Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Có xuất xứ từ loại đàn Hồ của Trung Quốc, cây đàn cò của Việt Nam có cần dài hơn nên âm thanh dịu hơn, ông cha ta lại tô điểm cho cây dàn thêm đẹp dáng như dùng loại gỗ tốt như gỗ Trắc để làm cần đàn, ống đàn có khi làm bằng ngà, bịt da kỳ đà hoặc da trăn chứ không bịt da thuộc hay bong bóng trâu.
Đàn cò thuộc nhạc cụ kéo vĩ, vị trí của vĩ kéo luôn ở giữa 2 dây đàn không nhắc ra ngoài được; cữ đàn lên xuống rất dễ dàng để tăng giảm cường độ âm thanh 2 dây cùng một lúc. khi bấm phím, dây đàn không ấn sát vào cần đàn, nhưng âm thanh phát ra vẫn êm, vẫn trong lại chuẩn xác.
các kỹ thuật diễn tấu đàn cò gồm 4 thứ gân:
1. Gân rung: đặt tay lên dây đàn vừa kéo vừa rung.
2. Gân nhấn: Vừa kéo vừa bóp dây đàn (vừa bóp vừa buông).
3. Gân vuốt: Vừa kéo vừa vuốt lên vuốt xuống tùy theo chữ đàn.
4. Gân láy: Vừa kéo tay vừa nhấn vào chữ đàn đồng thời dùng một hoặc 2 ngón còn lại vỗ vào dây đàn cho thêm duyên dáng.
Khi ta sử dụng đàn cò trong diễn tấu, thì đối với những bài vui ta láy nhanh ( gọi là Gân bong); đối với những bài buồn ta láy chậm (gọi là Gân sầu).
( Mọi thứ chi tiết hơn xin nghiên cứu bên phần Bộ dây của bác Trâu đất )
Đàn cò Việt Nam xuất thân từ cây đàn nhị của Trung Quốc. Mà cây nhi của Trung quốc lại xuất thân từ họ Hồ cầm của ... người Hồ (rợ Hồ). Tương truyền các dân tộc du mục phía bắc Trung Quốc ngày xưa thường sống suốt ngày có khi cả tuần trên lưng ngựa nên họ đã chế ra đàn hồ, đặt cái vĩ giữa 2 dây đàn cho khỏi rớt trong khi phi ngựa, lại có thể chơi bất cứ lúc nào. Dĩ nhiên cây hồ cầm ngày xưa chưa tân tiến như ngày nay, mặt đàn có thể bọc bất cứ loại da gì (thường là bao tử dê) dây là dây cước... Khi cây hồ cầm du nhập vào Trung quốc, tuỳ thời kỳ, tuỳ điạ phương, cây hồ cầm biến dạng đủ kiều dài ngắn, to nhỏ, và được đặt nhiều tên khác nhau như trung hồ, nhị hồ, cao hồ, ... Tuy nhiều tên nhưng tên nào cũng lưu lại chữ hồ đề nhắc đến gốc tích cây đàn của người Hồ ngày xưa.
Ngày nay, hai cây đàn thông dụng nhất ở Trung quốc là cây nhị hồ (Erhu), và cây Cao hồ (Gaohu). Nhị hồ cần đàn dài nên tiếng trầm, thường dùng cho các dân phiá bắc. Cao hồ cần đàn ngắn, dây ngắn, nên âm sắc cao hơn lãnh lót hơn giống cách phát âm của người miền Nam Trung quốc, nên thường được dùng trong các ban nhạc Quảng Đông.
Ngày xưa, cây đàn nhị bị đánh giá thấp, chỉ do hành khất, các ca nhi ở các tửu lầu, hoặc các gánh hát nhỏ sử dụng.
Sau khi Lưu Thiên Hoa (Liu TianHua) đưa cây nhị hồ vào dàn nhạc thính phòng thì từ đó, cây nhị hồ được hâm mộ rộng rãi và dần dần được chơi khắp thế giới. Từ đó để bắt chước và chơi được kiểu nhạc thính phòng của Tây Phương, ngoài cây nhị hồ (Erhu) được mệnh danh là Chinese Violin, người ta đã chế thêm ra cây trung hồ )Zhonghu) coi như là cây viola, cây đại bàn hồ (Ta Banhu) bắt chước giọng cello, và cây Jinghu giống cây violin nhỏ (3/4 2/4) giọng réo rắt....
Ngày nay nhờ tài nghệ của các danh cầm Nhị Hồ đương thời, đặc biệt là danh cầm Khả Kế (Xu ke) được tôn sùng là Paganini của Trung Quốc, Cây đàn nhị của Khả Kế hoà với cây đại hồ cầm (Cello) của YoYoMa đã đưa tiếng nhị chu du khắp thế giới trong chương trình lưu diễn Con Đường Tơ Lụa (The Silk Road).
Dần dần mình sẽ đưa hình và nhạc của các nhạc cụ này post lên cho anh chị em thưởng thức.