Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

nghệ sỹ bá phổ

rated by 0 users
This post has 7 Replies | 0 Followers

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
cu đen Posted: 02-20-2009 0:47
Nghệ nhân Bá Phổ - 'Vua' nhạc cụ xứ Bắc
22/04/2007, 11h11
Nghệ nhân Bá Phổ - 'Vua' nhạc cụ xứ Bắc
Nghệ nhân Bá Phổ chơi thành thạo hàng chục loại đàn. Ảnh: TNO.
Ông sở hữu cả một kho tàng nhạc cụ khổng lồ toàn "hàng độc", ghiền cải tiến nhạc cụ tới mức hễ đụng tới cây đàn nào là phải bửa tung nó ra... cải tiến. Học trò trong nước, nước ngoài đều có, nhưng ít ai biết ông chưa tốt nghiệp phổ thông.

Ông là nghệ nhân Bá Phổ, nhà ở khu văn công Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Với làn da nâu sậm, nụ cười hết cỡ, cái mũ nghênh nghênh trên đầu, trông nghệ nhân Bá Phổ chẳng khác gì ông già miền núi.

Phòng khách của ông treo kín nhạc cụ, toàn thứ rất lạ. Nổi bật nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn. "Trống là âm thanh của hồn Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã dữ dội. Trống đồng Ngọc Lũ nghe là bạc tóc luôn. Để có cái trống này tôi phải về làng đúc đồng, thuê cả một lò đúc thử đo tần số".

Ông với cây đàn đáy, miệng kể lai lịch, tay chơi đàn, rồi lại chuyển sang đàn nhị, đàn kò ke, đàn nguyệt, ta lư, đàn bầu, gom, tre... Riêng căn phòng khách đếm sơ sơ đã gần hai chục cây đàn. Loại nào ông cũng đọc vanh vách gốc gác, cũng chơi rất ngọt.

Chơi thành thạo hàng chục loại đàn, là người Việt Nam đầu tiên đưa 5 cây đàn dân tộc - nguyệt, đáy, tam, tứ, tính... ra biểu diễn ở nước ngoài rồi được mệnh danh "vua đàn nguyệt Bá Phổ", thế nhưng nghệ nhân độc đáo này lại là một "tay amatơ" chính hiệu.

Hỏi ông chuyện thi thố, giải thưởng thì cười khì, hỏi đến bằng cấp thì nhún vai: “Vớ vẩn!". Chiến tranh loạn lạc, ông chẳng được học hành, chỉ sinh hoạt trong các nhóm văn nghệ tự phát. Lớn lên đi kháng chiến mới được bổ túc văn hóa. "Chỗ nào thấy người ta học, tôi vác ghế đến ngồi thu lu ở cuối lớp. Mắt kém chẳng nhìn thấy gì, chỉ nghe thôi".

Đi công tác ở đâu, Bá Phổ cũng lẳng lặng vác ba lô kiếm nghệ nhân xin học đàn, đến giờ biểu diễn mới về, làm đồng nghiệp cứ tưởng đi... tán gái. Nhiều giáo sư, tiến sĩ người nước ngoài đến tìm gặp ông sau này, rồi những thế hệ học trò của ông chẳng ai tin được Bá Phổ thậm chí còn chưa có bằng tốt nghiệp... phổ thông.

Năm 1985, Bá Phổ làm giới nghiên cứu sửng sốt khi công bố công trình cải tiến đàn T'rưng. Hội đồng âm nhạc quốc gia đề nghị báo cáo. Bá Phổ bị xoay như chong chóng. Tổng cộng tới hơn 40 ý kiến chất vấn. Cho đến khi Bí thư TƯ Đảng Hoàng Tùng lên tiếng: "Thôi người ta làm thế là tốt lắm rồi. Anh nào giỏi thì cứ làm đi. Hỏi vừa thôi", không khí mới êm êm.

Với những người chưa chịu công nhận, tác giả chỉ nói ngắn gọn: "Cây đàn T'rưng này, ai thích thì gọi là đàn T'rưng. Còn không thì nó là đàn Bá Phổ". Nhưng rốt cuộc, ai cũng chơi đàn T'rưng - Bá Phổ vì "phiên bản" mới hay quá.

Đàn T'rưng cũ, số lượng người Kinh chơi được đếm không hết một bàn tay. Cấu trúc thang âm của nó chỉ thích hợp với những bản dân ca Tây Nguyên. Đàn T'rưng mới có đủ các nốt, 12 bán cung, có thể chơi được tất cả bản nhạc đông, tây, kim, cổ.

Dáng đàn cải tiến cũng rất đẹp. Nhìn từ phía sau thì đó là mái nhà rông. Nhìn từ phía trước là chùa Một Cột. Nhờ vậy mà người chơi đàn có được một thế đứng mềm mại, thuận lợi, đứng ở một chỗ mà với được những nốt cao nhất. Hầu như không ai biết, để có được cây đàn T'rưng như ngày hôm nay, 9 năm ròng rã, Bá Phổ đã phải cất công tìm hiểu tất cả loại đàn gõ trên thế giới, sao cho cây đàn T'rưng Việt Nam không bị trùng lắp về hình dáng và cấu trúc.

Có điều lạ, ông nghệ nhân "amatơ" này, với âm nhạc thì mau mắn là vậy, chỉ riêng cái sự cưới vợ lại muộn màng. Nhưng bù lại, Bá Phổ có được người vợ tài sắc vẹn toàn. Không chỉ là một nghệ sĩ chơi đàn gõ, tam thập lục xuất sắc, bà còn sát cánh bên ông cả trong cuộc sống lẫn công việc, và trong cả những quyết định... điên rồ.

Ông khuân về cả núi nhạc cụ, bà cũng gật. Ông lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm để tầm sư học đạo, bà vui vẻ như không. Tới lúc ông đập nhà, bán đến cái xe cuối cùng để xây Nhạc đường Bá Phổ, bà vẫn hết lòng ủng hộ. Mà ông thì nhất định "không xin ai", chỉ "đổi những thứ mình có lấy những thứ mình cần".

"Thứ mình có", ấy là Đoàn nghệ thuật Bá Phổ và Công ty Bá Phổ, vừa dạy học vừa biểu diễn nhạc của Bá Phổ. Bố - Bá Phổ: Chủ tịch Hội đồng quản trị. Con - Bá Nha: Giám đốc.

Vợ và con trai là những cộng sự đắc lực khi ông xây dựng Nhạc đường Bá Phổ. Ban đầu, ông định giương biển bảo tàng, xong lại thấy chữ bảo tàng nghe to tát và xa cách quá. Nhạc đường có vẻ gần gũi và sống động hơn.

Ông giải thích, khách đến tham quan, muốn cảm nhận về cây đàn nào, cây đàn đó sẽ ngay tức khắc "bật khỏi tường và tự kể chuyện bằng giai điệu", ý nghĩa của chữ "nhạc đường" nằm ở đó.

nguồn :http://vietnam.vnanet.vn/Internet/vi-VN/49/130/18/8492/9/2007/Default.aspx

sáo ! tình yêu của tôi
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Nhạc sỹ Bá Phổ: “Gìn vàng giữ ngọc cho hay”

Tuy chưa từng học ở một trường chính quy nào, nhưng hiện nay, khi đã trở thành nhạc sỹ danh tiếng, điều khiến nhạc sỹ Bá Phổ luôn trăn trở là việc “cổ nhạc Việt Nam dường như chỉ hấp dẫn những nhà nghiên cứu âm nhạc nước ngoài và sinh viên nước bạn”? Nhân buổi trò chuyện về âm nhạc nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung, nhạc sỹ Bá Phổ đã có những trao đổi rất thẳng thắn với chúng tôi về vấn đề này.

Thưa nhạc sỹ Bá Phổ, dường như từ ngày có nhạc đường, ông ít xuất hiện hơn?

Tôi vẫn thường xuyên xuất hiện đấy chứ. Từ đầu năm đến giờ có bảy chương trình truyền hình trực tiếp rồi đấy. Tôi cũng khá bận rộn với các lớp giảng dạy về cổ nhạc cho một số người nước ngoài. Nhiều nhà nghiên cứu của nước bạn tìm đến Việt Nam (nói chung) và nhạc đường Bá Phổ (nói riêng) để tìm hiểu cổ nhạc Việt Nam. Trong số đó có nhiều người là giáo sư, tiến sỹ và nhiều tuổi hơn tôi.

Giảng dạy những người như vậy ông có thấy mình bị áp lực không?

Không. Tôi chẳng bao giờ bị áp lực. Đôi khi còn thấy mình “oai” nữa vì được làm việc với nhiều giáo sư, tiến sỹ nước bạn mà tiền công lại khá cao (cười).

Số lượng người Việt tìm đến nhạc đường Bá Phổ để học cổ nhạc có nhiều không ạ?

Ôi, ít lắm, có chăng chỉ vài phóng viên đến tìm hiểu viết bài thôi. Tôi nghĩ một phần do cổ nhạc của chúng ta chưa thực sự phong phú để khám phá và một phần giới trẻ chưa có lòng tự hào dân tộc. Hơn nữa, do xu thế thời đại, do ồ ạt của môi trường, của những dòng văn hoá khác tràn vào. Bên cạnh đó, giáo dục cũng góp một phần khá quan trọng trong việc định hướng tư tưởng cho giới trẻ hôm nay. Phải có điều gì đặc biệt mới làm cho người ta thấy được cái hay, cái đẹp của cổ nhạc chứ.

Phải chăng do khâu “ tiếp thị cổ nhạc” chưa được chú trọng?

Không thể gọi là “tiếp thị” vì hoạt động văn hoá nghệ thuật từ trước đến nay thường được bao cấp. Mà bao cấp thì cần có định hướng. Xã hội hoá thì phải tự sống. Nghệ thuật có định hướng thì không thể xã hội hoá được.

Hiện nay, việc dạy cổ nhạc chưa được chú trọng phải chăng vì người giỏi chuyên môn thì chưa biết cách truyền đạt và ngược lại, người biết cách truyền đạt chưa hẳn đã giỏi về chuyên môn?

Tất nhiên cần nền tảng lý luận âm nhạc vững chắc mới có thể đi vào giảng dạy âm nhạc một cách bài bản được chứ không riêng gì cổ nhạc. Ở nước ta, sự thẩm định âm nhạc của một số giáo sư cũng chưa thật chuẩn xác. Nhiều giáo sư được đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài nên sự thẩm định của họ phần nhiều do các giáo sư nước ngoài truyền thụ. Nhưng không phải người nước ngoài nào cũng hiểu đúng đâu. Sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ đôi khi cũng hạn chế phương thức truyền đạt của người ta chứ. Hiện nay, khi thông tin cho công chúng về những giá trị tinh hoa của dân tộc lại thường dựa trên sách vở, lý thuyết hơn là thực tế. Không chỉ thiếu người hoạt động cụ thể trên từng sản phẩm mà ngay những nhà quản lý cần có khả năng thẩm định tốt, thậm chí phải biết “đãi cát tìm vàng”.

 
Gìn giữ cổ nhạc Việt Nam

Duyên cớ nào đưa ông đến với cổ nhạc Việt Nam?

Đúng là từ nhỏ tôi theo học nhạc cụ quốc tế. Năm 1963, Nghị quyết Trung ương Đảng là “hiện đại hoá âm nhạc dân tộc bằng cách xây dựng lại dàn nhạc giao hưởng Việt Nam” nên tôi xin sang đây. Năm 1987, tôi xin tách khỏi nhà hát ca múa nhạc TW để hoạt động độc lập. Tuy nhiên, hoạt động độc lập muốn thành công cần phải có những “yếu tố đặc biệt” thì người ta mới tìm đến mình. Yếu tố đó là “hay, giỏi, đẹp, lạ”. Tôi tìm cách khai thác cái “lạ” của nhạc dân tộc ở chính những thứ người ta “quên”! Nếu mua được thì phục chế, còn không mua được thì tôi tái chế. Đàn T’rưng là một trong những loại nhạc cụ đó. Thấy tôi làm được thì người ta công nhận thôi. Điều đó lý giải vì sao tôi hoạt động độc lập mà vẫn có hiệu quả.

Đàn T’rưng là sản phẩm của nhạc sỹ Bá Phổ nhưng vì sao nhắc đến ông, người ta thường gọi là “ông vua Đàn Nguyệt”?

Đấy là vì lúc trước tôi từng biểu diễn đàn Nguyệt rất thành công. Năm 1969, khi tôi biểu diễn sôlô đàn Nguyệt ở Paris, các thiếu nữ Pháp tung tôi lên và biệt danh “Vua đàn Nguyệt” có từ đó. Có thể nói, tôi là người Việt Nam đầu tiên biểu diễn solo đàn Nguyệt thành công ở nước bạn.

Theo ông thì cách làm của mình có gì khác biệt?

Thường thì người ta hoạt động theo kiểu sáng tác và biểu diễn thôi. Còn riêng với Bá Phổ thì làm tuốt các khâu từ A đến Z. Nghiên cứu, sưu tầm, phục chế, tái chế, cải tiến, sáng tác, biểu diễn, tổ chức biểu diễn và cả giảng dạy. Tôi luôn nghĩ, muốn hoạt động bền vững và dài lâu thì nhất định phải có những thành tựu về nghiên cứu và tổ chức biểu diễn.

Làm sao người nước ngoài biết danh Bá Phổ và tìm đến ông?

Cả đời tôi chưa bao giờ được bước chân vào một trường cấp hai chính quy chứ đừng nói gì đến đại học. Những gì tôi có được hôm nay là do học mót, học lỏm đấy. Nhưng tôi chưa bao giờ giảng dạy “lạc đề” cả. Người nước ngoài cũng rất biết “chọn mặt gửi vàng” đấy.

Còn việc người nước ngoài tìm đến tôi thì cũng rất khó lí giải. Theo cá nhân tôi nghĩ thì có thể bắt đầu từ lần tôi tham gia biểu diễn ở nhà khách Chính phủ cho cố vấn của tổng thống Bush (cha). Lúc đó hầu như rất ít người xem. Nếu tôi nhớ không nhầm thì chỉ có vị cố vấn và vài phóng viên đài BBC thôi. Sau khi xem tôi biểu diễn, ông ấy có phỏng vấn tôi khoảng ba mươi phút nhưng lại không đả động gì đến âm nhạc mà hỏi nhiều về chính trị. Cũng may là tôi trả lời khá rành rẽ. Có lẽ khi trở về Mỹ, ông ấy đã báo cáo lên Thượng Viện nên đến năm 1991, khi John Kerry (phó chủ tịch thượng viện) sang thăm Việt Nam, ông cho mời tôi lên biểu diễn. Từ đấy, người nọ truyền tai người kia nên nhiều học giả nước ngoài, nhiều nhà nghiên cứu nước bạn sang Việt Nam đều chỉ tin tưởng vào tôi. Đối với họ, bằng cấp không quan trọng, cái chính là sự hiểu biết của mình truyền cho họ mà thôi.

Có thể nói, với nhạc sỹ Bá Phổ thì sự công nhận của công chúng trong nước ít hơn từ nước ngoài?

Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Bản thân vấn đề âm nhạc nói riêng và văn hoá nghệ thuật nói chung - tức là những vấn đề trừu tượng, khi được hỏi thích hay không thích đều áp dụng theo tiêu chí của người thành phố. Đó là điều hết sức phi lý. Người nông thôn cũng thích đấy chứ, nhưng họ không có điều kiện thưởng thức, nghiên cứu thôi. Ngay cả các chương trình nói là “của công chúng” cũng chưa hẳn đã đúng. Người của công chúng phải là người được công chúng thừa nhận. Ngay trong thuyết Âm dương cũng tồn tại hai mặt sáng - tối mà. Chính vì vậy tôi vẫn bảo, ở đất nước nào, giai đoạn phát triển nào cũng có sự thật - giả lẫn lộn. Thi có thật - giả, bằng cấp đã thật - giả, giải thưởng lại cũng thật giả nốt! Nếu “thật”, may lắm chỉ có thi toán, thi chạy và đá bóng – nhưng ở bóng đá mà có tiêu cực là tại anh cầm còi. Còn những gì thuộc về trừu tượng thì giải thưởng cũng đều trừu tượng cả. Cái trừu tượng nếu do thiếu hiểu biết còn được châm chước nhưng nếu do mưu mô, có ý đồ dàn xếp thì rất khó được công chúng chấp nhận.

 
Nhạc sỹ Bá Phổ tại nhạc đường

Ý ông là có mâu thuẫn giữa sự công hiến và công nhận?

Đương nhiên, đó là điều mà ai cũng nhìn thấy chứ đâu chỉ riêng bản thân tôi. Thế nên mấy trăm năm trước Nguyễn Du đã phải đau đớn thốt lên rằng “ Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa - thiên hạ ai khóc Tố Như chăng”? Câu hỏi ấy bây giờ vẫn còn linh nghiệm. Nhưng theo tôi, những gì mình giành tâm huyết thì mình làm, tốt là làm, không quan trọng ai nhìn nhận, đánh giá như thế nào. Đi trước không thể nói là thiệt hay không mà điều cốt yếu là việc đó giúp ích gì cho xã hội. Tư duy phải đi trước thời đại. Những bộ óc vĩ đại đương thời thường ít được ghi nhận. Họ nghĩ những việc chưa ai từng nghĩ thì cống hiến của họ chưa được công nhận cũng là điều dễ hiểu. Những người được xã hội thừa nhận chưa hẳn do bộ óc vĩ đại mà bản thân họ chỉ là những học giả thông minh thôi. Tôi không đồng ý việc người ta kêu gọi lòng say mê. “Say” và “mê” cũng có lúc người ta “tỉnh”. Còn tâm huyết thì sống cả đời vì nó, không quan trọng hiện tại có được công nhận hay không.

Vậy nhạc sỹ Bá Phổ là người tâm huyết hay say mê?

Tôi là người sống vì lý tưởng của riêng mình. Thấy việc gì đúng và nên làm thì làm thôi.

Cảm ơn ông. Chúc ông ngày càng có nhiều thành công trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc cổ nhạc dân tộc.

nguồn :http://vietnam.vnanet.vn/Internet/vi-VN/49/130/18/8492/9/2007/Default.aspx

sáo ! tình yêu của tôi
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Bá Phổ "nhạc đường"
8:37 AM, 02/01/2009

Gọi là bảo tàng nhạc cụ dân tộc cũng không đúng, gọi triển lãm cũng không phải khi nói về công việc mà nghệ sỹ Bá Phổ đang làm. Bởi bảo tàng hay triển lãm chỉ chú trọng đến phần trưng bày hiện vật, còn cái "bảo tàng" của nghệ sỹ Bá Phổ, vừa trưng bày đủ loại nhạc cụ dân tộc, vừa "trưng bày" cả âm thanh, do chính ông thể hiện nếu có người yêu cầu, và còn cả những giải thích tường tận, tỉ mỉ về các loại nhạc cụ của mấy chục dân tộc trên khắp đất nước.

Không nhớ nổi mình chơi được bao nhiêu nhạc cụ!

Gần bảy chục rồi, cái tuổi mà phần lớn người ta đã đang trong giai đoạn nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng thì nhạc sỹ Bá Phổ lại chắt chiu 2 tỉ đồng để lập "nhạc đường". Hiểu một cách thô sơ, thì đó là cái "bảo tàng" nhạc cụ dân tộc. Nhưng như chính ông nói, âm nhạc dân tộc, phải gồm cả phần vật thể, lẫn phần phi vật thể. Mà phần phi vật thể - tức âm thanh, mới là hồn cốt của âm nhạc. "Bảo tàng" của ông trưng bày cả 2 thứ, nên gọi là nhạc đường mới thật chính xác.

Kể từ ngày "ông già" Vũ Bá Phổ mở "nhạc đường" ở khu tập thể trên đường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy - Hà Nội), người ta thấy ông vất vả hơn. Nói dí dỏm theo cách của ông, là "phải "cày" nhiều hơn, nếu không thì nguy". Cả hai vợ chồng ông phải "cày cuốc" thêm rất nhiều, vừa giảng dạy, vừa lưu diễn nếu có lời mời. Ngoài một gia đình sáu miệng ăn, ông còn phải gửi tiền cho một cậu con trai du học bên Trung Quốc. Đúng là "nguy" thật. Đáng lý ra cái gánh nặng gia đình đỡ đi phần nào, nếu ông hai vợ chồng già cho thuê căn kế bên căn nhà ông đang ở. Ông nhẩm tính, nếu cho thuê căn nhà ấy, thì cũng có món tiền ngang ngửa với số tiền lương hưu của hai ông bà. Nhưng cái chuyện cho thuê để lấy tiền, chưa bao giờ xuất hiện trong đầu ông. Con người luôn thiếu tiền, nhưng lại "chê tiền", vì một thứ quan trọng hơn - bảo tồn âm nhạc.

Người ta mua cổ vật, vì sau vài năm, thế nào cổ vật cũng lên giá. Thị trường của cổ vật cũng rất rộng. Nhưng với nhạc cụ thì... ông Phổ "đầu vào", mà không có "đầu ra". Lí do khá giản dị là không có mấy ai đi mua thứ nhạc cụ như của ông về nhà làm gì cả. Nhưng lí do thứ 2, dĩ nhiên là nếu có người mua, ông cũng không bán. Cái đống nhạc cụ ấy, ông đã dành mất mấy chục năm mới tha lôi từ khắp các miền đất nước về được. Có những thứ ông xin được của đồng bào các dân tộc, nhưng để xin được, thì lại mất cả "quá trình", có khi đi lại dăm lần bảy lượt. Cái công đấy, không dễ tính bằng tiền. Dần dà, số nhạc cụ của đủ các dân tộc, từ chiếc đàn tính, đàn môi, khèn..., của các dân tộc miền núi phía Bắc cho đến các loại nhạc cụ của các dân tộc Tây Nguyên như đàn đinh pâng, đinh pá, krôngbút, píkhưu, đến đinh tút, độc huyền, krôngđuk... chất kín cả nhà.

Bá Phổ có thể chơi gần như tất cả những loại nhạc cụ mà ông sở hữu. Số lượng nhạc cụ của ông lớn đến nỗi ông không thể nhớ hết. Và như thế, ông cũng không nhớ hết mình chơi được bao nhiêu nhạc cụ!

Việc học và chơi những nhạc cụ tương đối phổ thông như đàn tranh, đàn nguyệt, nhị, sáo... của dân tộc Kinh, là chuyện tương đối thuận lợi. Còn chuyện học và chơi những nhạc cụ của các dân tộc khác, là cả một câu chuyện dài, rất dài.

Chỉ riêng chiếc đàn T'rưng nổi tiếng của đất bazan Tây Nguyên, Bá Phổ đã "phung phí" mất đúng bảy năm trời nghiên cứu để chơi, rồi cho ra đời một sản phẩm cải tiến. Đàn T'rưng vốn chỉ có 5 cung và chỉ mang những âm hưởng của vùng đất Tây Nguyên. Trước đây, T'rưng chỉ được sử dụng trong cộng đồng bà con các dân tộc Tây Nguyên. Khi ấy, T'rưng có ít người chơi vì rất khó sử dụng. Đàn không có giá đỡ nên khi chơi đàn, 1 đầu thường được bà con treo lên cây, đầu còn lại xỏ vào một chân. Đến đầu những những năm 60 khi có phong trào tập kết ra Bắc thì T'rưng mới xuất hiện ở miền Bắc. Vốn là người "chuyên" mổ xẻ các loại nhạc cụ dân tộc, Bá Phổ chớp ngay thời cơ để tìm hiểu về lại nhạc cụ độc đáo và cải tiến để có thể chơi thuận lợi hơn, giàu tính biểu cảm hơn.

Để trở thành một "nhạc đường" đúng nghĩa, phải giúp mọi người hiểu về các nhạc cụ đó, ngoài việc biểu diễn để mọi người cùng thưởng thức, còn phải giải thích cho mọi người hiểu. Đặc biệt, các nhạc cụ của các dân tộc thiểu số, thường gắn với những phong tục tập quán, với những sinh hoạt tâm linh...

"Phải hiểu được "đời sống" của nhạc cụ, thì mới hiểu được tâm hồn nó, tâm hồn người sử dụng. Với píkhưu thì phải thể hiện rõ những tập tục như uống rượu bằng mũi, hút thuốc bằng mũi.. của người Kháng, với đinh tút thì phải thể hiện được những âm thanh như những con chim rừng, có con lành, có con giữ... Bất cứ nhạc cụ dân tộc nào cũng ẩn chứa những khao khát về cuộc sống, về tình yêu của dân tộc ấy. Mỗi nhạc cụ chứng minh cho nền văn minh của một dân tộc góp chung cho khu vườn âm thanh thế giới thêm sôi động", nhạc sỹ Bá Phổ tâm sự.

Để sưu tầm được chừng đấy nhạc cụ, để học được cách chơi chừng ấy nhạc cụ, ông nhạc sỹ già đã mất nhiều công sức lắm rồi. Và cũng dễ hiểu, ông  mất nhiều thời gian, công sức thế nào, để cái hồn của những nhạc cụ ấy, trở thành hồn, thành vía trong con người ông...

Người kinh doanh trốn thuế thích bị... ra tòa

Ông nhạc sỹ già Bá Phổ thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn hẳn hoi. Ông bảo để nó thuận tiện cho việc biểu diễn. Nhưng hoạt động của cái công ty ấy không được ông đóng thuế, và thích được nhà chức trách gọi ra tòa để xử về hành vi không đóng thuế trong quá trình hoạt động của công ty mình!

Cái việc quá ngược đời ấy, có nguyên do của nó, ra tòa, là "cơ hội", để nhạc sỹ Bá Phổ gióng "tiếng cồng, tiếng chiêng, và tất cả những gì có thể gióng", nhằm để mọi người hiểu thêm về cuộc sống của những người làm văn hóa, những người say mê với công tác bảo tồn nói chung. Ông bảo: "Làm gì có tiền đâu mà đóng". Tính chi li, cái công ty ấy, chỉ có "lời", chính là nhờ mồ hôi nước mặt của ông bà.

Đã trải qua trăm mối lo kể từ ngày "kết duyên" với âm nhạc dân tộc. Nhưng ông còn một mối lo lớn hơn tất cả những gì ông đã trải qua. Để gìn giữ cái kho tàng âm nhạc truyền thống khổng lồ của mấy chục dân tộc trên khắp dải đất Việt Nam, sức ông khó lòng kham được. Trông chờ cơ quan chức năng lại là một câu hỏi lớn hơn nữa. Cái lo nhất, chính là sau này, khi đã "hăi năm mươi", liệu còn có ai chia sẻ trách nhiệm với những nhạc cụ ấy.

Trò chuyện với ông nhạc sỹ này, mới thấy cuộc đời lắm chuyện trái ngang. Những ca sỹ nhảy nhót trên sân khấu, được tung hô sao này sao kia, trình độ thấp mà cát-xê lại cao ngất trời. Cát-xê cho mỗi buổi diễn lên tới vài chục triệu đồng mà đôi khi còn bĩu môi, bĩu mỏ. Nhưng có người tận tâm với âm nhạc truyền thống, thì cuộc sống lại đầy những khó khăn... Âm nhạc truyền thống giá trị như thế, mà hình như ngày nay chả mấy ai chịu hiểu. Ngay cả việc ông đi dạy hay đi diễn cũng phải tuân theo cái quy luật lạnh lùng ấy. Người "đặt hàng" thì chỉ "đặt" những loại nhạc cụ mà họ biết. Chính bởi thế, nhạc cụ ông giữ thì nhiều, mà giới thiệu với mọi người chẳng được bao nhiêu.

Người tài thì ngang tàng. Cái chuyện cơm áo, nhạc sỹ Bá Phổ khó khăn, cũng vì một cái "ngang tàng" trong con người này. Nếu muốn kiếm tiền, ông có thể kết hợp với các công ty du lịch và cái nhạc đường ấy sẽ "đỏ đèn" suốt tháng với các "sô" diễn phục vụ khách du lịch. Nhưng làm thế, thì "tầm thường quá", mất "danh" của nhạc đường. Thay vì biểu diễn cho du khách lấy tiền, bất kỳ ai đến thăm nhạc đường đều chỉ phải trả "chi phí" là những... tràng pháo tay, trong trường hợp ông có đủ thời gian để chơi tặng khách một vài bản nhạc. Nhạc sỹ Bá Phổ vẫn ngang tàng với đời như thế.

Có người bảo "kẻ sĩ thì hay buồn". Càng ngẫm càng đúng, những người như Bá Phổ không buồn không được, cuộc sống đổi thay đến mức mà có những trường hợp, nhạc cụ mà chính người của dân tộc đã sản sinh ra nó không thể sử dụng được phải đến nhà nhờ Bá Phổ truyền dạy lại. Nhưng việc có người đến học lại, vẫn còn may, vì có nhiều trường hợp, ông muốn dạy thì không có học trò!

Hàng ngày, ông bà vẫn đi dạy, vẫn diễn, kiếm sống, kiếm tiền "nuôi" nhạc đường là lí do thứ nhất, lí do thứ hai là truyền dạy kiến thức cho thế hệ tương lai, nhưng đau một nỗi là hầu hết những học trò của ông bà là... người nước ngoài!

Càng ngẫm càng tiếc cho công sức của ông. Các cụ bảo "quen biết đầy thiên hạ/ tri kỉ được mấy người". Người tri kỉ, tri âm với nhạc sỹ Bá Phổ hiếm, hiếm lắm.

 

 nguồn http://vietnam.vnanet.vn/Internet/vi-VN/49/130/18/8492/9/2007/Default.aspx

sáo ! tình yêu của tôi
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Người viết bài: Lê Xuân Quý Email: lexuanquyfpt@gmail.com. Mobile: 0985.100482

Tôi là một người em cũng là một người bạn than thiết của Nghệ sĩ Bá nha. Tôi muốn gửi cho Quý vị làm “Nhacso.net” tham khảo và đăng tin về Nghệ sĩ tài ba của dòng nhạc dân tộc Việt Nam. Để cho mọi người yêu và hiểu sâu hơn về dòng nhạc cũng như các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
Rất mong được sự quan tâm và đăng bài về "Nghệ sĩ tai ba - Bá nha".
__________________________________________________ ________________________

Nghệ sĩ Bá Nha:

Tên thật: Vũ Bá Nha

Sinh ngày:10/09/1976



Bá Nha sinh ra va trưởng thành trong một gia đình làm nghệ thuật âm nhạc nổi danh –nguyên là con trai duy nhất của hai Nghệ sĩ ưu tú Bá Phổ- Mai Liên.. Bá nha có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ nên anh đã được bố mẹ truyền thụ âm nhạc từ khi anh mới lên 3 tuổi.Bá Nha đã sớm tỏ một năng khiếu âm nhạc.

Lúc lên 4 tuổi Bá Nha đã cùng bố mẹ đi biểu diễn ở nhiều nơi trong nước. Năm 1982, bảy tuổi, Bá Nha đã là thành viên chính thức của Hội thi âm nhạc dân tộc toàn quốc.Khả năng diễn tấu điêu luyện của Bá Nha khiến cho người nghe bất ngờ…Hứng khởi Bộ trưởng Văn hoá nói: “Đầu này ta có Nguyễn Xuân Khoát (70 tuổi), đầu kia ta có Bá Nha (7 tuổi), lo gì cơ đồ âm nhạc dân tộc Việt Nam không thịnh vượng”.



Năm 8 tuổi Bá Nha đã đạt 2 giải nhất trong Liên hoan âm nhạc thiếu nhi Quốc tế. Đến năm 9 tuổi anh là đại biểu ít tuổi nhất của Festivan Thanh niên-Sinh viên thế giới lần thứ 12 tại Moscow (Liên xô cũ). Năm 1995, khi mới 19 tuổi Bá Nha đã tốt nghiệp Đại học nhạc viện Hà Nội-Khoa Nhac cụ truyền thống. Năm 1998, Bá Nha đ ã cùng “Ban nhạc Bá Ph ổ”( Bá Phổ-Mai Liên-Bá Nha) đi biểu diễn qua 14 thành phố của Nhật, đã được khán giả nước bạn chào đón nhiệt liệt và đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả nước bạn. N ăm 2002 tại Liên hoan du lịch- văn hoá Bắc Kinh, tiếng đàn Bá Nha của nước Việt Nam đã để l ại một ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn bè trung Quốc. Năm 2005 đã tham gia khoá học nhạc Jazz tai Thành phố Torino-Italia. Trong những năm qua đã từng đi lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới từ Châu Á đến Châu Âu với các loại nhạc cụ như: Đàn Nhị, Đàn Tứ, Đàn Tam, Ding goong, Bro’h…Bá Nha đã sử dụng nhạc cụ đạt đến trình độ tuyệt đỉnh. Chơi nhạc đã hay anh còn có một giọng hát truyền cảm, sâu lắng vào đi vào lòng người. Bá Nha là nghệ sĩ đầu tiên cho ra mắt Album: “Tiếng đàn Bá Nha”, CD tiếng đàn Nhị.. Sắp tới đây anh sẽ ra mắt Album: “Tiếng đàn Bá Nha 2” gồm 5 bản nhạc điển hình mang giai điệu đặc sắc.


Ngày nay, Bá Nha vừa giảng dạy, vừa biểu diễn đồng thời anh là Giám đốc Công ty nghệ thuật Bá Phổ với những chức năng như: Giảng dạy, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, nghiên cứu, sản xuất, phục chế, cải tiến nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt Công ty nghệ thuật Ba Phổ do anh đứng đầu sở hữu một “Nhạc đường Bá Phổ” có thể nói nhạc đường là kho tàng về các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam, ở đây hầu như có đầy đủ các loại nhạc cụ của các dân tộc Việt Nam(có cả nhạc cụ do chính tay người cha Bá Phổ sáng tác phục chế và cải tiến), khó có thể cá nhân hay gia đình nào có được kho tàng nhạc cụ dân tộc khổng lồ đến vậy. “Nhạc đường Bá Phổ”, cũng như Ban nhạc Bá Phổ đã được nhiều tổ chức, cơ quan, thông tấn xã, báo chí, phát thanh, truy ền hình, trong nước, ngoài nước viết bài, ghi âm, ghi hình ca ngợi và giới thiệu, được đánh giá rất cao trong nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, cũng như tạo nên những ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc trong lòng bạn bè Quốc tế.

Ở nơi ấy những nhạc cụ truyền thống của các dân tộc trên đất nước Việt Nam không chỉ được lưu giữ như ở Bảo tàng cũng không chỉ được trưng bày như ở triển lãm mà còn được cất lời nói lên chiều sâu văn hoá của cha ông chúng ta, nơi ấy chính là "Bá Phổ Nhạc Đường".

“Bá Phổ Nhạc Đường” điểm thăm quan du lịch văn hoá nghệ thuật đặc sắc của Hà Nội".
__________________________________________________ ___________

Mọi chi tiết nhu cầu về âm nhạc xin liên hệ:

Công ty Nghệ thuật Bá Phổ

Địa chỉ: 126 Tổ 24 Khu Văn công Mai Dịch-Cầu Giấy-Hà Nội

( Nghách 20/105 Doãn Kế Thiện-Mai Dịch-Cầu Giấy-Hà Nội)

Tel: 04.7644064 Fax: 04.7644064

Mobile: 0915.400073 0904.010718 0913.315424

Email: nhamail76@yahoo.co.in
sáo ! tình yêu của tôi
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Khúc tiêu giao   
 

Khúc tiêu giao
 
 Đơn giá: $2.19 Đơn giá: $2.19
Định dạng : CD
Số tiết mục : 9
Thời lượng : 53 phút 35 giây

 

 Gửi cho bạn
Chọn sản phẩm muốn so sánh Ả đào - NSND Quách Thị Hồ Âm nhạc dân gian dân tộc ít người miền núi Quảng Ngãi Âm nhạc dân gian dân tộc Mông Âm nhạc dân gian dân tộc Thái - Thanh Hóa Âm nhạc dân gian Việt Nam 1 Âm nhạc dân gian Việt Nam 2 Âm nhạc sân khấu truyền thống Việt Nam 1 Âm nhạc tế lễ đình chùa Thanh Hóa Bà tôi Ca trù Lỗ Khê - Nghệ sĩ Phạm Thị Mùi Cảm xúc Tây Nguyên Canh hát Quan Họ 1 Canh hát Quan Họ 2 Canh hát Quan Họ 3 Chốn Hà thành xưa - The best of Ba Que [Vol1] Chương trình cồng chiêng Việt Nam 1 Chuyện tình Núi và Sông - 12 tác phẩm chọn lọc của Nhạc sĩ Đặng Nguyễn Con ngoan hãy ngủ Cung thương hòa điệu Cung Thương Hoà Điệu 2 Đàn Bầu Việt Nam với dân ca Quốc tế Dân ca Banar Dân ca Chǎm tỉnh Ninh Thuận Dân ca Ê đê Dân ca Gia rai Dân ca miền duyên hải Quảng Ngãi Dân ca miền núi và cao nguyên 1 Dân ca miền núi và cao nguyên 2 Dân ca Thái & Mường - Thanh Hóa Đêm và ngày Điệu đàn phương Nam 1 Độc tấu - hòa tấu nhạc cụ dân gian Việt Nam 2 Độc tấu - Hòa tấu nhạc cụ dân gian Việt Nam 3 Độc tấu - hòa tấu nhạc cụ dân tộc ít người Độc tấu hòa tấu nhạc cụ dân gian Việt Nam 1 Độc tấu Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Duyên dáng - Vol 1 Giai điệu Việt Nam cuối tuần Hát ru Hát ru dân tộc thiểu số Hát văn tuyển chọn 1 Hát văn tuyển chọn 2 Hát xẩm - NSƯT Hà Thị Cầu Hề chèo Hò giã gạo Hò sông Mã Hồng Hồng tuyết tuyết Làng Quan họ - Chương trình giới thiệu Quan họ làng 4 Lời ru quê hương Lúng liếng Năm cung chèo Nghệ sĩ dân gian R’com Tih Nghệ sĩ ưu tú Kim Sinh Nghệ sỹ ưu tú Minh Nhương - Độc tấu Nhị Líu Nhớ quê Những giấc mơ vàng - Vol1 Những trích đoạn ca hát chọn lọc Trong sân khấu kịch hát dân ca bài chòi Khánh Hòa Những trích đoạn ca hát chọn lọc Trong sân khấu kịch hát dân ca bài chòi Khánh Hòa 1 Những trích đoạn ca hát chọn lọc Trong sân khấu kịch hát dân ca bài chòi Khánh Hòa 2 Rẽ phượng chia loan Sắc bùa Đức Phổ - Quảng Ngãi Sắc bùa Mộ Đức - Quảng Ngãi Suối đàn T’rưng Thề non nước Thuyền Quan họ - Chương trình giới thiệu Quan họ làng 2 Tiếng bầu - Tiếng trúc Tiếng đàn dân tộc Việt Nam Tiếng xưa - Tiếng đàn Hải Phượng Tìm bạn Tình Quan họ - Chương trình giới thiệu Quan họ làng 3 Trăng Quan họ - Chương trình giới thiệu Quan họ làng 1 Tranh sáo bầu - Tấu khúc Trích đoạn hát Văn Tự sự với Trịnh Công Sơn [Vol1] Tuyển chọn ca múa nhạc dân gian Việt Nam Tuyển chọn dân ca dân nhạc các dân tộc ít người tỉnh Yên Bái Tuyển chọn dân ca Việt Nam Tỳ bà hành Tỳ Bà Hành - NSND Quách Thị Hồ Về quê - Vol 4 Về quê - Vol1 Về quê - Vol2 Về quê - Vol3 Về với Huế Xưa & Nay Yêu nhau ngả nón ra ngồi

Giới thiệu nội dung

Chịu trách nhiệm xuất bản: Bá Thắng

Biên tập, sáng tác, phối khí: Bá Quế

Giấy phép xuất bản: 52/SVHTT-BĐN (13/9/2007)

Phân phối độc quyền: Phương Nam Film

Chịu trách nhiệm xuất bản: Bá Thắng

Biên tập, sáng tác, phối khí: Bá Quế

Giấy phép xuất bản: 52/SVHTT-BĐN (13/9/2007)

Phân phối độc quyền: Phương Nam Film


1. Khúc tiêu giao

 

Sáng tác: Bá Quế

Độc tấu Sáo trúc

Chất liệu âm nhạc: Âm nhạc dân gian dân tộc Tây Nguyên

 

2. Mưa hạ

 

Sáng tác: Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Chất liệu âm nhạc: Chèo

 

3. Dạ khúc

 

Sáng tác: Bá Quế

Độc tấu đàn Nhị

Chất liệu âm nhạc: Âm nhạc dân gian Nam bộ

 

4. Hoài niệm

 

Sáng tác: Bá Quế

Độc tấu đàn Tranh

Chất liệu âm nhạc: Âm nhạc dân gian miền Trung

 

5. Nhớ Huế

 

Sáng tác: Bá Quế

Độc tấu đàn Bầu

Chất liệu âm nhạc: Nhạc Huế

 

6. Tiếng gọi nơi hoang dã

 

Sáng tác: Bá Quế

Độc tấu đàn Đá và các nhạc cụ tre nứa

Chất liệu âm nhạc: Âm nhạc Tây Nguyên

 

7. Đêm và ngày

 

Sáng tác: Bá Quế

Hoà tấu dàn nhạc

Chất liệu âm nhạc: Âm nhạc đồng bằng Bắc bộ

 

8. Giai điệu quê hương

 

Sáng tác: Bá Quế

Độc tấu chùm sáo

Chất liệu âm nhạc: Âm nhạc đa vùng miền

 

9. Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ (Bài tặng)

 

Sáng tác: W.A. Mozart

Hoà tấu dàn nhạc

 


sáo ! tình yêu của tôi
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Đặt tên con là Bá Nha , quả là yêu đàn đến cuồng :D

Ủa mà bác Bá Phổ này có quan hệ ruột thịt gì với ông Bá Quế ko ?

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Đề nghị " ken-đu " ghi rõ nguồn bài viết nhe . ( Kenđu có 48 tiếng để làm chuyện này nhe . Sau 48 tiếng nếu không có thay đổi , vì tránh phiền phức cho Damsan , em xóa bài không ghi nguồn dẫn đó nhe )
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3

lắm    .........   Báááaaaaaa   quá

 Tiêu đề giới thiệu 1 dằng của NS Bá Phổ

 CD giới thiệu 1 người khác toàn do NS Bá Quế chơi....

Là sao nhỉ

 

 

Page 1 of 1 (8 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems