Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

TIẾNG SÁO CỦA THÀNH VIÊN ĐAMSAN

rated by 0 users
This post has 36 Replies | 1 Follower

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Topic giới thiệu về bản thân - Ko chỉ riêng miền Bắc mà dành cho tất cả mọi người.

http://damsan.net/forums/1/11765/ShowThread.aspx#11765

 

Ảnh thành viênẢnh nhạc cụ thành viên (các topic này hiện phải login mới xem đc) : 

http://damsan.net/forums/45/ShowForum.aspx

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Cậu Lập Topic này cũng giống các topic khác thui.....

Khi các topic khác có người post bài liên tục thì topic nì lại trở thành "quá khứ" trong một khoảng thời gian.....Nếu đúng lúc đó có thành viên mới thì họ cũng chẳng biết topic này...........

vậy nên những topic mang tính chất cần thiết cho các thành viên mới tham gia thì nên tạo một menu riêng trên trang chủ ấy.....

Việc này thì để admin làm.......

 

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

bác ới ! cho em bổ sung Album của Trần Thanh Trung nè: trọn bộ 6 CD nha.

http://damsan.net/forums/thread/21851.aspx

http://4teen9x.forumvi.net - vào ^^~
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

23843. Tự học thổi sáo.- Tây Ninh: Nxb. Tây Ninh, 1985.- 61tr.; 19cm.
     KHPL:   781.21.

     Tóm tắt nội dung: Hướng dẫn cách làm ống sáo, thổi sáo theo nhạc, rao điệu Bắc, điệu Nam, rao hơi xuân, hơi oán và kỹ thuật tô điểm tiếng sáo.
     Số ĐKCB:   VND.005160, VND.005161

     Từ khóa:   Sách tự học,  Thổi sáo,  Âm nhạc,  


13503. Dân ca soạn cho sáo/ Ngọc Phan.- H.: Văn hóa, 1977.- 16tr.; 27cm.
     KHPL:   781.
     Số ĐKCB:   VVD.002776

     Từ khóa:   dân ca,  thổi sáo,  Âm nhạc,  Việt Nam,  Dân ca,  
     Từ khóa tác giả:   Ngọc Phan,  


13397. Trên đường chiến thắng: Sáo trúc và tốp nhạc nhỏ/ Nhạc: Đinh Thìn, Hoàng Đạm: đệm.- H.: Văn hóa, 1976.- 15tr.; 27cm.
     KHPL:   781.24.
     Số ĐKCB:   VVD.002748, VVD.002749

     Từ khóa:   Nhạc cụ,  Thổi sáo,  Âm nhạc,  
     Từ khóa tác giả:   Nhạc: Đinh Thìn,  Hoàng Đạm: đệm,  


11436. Tự học sáo và đệm ngâm thơ/ Sơn Hồng Vỹ (Vi Sơn).- H.: Giao thông vận tải, 1999.- 116 tr.; 19cm.
     T.2: Tự học sáo và đệm ngâm thơ.
     KHPL:   781.24.

     Tóm tắt nội dung: Bao gồm phần đệm ngâm thơ, các nhạc điệu hiện đại của thế giới đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam thích hợp với sáo.
     Số ĐKCB:   VNM.064269, VNM.064270, VND.041490

     Từ khóa:   Tự học,  ngâm thơ,  thổi sáo,  
     Từ khóa tác giả:   Sơn Hồng Vỹ (Vi Sơn),  


11254. Dân ca soạn cho sáo/ Đôn Truyền, Hồng Thái, Thanh Bình.....- H.: Văn hóa, 1978.- 21 tr.; 27cm.
     T.1.
     KHPL:   781.24.
     Số ĐKCB:   VVD.002774, VVD.002775

     Từ khóa:   dân ca,  thổi sáo,  Âm nhạc,  
     Từ khóa tác giả:   Thanh Bình....,  Hồng Thá,  Đôn Truyền,  


10835. Tự học thổi sáo và ngâm thơ/ Nguyễn Đình Nghĩa.- H.: Thanh niên, 1999.- 80tr.; 27cm.
     KHPL:   781.24.

     Tóm tắt nội dung: Giới thiệu phương pháp tự học thổi sáo và ngâm thơ.
     Số ĐKCB:   VVM.003861, VVM.003862, VVD.004467

     Từ khóa:   Thổi sáo,  
     Từ khóa tác giả:   Nguyễn Đình Nghĩa,  

8261. Tự học thổi sáo ngâm thơ và đệm sáo theo thơ/ Tô Kiều Ngân.- Tái bản lần thứ 9.- H.: Phụ nữ, 1998.- 96tr.; 27cm.
     KHPL:   781.24.
     Số ĐKCB:   VVM.003595, VVM.003596, VVD.004023

     Từ khóa:   Tự học,  ngâm thơ,  thơ,  thổi sáo,  đệm sáo,  
     Từ khóa tác giả:   Tô Kiều Ngân,  

 Đặc biệt : cuốn sách dạy thổi sáo của danh sáo Trần thanh Trung giảng viên nhạc viện Thành phố Hồ chí Minh được Ngoạ Hổ " FOOLaGain " tiên sinh post ở đây :( cuốn sách chỉ dẫn đến đỉnh cao học sáo)

http://damsan.net/forums/thread/18525.aspx

đặc biệt là cuốn nhạc phổ chép tay của ' tiểu danh sáo vinhle" một học trò 1 năm của danh sáo " tiến vượng" làm chao đảo anh em học sáo khi nghe nói đến, xin giới thiệu :

http://damsan.net/forums/thread/26649.aspx

cuốn sách 80 trang do cố nghệ sỹ- nhạc sỹ sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa biên soạn gần 40 năm trước:

www.nguyendinhnghia.net, cửa sổ bên trái main menu, mục archive, chọn sách học sáo.

( xin cảm ơn nghệ sỹ đã cho chúng cháu những kiến thức quý báu)

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Bác mộc kiếm thân mến .

Tui bít bác đóng góp cho 4rum là tốt , như Bruce Lee đã nói ở trên việc tổng hợp lại các mục post qua rùi là do Admin làm 

Bác có nhiều thời gian thì luyện tập đi , lên post bài cũ , làm nhàm chán 4rum thêm .

Cám ơn bác, mong bác suy nghĩ lại .

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

thui các bác, em thấy bác Mộc kiếm làm việc này còn có ý nghĩa hơn khối người đấy ạh, diễn đàn là ngôi nhà chung, topic này cũng cõ thể là cái tủ riêng của bác ấy, để bác ấy tra nhanh chóng khi bác ấy cần đến, các bác có ai dùng chung thì cảm ơn , còn không thì miễn bàn luận ạh!

cám ơn bác Mộc kiếm và các bác ! Geeked 

rockfan22003@yahoo.com
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Diễn đàn nào cũng hoạt động như một dòng chảy ấy, hết giai đoạn này lại tới giai đoạn khác, hết lứa thành viên năng động này lại tới lớp thành viên năng động khác. Những topic như thế này rất hay, vì nó có sự chung chuyển và gián tiếp góp phần vào việc phát triển được tính luân chuyển của diễn đàn. Ko có chức năng vote/thank chứ ko thì tớ đã thank mấy phát rồi ấy chứ Stick out tongue
Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
mộc kiếm replied on 06-08-2009 5:39

nguồn

http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/vanngheviet/2004/02/51754/

Tốt nhất là bạn nên kiếm mấy audio ngâm thơ của các NS Hồng Vân, Tô Kiều Ngân... trên internet có rất nhiều (đa số là các bài thơ tiền chiến rồì nghe và thổi sáo phụ họa theo thôi: http://edu.net.vn/forums/t/59377.aspx

NGÂM THƠ

   Mời Click vào tên bài thơ

 

HAI SẮC HOA TIGÔN             Xem thơ

  TTKH  Lý Bạch Huệ ngâm

SAU PHÚT BIỆT LY               Xem thơ

  NGÂN GIANG . Hoài Anh ngâm

KHÓI TRẮNG                         Xem thơ

  KIÊN GIANG. Kim Lệ ngâm

TÂM TRẠNG MỘT ĐÊM MƯA Xem thơ

  NGÂN GIANG. Kim Lệ ngâm

QUÊ HƯƠNG                         Xem thơ

  TẾ HANH. Ngọc Mai ngâm

ĐÂY THÔN VỸ DẠ                  Xem thơ

  HÀN MẶC TỬ. Yến Linh ngâm

BÀI THƠ THỨ NHẤT               Xem thơ

  TTKH  .  Ngọc Mai ngâm

LY TAO                                 Xem thơ

  BÙI GIÁNG Tạ Nghi Lễ ngâm

MÀU TÍM HOA SIM                Xem thơ

  HỮU LOAN. Yến Linh ngâm

NGẬM NGÙI                           Xem thơ

  HUY CẬN. Hồng Vân ngâm

- MUÔN TRÙNG                        Xem thơ

  HỒ DZẾNH     Thuý Ngân ngâm

- TIỀN VÀ LÁ                            Xem thơ

  KIÊN GIANG   Thuý Ngân  ngâm

- HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM

 KIÊN GIANG    Lý Bạch Huệ ngâm

- LÁ DIÊU BÔNG                       Xem thơ

  HOÀNG CẦM      Mai Hiên ngâm

- NGÀY XƯA HÒANG THỊ          Xem thơ 

PHAM THIÊN THƯ. Đoàn Yến Linh ngâm

- NGƯỜI HÀNG XÓM                Xem thơ 

NGUYỄN BÍNH   Tạ Nghi Lễ ngâm

- ÁO TRẮNG

HUY CẬN,  Trần Thị Tuyết ngâm

- BÊN SÔNG ĐƯA KHÁCH

Thế Lữ    Kim Lệ ngâm

- CHIỀU CÁT BỤI

Ngân Giang  Tạ Nghi Lễ ngâm

CHÙA HƯƠNG

Nguyễn Nhược Pháp  Đài Trang ngâm

- ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ

Hàn Mặc Tư Tạ Nghi Lễ ngâm

- ĐẮNG VÀ NGỌT

Trang Thế Hy Đoàn Yên Linh ngâm

- ĐÓN GIAO THỪA

Huy Cận Linh Nhâm ngâm

- GHEN

Nguyễn Bính  Tạ Nghi Lễ ngâm

- MẮT NGƯỜI SƠN TÂY

Quang Dũng  Tạ Nghi Lễ ngâm

- CHIỀU

HỒ DZẾNH  Mai Hiên ngâm

- CHỢ TẾT

ĐOÀN VĂN CỪ   Kim Lệ ngâm

- CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ

VŨ HỮU ĐỊNH, Đoàn Yến Linh ngâm

- EM THỜI GIAN NGỪNG TAY

VŨ HỮU ĐỊNH Đoàn Yến Linh ngâm

- HỌC SINH

HUY CẬN Trần Thị Tuyết ngâm

- KHÔNG ĐỀ

QUANG DŨNG   Mai Hiên ngâm

- LƯỠI DAO TRE NGÀY CẮT RỐN

KIÊN GIANG  Minh Tiến ngâm

- MÒN MỎI

THANH TỊNH Huyền Trân,Thúy Vinh Ngâm

- QUADIMODO

TRỤ VŨ   Tạ Nghi Lễ ngâm

- TÌNH QUÊ

HÀN MẠC TỬ   Bảo Cường ngâm

- TRĂNG HÈ

ĐOÀN VĂN CỪ  Thu Thủy ngâm

- TƯƠNG TƯ

NGÂN GIANG  Bích ngọc ngâm

- XUÂN TƯỢNG TRƯNG

BÍCH KHÊ   Mai Hiên Ngâm

- CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG

HUY CẬN   Trần Thị Tuyết ngâm

- TỐNG BIỆT HÀNH

THÂM TÂM  Bảo Cường ngâm

- VỌNG TƯỞNG

NGÂN GIANG  Lý Ngọc ngâm

- XUÂN ĐÔI TA

HỒ DZẾNH  Lý Bạch Huệ ngâm

- CÔ GÁI XUÂN

ĐÔNG HỒ Lý Bạch Huệ ngâm

- CỔNG LÀNG

BÀNG BÁ LÂN   Mai Hiên  ngâm

- ĐÁM CƯỚI ĐẦU XUÂN

ĐOÀN VĂN CỪ   Đài Trang ngâm

- HÀNH PHƯƠNG NAM

NGUYỄN BÍNH   Đoàn Yến Linh ngâm

- MỘT MÙA ĐÔNG

LƯU TRỌNG LƯ Mai Hiên ngâm

- NẮNG MỚI

LƯU TRỌNG LƯ  Thúy Vinh ngâm

- NHỮNG PHÚT XAO LÒNG

THUẬN HỮU   Tạ Nghi Lễ ngâm

- QUÊ HƯƠNG

ĐỖ TRUNG QUÂN Hồng Vân ngâm

- BIỂN

XUÂN DIỆU  Đoàn Yến Linh ngâm

- LY BIỆT NGÀY NAY

CHẾ LAN VIÊN Đoàn Yến Linh ngâm

- NHỚ RỪNG

THẾ LỮ Mai Hiên ngâm

- XUÂN ĐẦU

XUÂN DIỆU Đoàn Yến Linh ngâm

- ĐÔI BỜ

QUANG DŨNG Mai Hiên ngâm

- MUA ÁO

ĐÔNG HỒ Kim Lệ ngâm

- MUÔN TRÙNG

HỒ DZẾNH Thúy Vinh ngâm

- NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG

TẾ HANH Trần Thị Tuyết ngâm

- TIẾNG SÁO THIÊN THAI

THẾ LỮ  Huyền Trân ngâm

- TÌNH ĐIÊN

LƯU TRỌNG LƯ Lý Bạch Huệ ngâm

- TRÒ CHUYỆN

BÙI GIÁNG Mai Hiên ngâm

- TRÀNG GIANG

HUY CẬN Tạ Nghi Lễ ngâm

- RƠM RẠ

HỒ THI CA Vân Khanh ngâm

- TƯƠNG TƯ

NGUYỄN BÍNH Huyền Trân ngâm

- CHỞ EM ĐI HỌC TRƯỜNG ĐÊM

NGUYỄN TẤT NHIÊN Hồng Vân ngâm

- CÒN CHI NỮA

LƯU TRỌNG LƯ  Thúy Vinh ngâm

- ĐÀ LẠT

PHƯƠNG ĐÀI  Mai Hiên ngâm

- XÂU KIM

CHẾ LAN VIÊN Thúy Vinh ngâm

- RẤT HUẾ

PHONG SƠN Hồng Vân ngâm

- TỰ HÁT

XUÂN QUỲNH Thi Nhân ngâm

- VU VƠ

TẾ HANH Tạ Nghi Lễ ngâm

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
mộc kiếm replied on 06-08-2009 5:56

 CD sáo của nghệ sỷ Lê Thái Sơn :

http://eternaldiamond.wordpress.com/2009/01/14/hdsd-sao-tieu-saomeo-nsut-le-thai-son/


Xin mời các bạn tham khảo:


HDSD Sáo, Tiêu, Sáo mèo (NSUT. Lê Thái Sơn)


Trân trọng

Mình đã upload xong DVD 2 lên nữa rồi, mời các bạn tham khảo:


HDSD Sáo, Tiêu, Sáo mèo (NSUT.Lê Thái Sơn)


http://eternaldiamond.wordpress.com/2009/01/14/hdsd-sao-tieu-saomeo-nsut-le-thai-son/


Cám ơn các bạn!

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
mộc kiếm replied on 06-08-2009 6:22

sau đậy là các CD sáo sưu tầm do các danh sư đỉnh cao trình diễn ( nghe để cảm nhận sự khác biệt ):

Bữa nay em lại ra mắt thêm 1 CD tặng anh em, hàng cực hiếm. Cái CD này ở Việt Nam hầu như không có đâu ! Phải nói đây là CD rất hay, được các nghệ sĩ hàng đầu của Việt Nam biểu diễn và được Tây nó hòa âm phối khí nên chất lượng bảo đảm. Bác nào nói không hay nói em một tiếng để em xách đồ nghề tới... lấy ráy tai miễn phí, khuyến mãi dùi từ tai bên này qua tai bên kia luôn !

Chất lượng: MP3 320Kbps

Volume 1.1

1.Cung đàn đất nước – Độc tấu đàn bầu: Phan Kim Thành

2.Nhớ em – Độc tấu sáo mèo: Lê Tú Cường

3.Anh vẫn hành quân – Độc tấu sáo trúc: Triệu Tiến Vượng

4.Lý hoài Nam – Độc tấu sáo trúc: Triệu Tiến Vượng

5.Tứ đại oán – Độc tấu đàn nhị: Thế Dân

6.Dốc còn xa – Độc tấu đàn nguyệt: Phạm Văn Tý

7.Qua cầu gió bay – Độc tấu sáo trúc: Triệu Tiến Vượng

8.Cánh chim báo tin vui – Độc tấu sáo trúc: Lê Tú Cường

9.Đêm Tây Nguyên – Độc tấu đàn nhị: Thế Dân

10.Ru con Nam bộ – Độc tấu đàn bầu: Phan Kim Thành

11.Quê ta – Độc tấu đàn nguyệt: Cồ Huy Hùng

12.Lý giao duyên – Độc tấu tiêu: Lê Tú Cường

13.Qua sông – Độc tấu đàn tam thập lục: Nguyễn Thị Hồng Phúc

14.Kể chuyện ngày mùa – Độc tấu đàn nhị: Thế Dân

15.Trên đường chiến thắng – Độc tấu sáo trúc: Triệu Tiến Vượng

16.Trở về Tây Nguyên – Độc tấu đàn T’rưng: Nguyễn Thị Hồng Phúc

17.Vì miền Nam – Độc tấu đàn bầu: Phan Kim Thành

18.Hương sen Đồng Tháp – Độc tấu đàn tranh: Lê Kim Thư

Nếu các bác ủng hộ em nhiệt tình (nhớ là post bài cho ý kiến nhá) thì sẽ có thêm 2 CD vol 1.2 và vol 2 hầu tặng các bác !

UPDATE: 

Volume 1.2

1.Xuân quê hương – Độc tấu đàn tranh: Lê Kim Thư

2.Đăng đàn, Múa đao, Độc canh – Độc tấu bộ gõ: Phạm Văn Tý

3.Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ - Hòa tấu dàn nhạc dân tộc

4.Mùa xuân đến – Độc tấu đàn K’longput: Nguyễn Thị Hồng Phúc

5.Vũ khúc Tây Nguyên – Độc tấu đàn nhị: Thế Dân

6.Xe chỉ luồn kim – Độc tấu đàn bầu: Phan Kim Thành

7.Suối đàn T’rưng – Độc tấu đàn T’rưng: Nguyễn Thị Hồng Phúc

8.Tiếng khèn gọi bạn – Độc tấu khèn: Lê Tú Cường

9.Ngày hội non sông – Độc tấu sáo trúc: Triệu Tiến Vượng

10.Chung một niềm tin – Độc tấu đàn nguyệt: Phạm Văn Tý

11.Lới lơ – Hòa tấu dàn nhạc dân tộc

12.Tình thôn quê – Độc tấu đàn nhị: Thao Giang

13.Mục hạ vô nhân – Độc tấu đàn nguyệt: Phạm Văn Tý

14.Tình quân dân – Độc tấu đàn nguyệt: Xuân Ba

15.Trăng rằm – Độc tấu đàn nguyệt: Nguyễn Xuân Hoạch

16.Lên ngàn – Độc tấu đàn bầu: Đinh Quang Huân

17.Hát chầu văn – Phạm Văn Tý

UPDATE:

Volume 2: Nhã nhạc cung đình Huế

1.Múa quạt

2.Tam luân cửu chuyển

3.Phụng vũ

4.Lục cúng hoa đăng

5.Mã vũ, Bông, Man

6.Ngũ đối hạ, Long ngâm

7.Đăng đàn cung, Đăng đàn đơn

8.Lưu thủy, Kim tiền

9.Nam ai, Kèn bóp

10.Phú lục

11.Nam bằng, Kèn chiến

12.Nữ tướng xuất quân

PS: Nếu có bạn nào dẫn link, đề nghị ghi rõ nguồn là trích từ trang damsan.net này nhá ! Cám ơn mọi người !

tiếp theo :

cd 2 có  17 bài

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=123727&highlight=123745

cd3

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=62318

cd4

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=129115&highlight=129128

cd5

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=126088&highlight=126101

cd6

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=37790

cd7

http://www.emusic.com/album/Music-of-Vietnam-Music-of-Vietnam-MP3-Download/11031493.html

cd 2 có  17 bài

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=123727&highlight=123745

cd3

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=62318

cd4

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=129115&highlight=129128

cd5

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=126088&highlight=126101

cd6

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=37790

cd7

http://www.emusic.com/album/Music-of-Vietnam-Music-of-Vietnam-MP3-Download/11031493.html

cd 2 có  17 bài

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=123727&highlight=123745

cd3

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=62318

cd4

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=129115&highlight=129128

cd5

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=126088&highlight=126101

cd6

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=37790

cd7

http://www.emusic.com/album/Music-of-Vietnam-Music-of-Vietnam-MP3-Download/11031493.html

cd 2 có  17 bài

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=123727&highlight=123745

cd3

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=62318

cd4

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=129115&highlight=129128

cd5

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=126088&highlight=126101

cd6

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=37790

cd7

http://www.emusic.com/album/Music-of-Vietnam-Music-of-Vietnam-MP3-Download/11031493.html

cd 2 có  17 bài

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=123727&highlight=123745

cd3

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=62318

cd4

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=129115&highlight=129128

cd5

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=126088&highlight=126101

cd6

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=37790

cd7

http://www.emusic.com/album/Music-of-Vietnam-Music-of-Vietnam-MP3-Download/11031493.html

cd 2 có  17 bài

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=123727&highlight=123745

cd3

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=62318

cd4

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=129115&highlight=129128

cd5

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=126088&highlight=126101

cd6

http://www.boomkat.com/item.cfm?id=37790

cd7

1.Lý con sáo - Độc tấu đàn tranh: Mai Lai

2.Ra ngõ mà trông - Độc tấu đàn bầu: Thanh Tâm

3.Duyên phận phải chiều - Độc tấu đàn nhị: Thế Dân

4.Mời rượu - Độc tấu sáo trúc: Tiến Vượng

5.Nam bình - Hòa tấu dàn nhạc dân tộc

6.Chùm hoa lý: Lý cây đa - Lý kéo chài - Lý ngựa ô - Hòa tấu dàn nhạc dân tộc

7.Ru con Nam bộ - Độc tấu đàn tranh: Mai Lai

8.Lý hoài Nam - Độc tấu sáo trúc: Tiến Vượng

9.Lý qua cầu - Độc tấu đàn bầu: Thanh Tâm

10.Lý cửu khúc - Độc tấu đàn nhị: Thế Dân

11.Tổ khúc múa sạp - Hòa tấu dàn nhạc dân tộc

Bonus thêm video bài "Lý con sáo" của NS Mai Lai:

Link 1 hoặc

Link 2 hoặc

Link 3

 

1. Về quê

Sáng tác: Phó Đức Phương

Chuyển soạn và phối khí: NSƯT Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Biểu diễn: Đoàn nghệ thuật Giai điệu Việt Nam

2. Mưa trên phố Huế

Sáng tác Minh Kỳ

Chuyển soạn và phối khí: NSƯT Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Biểu diễn: Đoàn nghệ thuật Giai điệu Việt Nam

3. Lòng mẹ

Sáng tác: Y Vân

Chuyển soạn và phối khí: NSƯT Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Biểu diễn: Đoàn nghệ thuật Giai điệu Việt Nam

4. Nhớ quê

Sáng tác: Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Biểu diễn: Đoàn nghệ thuật Giai điệu Việt Nam

5. Ru trăng

Sáng tác: Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Biểu diễn: Đoàn nghệ thuật Giai điệu Việt Nam

6. Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó

Sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ

Chuyển soạn và phối khí: NSƯT Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Biểu diễn: Đoàn nghệ thuật Giai điệu Việt Nam

7. Hạ trắng

Sáng tác: Trịnh Công Sơn

Chuyển soạn và phối khí: NSƯT Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Biểu diễn: Đoàn nghệ thuật Giai điệu Việt Nam

8. Dáng đứng Bến Tre

Sáng tác: Nguyễn Văn Tý

Chuyển soạn và phối khí: NSƯT Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Biểu diễn: Đoàn nghệ thuật Giai điệu Việt Nam

Một số bài hay của bác Vinhlê  gởi tặng diễn đàn :

http://damsan.net/forums/post/29664.aspx

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Bác mộc kiếm thân mến , bác post mấy bài sau rất hay và hữu ích

Tui chỉ thích cách bác post mấy bài sau thôi . Cám ơn rất nhìu cho Sáo Thơ .

Hy vọng bác phát huy tiếp như thế .Chứ post mấy bài cũ thì nhàm lắm .

Hung bác 1 cái như lời cảm ơn Stick out tongue

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
mộc kiếm replied on 06-12-2009 6:20

Topic này dùng chia sẻ với các bác tiếng sáo của các nghệ sỹ bậc thầy ( xin nghe và tự cảm nhận và miễn bình luận nhé), ( để  kính trọng các nghệ sỹ  xin trích riêng ra đây để các bác vào thưởng thức )

xin giới thiệu :

Nghệ sỹ HOÀNG ANH (CRAZY) :

 1.Nhớ về Nam - Dân ca Bình Trị Thiên (Ngọc Phan - Nguyễn Văn Thương phát triển)

2.Trên đường chiến thắng - Đinh Thìn

Anh vẫn hành quân - Huy Du

- Huy Du

4.Liên điệu lới lơ - Luyện năm cung - Nhạc chèo

5.Cổ bản dựng - Nhạc Huế

6.Gửi về Nam - Văn Thắng

7.Trăng sáng quê tôi - Đinh Thìn

8.Tiếng gọi mùa xuân - Đinh Thìn

9.Tiếng sáo trên nương - Hồng Thái

hòa tấu với dàn nhạc( bài ca tháng năm)  :http://www.youtube.com/watch?v=vqZ1xYjjedo&feature=related

Now and Forever ( Pop)
http://www.mediafire.com/file/1lwemyzhrcm/now%20and%20forever.mp3

Daybyday (K Pop)
http://www.mediafire.com/file/blfyj32ykjm/daybyday.mp3

L'Envie d'aimer (Nhạc Pháp)
http://www.mediafire.com/file/drinm2ztdzj/L'Envie%20d'aimer(flute).mp3

Missing You (Kpop)
http://www.mediafire.com/file/jzxwmnjwfz2/Missing%20you.mp3

http://damsan.net/forums/1/29666/ShowThread.aspx

 

NGHỆ SỸ NGUYỄN CHÍ TRUNG( danda100thanh) : Hạ trắng - Trịnh Công Sơn- http://www.youtube.com/watch?v=31yCzVA8x8s 

NGHỆ SỸ LÊ THÁI SƠN

http://www.youtube.com/watch?v=691KfkprzJA.

nghệ sỹ Thái Sơn : thổi tiêu : giọt mưa thu : http://www.youtube.com/watch?v=3csy3DQ3b7c&feature=related

                            câu hò bên bờ hiền lương ( sáo ) :http://www.youtube.com/watch?v=HVOkj1tsB1s&feature=related

NGHỆ SỸ TRẦN THANH TRUNG :           http://mp3.baamboo.com/search-nhac-music-mp3-S2jDs2MgdGjhuqdt/1/1/kw-Khoc-tham.html

THẦY TRUNG -trăng thu dạ khúc

http://www.mediafire.com/download.php?mj2tnguweid

khóc thầm ( rất hay) :http://mp3.baamboo.com/s/1/1/bmdo4buHIHPhu7k6VHLhuqduIFRow6BuaCBUcnVuZw==/Tran-Thanh-Trung

 

NGHỆ SỸ SÁO THẦN NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA (: line của onggiamesao )  http://damsan.net/forums/thread/13887.aspx

www.nguyendinhnghia.net

 

NGHỆ SỸ ĐINH LINH  ( lá chiêu bông , lý kéo chài) http://www.mediafire.com/?sharekey=13f3637b7582b6d7d5a101cf914073b4beb8ba16e0c8d6a2

 

NGHỆ SỸ TRIỆU TIẾN VƯỢNG

.Anh vẫn hành quân – Độc tấu sáo trúc: Triệu Tiến Vượng

.Lý hoài Nam– Độc tấu sáo trúc: Triệu Tiến Vượng

NGHỆ SỸ VÂN SƠN : Trên đường chiến thắng- Đinh Thìn http://damsan.net/forums/thread/23460.aspx

NGHỆ SỸ XUÂN TỰ - âm vang núi rừng http://damsan.net/forums/thread/26972.aspx

NGHỆ SỸ VĂN DOANH  - Gọi bạn http://www.youtube.com/watch?v=JnV4lqEp5Q0&feature=relatedature=related

NGHỆ SỸ LƯƠNG KIM VĨNH - đêm trăng bản mèo, xuân về bản mèo, hẹn hò

http://truongchi.blogtiengviet.net/2009/02/03/a_ar_c_taocu_sa_o_ma_o_ladaing_kim_vacnh

NGHỆ SỸ THANH HOÀ- THU HUỆ- HẢI PHƯỢNG - Hoà tấu tỳ bà, tranh , tiêu - Vọng kim lang :

http://www.youtube.com/watch?v=camP3rPbC40&feature=related

 

NGHỆ SỸ MẠNH HÙNG - Bình minh trên quê hương

http://www.mediafire.com/?8jamjk2kkkd

 

NGHỆ SỸ ƯU TÚ ĐINH THÌN : trăng sáng quê tôi :http://baotruongboss.com/music/2008/10/21323/dinh-thin-trang-sang-que-toi-thoi-sao.html

http://rapidshare.com/files/144385928/Sao_TrangSangQueToi_DinhThin.rar

http://truongton.net/forum/showthread.php?p=4920209

Tiếng vọng quê hương (âm hưởng lý con sáo sang sông, hơi oán ..), trên đường chiến thắng, chim ponkle,  :

http://timnhac.vietgiaitri.com.vn/Ca-Si/Tieng+sao+Dinh+Thin

nghệ sỹ MAI ĐÌNH TỚI : Cánh bướm vườn xuân :

http://clip.vn/watch/Nghe-thuat-thoi-sao-bang-ong-nuoc,WWc

 

 nghệ sỹ ĐỖ LỘC : 

 http://clip.vn/watch/NSND-Do-Loc-nguoi-danh-thuc-am-thanh-cua-da-phan-1-2,MaB

http://clip.vn/watch/NSND-Do-Loc-nguoi-danh-thuc-am-thanh-cua-da-phan-2-2,Mu2

 

Chị Trang ( con gái sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa ) :

Đêm Tàn Bến Ngự với tiếng sáo: Đoan Trang

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Tiên sinh FOOLAGAIN đã mang đến cho anh em nhiều điều thú vị về âm nhạc dân tộc tại đây http://damsan.net/forums/thread/508.aspx

Âm nhạc cổ truyền Huế và âm La chuẩn quốc tế (A=440 cps)

Âm nhạc cổ truyền Huế và âm La chuẩn quốc tế (A=440 cps)


Nguyễn Đức Mai


1. Âm nhạc và âm chuẩn



Nước Việt Nam ta, cũng như các nước khác thuộc nền văn minh nông nghiệp thường không có sự chuẩn xác trong các đơn vị đo lường so với các quốc gia có nền văn minh công nghiệp phát triển .

Khi đọc truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, ta thấy Cụ tả vóc dáng cao lớn của người hùng Từ Hải: Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao . Cho đến nay chúng ta cũng không biết các đơn vị đo lường nầy phải hiểu làm sao đây ?

Tác giả Toan Ánh trong sách Cầm Ca Việt Nam mô tả kích thước chiếc đàn Nguyệt như sau: "Đàn này thùng rộng tám tấc, dày một tấc rưỡi, cần dài một thước bảy tấc ..." mà không cho biết dùng hệ thống đo chiều dài nào, thước Mộc hay thước Lỗ Bang, thành thử người nghiên cứu không hình dung nổi kích thước của đàn nguyệt .

Hệ thống đo lường của châu Âu, nhất là hệ thống thập phân, rất chuẩn xác và tiện lợi . Ngày nay trên thế giới vẫn sử dụng song song hai hệ thống đo lường của các nước nói tiếng Anh và hệ thống thập phân của châu Âu, nhưng hệ thống thập phân ngày càng có khuynh hướng trở thành hệ thống đo lường quốc tế duy nhất .

Đơn vị đo chiều dài mét chẳng hạn được qui định chính xác lại vào năm 1983 . Mét là tốc độ ánh sánh di chuyển trong môi trường chân không trong thời gian 1/299,792,458 của một giây, tương đương với 39.37 inches .

Cũng vậy, trong âm nhạc Tây phương, các đơn vị về cao độ, trường độ, âm lượng (intensity) của các nốt nhạc đều được đo lường rất chính xác . Cao độ (pitch) trong âm nhạc là độ cao thấp của một nốt nhạc được quy định bằng tốc độ giao động tạo ra nó . Các tiêu chuẩn về cao độ chính xác đã thay đổi qua nhiều thế kỷ . Trong các năm 1858 và 1859 một ủy ban của Pháp gồm các nhạc sĩ và khoa học gia đã chọn các hướng dẫn về cao độ âm thanh dùng nốt La (A) trên nốt Đô (C) ở giữa (middle C) là 435 Hz 9 giao động hoặc chu kỳ trong một giây - cps - (cycles per second) . Vào năm 1887 tiêu chuẩn này chính thức được Hội Nghị Thành Viên (Vienna Congress) - một hội nghị quốc tế về cao độ - chấp nhận, và bây giờ thường được gọi là cao độ quốc tế (international pitch) hay diapason normal . Các nước Anh và Hoa Kỳ cuối cùng chấp nhận A=440 là cao độ chuẩn của họ mặc dầu có các áp lực muốn tăng nó lên cao hơn .

Theo âm chuẩn La A = 440 cps, thì nốt La thấp dưới một bát độ là A = 220 cps; nốt Do giữa C = 131 và nốt Si giáng Bb = 466 cps . Tất cả các nhạc khí dây - nhạc khí huyền động (string instruments) đều phải lên dây chính xác bằng cách dùng cái nĩa âm chuẩn dùng để lên dây đàn (tuning fork) . Những nhà có đàn piano thỉnh thoảng phải nhờ các chuyên viên đến chỉnh lại dây đàn . Các nhạc khí kèn sáo - nhạc khí phong động (wind instruments) thì được chế tạo với các thang âm chính xác cố định và dĩ nhiên là phải có âm chuẩn La = 440 Hertz . Thí dụ: Hắc tiêu Clarinet Bb, Saxophone Eb, và trumpet G .

Khi đàn hay kèn sáo không đúng âm chuẩn thì lúc tấu lên, người nghe mà tai đã lâu ngày quen với âm chuẩn sẽ nghe eo éo, lạc giọng (out of tune), và dĩ nhiên là âm nhạc sẽ không thể nào hấp dẫn được người nghe . Trong các phim cao bồi miền viễn Tây, trong mấy quán rượu thỉnh thoảng ta nghe được loại nhạc dương cầm "soong chão" nầy mà tiếng Pháp gọi đùa là "piano casserole ."

Ngoài ra, trong âm nhạc Tây phương, gam tiêu chuẩn (standard diatonic scale) chỉ gồm có hai đơn vị: âm nguyên (tone) và bán âm (half tone hoặc semitone) . Trong các loại đàn giây không phiếm như vĩ cầm (violin), trung vĩ cầm (viola), hạ vĩ cầm (violoncello) và đại hồ cầm (bass violin), nếu bấm những nốt nhạc nhỏ hơn 1/2 âm, thì cũng kể như là đàn lạc giọng (out of tune) .


2. Nhạc cổ truyền Việt Nam có giá trị đích thực mà sao nghe không thấy hay ?



Những tính từ cổ truyền, cổ điển (classics) thường được dùng cho các nghệ sĩ,tác giả hay tác phẩm của ngày xưa mà giá trị được xem là cao nhất và trường cữu, vì đã được thử thách và vẫn tồn tại qua thời gian và không gian . Và khi đã được gọi là nhạc cổ truyền, thì các nhạc phẩm Việt Nam nhất định phải là hay và có giá trị . Một số các nhạc bản như Hành Vân, Phụng Vũ đã đoạt giải thưởng quốc tế cũng cho thấy điều này là đúng .

Thế nhưng tại sao nhiều người trong chúng ta - mặc dầu không công khai nói ra - vẫn không nghe được chỗ hay của âm nhạc của đất nước mình ? Tôi nhớ một lần khi được một người quen cho một tài liệu quý về nhạc cung đình Huế in ra từ một dĩa nhạc tài liệu của UNESCO do hai nhà nhạc sĩ và nhạc học Nguyễn Hữu Ba và Trần Văn Khê thực hiện . Tôi đến nhà một người bạn có ba đứa con đang theo học trường Đại Học UC Berkeley tại California . Các cháu này cũng ham thích âm nhạc và có sử dụng nhạc khí . Tôi cho các cháu nghe một đoạn trong bài Liễn bộ Thập chương, nhạc triều yến của cung đình Huế ngày xưa . Nghe xong một đoạn, tôi hỏi ý kiến các cháu . Một cháu trai nhanh nhẩu trả lời: "Cháu nghe giống nhạc đám ma quá!"

Nghe ra thì buồn lòng thật . Nhưng điều này đáng buồn mà không đáng trách, vì bạn sinh viên trẻ đó đã dám nói thật . Trước đây - trước 1975 - ngay ở tại Huế cũng không có mấy người trí thức hiểu biết và ưa thích nhạc Huế . Nền nhạc cổ truyền Huế đã không được nghiên cứu, phát triển và giới thiệu đúng mức đến cho quần chúng thưởng thức . Đã vậy, đa số những người có kiến thức học hành thường vọng ngoại và tỏ vẻ khinh bỉ chê bai chính di sản văn hóa của tổ tiên mình .


3. Nhạc cổ điển Tây phương và nhạc cổ truyền Việt Nam



Năm 1971, Tiến Sĩ Toán học Nguyễn Văn Hai, Phó Viện Trưởng Đại học Huế kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học Huế mời tôi phụ trách môn Thẩm định Âm nhạc Cổ điển tại trường Đại học Khoa học . Mục đích của giáo trình là - đúng như nguyên văn lời Giáo sư Hai nói với tôi hai mươi tám năm về trước: "Cậu muốn dạy gì thì dạy tuỳ cậu - miễn làm sao sau khi học với cậu, sinh viên sẽ ưa thích âm nhạc giống như cậu ." Và tôi đã làm cho sinh viên, và một số Giáo sư dự thính giáo trình này tại Giảng Đường C (Rạp hát Morin Nguyễn Văn Yến cũ) ưa thích âm nhạc cổ điển phương Tây và ca nhạc Huế là mục đích chính tôi nhắm đến khi soạn giáo trình và giáo án cho môn học này .

Đạt được thành công làm cho nhiều người, đặc biệt là lớp sinh viên trẻ tại Huế, ưa thích âm nhạc cổ điển nói chung, và ca nhạc cổ truyền Huế nói riêng, là những điều kiện mà Giáo Sư Nguyễn Văn Hai đã tạo ra tại Trường Đại Học Khoa Học Huế . Muốn đưa âm nhạc cổ điển đến người nghe, trước tiên phải làm sao đưa thính giả đến gần nó để có dịp giới thiệu, giải thích và hướng dẫn cho họ nghe ra được cái hay cái đẹp của nền âm nhạc đó . Muốn kéo họ đến gần, cần phải có một trong hai điều kiện: ép buộc hoặc gợi trí tò mò .

Với sinh viên Đại học Khoa học thì khởi đầu bằng phương thức ép buộc . Muốn hay không muốn, nếu không có đủ số điểm đậu môn nghe nhạc cổ điển, thì sinh viên không lấy được bằng Cử Nhân Khoa học - cái mà họ cần . Còn đối với các giáo sư xin dự thính thì lớp Thẩm định Âm nhạc này gợi trí tò mò của họ .

Có thể có nhiều người trong số này thoạt tiên đến không phải với thiện ý . Họ thắc mắc về môn học quá mới mẻ này tại đại học Việt Nam, trong khi môn học này đã có từ lâu tại nhiều trường Đại học tại Âu-Mỹ .

Biết tâm lý ưa thích văn hoá nước ngoài của giới sinh viên trẻ, tôi áp dụng chiến lược "hù dọa" bằng cách bắt đầu chương trình với phần giới thiệu nhạc cổ điển phương Tây qua các tiểu mục: Giàn nhạc giao hưởng và nhạc khí, nhạc sử với Beethoven, Mozart và giới thiệu tác phẩm với phần chính là 9 Giao hưởng khúc của Beethoven, các nhạc phẩm khác của Tchaikowsky và Antonio Vivaldi . Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Tây phương là một di sản văn hoá đồ sộ của nhân loại . Chiến lược "dằn mặt" của tôi rất thành công với tính vĩ đại thật sự của nền âm nhạc cổ điển Tây phương cọng thêm câu mở đầu giáo trình trích từ một sách âm nhạc của phương Tây: "Nếu bạn không ưa thích nhạc cổ điển, thì bạn đừng nên nói ra điều này . Nói ra, bạn sẽ tự kết án mình, bởi vì đời đời và khắp mọi nơi, không ai hạ bệ nổi Beethoven và Mozart ."

Ngoài ra để tránh tâm lý sai lầm chuộng cái đồ sộ trong nghệ thuật, sinh viên được giới thiệu qua các nguyên tắc cơ bản về thẩm mỹ áp dụng trong việc đánh giá một tác phẩm nghệ thuật . Đó là bốn tiêu chuẩn lượng giá (evaluation):

1. Chủ đề (Subject, theme)
2. Chất liệu (Material)
3. Bố cục (Composition)
4. Tính độc đáo (Originality)


Một thí dụ thường được đưa ra trong lớp học là so sánh hai tác phẩm điêu khắc: tượng Vệ Nữ và tượng Củ Khoai . Tượng Vệ Nữ bằng sáp thì hơn tượng Củ Khoai bằng vàng về chủ đề nhưng thua về chất liệu . Nếu tượng củ khoai trông giống như thật mà tượng Vệ Nữ méo mó thì tượng Củ Khoai hơn về bố cục . Nếu tượng Củ khoai chỉ có một mà tượng Vệ Nữ lại được sản xuất hàng loạt thì tượng Vệ Nữ thua về tiêu chuẩn 4: tính độc đáo . Dùng bốn tiêu chuẩn cơ bản này thì thấy các ca khúc của Trịnh Công Sơn thường không bằng các ca khúc của các nhạc sĩ khác về chất liệu nhưng thường hơn hẳn các ca khúc khác về chủ đề, bố cục và nhất là tính độc đáo . Nghe ca khúc của Trịnh Công Sơn thì dễ nhận ra ngay, không thể nhầm với tác phẩm của một ai khác .

Sinh viên cũng được giới thiệu về các tiêu chuẩn đánh giá nhạc cổ điển Tây phương . Nhạc cổ điển Tây phương không lời, thể loại nhạc mô tả không lời (descriptive music), thường được chia ra ba loại theo thứ tự giá trị từ thấp lên cao như sau:

1. Nhạc chủ đề (programatic music)

Nhạc sáng tác theo chủ đề do nhà soạn nhạc định sẵn và có ghi ra rõ ràng . Beethoven thường than phiền rằng dân chúng đương thời không hiểu nhạc cổ điển và chính ông đã khởi đầu loại nhạc giao hưởng có chủ đề này để cho người nghe dễ thưởng thức . Đó là Giao Hưởng Khúc số sáu, thường gọi tên là Khúc Nhạc Đồng Quê (Symphonie Pastorale) với năm hành âm (movements) - thường thì Giao hưởng khúc chỉ có bốn hành âm . Hành âm thứ nhất: Cảnh đồng quê . Hành âm thứ hai: Vũ khúc đồng quê . Hành âm thứ ba: Bên bờ hồ . Hành âm thứ tư: Cơn giông tố . Hành âm thứ năm: Lòng biết ơn khi trời quang tạnh . Louis Hector Berlioz (1803-1869) giải thích rõ ràng các chi tiết của nhạc phẩm này trong các bài bình giải của ông .

2. Nhạc chủ đề tâm lý (Leit motiv)

Như các Giao hưởng khúc số 3 và số 5 của Beethoven mô tả các chủ đề tâm lý trừu tượng cho nên tuy có phân tích và giải thích được, nhưng cũng rất giới hạn và không dễ dàng như đối với loại nhạc có chủ đề .

3. Nhạc thuần khiết (Pure music)

Phần nhiều là nhạc thính phòng (chamber music), tứ tấu (quartet) hoặc ngũ tấu (quintet), các overtures và studies . Các loại nhạc này ngắn, nhỏ, là hình thức nhạc cao nhất thưởng thức hoàn toàn bằng cảm nhận trực tiếp mà không có giải thích .

Đây chính là thời điểm mà tôi chuyển sang phần giới thiệu nhạc cổ truyền Việt Nam - nhạc cổ Huế . Cũng giống như trong âm nhạc cổ điển Tây phương, một bản đàn tranh hay nhất thường không phải là bản Tứ Đại Cảnh, Nam Ai và nhất là không phải là bản Nam Bình, mà chính là Khúc Dạo Khách hay Dạo Nam .


4. Nhạc ngũ âm Việt Nam:



Thật ra hệ thống ngũ âm là hệ thống chung của cả nhạc tây Phương lẫn nhạc Việt Nam . Bài hát tạm biệt Auld Lang Syne (Ce n'est qu'un au revoir) mà cả thế giới đều biết là một bài hoàn toàn ngũ âm giống hệt nhạc cổ Việt Nam .

Should our ac - quaint - ance be for - got and ne - ver brought to mind ?

C F F F A G F G A F A A C D

Họ Xàng Xàng Xàng Cống Xê Xàng Xê Cống Xàng Cống Cống Liu Ú


Should our ac - quaint - ance be for - got and days of auld lang syne

D C A A F G F G A F D D C F

Ú Liu Cống Cống Xàng Xê Xàng Xê Cống Xàng Xự Xự Họ Xàng


For auld lang syne my dear for auld lang syne

D C A - F G F G D C A - C D

Ú Liu Cống Xàng Xê Xàng Xê Ú Liu Cống Liu Ú


We'll take a cup of kindness yet for days of auld lang syne

F C A A F G F G A F D D C F

Xáng Liu Cống Cống Xàng Xê Xàng Xê Cống Xàng Xự Xự Họ Xàng


Âm nhạc phát xuất từ tiếng nói và mọi người Việt Nam dù muốn hay không, có ý thức hay hoàn toàn không hay biết, đều mang sẵn nhạc ngũ cung trong huyết quản của mình . Nhiều nhạc sĩ đã viết lên những ca khúc đượm tình dân tộc được mọi người ưa chuộng và còn tồn tại mãi mãi với dân tộc là chính vì viết theo ngũ cung mà chính người sáng tác cũng không biết . Các bài Em Bé Quê của Phạm Duy, Hòn Vọng Phu I và III của Lê Thương và rất nhiều bài thành công khác nữa đều viết theo nhạc ngũ cung .

Năm 1971, Linh Mục Đỗ Bá Công và tôi đã thành lập Ca đoàn Hợp Xướng Sinh Viên SÔNG HƯƠNG . Chúng tôi mời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lúc đó ở Huế tham gia sinh hoạt với ca đoàn với tư cách là cố vấn nghệ thuật . Trong một lần sinh hoạt, bạn Sơn sáng tác ngay tại chỗ một ca khúc ngắn cho các sinh viên trong ca đoàn cùng hát . Bài hát rất dễ thương, mang tính chất triết lý sâu sắc Phật giáo mà về sau ai cũng nhớ, trở thành rất được ưa thích và phổ biến tại Huế thời đó .

Chính Trịnh Công Sơn cũng không biết là mình viết theo nhạc ngũ cung Huế - cũng như bài Nối Vòng Tay Lớn viết theo điệu nhạc chầu văn Huế - cho đến khi được tôi cho biết và chứng minh cụ thể . Bài đó như sau (tôi không biết về sau này bạn Sơn đặt tên bài đó là gì):


Đâu có đâu em nầy, đâu có cái chết đầu tiên

F A G F - D C F A A A F G

Xàng Cống Xê Xàng-Xự Họ Xàng Cống Cống Cống Xàng Xê


Và có đâu bao giờ, đâu có cái chết sau cùng

F A G F - D C F A A A G F

Xàng Cống Xê Xàng-Xự Họ Xàng Cống Cống Cống Xê Xàng


Tự mình biết riêng mình

C F A - G F D - C

Họ Xàng Cống-Xê Xàng Xự-Họ


Và ta biết riêng ta

C F A G - F F

Họ Xàng Cống Xê-Xàng Xàng

5. Nhạc ngũ âm Việt Nam và âm chuẩn quốc tế A=440cps



Có người nói rằng mọi người Việt Nam từ lúc sinh ra đều đã là bậc thầy về thẩm âm . Ðiều này có cơ sở vì tiếng Việt có sáu thanh, mà người Việt nào cũng phân biệt được rõ ràng không nhầm lẫn . Một giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ đã phải mất gần sáu tháng trời mới phân biệt chính xác các từ sau đây trong một bài tập về thẩm âm : Ma (Ghost) - Mà (But) - Má (Cheek) - Mạ (Young rice plant) - Mả (Tomb) - Mã (Horse) .

Do ưu điểm này về thẩm âm mà trong âm nhạc, người Việt Nam không cần có âm chuẩn . Họ có thể chơi và thưởng thức ca nhạc ở bất cứ cao độ (pitch) nào cũng được trong khi nhạc Tây phương chỉ có 12 bậc trong thang âm bán cung (chromatic scale) .

Với những người đã quen nghe nhạc mới và nhạc Tây phương với âm chuẩn A=440cps, thì khi nghe nhạc cổ truyền Việt Nam, khó lòng thưởng thức nổi . Vì nhận ra điều này và cũng vì mục đích nghiên cứu, muốn tiện ghi lại bằng ký âm pháp Tây phương, tôi đã dùng nhiều phương cách để đưa các tài liệu nhạc cổ Huế về đúng âm chuẩn.

Trong các cuộc trình diễn, tôi luôn luôn yêu cầu các nhạc công lên dây đàn đúng theo âm chuẩn, thường là bằng cây hắc tiêu (clarinet) mà tôi có . Hai bậc thiệt dùng trong cổ nhạc là Họ 1, tức là Họ = C và Họ 5, tức Họ = G

Bậc thiệt (không thăng, không giáng):

Họ Xự Xàng Xê Cống

Họ 1 C D F G A

( 1 ((11/2(( 1 (( 1 (

Họ Xự Xàng Xê Cống

Họ 5 G A C D E

( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 (

Bậc Họ 1 có thể sử dụng cho các ban nhạc không có đàn Tranh . Khi có đàn Tranh thì nên sử dụng bậc Họ 5 vì dây số 1 là dây thấp nhất của đàn Tranh là dây G thấp . Khi có Sáo, thường là Sáo Ðô, thì đàn nên lên dây Họ 1 và không dùng đàn Tranh . Có đàn Tranh thì phải dùng Sáo Xôn . Ðối với người thổi sáo bậc (như đã nói đến trong bài "Tôi và Chiếc Sáo Tre Việt Nam" đăng ở TK21 số 118 & 119 Xuân Kỷ Mão) mà ngày nay không thấy còn ai, thì đàn lên dây theo bậc nào cũng được .

Nhờ lối lên dây đàn theo âm chuẩn này mà nhiều người bỗng thấy nhạc Huế do tôi tổ chức trình diễn nghe hay hơn nhiều . Trong số những người nói cho tôi biết điều này có Ông Ngô Khắc Tỉnh - lúc đó là Tổng Trưởng Giáo Dục và nhạc sĩ dương cầm Jacob Feurring .

Ðối với các tài liệu đã thu băng sẵn mà không theo âm chuẩn, tôi dùng các máy chạy băng từ có phần điều chỉnh cao độ (pitch control) để chỉnh lại cho đúng âm chuẩn và in lại sang băng mới để dùng cho nghe và nghiên cứu .

Tóm lại nhạc Huế có toàn bộ 36 bậc, như sau :

Bậc thiệt (không thăng, không giáng):

Họ Xự Xàng Xê Cống

Họ 1 C D F G A

( 1 ((11/2(( 1 (( 1 (

Họ Xự Xàng Xê Cống

Họ 5 G A C D E

( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 (

Thang bậc bán âm:

Bậc 1 C D F G A

Bậc 2 C# D# F# G# Bb

Bậc 3 D E G A B

Bậc 4 D# F G# Bb C

Bậc 5 E F# A B C#

Bậc 6 F G Bb C D

Bậc 7 F# G# B C# D#

Bậc 8 G A C D E

Bậc 9 G# Bb C# D# F

Bậc 10 A B D E F#

Bậc 11 Bb C D# F G

Bậc 12 B C# E F# G#

Cọng thêm 24 bậc phụ với các khoảng sai biệt 1/4 và 3/4 nốt .

Khi chỉnh theo âm chuẩn quốc tế A=440 cps, ta nên dùng 12 bậc chính như sau:

Bậc 1 C D F G A

Bậc 2 C# D# F# G# Bb

Bậc 3 D E G A B

Bậc 4 D# F G# Bb C

Bậc 5 E F# A B C#

Bậc 6 F G Bb C D

Bậc 7 F# G# B C# D#

Bậc 8 G A C D E

Bậc 9 G# Bb C# D# F

Bậc 10 A B D E F#

Bậc 11 Bb C D# F G

Bậc 12 B C# E F# G#


6. Góp ý với những người có trách nhiệm về âm nhạc cổ truyền Việt Nam



Trách nhiệm gìn giữ văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước thương nòi . Nhưng trách nhiệm trước tiên hết phải là của những người cầm quyền, những nhà nhạc học, những nhạc sĩ và nghệ sĩ, những người làm ngành truyền thông báo chí, sau cùng mới đến trách nhiệm của quần chúng thưởng thức âm nhạc .

Ðể cho nhạc cổ truyền Việt Nam được mọi người đánh giá và thưởng thức đúng mức, cần có sự nghiên cứu phát triển và phổ biến đúng mức - nhất là cần đưa nhạc cổ truyền về đúng âm chuẩn quốc tế .

Ngoài ra việc phối âm, phối khí, chế tạo nhạc cụ, trang bị âm thanh, nhất nhất đều phải theo những quy tắc nghiêm túc của nhạc truyền thống, không thể tùy tiện chế tác, thay đổi hoặc cải biến .

Người viết bài này hi vọng sẽ đi sâu vào chi tiết về các vấn đề liên quan đến nhạc cổ truyền Huế trong những bài kế tiếp .

Sunnyvale, California 8/1999

5. Nhạc ngũ âm Việt Nam và âm chuẩn quốc tế A=440cps



Có người nói rằng mọi người Việt Nam từ lúc sinh ra đều đã là bậc thầy về thẩm âm . Ðiều này có cơ sở vì tiếng Việt có sáu thanh, mà người Việt nào cũng phân biệt được rõ ràng không nhầm lẫn . Một giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ đã phải mất gần sáu tháng trời mới phân biệt chính xác các từ sau đây trong một bài tập về thẩm âm : Ma (Ghost) - Mà (But) - Má (Cheek) - Mạ (Young rice plant) - Mả (Tomb) - Mã (Horse) .

Do ưu điểm này về thẩm âm mà trong âm nhạc, người Việt Nam không cần có âm chuẩn . Họ có thể chơi và thưởng thức ca nhạc ở bất cứ cao độ (pitch) nào cũng được trong khi nhạc Tây phương chỉ có 12 bậc trong thang âm bán cung (chromatic scale) .

Với những người đã quen nghe nhạc mới và nhạc Tây phương với âm chuẩn A=440cps, thì khi nghe nhạc cổ truyền Việt Nam, khó lòng thưởng thức nổi . Vì nhận ra điều này và cũng vì mục đích nghiên cứu, muốn tiện ghi lại bằng ký âm pháp Tây phương, tôi đã dùng nhiều phương cách để đưa các tài liệu nhạc cổ Huế về đúng âm chuẩn.

Trong các cuộc trình diễn, tôi luôn luôn yêu cầu các nhạc công lên dây đàn đúng theo âm chuẩn, thường là bằng cây hắc tiêu (clarinet) mà tôi có . Hai bậc thiệt dùng trong cổ nhạc là Họ 1, tức là Họ = C và Họ 5, tức Họ = G

Bậc thiệt (không thăng, không giáng):

Họ Xự Xàng Xê Cống

Họ 1 C D F G A

( 1 ((11/2(( 1 (( 1 (

Họ Xự Xàng Xê Cống

Họ 5 G A C D E

( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 (

Bậc Họ 1 có thể sử dụng cho các ban nhạc không có đàn Tranh . Khi có đàn Tranh thì nên sử dụng bậc Họ 5 vì dây số 1 là dây thấp nhất của đàn Tranh là dây G thấp . Khi có Sáo, thường là Sáo Ðô, thì đàn nên lên dây Họ 1 và không dùng đàn Tranh . Có đàn Tranh thì phải dùng Sáo Xôn . Ðối với người thổi sáo bậc (như đã nói đến trong bài "Tôi và Chiếc Sáo Tre Việt Nam" đăng ở TK21 số 118 & 119 Xuân Kỷ Mão) mà ngày nay không thấy còn ai, thì đàn lên dây theo bậc nào cũng được .

Nhờ lối lên dây đàn theo âm chuẩn này mà nhiều người bỗng thấy nhạc Huế do tôi tổ chức trình diễn nghe hay hơn nhiều . Trong số những người nói cho tôi biết điều này có Ông Ngô Khắc Tỉnh - lúc đó là Tổng Trưởng Giáo Dục và nhạc sĩ dương cầm Jacob Feurring .

Ðối với các tài liệu đã thu băng sẵn mà không theo âm chuẩn, tôi dùng các máy chạy băng từ có phần điều chỉnh cao độ (pitch control) để chỉnh lại cho đúng âm chuẩn và in lại sang băng mới để dùng cho nghe và nghiên cứu .

Tóm lại nhạc Huế có toàn bộ 36 bậc, như sau :

Bậc thiệt (không thăng, không giáng):

Họ Xự Xàng Xê Cống

Họ 1 C D F G A

( 1 ((11/2(( 1 (( 1 (

Họ Xự Xàng Xê Cống

Họ 5 G A C D E

( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 (

Thang bậc bán âm:

Bậc 1 C D F G A

Bậc 2 C# D# F# G# Bb

Bậc 3 D E G A B

Bậc 4 D# F G# Bb C

Bậc 5 E F# A B C#

Bậc 6 F G Bb C D

Bậc 7 F# G# B C# D#

Bậc 8 G A C D E

Bậc 9 G# Bb C# D# F

Bậc 10 A B D E F#

Bậc 11 Bb C D# F G

Bậc 12 B C# E F# G#

Cọng thêm 24 bậc phụ với các khoảng sai biệt 1/4 và 3/4 nốt .

Khi chỉnh theo âm chuẩn quốc tế A=440 cps, ta nên dùng 12 bậc chính như sau:

Bậc 1 C D F G A

Bậc 2 C# D# F# G# Bb

Bậc 3 D E G A B

Bậc 4 D# F G# Bb C

Bậc 5 E F# A B C#

Bậc 6 F G Bb C D

Bậc 7 F# G# B C# D#

Bậc 8 G A C D E

Bậc 9 G# Bb C# D# F

Bậc 10 A B D E F#

Bậc 11 Bb C D# F G

Bậc 12 B C# E F# G#


6. Góp ý với những người có trách nhiệm về âm nhạc cổ truyền Việt Nam



Trách nhiệm gìn giữ văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước thương nòi . Nhưng trách nhiệm trước tiên hết phải là của những người cầm quyền, những nhà nhạc học, những nhạc sĩ và nghệ sĩ, những người làm ngành truyền thông báo chí, sau cùng mới đến trách nhiệm của quần chúng thưởng thức âm nhạc .

Ðể cho nhạc cổ truyền Việt Nam được mọi người đánh giá và thưởng thức đúng mức, cần có sự nghiên cứu phát triển và phổ biến đúng mức - nhất là cần đưa nhạc cổ truyền về đúng âm chuẩn quốc tế .

Ngoài ra việc phối âm, phối khí, chế tạo nhạc cụ, trang bị âm thanh, nhất nhất đều phải theo những quy tắc nghiêm túc của nhạc truyền thống, không thể tùy tiện chế tác, thay đổi hoặc cải biến .

Người viết bài này hi vọng sẽ đi sâu vào chi tiết về các vấn đề liên quan đến nhạc cổ truyền Huế trong những bài kế tiếp .

Sunnyvale, California 8/1999

Page 2 of 3 (37 items) < Previous 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems