Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
lâu quá rồi không thu được bài nào up lên diễn đàn hết, hôm nay thu thử bài này,
mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người:
http://www.mediafire.com/download.php?imaodvmvozn
(mọi người để loa nhỏ thôi nha)
chân thành cảm ơn anh Ninja đã giúp đỡ phần nhạc nền.(hình ảnh buổi diễn thì không có ai chụp lại giùm em hết nên không có).
Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
Khúc đầu quá hay !
Sau đó cũng hay nhưng.... không hay bằng khúc đầu .
Còn phần tiếng chim, nếu đứng xa xa ra nghe chắc khá hơn
trong diễn đàn mình thích nghe nhất bạn thanhnhat với bạn gì thổi bài giấc mơ trưa nhỉ ^_^
tiếng sáo nhẹ nhõm, tự nhiên/
hi. bài này hơi vui, nhộn.
mang ít nhiều âm hưởng của bài lý con sáo sang sông.
http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Co-Gai-Sai-Gon-Di-Tai-Dan-Nhieu-Nghe-Si.IWZAOWIO.html
thanhnhat thổi giai điệu mượt mà, nhưng có lẽ chưa rõ tiết tấu, nhấn hơi chưa đúng chỗ nên cảm giác hơi lạ
tinh tinh. ( tinh tinhhhh) tinh tình tính tỉnh. tinhhhh tinh tình tinh tính tình tinh
Chim kêu (chim kêu) ven rừng suối gọi .ta lên đường nặng trĩu hai vai,
hi. chúc thanhnhat ngày càng tiến bộ
---------------------------------------------------
Cuộc Tổng công kích – tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968 nổ ra vào mồng 1 rạng mồng 2 Tết (nhằm đêm 30 rạng 31-l-1968) đánh thẳng vào sào huyệt đầu não của bọn Mỹ-ngụy. Nhân dân miền Bắc, hậu phương lớn tràn ngập niềm vui chiến thắng. Từng giờ, từng ngày các phương tiện thông tin đại chúng truyền đi những tin chiến thắng, những mũi tiến công của quân Giải phóng đánh vào hang ổ của kẻ thù. Lúc này, trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam phát liên tục các ca khúc: Đô thành nổi dậy (Đỗ Nhuận), Tiến lên chiến sĩ đồng bào (Thơ chúc mừng năm mới của Hồ Chủ tịch, Huy Thục phổ nhạc), Bão nổi lên rồi (Trọng Bằng), Sài Gòn quật khởi (Hồ Bắc), Chào anh Giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng (Hoàng Vân)... “Quà tặng Trường Sơn” - tranh sơn dầu của Trần Quốc Tiến.Các chú, các má và anh chị trong Hội đồng hương Sài Gòn- Chợ Lớn mỗi lần gặp tôi đều thúc giục: “Có bài hát về Mậu Thân ở Sài Gòn chưa? Mấy ông nhạc sĩ chưa hề biết Sài Gòn, vậy mà bài hát của họ nghe đã quá!”.Sau đợt 1 cuộc tổng tiến công, lãnh đạo Vụ Âm nhạc và Múa điều động tôi vào tổ công tác chi viện cho chiến trường B. Tôi phải lên miền núi để tuyển chọn diễn viên về bổ sung cho Đoàn ca múa Tây Nguyên để có thể lên đường về miền Nam phục vụ. Trưởng phòng chỉ đạo văn công Lê Thường, biên đạo múa Lê Đình Tiểng và tôi gấp rút làm đề án củng cố Đoàn Văn công Sư đoàn 330 tập kết, để nhanh chóng vượt Trường Sơn về chiến trường Nam bộ. Đến đợt 2 cuộc tổng tiến công, nhân đọc bản tin trên báo nói về các cô gái Sài Gòn thuộc nhiều thành phần: học sinh, sinh viên, thợ thuyền, buôn gánh bán bưng... sau đợt 1 đã hăng hái thoát ly gia đình, vào chiến khu tham gia Đoàn Thanh niên xung phong hỏa tuyến... Những cô “tiểu thư” vai yếu chân mềm không ngại hy sinh, không nề gian khổ, băng qua trong mưa bom bão đạn để tải từng viên đạn cho anh pháo binh Giải phóng diệt thù... Phải “rị mọ”, trằn trọc biết bao ngày đêm mới viết xong bài hát, tôi liền đạp xe chạy vô Cầu Giấy nhờ nhạc sĩ Nhật Lai góp ý. Anh cầm bản thảo, chúm chím miệng huýt sáo, rồi dạo trên đàn piano. Anh khen và gợi ý thêm đoạn cao trào trước khi chuyển sang đoạn điệp khúc. Chiều hôm sau ở phòng làm việc của cơ quan tại 32 Nguyễn Thái Học, tôi vừa đàn vừa hát ca khúc mới ra lò nhờ anh Đào Trọng Từ, Trần Tất Toại và cô Ánh Nguyệt nghe thử và tham khảo ý kiến. Anh Từ về nhà lấy cây violon cùng hòa với tiếng piano của cô Ánh Nguyệt...Mấy ngày sau, báo Nhân Dân đăng bài hát của tôi với nhan đề Đội nữ tải đạn Sài Gòn. Tôi đến Đài Tiếng nói Việt Nam gặp nhạc sĩ Triều Dâng, anh đang bị bệnh thấp khớp hành hạ, hết sức đau đớn. Sau khi liếc qua bản thảo, nhạc sĩ Triều Dâng ngồi bật dậy, la lên: “Vũ ơi, được lắm nghe mậy!”.Bỗng có còi báo động. Chúng tôi xuống hầm trú ẩn trước sân 58 Quán Sứ, Hà Nội. Nhạc sĩ Lê Lôi, Triều Dâng và tôi đặt lại tên bài hát cho sát với nội dung. Và nhan đề bài hát gồm 7 chữ là: Cô – gái – Sài – Gòn – đi – tải - đạn. Để phổ biến kịp thời, ban biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam định thu thanh do tốp ca nữ của đài với phần đệm của đàn accordéon. Triều Dâng thì đề nghị đưa bài hát này cho tốp nữ của Đoàn ca múa Trung ương hát với dàn nhạc dân tộc. Nếu vậy thì phải chờ vì đoàn đang lưu diễn ở Nhật. Đến một buổi sáng cuối tháng 8 năm 1968, bài hát Cô gái Sài Gòn đi tải đạn mới được thu thanh. Nhạc sĩ Nguyễn Chính viết phần đệm, ca sĩ Vũ Dậu lĩnh xướng.Tối chủ nhật l-9-1968, trong chương trình Câu lạc bộ âm nhạc có giới thiệu 3 ca khúc mới: Tiếng đàn Ta Lư của Huy Thục, Chiến thắng cầu Chữ Y của Ca Lê Thuần và Cô gái Sài Gòn đi tải đạn.Bài hát viết về Mậu Thân 1968 của tôi là một trong những tiết mục của tốp ca nữ tự đệm đàn tam thập lục (đàn tranh) của Đoàn ca múa Trung ương đi lưu diễn ở nhiều nước bạn. Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Ban Thống nhất Trung ương tặng thưởng giải A cho 5 ca khúc hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về tổng tiến công Tết Mậu Thân. Mỗi bài được 300 đồng. Đó là Sài Gòn quật khởi (Hồ Bắc), Bão nổi lên rồi (Trọng Bằng), Tiếng đàn Ta Lư (Huy Thục), Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng (Hoàng Vân) và Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Lư Nhất Vũ). Tôi còn nhớ một đêm vào rạp Tháng Tám xem phim, trước khi chiếu phim truyện thường mở đầu một phim tài liệu hay thời sự. Hôm đó là phim tài liệu về cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân: Đường ra phía trước do Hồng Sến quay tại chiến trường Nam bộ. Hình ảnh các cô gái đội mũ tai bèo, vai vác những thùng đạn, chạy băng băng dưới làn bom bão đạn... Những hình ảnh sinh động ấy đều hòa quyện, rập ràng theo giai điệu và nhịp điệu của Cô gái Sài Gòn đi tải đạn. Bài hát này được chào đời tại số nhà 7C ngõ Trung Tiền, phố Khâm Thiên, Hà Nội mà sao quá “ăn khớp” với thực tế chiến trường miền Nam! Rồi đến giữa tháng 4 năm 1970, tại khu rừng làng Ho chúng tôi được chiêu đãi bộ phim nói trên, trước cuộc hành quân vượt Trường Sơn về chiến trường Nam bộ.Trải qua 40 năm, mỗi lần nghe lại Cô gái Sài Gòn đi tải đạn giữa thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày lễ, tôi càng nhớ những người phụ nữ miền Nam với tám chữ vàng: Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang... đã truyền cho tôi những cảm xúc mãnh liệt để gầy dựng nên hình tượng âm nhạc của ca khúc này, mang những nét đặc trưng của điệu Lý con sáo sang sông. Đến nay nhiều người có thể đã hy sinh, những người còn sống cũng đã trên dưới sáu mươi tuổi, có nhiều người cũng gần tuổi “thất thập cổ lai hy”. Tôi đã từng là học sinh của trường tiểu học ở Bà Chiểu (Gia Định), rồi Việt Nam học đường (Đa Kao) và Trường Kiến Thiết (Bàn Cờ). Nhiều lần tham gia bãi khóa, xuống đường trong phong trào bảo vệ hòa bình Sài Gòn – Chợ Lớn đòi đối phương thi hành nghiêm túc Hiệp định Genève. Biết đâu nhiều bạn gái đồng môn của tôi đã có mặt trong những đội quân tóc dài, những đội dân công tải đạn ra chiến trường... Trong sự thành công của một tác phẩm thì không thể nào quên những người bạn đã nhiệt tình chăm sóc cho bài hát của mình được chắp cánh bay xa. Nhạc sĩ Triều Dâng đã trực tiếp biên tập và góp ý phần thể hiện trong phòng thu. Trên đường tôi vượt Trường Sơn, Triều Dâng cho phát nhiều lần Cô gái Sài Gòn đi tải đạn trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, dường như muốn động viên và khích lệ tôi đi đến nơi về đến chốn an toàn. Và tôi mãi mãi biết ơn phần thể hiện của các chị trong tốp ca nữ cùng dàn nhạc của Đoàn ca múa Trung ương. Hiện nay tôi vẫn còn lưu giữ bản tổng phổ của nhạc sĩ Nguyễn Chính, với dòng chữ của nhạc sĩ Thái Cơ: “Tặng lại Lư Nhất Vũ bản phối dàn nhạc để kỷ niệm đã thu đĩa năm 1970”. Xin chào “Cô gái Sài Gòn” đã 40 năm “đi tải đạn”, vẫn yêu đời, mạnh giỏi như tự thuở nào!nguồn : http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/2/142328/
thanhnhat nên thổi hứng khởi, vui tươi hơn nữa để thể hiện tình cảm náo nức, hăng hái lên đường của các cô gái Sài Gòn, và nên thêm nhiều ngón láy vào cũng để thể hiện tình cảm trên.
VD: Chim kêu (láy), chim kêu ven rừng suối gọi...
...đang chờ ta tải đạn về (láy để kết thúc bài)....
Trên đây ví dụ 2 chỗ láy, em thấy chỗ nào hay thì tự thêm vào.