Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
An ninh thế giới
Hình phạt của Spammer
Khó có thể có chiều cao chính xác của tháp Eiffel ở Pháp. Chiều cao của kiến trúc này thay đổi tuỳ theo nhiệt độ của môi trường, với mức biến thiên khoảng 0,15m.
- Ở Nhật có một quảng trường đọc là O, còn ở Pháp có một quảng trường tên Y.
- Mã số của nước Nga là… “007”.
- Tạp chí về chú vịt Donald có lần đã bị cấm lưu hành tại Phần Lan vì chú vịt này không mặc quần dài.
- Thuỵ Điển là nước có sinh suất thấp nhất (1/100), có số vụ giết người hàng năm thấp nhất… Đất nước Bắc Âu này có một khách sạn làm toàn bằng băng tuyết, mỗi năm đều phải xây dựng lại.
- Nếu bạn sắp hàng ngang toàn bộ số chiếc điện thoại di động được sử dụng trên toàn thế giới với nhau (mỗi chiếc dài trung bình 10cm), bạn sẽ tạo thành một “sợi điện thoại di động” đủ để quấn… 3 vòng xung quanh quả đất.
- Các nhà hoá học người Đức đã tạo ra một phiên bản chiếc cúp bóng đá thế giới có kích cỡ của một… phân tử. Nó bằng 1/100 triệu kích cỡ của một quả bóng đá thật.
- Nếu bước chân của bạn nhanh bằng tốc độ xử lý máy tính Intel Pentium 4 (3,2 GHz) có công nghệ siêu phân luồng, thì bạn có thể đi nhanh hơn vận tốc âm thanh khoảng 4.000.000 lần; và nhanh hơn tốc độ ánh sáng khoảng 4,47 lần. Hoặc bạn có thể đi bộ lên mặt trăng mất… chưa tới 0,28 giây; và lên mặt trời mất… chưa tới 109,12 giây.
Một đội bao gồm những nhà nghiên cứu nghiên cứu đến từ Italia và Ecuado đã phát hiện ra một con cự đà khá đặc biệt. Con cự đà này có màu sắc không giống như những con cự đà bình thường mà nó mang màu hồng.
Con cự đà màu hồng này quả là sặc sỡ và trông thật bắt mắt. Nó được phát hiện và tìm thấy trên hòn đảo Galapagos thuộc đất nước Ecuador.
Được biết, con cự đà màu hồng đã được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1986 và sau đó vài năm những nhà khoa học đã phân tích AND của chúng thì các nhà khoa học đã kết luận được rằng đó là những con vật khác biệt duy nhất.
Hình ảnh con cự đà màu hồng khiến cho nhiều người xem thấy một sự khác lạ và độc đáo.
Hình ảnh con cự đà màu hồng trên được chụp lại tại vườn quốc gia Galapagos, Ecuador
Một cảnh tượng chưa từng thấy trên các con sông: Những chú cá bật mình lên khỏi mặt nước như đang đắm mình trong những vũ điệu trên không. Cảnh tượng này không tránh khỏi sự thu hút của nhiều người, đặc biệt là những "ngư ông"...
Đó là 1 khung cảnh mà những người câu cá hằng mơ ước, sau hàng giờ mệt mỏi ngồi trên bờ chờ đợi sự cắn câu của những chú cá.
Sự xuất hiện bất ngờ của một số lượng cá chép bạc khổng lồ là do tiếng ồn của mô tơ điện từ chiếc thuyền đánh cá. Những con cá phản ứng lại với các rung động như thể chúng là những con thú ăn thịt và chúng đã nhảy lên cách mặt nước đến hơn 3m.
Điệu nhảy trên không, được viết bởi những người thu thập tin tức trên sông Illinois, một nhánh của sông Mississippi. Đó là một cảnh ngoạn mục: nước khuấy tung lên cùng với những chú cá tinh nghịch.
Nhưng loài cá bạc điên cuồng, nặng đến hơn 18kg, có thể làm đắm thuyền và gây ra thương tích nghiêm trọng đối với bất cứ ai trong khu vực của chúng.
Nhà sản xuất phim John Downer đã nói tính hung dữ của đàn cá làm cả đội kinh ngạc. Tất cả chúng đột nhiên trở nên hung dữ, chúng phải trở lại với những thiết bị bảo vệ tốt hơn.
Đối với những người đánh cá thì điều đó giống như thiên đường. Họ thậm chí không phải mất nhiều công sức, những chú cá tự nhảy vào thuyền.
Nếu không đặt chân đến đất thiêng Côn Đảo, hẳn chẳng mấy ai biết được vùng đất từng được mệnh danh "địa ngục trần gian" nay là mái nhà bình yên của nhiều loài sinh vật biển quý hiếm. Càng bất ngờ hơn khi khát vọng gần gũi tự nhiên của du khách sẽ được đáp ứng bằng các hình thức du lịch sinh thái xuyên rừng băng biển, đặc biệt là tour tham quan rùa đẻ.
Sở hữu những con số kỷ lục
"Trước đây, ngư dân gọi chung các loài rùa biển là đú. Trong tổng số năm loài rùa biển có mặt ở nước ta gồm rùa da, đồi mồi, đồi mồi dứa, vích, quản đồng thì Côn Đảo hiện hữu đến bốn loài (không có quản đồng). Thường xuất hiện duy trì nòi giống tại khu vực đảo Hòn Cau và Hòn Bảy Cạnh, các ông đú hiện diện tại Côn Đảo đều có mặt trong Sách đỏ Việt Nam và đang được bảo vệ nghiêm ngặt".
Trong tự nhiên, rùa biển phải đối diện với nhiều mối đe dọa sống còn: Các loài bò sát lớn và các loài ăn thịt dưới biển là khắc tinh của rùa khi chúng còn nhỏ. Vượt qua những mối nguy này, đến tuổi trưởng thành thì rùa bị con người bắt giết thịt và vì mục đích thương mại. Ngoài ra, nạn ô nhiễm, ánh sáng đèn, các công trình bảo vệ bờ biển cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và cản trở việc sinh sản của rùa biển.
Trên đường đưa chúng tôi đi xem rùa đẻ, chị Võ Thị Bích Thùy, cán bộ Phòng Du lịch sinh thái bật mí, vì có đến 14 trong tổng số 16 hòn đảo được rùa biển chọn làm nơi đẻ trứng nên các nhà khoa học bình chọn Côn Đảo là "Bãi đẻ lớn nhất Việt Nam" (các địa phương từng xuất hiện rùa đẻ gồm vịnh Nha Trang, vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận), huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Điều này cũng đồng nghĩa với việc hằng năm, Côn Đảo đón nhận được số lượng rùa biển sinh sản lớn nhất nước.
Theo các nhà khoa học, rùa biển là loài sinh vật cổ xưa, đã sống qua hàng triệu năm, rất lâu trước khi con người bắt đầu hình thành và sinh sống trên hành tinh.
Chị Thùy cho biết, qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện các "cụ đú" sở hữu những con số rất kỷ lục: "Tuổi thọ của rùa biển có thể lên đến hơn 200 năm. Vào mùa sinh sản, rùa mẹ đẻ trung bình 5 ổ trứng với số trứng lên đến 500 quả. Có trên 80% số trứng này được ấp nở con thành công. Một con rùa phải mất từ 30-50 năm mới đủ tuổi trưởng thành và chỉ có 1 trong tổng số trên 1.000 rùa con mới sống sót được tới lúc đó".
Một sinh vật đặc biệt
Hôm chúng tôi đến Côn Đảo biển động nên rùa không cập bãi sinh đẻ như thường lệ.
Để "đền bù", anh Lê Xuân Ái, Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo khoản đãi chúng tôi đủ chuyện về rùa, một sinh vật mà theo anh có rất nhiều điều đặc biệt, trước tiên là vấn đề giới tính của rùa phụ thuộc vào nhiệt độ: "Khi nhiệt độ nóng lên thì trứng sẽ nở ra nhiều rùa cái và ngược lại. Nhờ nắm bắt được đặc tính này mà các nhà khoa học đã điều chỉnh nắng gió để cân bằng số lượng đực cái cho phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng".
Sau hơn 30 năm sống giữa đại dương, đến mùa hạ sinh, rùa biển bao giờ cũng quay về nơi chôn nhau cắt rốn.
Ngay khi nở ra từ trứng, theo bản năng tự nhiên, rùa con sẽ quay đầu về phía biển, bắt đầu vòng đời lưu lạc dưới đáy đại dương hơn 3 thập kỷ.
Anh Ái say chuyện: "Điều kỳ lạ ở chỗ đến tuổi trưởng thành, rùa con sẽ quay trở lại nơi nó từng được sinh ra đặng thực hiện chức năng duy trì nòi giống. Bằng cách nào mà rùa nhớ và trở về đúng chốn xưa đến nay vẫn chưa có nhà khoa học nào lý giải thấu đáo".
"Hồi giờ mấy ông từng nghe, từng thấy có loài động vật nào biết làm tổ ngụy trang khi sinh đẻ chưa? Rùa biển đấy. Đẻ xong, rùa mẹ sẽ vun cát lấp ổ rồi dùng cả thân mình nén chặt. Tiếp đó nó dùng vây bơi cào một khoảng rộng nhằm xóa vết tích và làm thêm vài chiếc tổ giả để đánh lạc hướng những con thú chuyên săn tìm trứng", anh Ái cho biết.
- Thưa anh, rùa con khi xuống biển sống lẩn quẩn tại khu vực nó được sinh ra hay trôi theo dòng chảy? Trong vòng đời của mình, chúng đi du lịch đến những đâu?
- Vài năm trước, chuyện này vẫn còn là bí mật. Mới đây, các nhà khoa học phát hiện trong 5 năm đầu đời, rùa con lẩn sâu xuống đáy đại dương, tồn tại bằng cách ăn những loài nhuyễn thể, giáp xác. Chúng tôi có gắn chip theo dõi cho 3 "em" và hiện ghi nhận thông tin "mấy ẻm" đang du ngoạn ở Philippines đấy!
Vừa chào đời đã lao vào cuộc sinh tồn khắc nghiệt và khi trưởng thành vượt ngàn dặm xa trở lại nơi đất mẹ. Đặc tính này của rùa biển là bài học sinh động về tính tự lập và sự thủy chung với nguồn cội. Điều mà với nhiều bạn trẻ hiện đang dần trở thành khái niệm xa xỉ
Tại các xứ dừa, vỏ của loài quả này thường bị đốt và ném đi như một loại rác thải. Giáo sư Walter Bradley, trưởng nhóm nghiên cứu khẳng định đây là lần đầu tiên vỏ dừa được sử dụng để chế tạo các bộ phận trong ôtô.
Ý tưởng tận dụng vỏ dừa nảy sinh sau khi một sinh viên tới từ Ghana kể với Walter rằng tại đất nước anh, những đống vỏ dừa xuất hiện khắp nơi. Sau một trận mưa, nước lọt vào trong vỏ dừa và không thể thoát ra, tạo thành nơi đẻ trứng lý tưởng cho các loại muỗi gây bệnh sốt rét.
“Hiện tại thế giới có khoảng 11 triệu hộ gia đình trồng dừa nhưng thu nhập trung bình hàng năm của họ chỉ xấp xỉ 500 USD. Chúng tôi muốn biến vỏ dừa thành tiền để giúp họ tăng thu nhập. Mục tiêu lâu dài của chúng tôi là tăng cầu đối với vỏ dừa để nâng giá thị trường của chúng”, Walter phát biểu.
Vỏ dừa rất cứng và được tạo nên bởi vô số xơ và cùi. Phần bên trong lớp vỏ được sử dụng để sản xuất sữa hoặc dầu. Cùi dừa khá mềm và xốp, nhưng nếu được sấy khô nó sẽ co lại thành một chất có khả năng hấp thụ một lượng nước gấp 10 lần khối lượng của nó.
“Xơ dừa dai, cứng và dễ uốn. Chúng ta có thể dùng nó để chế tạo mọi thứ”, giáo sư Walter nhận xét. Nhóm nghiên cứu trộn xơ dừa với sợi polypropylene rồi đổ vào khuôn để tạo nên những hình thù mong muốn. Sự pha trộn này tạo nên một thứ nguyên liệu vừa nhẹ vừa cứng.
Các thử nghiệm sơ bộ cho thấy nó có thể đáp ứng nhiều tiêu chuẩn công nghiệp. Trên thực tế, xơ dừa có khả năng chịu lực, đàn hồi và bền không kém sợi polyester tổng hợp.
Ngoài ra, xơ dừa không dễ cháy hoặc giải phóng khói độc. Nhóm của giáo sư Walter đang hợp tác với một công ty chế tạo sợi tổng hợp ở bang Texas để sản xuất loại vật liệu mới với quy mô lớn
Tình trạng nóng lên của khí hậu vẫn diễn ra, bất chấp các khu vực rộng lớn của Thái Bình Dương tiếp tục lạnh đi do hiệu ứng của hiện tượng La Nina. Các nhà khoa học Anh thuộc trung tâm Met Office Hadley Center dự đoán năm 2009 sẽ nóng nhất kể từ năm 2005 và nhiệt độ có khả năng tăng tiếp trong những năm sau này.
Kỷ lục nóng nhất hiện nay vẫn là năm 1998 với nhiệt độ trung bình 14,52oC, vượt xa mức 14oC của trung bình giai đoạn 1961-1990 (thường được lấy làm chuẩn thời tiết dài hạn). Khí hậu đặc biệt của năm 1998 là do ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng El Nino, với mức độ nóng bất thường của bề mặt biển phía đông Thái Bình Dương.
Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về cơ chế gây ra hiện tượng El Nino và La Nina, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất với nhau rằng chúng đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với mô hình thời tiết toàn cầu. Sức mạnh của các đợt gió mậu dịch thổi từ phía đông sang phía tây qua vùng xích đạo Thái Bình Dương cũng được cho là một nhân tố quan trọng với mô hình này.
Giáo sư Chris Folland thuộc Met Office Hadley Center cho biết thêm: "Mức độ nóng kỷ lục tăng lên có thể xảy ra ngay khi El Nino có quy mô vừa phải phát triển. Các hiện tượng như El Nino và La Nina có ảnh hưởng mạnh đến nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu".
Giáo sư Phil Jones, giám đốc trung tâm nghiên cứu khí hậu của Đại học East Anglia (Anh) thì nhận định, tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ chưa chấm dứt, cho dù năm 2009 cũng giống như năm 2008 không vượt qua kỷ lục nắng nóng 1998. Ông nhấn mạnh rằng nhiệt độ trung bình giai đoạn 2001-2007 là 14,44oC, nóng hơn 0,21oC so với giai đoạn 1991-2000
Bướm 'ma cà rồng' dùng máu làm quà
Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài bướm đêm hút máu ở vùng Siberia của Nga. Lưỡi của chúng có móc và ngạnh để khoan sâu vào da con mồi.
Bướm đêm “ma cà rồng” chỉ khác Calyptra thalictri – một loài bướm ăn trái cây khá phổ biến ở khu vực Trung Âu và Nam Âu - ở một vài chi tiết nhỏ trên cánh. Khi đậu trên tay người, chúng nhanh chóng dùng lưỡi có móc và ngạnh để khoan sâu vào da rồi hút máu.
Nhà côn trùng học Jennifer Zaspel của Đại học Florida (Mỹ) cho rằng tổ tiên của bướm hút máu có thể là bướm Calyptra thalictri. “Dựa theo các yếu tố về địa lý, hành vi và những khác biệt trên cánh của bướm hút máu và bướm ăn trái cây, chúng tôi có thể suy luận rằng bướm ma cà rồng là loài mới. Nhưng chúng ta không thể khẳng định chắc chắn khi chưa xem xét gene của chúng”, Jenifer nói.
Nếu quả thực bướm ăn trái cây là tổ tiên của bướm ma cà rồng, giới khoa học sẽ có cơ hội tìm hiểu nguyên nhân khiến một số loài bướm thích máu. Một số chuyên gia từng cho rằng thói quen hút máu ở côn trùng và thú bắt nguồn từ hành vi sử dụng nước mắt, phân, mủ (từ vết thương) của loài khác làm thức ăn.
Giáo sư sinh vật học Chris Nice, một chuyên gia về sự tiến hóa của bướm tại Đại học Texas, khẳng định một số bướm ăn trái cây có móc và ngạnh ở lưỡi để chọc vào quả. “Về mặt hình thái, lưỡi của bướm ăn quả và bướm hút máu tương đối giống nhau. Như vậy, rất có thể bướm hút máu từng ăn trái cây”, Chris phát biểu.
Theo quan sát của các nhà khoa học thì chỉ có bướm ma cà rồng đực hút máu nên Jennifer cho rằng chúng truyền muối trong máu cho bướm cái trong quá trình giao phối. “Không có bằng chứng nào cho thấy máu làm tăng tuổi thọ của bướm đực hoặc mang lại một lợi ích nào đó. Vì thế chúng tôi nghĩ máu là món quà dành cho bướm cái”, Jennifer nói.
Theo Jennifer, “món quà tình dục” có thể bổ sung thêm dưỡng chất cho thế hệ sau. Ấu trùng bướm chủ yếu ăn lá trong khi nguồn thức ăn này thường có rất ít nguyên tố Natri. Nếu quả thực Natri (có trong muối) không dễ kiếm trong môi trường sống của bướm thì chúng ta có lý do để tin giả thuyết về “món quà tình dục”.
V.Linh (theo National Geographic
Thỏ không có tai
Trong chuồng thỏ của một thiếu niên Anh có một con nổi bật hơn hẳn vì đặc điểm kỳ lạ là thiếu đôi tai dài đặc trưng.
John Haig sống cùng mẹ ở Burn, hạt North Yorkshire của Anh và nuôi thỏ từ khi 11 tuổi. John phát hiện con thỏ không tai khi thăm đàn con 3 tuần tuổi của một thỏ cái có tên Rossie. Ban đầu John nghĩ rằng một con chuột cảnh đã chui nhầm vào chuồng thỏ non. Tuy nhiên, nó là một con thỏ thực thụ hoàn toàn khỏe mạnh.
John gọi chú thỏ không tai là Vincent để tưởng nhớ Van Gogh - họa sĩ thiên tài tự cắt đôi tai. Mẹ của John cho rằng sự thiếu vắng đôi tai có thể là kết quả của một khiếm khuyết về gene. Một giả thiết khác là thỏ mẹ đã cắn đứt đôi tai của nó. Nhiều người nuôi thỏ từng chứng kiến cảnh thỏ mẹ cắn con khi chúng rơi vào tình trạng căng thẳng.
V.Linh (theo Daily Mail)