu nổi ...) mà oán là phải kéo hơi dài hả bác?
Nghe nhiều nó mới thấm, cái này bạn hỏi anh em miền Nam là đúng nhất, tui chỉ biết 1 chút thể loại ngâm thơ à.
Đoạn đó bác Đinh Thìn sáng tác ^_^
nó nằm ở đoạn đầu của bài tiếng vọng quê hương ấy bác. thầy văn sơn lấy chêm thêm vào đuôi bài trên đường chiến thắng .
đoạn cuối cùng là :
Đô sòn sòn. Đô sòn sòn . Đô sòn sòn . Đô. ... Lướt 2 quãng tám. Đô
Còn hơi oán tui cũng không biết nhiều. hi . chỉ biết là nó phải theo đúng thang âm. nếu chêm các nốt khác vào thì không được.
Và phải kết hợp thật nhuyễn giữa cách xử lí hơi và bấm, vuốt ngón nhanh chậm.