Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

đàn nhị xứ người tìm lối thoát hepl me !

rated by 0 users
This post has 26 Replies | 3 Followers

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Xin lỗi là anh VVNBig Smile.

Cái sơ đồ bấm đó của anh mới cho biết là các thế bấm cụ thể là 5 thế bấm. Nhưng ý em hỏi là khi chuyển nốt của thế bấm này sang một nốt nào đó của  thế bấm kia thì ngón tay đó trượt trên dây ah (Em xem người ta biểu diễn thấy đúng là như vậy) . Khi ngón mà đã trượt trên dây thì kiểu gì cũng nghe như là kỹ thuật vuốt rồi. thế mà trong đàn nhị lại có kỹ thuật vuốt riếng. Em chưa hiểu về kỹ thuật chuyển thế này lắm, mong anh chỉ giáo cho em. Có những kiểu chuyển thế  nào,  khi chuyển thế  làm sao để làm mất đi cái âm vuốt từ nốt nọ sang nốt kia đó.

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
haohange1984:

Xin lỗi là anh VVNBig Smile.

Cái sơ đồ bấm đó của anh mới cho biết là các thế bấm cụ thể là 5 thế bấm. Nhưng ý em hỏi là khi chuyển nốt của thế bấm này sang một nốt nào đó của  thế bấm kia thì ngón tay đó trượt trên dây ah (Em xem người ta biểu diễn thấy đúng là như vậy) . Khi ngón mà đã trượt trên dây thì kiểu gì cũng nghe như là kỹ thuật vuốt rồi. thế mà trong đàn nhị lại có kỹ thuật vuốt riếng. Em chưa hiểu về kỹ thuật chuyển thế này lắm, mong anh chỉ giáo cho em. Có những kiểu chuyển thế  nào,  khi chuyển thế  làm sao để làm mất đi cái âm vuốt từ nốt nọ sang nốt kia đó.

Không cứ phải trượt thì mới chuyển được. Nói thế nào cho dễ hiểu nhỉ? Có cái thí dụ minh hoạ này hơi ghê ghê nhưng khá chính xác. Bạn hãy hình dung mấy ngón tay chuyển thế bấm giống như mâý ... ngón chân nhền nhện đang chạy đi chạy lại trên dây đàn, lúc nhanh, lúc chậm, lúc dừng. Lâu lâu mới bị  trượt nhẹ hay nhấp nhấp một cái (ở cái chỗ cần luyến láy).

Chạy ngón trên ghi ta thì cũng vậy thôi, nhất là các bài chạy ngón 'tạo âm tắc' phải bấm chính xác ngay phím đồng chứ không bấm vào khoảng giữa các phím như bình thường.

Mới tập thì thấy chuyện 'bấm chính xác' này hơi bị khó. Tập dần dần sẽ thấy là bình thường. Bấm chính xác một lúc hai ngón mới khó (như kỹ thuật 'harmonic' ở trình độ advanced). Xem tên YouTube, các bài cuả XuKe chơi thường có kỹ thuật bấm hai ngón này. Bấm mà không chính xác thì .. không ra tiếng luôn.

Mời các bạn thích đọc sách đến với Thư Viện Ebook www.thuvien-ebook.com
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Em tìm hiểu thì được biết ở kỹ thuật chuyển thế có 2 loại đại khái sau:

1) chuyển thế mà ngón tay vẫn giữ trên dây (ngón tay trượt trên dây). Ví dụ: em lên dây Đồ sol chẳng hạn: khi chuyển từ nốt la ở dây ngoài của thế  thứ nhất sang nốt Đố dây ngoài của thế bấm thứ 2 thì động tác như sau: ngón tay trỏ bấm ở nốt La của thế thứ nhất sau đó trượt nhẹ nhẹ đến nốt Đố của thế thứ 2.

2) chuyển thế mà các ngón tay rời khởi dây. Cũng ví dụ trên thì ngón trỏ không trượt trên dây mà nhảy thẳng luôn đến vị trí của  nốt Đố

Cách thứ nhất hình như dùng ở những bài chậm, cách 2 bài tốc độ nhanh thì phải.

ưu điểm cách 1 là ngón tay vẫn trên dây nên khi chuyển thế thì dễ hơn do trục đàn không bị nghiêng ngả

cách 2 do các ngón tay bị buông hết ra khỏi dây đàn trong thời gian chuyển thế nên trục đàn hơi nghiêng ngả dẫn tới bấm nốt khó chính xác.

Không hiểu anh VVN đã nghe đến hai loại chuyển thế này chưa. Mong anh em tiếp tục trao đổi.

 

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
haohange1984:

Xin lỗi là anh VVNBig Smile.

Cái sơ đồ bấm đó của anh mới cho biết là các thế bấm cụ thể là 5 thế bấm. Nhưng ý em hỏi là khi chuyển nốt của thế bấm này sang một nốt nào đó của  thế bấm kia thì ngón tay đó trượt trên dây ah (Em xem người ta biểu diễn thấy đúng là như vậy) . Khi ngón mà đã trượt trên dây thì kiểu gì cũng nghe như là kỹ thuật vuốt rồi. thế mà trong đàn nhị lại có kỹ thuật vuốt riếng. Em chưa hiểu về kỹ thuật chuyển thế này lắm, mong anh chỉ giáo cho em. Có những kiểu chuyển thế  nào,  khi chuyển thế  làm sao để làm mất đi cái âm vuốt từ nốt nọ sang nốt kia đó.

Theo MHM học thì kỹ thuật vuốt và kỹ thuật shifting khác nhau .

Kỹ thuật vuốt :(Slide finger)

+ Lực vuốt ngón đều nhau và trượt liên tục từ nốt này sang nốt kia .

+có 3 loại slide finger hay gặp :

-Slide 1 ngón

-Slide 1 ngón duy nhất và đến đích là một ngón khác : ( Có 2 loại )

*Old-finger-Slide : ngón đầu tiên vuốt lên (hoặc xuống) và giữ ngón khác ở nốt cuối cùng.

*New-finger-Slide: Ngón đầu tiên giữ và ngón còn lại vuốt đến nốt cuối cùng.

(Chú ý 2 loại này chỉ vuốt từ nốt đầu đến quãng cố định nào đó phù hợp để bấm đc nốt cuối cùng chứ không vuốt liên tục từ nốt đầu đến nốt cuối cùng ).

-Slide cả 2 ngón ( vuốt ngón đầu một đoạn và tiếp tục vuốt ngón còn lại cho đến nốt cuối cùng ).

Loại này cũng chú ý giống như trên :tức là không phải ngón còn lại vuốt tiếp tục từ chổ ngón trước ngưng lại mà phải vuốt tiếp từ khoảng cách đúng của thứ tự các ngón tay (VD : ngón 1 từ Đồ lên Rê thì ngón thứ 2 phải vuốt tiếp từ nốt Mi trở lên,hoặc nếu ngón thứ 3 phải vuốt từ Fa trở lên bỏ quãng giữa 2 ngón không vuốt).Và loại này không được vuốt xuống mà chỉ áp dụng để vuốt lên mới tạo đc hiệu ứng âm thanh dễ nghe.

Kỹ thuật Shifting :Cũng có 3 loại

+ Shifting cũng để ngón tay trên dây và lướt qua nốt khác nhưng khi lướt không dùng lực nhấn lên dây mà chỉ lướt ngón tay trên dây rất nhẹ tạo âm thanh rất nhỏ.

+Shifting là kỹ thuật rất quan trọng trong chuyển thế ngón nhằm tạo sự mềm mại và liên tục của âm thanh khi chuyển thế tay từ vị trí này sang vị trí khác.

-Shifting với 1 ngón :

*Dây buông đến thế khác : Kéo dây buông chuyển thế tay tốc độ cao đến nốt tiếp theo thì trước tiên ngón tay phải lướt thật nhẹ trên dây đến khi gần đến nốt cuối và nhấn vào nốt cuối .

*đang bấm ngón đó ở một thế và muốn chuyển đến nốt ở thế khác mà vẫn giữ ngón đó : Nhấn nốt đầu sau đó thả thật nhẹ và trượt nhanh trên dây đến nốt khác và nhấn xuống ở nốt cuối .Và cố gắng sao cho khi lướt phải làm sao gần như không nghe thấy âm thanh .

-Shifting 1 ngón và giữ ngón cuối: Loại này có 2 loại cũng gần giống như slide nhưng khi trượt thì cũng phải nhẹ và không theo thứ tự như phần Slide ( phần slide finger thì phải theo thứ tự ngón thấp đến ngón cao hoặc ngược lại ngón cao thì phải xuống ngón thấp).Còn shifting thì có thể shift ngón cao trước lên trên rồi mới bấm ngón thấp.

-Shifting 2 ngón( chỉ trong Violin,viola,cello) : Khác hẳn với bên Slide vì khi shift loại này shift trên 2 dây khác nhau và chơi hòa âm 2 nốt cùng lúc Và cả 2 ngón đề shifting cùng lúc.

-Trên đây mình nói sơ về khác biệt về 2 kỹ thuật trong nhạc cụ bộ vĩ. Nếu có thắc mắc gì thì bạn tiếp tục tìm ai đó đã học để thực tế cho bạn thấy kỹ thuật này chứ nếu muốn giải thích kỹ hơn bằng lời e rằng mình không làm nổi.

-Không biết 2 kỹ thuật mình đưa ra có thiếu hay sai xót gì không nên nhờ mọi người bổ sung và chỉnh sửa tiếp dùm mình.

 

 

 -

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
vvn:
haohange1984:

Xin lỗi là anh VVNBig Smile.

Cái sơ đồ bấm đó của anh mới cho biết là các thế bấm cụ thể là 5 thế bấm. Nhưng ý em hỏi là khi chuyển nốt của thế bấm này sang một nốt nào đó của  thế bấm kia thì ngón tay đó trượt trên dây ah (Em xem người ta biểu diễn thấy đúng là như vậy) . Khi ngón mà đã trượt trên dây thì kiểu gì cũng nghe như là kỹ thuật vuốt rồi. thế mà trong đàn nhị lại có kỹ thuật vuốt riếng. Em chưa hiểu về kỹ thuật chuyển thế này lắm, mong anh chỉ giáo cho em. Có những kiểu chuyển thế  nào,  khi chuyển thế  làm sao để làm mất đi cái âm vuốt từ nốt nọ sang nốt kia đó.

Không cứ phải trượt thì mới chuyển được. Nói thế nào cho dễ hiểu nhỉ? Có cái thí dụ minh hoạ này hơi ghê ghê nhưng khá chính xác. Bạn hãy hình dung mấy ngón tay chuyển thế bấm giống như mâý ... ngón chân nhền nhện đang chạy đi chạy lại trên dây đàn, lúc nhanh, lúc chậm, lúc dừng. Lâu lâu mới bị  trượt nhẹ hay nhấp nhấp một cái (ở cái chỗ cần luyến láy).

Chạy ngón trên ghi ta thì cũng vậy thôi, nhất là các bài chạy ngón 'tạo âm tắc' phải bấm chính xác ngay phím đồng chứ không bấm vào khoảng giữa các phím như bình thường.

Mới tập thì thấy chuyện 'bấm chính xác' này hơi bị khó. Tập dần dần sẽ thấy là bình thường. Bấm chính xác một lúc hai ngón mới khó (như kỹ thuật 'harmonic' ở trình độ advanced). Xem tên YouTube, các bài cuả XuKe chơi thường có kỹ thuật bấm hai ngón này. Bấm mà không chính xác thì .. không ra tiếng luôn.

Kỹ thuật hamonics đúng là rất khó và những ai thành thạo mới sử dụng kỹ thuật này.Nguyên lý kỹ thuật này cũng rất dể hiểu: Chiều dài đoạn dây từ điểm mắc dây cho đến ngựa đàn ( với đàn nhị thì từ chổ cột dây ở giữa thân đàn. Nếu đánh dây buông là nốt Re1 thì bấm giữa dây là nốt Rê2. Nhưng chỉ chạm khẻ rất nhẹ không nhấn thì harminics cũng lên đúng nốt Re2. Tính từ điểm mắc dây lên 1/4 sợi dây nếu chạm khẽ thì lên Rê 3 ( theo nguyên tắc chạm vào các nút sóng ) Vậy khi chạm nhẹ nhiều chổ chia nguyên khác nhau sẽ tạo nên nhiều harmonics khác nhau.

Nhưng thực tế thì trong bộ vĩ thưởng chỉ sử dụng hacmonics (1/4 dây)có bậc 3 cùng với các thế bấm bậc 1 : Vd bấm nốt C1,C2,C3... bất kì  các nốt harmonics cũng cao hơn 2 quãng 8 với thứ tự như sau : C3,C4,C5... Vì vậy việc chơi các nốt hacmonics trên cao cũng dựa trên nốt nền đang bấm để chơi.

Tại sao khi chơi harmonics thường thấy bấm 2 ngón 1 và 4 ( ngón 1 bấm nốt chính ,ngón 4 khẽ chạm để tạo harmonics lên 2 quãng 8) : Vì cấu tạo bàn tay thì khoảng cách 2 ngón này khi duổi ra vào cũng gần bằng khoảng 1/4  sợi dây tạo âm cơ bản và gần như cố định nên người ta chọn 2 ngón để chơi harmonics.

-Trên đây là bài giải thích của MHM về vấn đề này. Không biết các bạn có ý kiến gì không?

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Nói tóm lại ý của MHM là vuốt thì dùng lực nhấn vào dây mạnh hơn  .Còn kỹ thuật Shifing thì ngón tay chỉ trượt nhẹ mà không có lực nhấn trên dây và cố gắng làm sao không phát ra các nốt trung gian trong quá trình chuyển thế bấm.

Ở kỹ thuật Shifting thì:

Giả sử ta chuyển nốt từ A sang B chẳng hạn thì: lúc đầu ngón tay nhấn mạnh vào dây để phát ra nốt A sau đó từ từ buông dây nhưng tay vẫn chạm vào dây và bắt đầu trượt nhè nhẹ trên dây đàn (tay không ấn lực trên dây)đến nốt B thì ngón tay lại nhấn mạnh xuống để phát ra nốt B. Quá trình từ A đến B chỉ phát ra âm rất nhẹ.

Ở kỹ thuật Vuốt ngón thì quá trình cũng gần như ở kỹ thuật Shifting: chỉ có điều là trong quá trình trượt ngón từ A đến B thì ngón tay luôn luôn nhấn một lực mạnh hơn vào dây đàn để phát ra các nốt trung gian từ A đến B.

Không biết mình hiểu như vậy đúng chưa MHM và mọi người.

Còn một vài  điều thắc mắc nữa là:

1)tốc độ trượt ngón tay ở kỹ thuật Shifting có phải lúc đầu chậm sau nhanh dần đúng không? còn ở Vuốt ngón thì không biết như thế nào nhỉ?

2)Còn một kiểu chuyển thế bấm nữa là ngón tay không trượt trên dây mà tất cả đều buông ra khỏi dây. Ví dụ từ nốt A sang B thì không có ngón nào trượt trên dây mà ngón tay nhảy thẳng từ A sang B luôn. Nhưng trong quá trình nhảy đó thì không biết có hiện tượng âm dây buông phát ra không nhỉ (ví dụ như nốt Đô hoặc Sol phát ra trong quá trình đó chẳng hạn, nếu ta lên dây đồ sol)?

Mong mọi người tiếp tục chỉ giáo cho tôi.Ngoài hỏi mọi người trên diễn đàn ra tôi không có ai để hỏi.Big Smile

 

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
haohange1984:

Nói tóm lại ý của MHM là vuốt thì dùng lực nhấn vào dây mạnh hơn  .Còn kỹ thuật Shifing thì ngón tay chỉ trượt nhẹ mà không có lực nhấn trên dây và cố gắng làm sao không phát ra các nốt trung gian trong quá trình chuyển thế bấm.

Ở kỹ thuật Shifting thì:

Giả sử ta chuyển nốt từ A sang B chẳng hạn thì: lúc đầu ngón tay nhấn mạnh vào dây để phát ra nốt A sau đó từ từ buông dây nhưng tay vẫn chạm vào dây và bắt đầu trượt nhè nhẹ trên dây đàn (tay không ấn lực trên dây)đến nốt B thì ngón tay lại nhấn mạnh xuống để phát ra nốt B. Quá trình từ A đến B chỉ phát ra âm rất nhẹ.

Ở kỹ thuật Vuốt ngón thì quá trình cũng gần như ở kỹ thuật Shifting: chỉ có điều là trong quá trình trượt ngón từ A đến B thì ngón tay luôn luôn nhấn một lực mạnh hơn vào dây đàn để phát ra các nốt trung gian từ A đến B.

Không biết mình hiểu như vậy đúng chưa MHM và mọi người.

Còn một vài  điều thắc mắc nữa là:

1)tốc độ trượt ngón tay ở kỹ thuật Shifting có phải lúc đầu chậm sau nhanh dần đúng không? còn ở Vuốt ngón thì không biết như thế nào nhỉ?

2)Còn một kiểu chuyển thế bấm nữa là ngón tay không trượt trên dây mà tất cả đều buông ra khỏi dây. Ví dụ từ nốt A sang B thì không có ngón nào trượt trên dây mà ngón tay nhảy thẳng từ A sang B luôn. Nhưng trong quá trình nhảy đó thì không biết có hiện tượng âm dây buông phát ra không nhỉ (ví dụ như nốt Đô hoặc Sol phát ra trong quá trình đó chẳng hạn, nếu ta lên dây đồ sol)?

Mong mọi người tiếp tục chỉ giáo cho tôi.Ngoài hỏi mọi người trên diễn đàn ra tôi không có ai để hỏi.Big Smile

 

Không phải từ từ đâu bác, khi đàn xong nốt thứ nhất thì lập tức thả ra và lướt thật nhanh để bắt  nốt tiếp theo.

Còn chuyển thế có nhiều loại chuyển, chuyển kiểu bấm rời như bác nói cũng là một kiểu điển hình.Nhưng khi thả ra thì lúc đó ngưng arche (hoặc đảo chiều arche) rồi mới tiếp tục kéo đến nốt tiếp theo. Thường gặp trong các đoạn nhanh hoặc đánh nốt dứt khoát.

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
haohange1984:

1)tốc độ trượt ngón tay ở kỹ thuật Shifting có phải lúc đầu chậm sau nhanh dần đúng không? còn ở Vuốt ngón thì không biết như thế nào nhỉ?

2)Còn một kiểu chuyển thế bấm nữa là ngón tay không trượt trên dây mà tất cả đều buông ra khỏi dây. Ví dụ từ nốt A sang B thì không có ngón nào trượt trên dây mà ngón tay nhảy thẳng từ A sang B luôn. Nhưng trong quá trình nhảy đó thì không biết có hiện tượng âm dây buông phát ra không nhỉ (ví dụ như nốt Đô hoặc Sol phát ra trong quá trình đó chẳng hạn, nếu ta lên dây đồ sol)?

Mong mọi người tiếp tục chỉ giáo cho tôi.Ngoài hỏi mọi người trên diễn đàn ra tôi không có ai để hỏi.Big Smile

 

Các bạn đều nói rất chính xác. Còn thực tế các động tác, kỹ thuật làm như thế nào thì, nói chung phải xem người khác chơi nếu mình chưa biết cách rồi sau đó tập làm theo.Nếu không có thầy có bạn thì chắc chỉ còn cách phải xục xạo trên YouTube quan sát và lắng nghe một 'câu' nhạc nào mà mình có thể thấy được cách chơi trong đó.

Nhị vì không có bàn phím (fret board) như violon hay guitar nên khi buông hay bấm dây không bi hiện tượng âm dây buông, âm dây bấm như bạn hỏi. (Cứ xách cây nhị ra, bóp bóp thả thả dây mấy cái là biết ngay thôi). Thậm chí vĩ chưa bôi nhưạ thông thì keó còn không ra tiếng nữa.

Quay lại câu hỏi ban đầu cuả bạn làm thế nào chuyển thế bấm mà không bị luyến láy, hay nói cách khác 'vuốt' ngoài ý muốn, thì vvn đã giải thích bên trên. Shifting, hay trượt, thì không áp dụng cho người mới tập được vì chưa có khả năng làm chủ lực bấm tay trái. Vì thế, shift dễ dàng trở thành glide ngoài ý muốn. Tương tự như tập đàn bầu vậy, mới tập chưa điều khiển tay trái được thì cứ luyến từ nốt này sang nốt kia nghe cứ như đàn hạ uy cầm vậy. Khi bạn đã qua giai đoạn ban đầu thì nhảy ngón, vuốt hay trượt, đâu còn là vấn đề.

Còn chuyện cần đàn bi rung thì hầu như giai đọan sơ cấp và trung cấp vẫn thường bị cái lỗi này. Nhất là khi mới tập rolling vibrato. Cứ như nắm cổ cây nhị hồ mà lắc lấy lắc để vậy. Kinh dị luôn Stick out tongue. Tập rolling vibrato trên violin cũng bị bệnh lắc y hệt vậy. Tập làm sao chạy ngón, lắc ngón tay mà không lắc cần đàn lại là một chuyện khác.Big Smile

Tập glide, tập shift cũng lại là chuyện khác. Big Smile

Xem Xuke đàn vài bản cho vui.

 

Czardas

http://www.youtube.com/watch?v=53FxKq3b5E4

 Sarasate Zigeunerweisen

http://www.youtube.com/watch?v=PvcrfyArts4&feature=PlayList&p=BD9D129738756BF9&playnext=1&playnext_from=PL&index=3


 

Mời các bạn thích đọc sách đến với Thư Viện Ebook www.thuvien-ebook.com
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Về vấn đề rung thì đúng là khó thật. Ngày xưa MHM học nhị cổ nên bị rung theo kiểu bóp dây.Sau này học Violin thì chuyển sang rung cổ tay. Nhưng thói quen cầm trên cây nhị ngày xưa nên cứ rung cỗ tay trên cây nhị là nó lắc cần đàn thấy chóng mặt luôn nhưng violin lại không bị vậy. Còn trục trặc nữa là MHM không tài nào trung cho mềm đc ngón út như mấy ngón khác mà nó cứ gãy ngón và khóa ngón lại. Mỗi lần rung phải lắc cả bàn tay nên tiếng rung không đc hay lắm.

 

 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
music_heal_mysoul:

Về vấn đề rung thì đúng là khó thật. Ngày xưa MHM học nhị cổ nên bị rung theo kiểu bóp dây.Sau này học Violin thì chuyển sang rung cổ tay. Nhưng thói quen cầm trên cây nhị ngày xưa nên cứ rung cỗ tay trên cây nhị là nó lắc cần đàn thấy chóng mặt luôn nhưng violin lại không bị vậy. Còn trục trặc nữa là MHM không tài nào trung cho mềm đc ngón út như mấy ngón khác mà nó cứ gãy ngón và khóa ngón lại. Mỗi lần rung phải lắc cả bàn tay nên tiếng rung không đc hay lắm.

 

 

Thật ra thì xưa nay rung trên nhị hay các nhạc cụ phím lõm đều dùng cách bóp dây. Cách rolling vibrato chỉ có sau này khi du nhập nhạc Tây Phương lên nhị và bắt chước âm thanh của violin thôi. Rồi khi quen dần với rolling vibrato thì cả Tàu lẫn ta đều 'chê' cách rung bóp dây là 'không đúng cách', 'quê' thậm chí 'sai kỹ thuật'. Đến nỗi mấy nghệ nhân lớn cũng phải dè dặt "rung thì cũng có nhiều cách..."

Nghệ sĩ đàn nhị nổi tiếng của TQ. Min Huifen 闵惠芬, vẫn dùng cách rung bóp dây.

Luyện ngón út thì ai cũng sợ kể cả trên các nhạc cụ khác. Dù có thành công thì cũng không bằng ba ngón kia được cho nên có dùng cũng hạn chế.

 Xem bà đàn bài 'Nhị Tuyền Ánh Nguyệt' này.

http://www.youtube.com/watch?v=QgO7Uc_mJhM

 

 

Mời các bạn thích đọc sách đến với Thư Viện Ebook www.thuvien-ebook.com
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
music_heal_mysoul:

Còn trục trặc nữa là MHM không tài nào trung cho mềm đc ngón út như mấy ngón khác mà nó cứ gãy ngón và khóa ngón lại. Mỗi lần rung phải lắc cả bàn tay nên tiếng rung không đc hay lắm.

Một trong những cách 'trị' khi bị gãy ngón và khóa ngón trên nhị khi rung ngón tay út là dùng cả hai ngón giữa và út khi rung.

Mời các bạn thích đọc sách đến với Thư Viện Ebook www.thuvien-ebook.com
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Em tap nhi da duoc khoang hon 1 thang nhung toi nay van chua the danh cac not trong gam C dung cao do. Cac anh co cach nao giup em khac phuc dieu nay voi. Va hien tai em tu hoc la chinh thi thoang ong anh ho hoc nhac vien moi chi mot chut thanh ra khong biet bat dau tu dau va nen tap theo quy trinh the nao. Mong cac anh cho em y kien de em co the hoc dung cach. Hy vong som nhan hoi am tu cac anh.

PS: Em chua biet viet tieng viet co dau the nao lam on chi em voi.

Page 2 of 2 (27 items) < Previous 1 2 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems