Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

những điều kỳ thú quanh ta

rated by 0 users
This post has 116 Replies | 1 Follower

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
1. Đôi chân của loài thằn lằn này mọc ra chỉ để làm cảnh vì hầu như nó không đủ mạnh để nâng đỡ cơ thể chúng:



2. Nếu ở khoảng cách 4 mét trở lên, mắt thường không biết đây là mảng nứt của thân cây xù xì hay là loài động vật.





3. Một trong những loài rắn nhỏ bé nhất Việt Nam này có màu sắc đẹp nhất trong các loài rắn ở Việt Nam (Cẩn thận với con này các bác nhé)



4. Cái đầu dô lên của loài lưỡng cư quái dị này là phiên bản còn sót lại từ kỷ Phần trắng (được coi như loài ếch cổ đại nhất còn tồn tại)



5.Thân hình kỳ quái của loài này không phải rắn mà cũng chẳng phải thằn lằn. Đây là một loài lưỡng cư (ẾCH)





6. Với một cái sừng trên đầu loài rắn kỳ dị này rất hiếm gặp và 1 cú đớp của nó ... là ngủ với giun nhé các bác:



7. Lưỡng cư à ... không cá 100% đấy các bác



8. Một loài Salamander (không phải khủng long) chỉ tìm thấy ở những độ cao từ 1000m trở lên ở các VQG phía Bắc Việt Nam.



9. Tìm thấy nhiều ở thượng nguồn sông Đồng Nai và khi trên bờ nó phồng lên như thế này :





10. Mời nhìn bạn có cảm giác như một chú cá sấu con nhưng thực chất là một loài thằn lằn (nhìn vào đầu) chuyên sống ở trên cây

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Bí ngô hình phật Di lặc

Những hình quả kỳ dị
Đây là đôi chân dài của phụ nữ hay cây củ cần?
Những hình quả kỳ dị
Củ gừng chẳng khác con vịt là bao.
Những hình quả kỳ dị
Bạn thử đoán xem, đây là hình gì?

Những hình quả kỳ dị

Chú gấu Teddy đáng yêu?
Những hình quả kỳ dị
Chú vịt đang ngủ? Đây thực chất là quả bí xanh đó.
Những hình quả kỳ dị
Dưa chuột hình con vịt đang bơi.
Những hình quả kỳ dị
Bạn có liên tưởng gì khi nhìn thấy hai củ cà rốt này?
Những hình quả kỳ dị
Con rắn?

Những hình quả kỳ dị

Cây củ cần hình voi.
Những hình quả kỳ dị
Quả cà chua kỳ lạ.
Những hình quả kỳ dị

Những hình quả kỳ dị

Chú cún con.
Những hình quả kỳ dị
Củ cải hình ngón chân.
Những hình quả kỳ dị
Chú thỏ cà chua đáng yêu quá.
Những hình quả kỳ dị
Củ khoai tây hình trái tim.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Phát hiện người sống lâu nhất thế giới - 197 tuổi

Người đàn ông này có tới 23 bà vợ, 180 con cháu chắt chút và bán thảo dược trong 100 năm đầu đời. Bí quyết sống lâu của ông là “giữ cho trái tim thanh thản, ngồi giống một con rùa và ngủ như một chú cún”.

Li Ching-Yun, một cư dân sống tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) được cho rằng là người sống lâu nhất thế giới. Ông sinh văm 1736 và qua đời vào ngày 6/5/1933 - hưởng thọ 197 tuổi.

 

Ngày 6/5/1933, Tờ New York Times có đăng một bài viết nói rằng ông Li đã qua đời, họ biết được thông tin này từ một người đưa thư ở thành phố Trùng Khánh. Người này cho hay ông Li sống lâu đến vậy là nhờ có một tâm hồn thanh thản và ông tin rằng mỗi một con người có thể sống ít nhất 1 thế kỷ nếu đạt được thư thái nội tâm.

 

Tuy nhiên cũng có những bản ghi chép nói rằng ống sống tới tận năm 256 tuổi. Vào năm 1930, giáo sư Wu Chung-chien, trưởng khoa Giáo dục của đại học Minkuo đã tìm thấy những bản thảo chỉ ra rằng ông Li sinh năm 1677 và triều đình phong kiến Trung Quốc đã từng tổ chức thượng thọ lần thứ 150 và 200 cho ông.

 

Một phóng viên của New York Times viết vào năm 1928 rằng nhiều bô lão ở ngôi làng Kaihsien khẳng định cha họ biết ông Li từ lúc họ còn bé tí và khi ông Li đã trưởng thành.

 

Theo những câu chuyện lưu truyền ở tỉnh Tứ Xuyên, ông Li biết viết và đọc từ rất sớm. Năm lên 10 tuổi ông đã tìm đến Sơn Tự, Tây Tạng, Cam Túc, Mãn Châu và Thái Lan để thu mua thảo dược. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác thu mua.

 

Wu Pei-fu, người đứng đầu quân đội Trùng Khánh đã từng mời ông Li về tư gia của mình với mong muốn được truyền bí quyết sống tới năm 250 tuổi. Một học trò cho hay thầy Li khuyên: “Hãy giữ cho trái tim thanh thản, ngồi giống một con rùa và ngủ như một chú cún”.

 

Căn cứ vào một tài liệu có đề cập đến đời sống hôn nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này, người ta biết được ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và đang sống với đứa con thứ 24 - khi đó đã ngoài 60 tuổi.

 

Trong một tài liệu khác có ghi năm 1928 nói rằng ông có 180 người con cháu chút chít, gồm 11 thế hệ và chỉ kết hôn có 14 lần. Theo đó, dù tuổi cao nhưng thị lực của ông Li vẫn rất tốt, hơn nữa móng ở bàn tay phải của ông dài đến nỗi những người đang giữ kỷ lục thế giới hiện nay cũng phải chào thua.

 

Có một điều kỳ lạ mà những người từng thấy ông Liu nói rằng sắc mặt của ông không có gì khác so với những người kém ông tới 2 thế kỷ

Li Ching-Yun, một cư dân sống tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) được cho rằng là người sống lâu nhất thế giới. Ông sinh văm 1736 và qua đời vào ngày 6/5/1933 - hưởng thọ 197 tuổi.

 

Ngày 6/5/1933, Tờ New York Times có đăng một bài viết nói rằng ông Li đã qua đời, họ biết được thông tin này từ một người đưa thư ở thành phố Trùng Khánh. Người này cho hay ông Li sống lâu đến vậy là nhờ có một tâm hồn thanh thản và ông tin rằng mỗi một con người có thể sống ít nhất 1 thế kỷ nếu đạt được thư thái nội tâm.

 

Tuy nhiên cũng có những bản ghi chép nói rằng ống sống tới tận năm 256 tuổi. Vào năm 1930, giáo sư Wu Chung-chien, trưởng khoa Giáo dục của đại học Minkuo đã tìm thấy những bản thảo chỉ ra rằng ông Li sinh năm 1677 và triều đình phong kiến Trung Quốc đã từng tổ chức thượng thọ lần thứ 150 và 200 cho ông.

 

Một phóng viên của New York Times viết vào năm 1928 rằng nhiều bô lão ở ngôi làng Kaihsien khẳng định cha họ biết ông Li từ lúc họ còn bé tí và khi ông Li đã trưởng thành.

 

Theo những câu chuyện lưu truyền ở tỉnh Tứ Xuyên, ông Li biết viết và đọc từ rất sớm. Năm lên 10 tuổi ông đã tìm đến Sơn Tự, Tây Tạng, Cam Túc, Mãn Châu và Thái Lan để thu mua thảo dược. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác thu mua.

 

Wu Pei-fu, người đứng đầu quân đội Trùng Khánh đã từng mời ông Li về tư gia của mình với mong muốn được truyền bí quyết sống tới năm 250 tuổi. Một học trò cho hay thầy Li khuyên: “Hãy giữ cho trái tim thanh thản, ngồi giống một con rùa và ngủ như một chú cún”.

 

Căn cứ vào một tài liệu có đề cập đến đời sống hôn nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này, người ta biết được ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và đang sống với đứa con thứ 24 - khi đó đã ngoài 60 tuổi.

 

Trong một tài liệu khác có ghi năm 1928 nói rằng ông có 180 người con cháu chút chít, gồm 11 thế hệ và chỉ kết hôn có 14 lần. Theo đó, dù tuổi cao nhưng thị lực của ông Li vẫn rất tốt, hơn nữa móng ở bàn tay phải của ông dài đến nỗi những người đang giữ kỷ lục thế giới hiện nay cũng phải chào thua.

 

Có một điều kỳ lạ mà những người từng thấy ông Liu nói rằng sắc mặt của ông không có gì khác so với những người kém ông tới 2 thế kỷ

Li Ching-Yun, một cư dân sống tại ngôi làng Kaihsien thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) được cho rằng là người sống lâu nhất thế giới. Ông sinh văm 1736 và qua đời vào ngày 6/5/1933 - hưởng thọ 197 tuổi.

 

Ngày 6/5/1933, Tờ New York Times có đăng một bài viết nói rằng ông Li đã qua đời, họ biết được thông tin này từ một người đưa thư ở thành phố Trùng Khánh. Người này cho hay ông Li sống lâu đến vậy là nhờ có một tâm hồn thanh thản và ông tin rằng mỗi một con người có thể sống ít nhất 1 thế kỷ nếu đạt được thư thái nội tâm.

 

Tuy nhiên cũng có những bản ghi chép nói rằng ống sống tới tận năm 256 tuổi. Vào năm 1930, giáo sư Wu Chung-chien, trưởng khoa Giáo dục của đại học Minkuo đã tìm thấy những bản thảo chỉ ra rằng ông Li sinh năm 1677 và triều đình phong kiến Trung Quốc đã từng tổ chức thượng thọ lần thứ 150 và 200 cho ông.

 

Một phóng viên của New York Times viết vào năm 1928 rằng nhiều bô lão ở ngôi làng Kaihsien khẳng định cha họ biết ông Li từ lúc họ còn bé tí và khi ông Li đã trưởng thành.

 

Theo những câu chuyện lưu truyền ở tỉnh Tứ Xuyên, ông Li biết viết và đọc từ rất sớm. Năm lên 10 tuổi ông đã tìm đến Sơn Tự, Tây Tạng, Cam Túc, Mãn Châu và Thái Lan để thu mua thảo dược. Trong 100 năm đầu tiên, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp này, sau đó chuyển sang bán thảo dược do người khác thu mua.

 

Wu Pei-fu, người đứng đầu quân đội Trùng Khánh đã từng mời ông Li về tư gia của mình với mong muốn được truyền bí quyết sống tới năm 250 tuổi. Một học trò cho hay thầy Li khuyên: “Hãy giữ cho trái tim thanh thản, ngồi giống một con rùa và ngủ như một chú cún”.

 

Căn cứ vào một tài liệu có đề cập đến đời sống hôn nhân của người đàn ông nhiều tuổi nhất thế giới này, người ta biết được ông Li đã tiễn 23 bà vợ về suối vàng và đang sống với đứa con thứ 24 - khi đó đã ngoài 60 tuổi.

 

Trong một tài liệu khác có ghi năm 1928 nói rằng ông có 180 người con cháu chút chít, gồm 11 thế hệ và chỉ kết hôn có 14 lần. Theo đó, dù tuổi cao nhưng thị lực của ông Li vẫn rất tốt, hơn nữa móng ở bàn tay phải của ông dài đến nỗi những người đang giữ kỷ lục thế giới hiện nay cũng phải chào thua.

 

Có một điều kỳ lạ mà những người từng thấy ông Liu nói rằng sắc mặt của ông không có gì khác so với những người kém ông tới 2 thế kỷ

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Bạn đã bao giờ nhìn thấy nhiều chim hồng hạc thế này chưa?
Bức ảnh này được thực hiện bởi chuyên gia
chụp ảnh trên không, Yann Arthus-Bertrand.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Túy quyền và những truyền nhân tại Việt Nam
Giadinh.net - Trận ác đấu diễn ra vô cùng gay cấn. Chàng trai đại diện cho chính nghĩa bị đối phương tấn công bằng những chiêu thức công phu hủy diệt, sinh mạng như đèn dầu leo lét. Thế nhưng, trong cơn nguy khốn ấy, đại hiệp may mắn được viện trợ khẩn cấp bằng một..."món quà" đặc biệt, ấy là rượu.

Nốc ừng ực cả vò rượu lớn, chàng trai rơi vào trạng thái say mèm, chân lảo đảo, mắt lờ đờ. Đối thủ thấy vậy bèn nhào tới tung đòn quyết định.

Thế nhưng, lạ  thay, quyền cước của hắn chỉ tung vào không khí. Tránh né tài tình, đại hiệp vừa kịp tung ra những chiêu thức hạ gục đối thủ... Đòn thế mà đại hiệp kia sử dụng là gì mà quỷ khốc thần sầu, chuyển nguy thành an như vậy?

Đi tìm "cha đẻ" võ say

Đó là Tuý quyền, cũng là bài võ thường thấy trên phim ảnh của Trung Quốc (khán giả Việt Nam từng biết đến bài quyền này qua bộ phim Hoàng Phi Hồng do diễn viên Lý Liên Kiệt thủ vai). Và, cũng chính bởi sự hấp dẫn bài võ này... trên phim mà bấy lâu Túy quyền đã trở thành "đặc sản" của võ học Đại lục, với các lời đồn đoán nửa hư, nửa thực.

Trong quá trình đi tìm chân tuớng bài quyền trứ danh này, điều vô cùng kinh ngạc là ngay tại Việt Nam cũng có Tuý quyền, hiện nó nằm trong tay một vài cao thủ của làng võ Việt Nam.

Tìm hiểu về bài võ độc đáo này, người đầu tiên tôi nghĩ đến là võ sư Vũ Quang Tín, Trưởng tràng môn phái Hoa quyền, bởi có lần tôi thấy ông biểu diễn quyền thuật rất dẻo, có những nét giống những chiêu thức trác tuyệt của Tuý quyền. Thế nhưng, cao thủ Hoa quyền này bảo, môn phái của ông tuy nổi danh với rất nhiều những bài võ có chọn lọc, chỉnh biên từ võ Tàu, nhưng túy quyền thì không.

Rất may là võ sư Tín cũng khẳng định, ở Việt Nam có Túy quyền, nhưng rất ít môn phái sở hữu nó, những cao thủ thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Võ sư giới thiệu cho tôi hai môn phái mà bấy lâu, Túy quyền của họ đã được làng võ Việt Nam thừa nhận.

Theo sự giới thiệu ấy, tôi tìm đến võ sư Băng Sơn, hiệu là Bắc Phong chân nhân, Chưởng môn phái Võ lâm Phật gia. Như nhiều người đã biết, võ sư Băng Sơn ngay từ nhỏ đã theo sư phụ Lý Chấn Hòa, người Trung Quốc, sống tại Việt Nam, Chưởng môn đời thứ 44 của môn phái Thiếu lâm Phật gia luyện võ.

Sau khi Lý sư phụ về nước, ông lại vào Nam bái Thiện Tâm thiền sư Đoàn Tâm Ảnh, môn phái Côn Luân làm thầy. Kế đến, ra Bắc, ông tiếp tục tôi rèn võ công cùng lão võ sư Trần Công, hiệu là Huyền Công Đạo, môn phái Không Động.

Mấy chục năm lăn lộn trên giang hồ, được tiếp cận với nhiều bí kíp, tinh hoa võ học nhưng võ sư Băng Sơn bảo, thứ mà ông thích thú nhất, đó là được học Túy quyền với Lý sư phụ từ khi còn nhỏ. Sau này, cùng với sự tìm tòi nghiên cứu, võ sư Băng Sơn đã nâng tầm Túy quyền của mình lên một cảnh giới cao hơn.

Thế "Bá vương kính tửu"

Thế "Bạch hạc phi thân"

Thế "Thái Bạch túy tửu"

Thế "Ngưỡng thân ẩm tửu"

Võ sư Băng Sơn thi triển Túy quyền

Võ sư Băng Sơn cho biết, hiện tại ngay cả Trung Quốc vẫn chưa biết ai là người sáng tạo ra Túy quyền. Theo truyền thuyết thì bài võ này bắt nguồn từ trận hỗn chiến của 8 vị tiên trong thần thoại Trung Hoa, bởi thế nó còn có tên là Túy Bát tiên.

Tương truyền, sau khi tu luyện đạt đến trình độ thượng thừa, bát tiên (gồm Chung Ly Quyền, Lam Thái Hòa, Tào Quốc Cữu, Lữ Động Tân, Hàn Tương Tử, Hà Tiên Cô, Trương Quả Lão, Lý Thiết Quải) được Ngọc Hoàng Thượng đế giao cho nhiệm vụ diệt quái trừ yêu, bảo vệ lương dân. Một lần, vượt biển trừ yêu, bởi sóng to nên thuyền của bát tiên bị đánh đắm khiến cả tám vị chìm nghỉm ở giữa biển khơi.

Kính trọng bát tiên, long cung mở tiệc ăn mừng nhân chuyến hội ngộ kỳ duyên đó. Rượu say bí tỉ, với bản tính thích giỡn đùa, quậy phá, bát tiên đã đánh lộn với binh tôm tướng cá, gây náo loạn long cung. Kịch chiến trong lúc say, nhưng với võ công siêu đẳng, bát tiên vẫn thi triển những chiêu thực võ thuật vô cùng đẹp mắt. Sau cùng không muốn màn "siêu quậy" của bát tiên thêm nữa, Long Vương đành phải để bát tiên đi.

Thế nhưng, bởi đó là trận chiến long trời nở đất, nên hình ảnh tám vị tiên say đánh lộn đã in bóng lên trời. Thấy hình ảnh 8 vị tiên đi quyền đẹp mắt, người hạ giới cứ ngó mà học theo. Túy quyền xuất hiện từ dạo đó.

Theo võ sư Băng Sơn, đến bây giờ, tranh, tượng mô phỏng hình ảnh "Bát tiên quá hải" vẫn còn được treo, thờ trong nhiều gia đình Trung Quốc. Trong những bức tranh hay tượng ấy, mỗi vị tiên thể hiện một thế đứng đặc biệt của mình, tượng trưng cho một thế võ của Túy quyền.

Ngoài Bát tiên, trong đời sống văn học, nghệ thuật của Trung Hoa cũng xuất hiên nhiều nhân vật mà cuộc đời đã thành một biểu tượng cho tinh thần trượng nghĩa, lấy chính trực, quân tử để chiến thắng bạo tàn, dối trá. Theo võ sư chưởng môn Võ lâm Phật gia thì họ đều có bí kíp... võ say và cách thức thi triển công phu độc đáo của họ đã thành tên của một số bài Tuý quyền sau này.

Người đam mê văn học, võ thuật không thể không biết tới những trận say nghiêng ngả của hành giả Võ Tòng, một nhân vật giàu cá tính trong tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am. Những trận say quên trời đất của vị hành giả ấy đã là nguồn cảm hứng để võ lâm sáng tạo một loạt những chiêu thức tuý quyền có tên là Võ Tòng tuý tửu. Trong số ấy tiêu biểu có trận đả hổ tại đồi Cảnh Dương, say đả Tưởng Môn Thần, đại náo Phi Vân phố...

Cũng trong tiểu thuyết lừng danh ấy, một "ông tổ" của tuý quyền đã được Thi Nại Am, sau này là phim ảnh Trung Quốc mô tả vô cùng rõ nét, đó là nhà sư tính tính lỗ mãng nhưng rất đáng yêu Lỗ Trí Thâm. Thật hiếm khi thấy nhân vật này xuất hiện mà không có nậm rượu bên mình. Bởi luôn sống trong tình trạng... say xỉn nên hoà thượng này đã để lại nhiều trận đánh kinh hồn bạt vía. Trong số những trận đánh bởi ma men điều khiển ấy hẳn nhiều người không thể nào quên trận "tuý đả sơn môn", say giao đấu với cả trăm vị hoà thượng tại chùa trên Ngũ Đài Sơn.

Khi nhắc đến môn võ độc đáo này, theo võ sư Băng Sơn thì không thể không nhắc tới một "ông tổ" nữa đó là... Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Với trận say nghiêng ngả này, lão Tôn đã một mình đại náo thiên đình bằng những động tác võ thuật vô cùng uy lực. Bởi trận chiến làm thiên binh thiên tướng thất điên bát đảo này, chúa tể của Hoa Quả sơn đã là nguồn cảm hứng để làng võ sáng tác ra những chiêu thức ảo diệu trong Tuý hầu quyền.

Tuyệt kỹ của đệ tử... Lưu Linh?

Trên phim ảnh, thường thì những người thi triển tuý quyền đều ở trạng thái say bí tỉ, không phân biệt thế nào là thật giả, đúng sai. Mắt thì lờ đờ, điệu bộ thì liêu xiêu, ngật ngưỡng. Rượu càng nhiều thì võ càng thăng hoa, uy lực.

Phải chăng, muốn sử dụng được Tuý quyền thì người luyện võ phải luyện thêm cho mình khả năng... uống rượu?

Trao đổi điều này với võ sư Băng Sơn, ông khẳng định: Không có chuyện rượu vào... võ ra như trên phim. Cốt lõi của tuý quyền là hình say chứ ý không say, bước say chứ tâm hoàn toàn tỉnh táo. Cụ thể hơn, Tuý quyền là bài võ có quyền pháp bắt chước hình ảnh của người say chứ không phải thực say. Hình ảnh người say trên phim ảnh đó chỉ có tính chất nghệ thuật, hư cấu, những nhà làm phim muốn khắc họa một cách ẩn ý triết lý cốt lõi của bài võ độc đáo này.

Triết lý đó là dù thân thể có say đến mấy thì tâm người luyện võ vẫn phải tỉnh táo. Còn thực tế, rượu đã say mèm, đứng còn không vững thì đừng nói chuyện... đánh đấm.

Tuý quyền tiềm ẩn sức mạnh trong các thế đứng và vồ. Khi chiến đấu, người võ sĩ phải vận dụng, phối hợp nhuần nhuyễn nhãn pháp (mắt), thủ pháp (đòn tay), cước pháp (đòn chân) và thân pháp (di chuyển, thân người võ sĩ luôn ở trạng thái khật khưỡng, hoặc uốn từ đông sang tây, vươn ngẩng về phía trước, hay ngửa gập ra phía sau).

Túy quyền kết hợp nhiều động tác tay nhưng ấn tượng và đặc trưng nhất vẫn là động tác nâng chén rượu mời. Còn thân pháp thì chú trọng đến thế ngã, lăn lộn, tung người. Trong tất các các thế này đều chứa đựng cả thế công và thủ. Cước pháp thì đặc trưng là những "cú đá người què" như đá móc, nằm đá...

Tuý quyền "madein Việt Nam"

Cũng nhờ sự giới thiệu của võ sư Vũ Quang Tín, Trưởng tràng Hoa quyền mà tôi đã được tận mắt chiêm ngưỡng nét hoa mĩ, hài hước ở những chiêu thức Túy quyền do chính tác giả của bài võ ấy, lão võ sư Trần Hưng Quang, Chưởng môn phái Bình Định Gia, biểu diễn.

Lão võ sư Trần Hưng Quang thi triển Túy quyền

Lão võ sư Trần Hưng Quang (từng đóng vai Ốc trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) tuổi đã ngoại bát tuần nhưng còn minh mẫn lắm. Quê gốc ở đất võ Bình Định, sớm được các danh sư nổi tiếng truyền thụ võ công nên khi ra Hà Nội, ông đã làm rạng danh võ phái Bình Định Gia của mình.

Hoà cùng các bài võ đã đi vào truyền thống của Bình Định, mới đây, lão võ sư còn "trình làng" những chiêu thức võ công mới, do ông tự sáng tác có tên chung là Tuý quyền, được làng võ vô cùng hâm mộ.

Lão võ sư cho biết, các chiêu thức trong Tuý quyền của môn phái ông không phỏng theo bất cứ môn phái nào, đó là kết quả của cả đời lăn lộn, nghiên cứu, nghiền ngẫm, đúc kết của riêng cá nhân ông. Bởi tuổi đã cao, chân tay đã yếu nên các động tác quăng quật, tung người, lăn lộn của lão võ sư không còn lanh lẹ nữa, nhưng khuôn mặt, điệu bộ say thì lão võ sư "diễn" đạt vô cùng.

Lão võ sư cho biết, tập Tuý quyền đã vô cùng khó, đạt tới đỉnh giới cao nhất của Tuý quyền lại càng khó hơn. Dù Tuý quyền đã chính thức là "tài sản" của môn phái nhưng cho đến giờ chỉ có 2 môn đồ của võ sư có thể biểu diễn được ở trình độ cao.

Trong hai môn đệ ấy, người từng biểu diễn Tuý quyền và dành huy chương vàng ở Hội diễn võ thuật cổ truyền Hà Nội, do sức khoẻ yếu đã từ giã con đường võ thuật. Thế nên, theo lão võ sư, Tuý quyền của Bình Định Gia vẫn chưa tìm thấy một truyền nhân thực thụ.

Tuý quyền của Bình Định Gia có 50 thế đánh, nhưng để bắt đầu luyện tập thì người luyện võ phải có cơ bản là 3 năm tôi rèn võ thuật trước đó. Bài đầu tiên của Tuý quyền là tập mắt, bởi ánh mắt là "mồi nhử", khiến đối phương tưởng địch thủ của mình... say thật. Cứ đứng trước gương mà luyện, luyện đến khi nào ánh mắt lờ đờ, nhìn như không nhìn, liếc như không liếc, xéo như không xéo mới đạt.

Tiếp đến là tập nét mặt. Sắc mặt người say có nhiều điểm khác so với người tỉnh táo. Lão võ sư bảo, chỉ nhìn sắc mặt là có thể đoán ngay kẻ đối diện mình say hay tỉnh, quắc cần câu hay chỉ mới lây phây. Kế đến là... âm thanh. (Chi tiết này có lẽ chỉ có Tuý quyền của Bình Định Gia mới có). Đó là những tiếng ợ, nấc, thậm chí cả tiếng... "cho chó ăn chè".

Bởi là bài võ dựa vào địa hình, địa vật để chiến đấu nên sau những bài tập về thần thái là những bài tập nhào lộn, quăng quật. Để thuần thục bài tập này, người luyện võ phải chấp nhận những vết bầm dập bởi những cú va chạm do... ngã. Bài tập này chỉ hoàn thành khi người luyện ngã chơi mà như ngã thật, nhào lộn, bật, bốc thân nhẹ nhàng tựa lá vàng bay.

Sau những bài tập nền tảng trên thì chiêu thức Tuý quyền mới được lão võ sư truyền dạy. Lão võ sư bảo, nếu có cơ bản võ thuật, học Tuý quyền thì chỉ mất vài tháng, thế nhưng, để thành cao thủ có lẽ phải là người có cơ duyên. Bằng chứng là nhiều môn đệ của lão võ sư dù hấp thụ rất nhanh những bài võ khác nhưng Tuý quyền tập mãi và vẫn chẳng thành.

Phái Võ lâm Phật gia của võ sư Băng Sơn cũng chung "cảnh ngộ" như võ phái của lão võ sư Trần Hưng Quang. Dù võ say (Tuý quyền vân du) đã là bảo vật của môn phái, đã được nhiều người luyện võ ngưỡng mộ, nhưng đến giờ, những người học được tuý quyền vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tuý quyền lợi hại như... phim?

Theo võ sư Băng Sơn, làng võ Việt Nam, ngoài môn phái của ông và Bình Định Gia thì võ say còn xuất hiện ở các môn phái như Thiếu lâm Châu gia ở TP.HCM với những bài như Tuý hầu quyền, Tuý hầu côn. Võ phái Hồng Gia quyền ở Đà Nẵng với bài Bát tiên tuý tửu và dòng Phan gia võ học ở Quảng Nam với bài Tuý quyền, Tuý nhân kiếm...

Tuy thế, theo võ sư Băng Sơn, từ khi xuất hiện, võ say chưa thực sự được "thử lửa" bởi làng võ chưa từng chứng kiến cuộc thư hùng nào của những cao thủ. Sở dĩ như vậy là bởi võ say chỉ được sử dụng khi những cao thủ uyên thông bài võ này gặp những đối thủ dưới tầm, vừa đánh vừa... trêu. Còn khi đối đầu với những đối phương ngang tầm chẳng ai sử dụng võ say cả, bởi có nhiều lối đánh khác giải quyết trận chiến nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Và, theo võ sư Băng Sơn, nếu có phải vận dụng đến bài võ ảo diệu này thì người ta cũng chỉ vận dụng chiêu thức, đòn thế để tấn công đối thủ trong chớp nhoáng. Các động tác dật dờ, liêu xiêu, bước thấp bước cao của người say cũng sẽ bị lược bỏ cho... đỡ mất thời giờ.

Tuy thế, đã vài lần thử dùng võ say trong các cuộc đánh giao lưu với đồng đạo võ lâm, võ sư Băng Sơn thấy uy lực của võ say là vô cùng lợi hại, rất phù hợp cho những trận đánh ở tư thế gần.

Vui xuân, nhiều người quá chén. Thế nhưng, khi ấy đừng ai có dại mà biểu diễn "võ say" bởi "võ" ấy chỉ nhận cho mình phần họa mà thôi !

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
[External_Diamond 

Chào bạn Doremon, cám ơn những tấm hình của bạn! Mình muốn mua những tác phẩm điêu khắc này thì phải tìm đâu? bạn có thể chỉ giùm mình không? mobi của mình là: 01669638099 , Cám ơn bạn!

Trân trọng!]

@ extenal_diamond : bạn có thể mua những hình điêu khắc từ thân tre ở Thương Xá Tax - Nguyễn Huệ - TPHCM, giá mỗi cái là 395.000đồng. Bạn đến xem , có rất nhiều mẫu mã.

Trân trọng!]

@ extenal_diamond : bạn có thể mua những hình điêu khắc từ thân tre ở Thương Xá Tax - Nguyễn Huệ - TPHCM, giá mỗi cái là 395.000đồng. Bạn đến xem , có rất nhiều mẫu mã.

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Chà, mấy con nửa rắn nửa thằn lằn nhìn còn ớn hơn rắn nữa.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Tây Sơn Thập Thần Vũ khí

Triều đại Tây Sơn có nhiều danh tướng đã làm vang danh các vũ khí được sử dụng trong sự nghiệp dựng nước. Nổi danh nhất là Tây Sơn thập thần vũ khí.

Đó là mười món binh khí có những đặc điểm phi thường: một thanh thần kiếm, hai cây thần côn, ba thanh thần đao và bốn cây thần cung của các danh tướng Tây Sơn.

1. Độc thần kiếm:

Là thanh cổ kiếm của Nguyễn Nhạc, tình cờ mua được lúc đi buôn trầu trên thượng nguồn sông Côn. Nguyễn Nhạc đem về tặng cho thầy Trương Văn Hiến. Trương Công biết là một báu kiếm nên đem cất thật kỹ. Khi Nguyễn Nhạc đã xây dựng xong cơ sở chiến đấu, xuống An Thái thăm thầy và vấn kế, Trương Công bèn trao lại thanh gươm để dùng cho đại sự. Gươm dài hơn sải tay, chém sắt như chém chuối; lưỡi gươm ra khỏi vỏ, ánh hào quang tỏa ra loa mắt. Người dân tộc vùng Tây Sơn thượng đạo theo Hỏa thần, tin là thanh kiếm của thần ban cho nhà vua nên gọi là kiếm thần và gọi ông Nhạc là Vua Trời.

Để làm cho lòng người thêm tin tưởng, ông Nhạc bèn bày ra một cảnh tượng kiếm trời cho. Nguyên một hôm, Nguyễn Nhạc cùng bộ hạ ở An Khê về đến Hoành Sơn thì ngựa Nguyễn Nhạc lồng lên, rồi thẳng cổ phi nước đại. Đến chân núi phía trong gò Sặt, cương ngựa bị đứt Nguyễn Nhạc té nhào xuống ngựa, trật chân không đứng dậy được. Đám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi lâu mới bớt. Khi đứng dậy để lên ngựa thì Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên xem thì là một thanh cổ kiếm, lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều mừng là kiếm trời ban. Do tích được kiếm của Nguyễn Nhạc tại đây nên núi mang tên là hòn Kiếm Sơn.

Trong ngày khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc lập đàn cáo trời đất tại nghẹo Cây Khế nơi đèo An Khê, dưới bóng 2 cây đại thọ: Cây Ké, Cây Cầy. Khi đại quân đến gần tế đàn thì từ trên cây Ké một con rắn bò xuống, thân lớn bằng cột nhà, sắc đen nhánh như hạt huyền, người đương thời gọi là Ô Long nằm cuộn nơi đường đi. Quân không dám tiến. Nguyễn Nhạc bèn xuống ngựa tuốt gươm, vái cùng trời đất rồi chém bay đầu rắn. Nhờ vậy gươm linh lại thêm lừng lẫy.

2. Song thần côn:

Là hai cây côn của hai tướng Võ Đình Tú và Đặng Xuân Phong.

a. Ngân côn

Cây ngân côn của tướng quân Võ Đình Tú màu trắng được rèn bằng bạch thiết, rất chắc và khá nặng, phải đến hai người khiêng.

b. Thiết côn

Cây thiết côn của tướng quân Đặng Xuân Phong màu đen, cũng nặng như cây ngân côn.

Ngân côn và thiết côn chỉ lớn bằng cổ tay, dài quá đầu, song lại rất nặng. Khi lâm trận côn múa lên, ngân côn tạo thành một đạo bạch quang, thiết côn tạo nên một luồng hắc quang. Đường côn đi đến đâu, vũ khí của đối phương văng lên tứ phía, thây người ngã rạp như rạ gặp bão.

Vì danh vang khắp nơi nên đích thân nữ tướng Bùi Thị Xuân đã thêu hai lá cờ để tặng "Ngân Côn Tướng Quân" cho Võ Đình Tú và "Thiết Côn Tướng Quân" cho Đặng Xuân Phong.

3. Tam thần đao:

Là ba cây đại đao của Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu và Lê Sĩ Hoàng, có tên Ô Long đao, Huỳnh Long đao và Xích Long đao.

a. Ô Long đao

Là tên đao của Nguyễn Huệ. Truyền rằng một hôm Nguyễn Huệ đi tuần nơi đèo An Khê, khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa. Để tạo nên một không khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin là trong dịp đi tuần này có hai con rắn mun to lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu xà.

Thanh Ô Long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ thì khí lạnh tỏa ra một vùng khá rộng. Thanh đao không có hào quang mà chỉ có khí lạnh, đồng thời sắc bén vô cùng. Trọng lượng rất nặng, phải một người vác mới nổi.

Trong trận Rạch Gầm, Xoài Mút năm Giáp Thìn (1785) Nguyễn Huệ đã sử dụng thanh Ô Long đao chém tướng quân Xiêm lên đến hàng trăm người. Đao loan đến đâu vũ khí và đầu người rụng đến đó. Rồi đến năm Kỷ Dậu (1789) lại một lần nữa thanh Ô Long đao lại đẫm máu quân Thanh xâm lược.

b. Huỳnh Long Đao

Là thanh đao thần của tướng quân Trần Quang Diệu. Đao thần do sư phụ Trần Quang Diệu là võ sư Diệp Đình Tòng truyền tặng. Sở dĩ có tên Huỳnh Long là vì tại đầu con cù nơi ngậm lưỡi đao được thép vàng.

Cặp song đao Ô Long và Huỳnh Long phối hợp tung hoành trong trận đánh quân Xiêm tại Rạch Gầm, Xoài Mút. Các chiến công của Trần Quang Diệu đều do thanh Huỳnh Long góp phần tạo nên.

c. Xích Long Đao.

Là thanh đao của tướng Lê Sĩ Hoàng. Sở dĩ có tên là Xích Long đao vì tại đầu con cù ngậm lưỡi đao sơn màu đỏ.

Nguyên sau khi dẹp xong quân Mãn Thanh, vua Quang Trung mở hội thi võ để chọn thêm nhân tài giữ nước.

Lê Sĩ Hoàng, người quê Quảng Nam ra kinh ứng thí. Hoàng dũng sĩ, lúc nhỏ nhà nghèo, chăn trâu cho một Phú ông trong thôn. Nhà gần núi nên một hôm trâu bị cọp bắt. Hoàng sợ chủ bắt đền. Chạy trốn vào núi sâu. Lạc đường không tìm được lối ra, gặp được dị nhân truyền thụ võ nghệ. Lê có sức mạnh hơn người, võ nghệ tuyệt luân, chuyên sử dụng cây đao Xích Long của sư phụ truyền cho.

Năm Quang Trung thứ hai (1789) khoa thi võ đầu tiên tại kinh đô Phú Xuân, Lê Sĩ Hoàng ra ứng thí. Thấy tài năng vượt trội, lại chuyên sử dụng đại đao nên vua Quang Trung sai Trần Quang Diệu ra tỉ thí. Hai thanh đao Huỳnh Long và Xích Long như đôi rồng hợp nhau múa lượn, người xem vỗ tay hoan hô vang dậy. Hai bên bất phân thắng bại. Vua Quang Trung cao hứng, truyền đem Ô Long Đao ra để tỷ đấu cùng Lê võ sinh. Lê Sĩ Hoàng cung kính quỳ tâu:

- Với Trần tướng quân, hạ thần còn chưa địch nổi, huống chi bệ hạ.

Nhà vua đắc ý, vỗ vai họ Lê, cười nói:

- Khanh là Hứa Chữ của ta đó!

Rồi cởi chiếc cẩm bào đương mặc, ban cho Lê Sĩ Hoàng.

 

4. Tứ Thần cung:

Là bốn cây cung nổi danh thời Tây Sơn: Thiết Thai cung, Vỹ Mao cung, Kỳ Nam cung và Liên Phát cung.

a. Thiết Thai cung

Là cung của tướng Nguyễn Quang Huy, người Phú Yên, thiện dụng cây ngân câu (móc câu bạc) ưa cưỡi bạch mã. Huy có sức mạnh lại giỏi võ nghệ, tinh thông binh pháp, Vua Thái Đức rất ái trọng, phong làm Phòng ngự sứ vào trấn Bình Thuận.

Cây Thiết Thai cung có cánh cung làm bằng thép, có nòng bằng sắt, nên trọng lượng rất nặng, sức bắn xa gấp ba, bốn lần cung thường.

Nguyễn Quang Huy trước trấn Bình Thuận, sau bị Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm nên phải lui về thủ Phú Yên. Năm Kỷ Mùi (1799) thành Quy Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh vây hãm, Nguyễn Quang Huy kéo quân ra cứu Quy Nhơn. Nguyễn Quang Huy đánh rất hăng. Một ngày đánh bại 25 viên tướng của Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh lấy làm lạ lên thành đứng xem. Quang Huy tả xung hữu đột giữa muôn quân như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản, ngó thấy Nguyễn Phúc Ánh đứng trên thành, bèn dùng Thiết Thai cung bắn trúng cánh tay trái. Phúc Ánh té nhào bất tỉnh. Vì vết thương này mà Nguyễn Phúc Ánh phải rút về Gia Định để dưỡng thương.

b. Vĩ Mao cung:

Là cung của văn thần La Xuân Kiều, người huyện Phù Cát, văn thơ Nôm, Hán đều thông suốt. Lại giỏi cưỡi ngựa, bắn cung hay. Họ La có một cây cung đặc biệt làm bằng gỗ quý, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa. Khi dây cung bật, một âm thanh trong trẻo du dương phát ra, tên phóng ra rất mạnh. Âm thanh vừa dứt thì đích đã trúng hồng tâm. Nhờ cây Vĩ Mao cung mà La Xuân Kiều nổi danh là một xạ thủ đương thời.

c. Kỳ Nam cung:

Là cung của tướng quân Lý Văn Bưu. Cung có một cấu trúc đặc biệt. Giữa nơi cánh cung, chỗ tay cầm có tháp gỗ quý Kỳ Nam. Bởi vậy cho nên khi treo cung nơi phòng thì hương trầm thơm ngát khắp nhà. Lúc dùng nơi trận địa, hương trầm làm tăng nội lực nên Lý Văn Bưu bắn trăm phát trăm trúng. Càng bắn nội lực càng tăng, tên càng trúng đích.

Lúc còn đang xây dựng cơ sở cho nhà Tây Sơn, tại dãy núi Ninh Thuận, huyện Tây Sơn bây giờ, có một con cọp tàu cau, to lớn như con trâu mộng, rất hung dữ và lại tinh khôn, thường hay xuống bắt bò heo và luôn cả người nữa. Lúc đầu thì hổ đi săn bắt ban đêm, sau lại phá phách luôn cả ban ngày. Chẳng những có sức mạnh mà da hổ lại quá dày, cứng đến độ giáo mác dâm không lủng. Dân làng thuê đám thợ săn cọp và các võ sĩ có danh để trừ hổ, song tất cả đều thất bại. Lớp chết lớp trọng thương.

Lý Văn Bưu được tin, mang cung Kỳ Nam tìm vào rừng sâu để diệt trừ hổ dữ. Gặp được hổ, họ Lý trương Kỳ Nam cung bắn một phát vào đầu cọp. Tên xuyên từ mắt phải ra đến sau ót. Cọp còn hăng sức xông đến. Lý Văn Bưu tiếp liền hai phát. Tuy da hổ cứng rắn song tên vẫn xuyên ngang cuống họng và yết hầu. Cọp giãy giụa một hồi lâu mới chết. Trong các trận Nam chiến, đánh nhau với quân Xiêm và Bắc chiến với quân Mãn Thanh, cây Kỳ Nam cung cũng đã ra sức giúp Lý Văn Bưu lập được nhiều chiến công.

d. Liên Phát cung:

Là cung thần của Đặng Xuân Phong. Cánh cung làm bằng thép có độ cứng và đàn hồi cao nên sức bật rất mạnh. Nhờ ở sức mạnh và tài luyện tập, Đặng Xuân Phong có thể bắn một lần 5 mũi tên và bắn liên tiếp.

Một hôm, Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, trông thấy một tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, mang cung sắt, cưỡi ngựa ô, từ hướng làng Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc, thái độ hiên ngang nhưng tướng mạo trung hậu. Đến hòn Trưng Sơn, tráng sĩ phi ngựa lên núi. Đường sá gập ghềnh nhưng ngựa chạy như trên bình địa.

Một bầy quạ bay ngang qua, tráng sĩ gương cung bắn hai phát: hai con quạ rơi xuống. Tiếp theo 5 phát nữa: lại 5 con rơi như lá rụng.

Biết là người có tài, bà Bùi Thị Xuân sau khi thăm dò gốc tích, đã cùng với Võ Đình Tú đến tận làng Dõng Hòa kết bạn và mời tham gia đại sứ, xây dựng nhà Tây Sơn.

Ngoài Tây Sơn thập thần vũ khí, Bình Định còn có thanh đại đao của tướng Lê Đại Cang. Cây đao nổi tiếng đã từng giúp cho Lê tướng công dẹp yên giặc Miên bình định Trấn Tây Thành

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

                                              Người thổi sáo bằng… mắt

Cái nghèo, cái khó là thực trạng chung của đời sống xóm nghệ sĩ. Tuy nhiên, cũng trong xóm này còn có cả những nghệ sĩ đang là ngôi sao ăn khách của các sân khấu kịch nghệ, các bar hoặc cà phê sân vườn… Và có thể khẳng định một trong những ngôi sao của xóm này là người đàn ông có biệt tài thổi sáo, phun sữa, thổi nến, bơm ruột xe (săm xe)… bằng mắt có nghệ danh Xuân Diệu (tên thật là Nguyễn Văn Diệu).

Tuổi tứ tuần mới biết tài bẩm sinh

Chúng tôi đã tìm đến nhà của nghệ sĩ mang tên Xuân Diệu - một căn phòng trọ có diện tích chừng 18 m2 - nằm đầu dãy phòng trọ, phía tay trái của xóm nghệ sĩ này và được nghe anh nói về con đường “sự nghiệp” của mình.
Nghệ sĩ Xuân Diệu biểu diễn phun sữa ra hai mắt

Nghệ sỹ Xuân Diệu cho biết, trong một lần đi chăn vịt ngoài đồng cách đây 26 năm (năm đó anh gần 20 tuổi), trong giờ ngồi nghỉ trưa uống nước bị sặc lên mũi rồi nước tràn ra hai mắt thành hai dòng nước. Khi đó anh chỉ thấy hơi là lạ, nhưng thực lòng đã không nghĩ gì nhiều, và tuyệt nhiên không hề nghĩ đó lại là “sự kiện đặc biệt” khiến đời anh có những thay đổi không ngờ như ngày hôm nay. Sau lần sặc nước ra mắt đó, anh kể lại cho mọi người nghe, nhưng không ai tin. Thế là nhiều lần anh làm thử chỉ để chứng minh cho mọi người rõ là anh không “xạo”, mà không với mục đích nào khác. Và thường ai xem xong cũng cho là có gì đó hơi kỳ lạ, song mọi người cũng chỉ dừng lại ở việc đặt cho anh một biệt danh là “Xuân xịt”.

“Xuân xịt” cứ thế sống vô tư, lấy vợ, sinh được hai con gái rồi qua tỉnh Bạc Liêu quê vợ sinh sống. Ở quê vợ, lâu lâu chàng rể “Xuân xịt” có biểu diễn vài chiêu xịt nước bằng mắt cho bà con chòm xóm xem chơi… Và cuộc sống mưu sinh cùng ruộng lúa, đàn vịt vẫn bình lặng trôi qua, mãi cho tận đến năm 2006, chuyện về Xuân Diệu mới đến tai Đài Phát thanh Truyền hình Bạc Liêu. Sau khi đài Bạc Liêu ghi hình, thì VTV mới biết tiếng và mời chàng Xuân Diệu ra Hà Nội, lúc này Xuân Diệu tuổi đã ngoài tứ tuần….

Tại Hà Nội Xuân Diệu đã có thêm màn dùng mắt thổi tắt 20 ngọn nến cho chuyên mục Chuyện lạ Việt Nam của VTV ghi hình và ghi tên tuổi Xuân Diệu với kỳ tích thổi tắt nhiều nến nhất Việt Nam bằng… mắt. Cũng dịp này VietBook ghi nhận Xuân Diệu là người có khả năng thổi sữa bằng mắt xa nhất Việt Nam.

Sau những “biến động” lớn lao này, Xuân Diệu cùng vợ mon men lên thành phố lập nghiệp: chồng chạy show diễn hằng đêm tại tất cả những địa điểm vui chơi giải trí lớn bé khác nhau với nhiều mức thù lao; vợ ở nhà may vá kiếm thêm thu nhập giúp chồng. Còn hai con gái vợ chồng gửi bà ngoại săn sóc. “Thú thực là tui và vợ không bao giờ nghĩ mình lại có ngày rời bỏ nghề làm ruộng, chăn vịt ở quê để mà lên thành phố này, mà lại làm cái nghề khác người như vậy bao giờ. Nhưng giờ lên rồi mới hiểu thêm là để thích ứng với môi trường thành phố, để trụ được nghiệp biểu diễn dưới ánh đèn sân khấu, thì mình không thể chỉ dựa vào chút tài năng bẩm sinh vốn có…”

Tập thổi sáo bằng… mắt

TP.HCM tuy là nơi người ta dễ dàng kiếm sống, nhưng đây cũng còn là nơi buộc người ta mỗi ngày phải vượt qua những thử thách, khó khăn… và phải từng giờ từng phút vượt lên chính mình để có thể sống được, sống tốt - Xuân Diệu tâm sự với chúng tôi. Và anh khẳng định: “Nếu cứ diễn mãi chỉ với hai trò phun sữa và thổi nến thì chắc chắn tôi sẽ phải khăn gói về quê sớm. Vì khán giả của tôi cũng như của tất cả những sân khấu ca nhạc, cải lương nào khác… họ luôn đòi hỏi cái mới, sự sinh động trong các tiết mục biểu diễn”.
Nghệ sĩ Xuân Diệu biểu diễn bơm xăm xe bằng mắt

Và đó là những lý do khiến người đàn ông có ngót nghét hơn 20 năm làm ruộng, chăn vịt Xuân Diệu phải lao vào sáng tạo, tự biên đạo, luyện tập cho cho chính mình những tiết mục đặc sắc mới từ khả năng bẩm sinh khác thường của mắt mình. Trải qua nhiều lần tập thử, hết thất bại này qua thất bại khác… cho đến khi đã thành công rồi thì bước sang giai đoạn anh phải tự mình luyện tập cho thuần thục trước khi quyết định đứng trên sân khấu biểu diễn. Kết quả chỉ sau hơn hai năm theo nghề biểu diễn tạp kỹ, với những lần phải nhập viện rửa mắt mà chính anh cũng không nhớ hết, giờ đây Xuân Diệu đã có thể biểu diễn nhiều tiết mục: thổi nến bằng mắt, phun sữa bằng mắt, bơm bánh xe bằng mắt… và mới đây nhất, anh đã luyện tập và đã có thể thổi sáo bằng mắt. “Tuy chưa thổi được trọn bài nào, nhưng tôi sẽ cố gắng luyện tập, hy vọng trước khi về hưu có thể thổi trọn vẹn được những ca khúc mà mình yêu thích” - anh tâm sự.

Từ những nỗ lực phi thường của bản thân, giờ đây Xuân Diệu là một trong số rất ít những người có mức thu nhập kha khá trong xóm nghệ sĩ này. Anh thật thà đến từng câu chữ khi bộc bạch với chúng tôi: “Tháng nào mưa gió nhiều, ít show nhất thì thu nhập của tui là 15 triệu. Các tháng khác, nhiều show hơn thì sẽ được nhiều hơn…”. Sở dĩ vậy, vì mỗi suất diễn của anh Xuân Diệu tại các quán cà phê, quán bar được trả “cát sê” khoảng 300-500 ngàn đồng, tại các hội chợ được trả nhiều thì cả triệu bạc/show diễn. Tâm sự với chúng tôi, anh còn tỏ ý muốn liên hệ với tổ chức kỷ lục Guinness thế giới để ghi nhận tài năng của mình.

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Đề nghị bạn dương quá coi lại các bài viết của bạn nhé . Làm ơn ghi rõ bạn trích từ nguồn nào . Đây không phải lần đầu tôi nói . Thanks .
Page 8 of 8 (117 items) « First ... < Previous 4 5 6 7 8 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems