Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

những điều kỳ thú quanh ta

rated by 0 users
This post has 116 Replies | 1 Follower

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Với cây sáo nặng nhất địa cầu...
Lao Động số 303 Ngày 28/12/2007 Cập nhật: 9:27 PM, 27/12/2007
Ông Quân biểu diễn cây sáo to và nặng như cái xà beng.
(LĐ) - Tôi ghét sự hồ đồ, nhưng tôi không nghĩ là mình đã hồ đồ khi dám "xưng xưng" nói cây sáo mà võ sư Trịnh Như Quân đang "khiển" là nặng nhất thế giới. Bởi sáo là nhạc cụ, nó có thể bằng tre, bằng trúc, bằng nhựa, bằng gì gì đi nữa, nhưng cây sáo đã làm bằng sắt lại còn to và nặng đến nỗi ai ai cũng phải phong danh là "cái xà beng biết hát", có sức sát thương hơn cả truỳ, cả kiếm của hiệp khách thời trung cổ, thì tôi tin bạn chưa nghe thấy bao giờ.

Chuyện lạ thế giới cũng chưa kể thế bao giờ. Chuyện xảy ra ở tỉnh Bắc Giang.

Bái "sư tổ" Đề Thám ở Rừng Phe
Võ sư Trịnh Như Quân, năm nay đã 57 tuổi, là người lãng mạn đến lơ phơ, một của hiếm trong những ngày người ta thích sống kiểu tên lửa vũ trụ này. Lần nào tôi lên Bắc Giang, ông cũng dẫn đi bát phố rồi khe khẽ hát nhạc tiền chiến, như tài tử Ngọc Bảo, như Nguyễn Văn Thương hay là ông Tô Vũ "Anh đến thăm em một chiều mưa". Tóc loã xoã trước trán, áo cổ tròn cài khuy kiểu Tàu, dáng nhỏ thó, ăn chậm, nói chậm, mắt nhìn "đối thủ" rất mơ màng. Nhưng ông là một võ sư đáng nể, một nghệ sĩ kỳ dị.

Cụ thân sinh ra ông Quân là võ sư Hiền, từng thi đấu, từng làm trọng tài quốc tế trên nhiều đấu trường khiến giới võ lâm điên đảo một thời. Lớn lên, theo đòi nghiệp võ, vào làm ở Sở Thể dục thể thao Bắc Giang. Năm 1991, một lần đi điền dã sưu tầm các bài võ cổ trên quê hương của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, nơi núi rừng rợn ngợp chở che các tráng binh của cụ Đề Thám, từng làm quân Pháp thất điên bát đảo trong suốt 30 năm ròng (1883-1913), ông Quân đã bị hút hồn bởi tuyệt kỹ sáo võ Yên Thế.

Cây sáo này có khắc hình chim lạc...
Vào bản Rừng Phe, gặp được cụ Triệu Quốc Uý (năm 2008 tới đây, cụ Uý đã gần 90 tuổi, rất yếu) truyền nhân cuối cùng của bài sáo võ "Bóng trăng Phồn Xương", tương truyền là ngón võ sở trường và đam mê của chính Hoàng Hoa Thám - hùm xám Yên Thế - sau một lần xem và nghe biểu diễn, ông Quân đã đắm đuối. Ông bỏ công bỏ việc, bỏ nhà bỏ cửa vào Rừng Phe "bái sư" luyện võ. Cụ Uý đã dày công "tu luyện" đưa "thiết địch thần phong" (bài võ dùng sáo sắt vừa thổi trong ngọn gió hoang dại tiêu dao của đại ngàn, vừa giết giặc) trở nên lung linh hơn. Đến mức, nhờ có uy danh cụ Uý mà trong cả vùng rừng núi mênh mông của Yên Thế, không có trộm cướp, giặc giã trong nhiều năm trời.

Trong một năm trời, sẵn năng khiếu và bản lĩnh võ thuật, ông Quân đã học được âm thanh và các ngón võ biến ảo của cây sáo sắt lạnh ngắt. Đến năm 1993, ông Quân bắt đầu biểu diễn bài "Bóng trăng Phồn Xương" và sáo võ đã chính thức được ghi vào "Sổ tay võ thuật toàn quốc", sánh vai với các "kinh đô" võ thuật lớn trong cả nước. Liên tiếp, các chiêu võ sáo đã đoạt nhiều giải đặc biệt trong các hội diễn thể thao, văn hoá các dân tộc trong cả nước.

... và ba chữ "Cõi thiên thai".
Thật ra thì việc điều khiển một cây sáo vừa chơi "nhạc" vừa đánh nhau khi xung trận không phải là cái gì quá lạ lẫm với những người để ý đến võ thuật. Cây sáo của ông Quân, sắt thì cũng đúng là sắt, nhưng tưởng là tre trúc thì cũng không có gì khả nghi. Sáo vừa để ngồi lưng trâu tiêu dao với đất trời. Vừa là tín hiệu truyền tin "thám báo", vừa là vũ khí có thứ nguỵ trang tuyệt vời, là bùa mê thuốc lú đánh lạc hướng kẻ địch; lúc lại là thanh kiếm, cây đoản côn bằng sắt dữ dằn, tả xung hữu đột giữa trận tiền.

Với 53 chiêu thức võ công, với 13 "bí kíp" cơ bản của kỹ năng sử dụng kiếm (thập tam kiếm pháp) được biến hoá để tạo sức công phá cho sáo sắt, bài võ "Bóng trăng Phồn Xương" đã thật sự là một cơn lốc chết chóc với kẻ thù. Khi biểu diễn, hứng lên, ông Quân và các đệ tử bổ một nhát sáo sắt chí tử vào chồng ngói cao ngất, tất cả đều tan tành.

Chỉ dài 60cm, nặng 4 lạng, cây sáo đã có thể kết thúc bằng một cú chém bổ chí tử. Có lẽ, cả một hòn đá to bằng quả dưa hấu, bằng cái thủ cấp kẻ thù để trước sân biểu diễn, võ sư Quân cũng dùng sáo đập cho tan tành được. Nghe tiếng sáo phát ra từ... khúc sắt, ai tinh ý có thể hiểu được tâm tình và cả nội công, bản lĩnh của người chơi. Cây sáo 4 lạng đã sát thương như thế, chắc ai cũng hiểu, cây sáo "Tiêu Tương" bằng sắt nặng gấp 10 lần như thế (4kg) sẽ đáng sợ tới mức nào.

Cây xà beng biết hát!
Đến một ngày, sau nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu võ thuật cổ, phát huy giá trị của "thiết địch thần phong", võ sư Quân quyết định đẩy nghệ thuật sáo võ lên một tầng bậc mới. Ông cho ra lò những cây sáo sắt mà không ai có thể nghi ngờ gì về kỷ lục lớn, nặng nhất thế giới của nó: Một cây sáo tên là "Tiêu Tương", dài 1,6m - nặng 4kg; một cây tên là "Cõi Thiên Thai" nặng 3,5kg; cây nữa tên "Giọt Mưa Thu"... Võ sư Quân đã tâm huyết nhiều tháng ròng để rèn giũa những cái cọc xà beng khổng lồ thành một cây sáo đích thực; chữ Nho dọc trên thân sáo được khắc tinh xảo, công phu; rồi ông còn chỉnh âm, luyện biểu diễn thành công biến tác phẩm của mình thành những "cái xà beng biết hát". Mà lại là "hát" hay.

Ông Quân lùng mua thứ sắt thép đặc biệt; rồi đặt hàng "rèn sáo" tại một lò rèn nổi tiếng ở Bắc Ninh, nơi có những anh thợ rèn được thửa từ những cái nôi từng luyện kiếm khét tiếng xưa kia. Chữ Nho viết trên sáo, ông Quân phải đích thân cầu thị mang lễ vật đến nhà xin nhà nghiên cứu "bác cổ thông kim" Trần Văn Lạng, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bắc Giang. Cái việc khắc chữ lên sắt thì phải về tận thành phố Bắc Ninh mời một nghệ nhân từng đục khắc bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) lên đảm trách. Bản thân võ sư Quân thì bỏ mặc ngôi nhà đang xây dở cho vợ để suốt ngày ông cò cưa ký quéc đi dùi khoan lỗ cho sáo sắt.

Võ sư Quân ngồi, lên gồng, đưa cây sáo sắt lạnh ngắt, nhẵn bóng vết tay người lên ngang môi và đắm đuổi thổi. Kỳ lạ, chỉ riêng cái việc vác sáo lên vai, người ta cũng dễ đến ê ẩm cả người, mà ông Quân chơi đủ cả kim cổ giao duyên, từ "Tiếng sáo người lính trẻ", "Ngày hội non sông" cho tới nhạc tiền chiến, với những: Suối mơ, Thiên thai, Giọt mưa thu. Đến cái đoạn của Đặng Thế Phong: "Giọt mưa thu/ thánh thót rơi/ trời lắng u hoài/ mây hắt hiu ngừng trôi", tiếng sáo vẫn bay vổng lơ đãng giữa trời, thì ai nấy giật mình ồ lên theo cái lối nói của các hiệp sĩ xưa: "Nội công thâm hậu!". Quả thế, trước khi nói đến nghệ thuật biểu diễn cây sáo lớn và nặng nhất thế giới, cần khẳng định là gân cốt, sức "thổi hơi" của cái ông Quân ngấp nghé lục tuần này dẻo thật.

Võ sư Quân múa cây sáo vèo vèo, tiếng gió rít đến lạnh gáy người thường. Ông bảo, cây sáo đã được nung qua lò lửa nóng chảy ở nghìn độ C, nước và lửa không làm nó rạn vỡ cong vênh hay thay đổi âm lượng âm vực được. Tả xung hữu đột giết thù nhuộm máu giữa ba quân, nó vẫn réo rắt mê đắm như thường. Là một đoản côn, là một thanh kiếm dữ dằn; nhưng hơn thế, đó là một nhạc cụ thật sự. Sáo thuộc vào tông đô trưởng, ông Quân bảo: "Cây sáo khổng lồ của tôi có thể hoà nhạc điện tử, đáp ứng tốt được các tiêu chuẩn âm nhạc quốc tế, từng được "thẩm định" qua nhiều kỳ biểu diễn, hội diễn. Tôi đã nhờ nhiều chuyên gia, nhạc sĩ có uy tín ở Bắc Giang, ở Hà Nội mang máy của tây về đo đạc đàng hoàng".

Ông muốn nghiên cứu, phát triển nghệ thuật sáo võ, ông không phải là một võ sư múa cây sáo sắt như Tôn Ngộ Không múa thiết bổng. Mà vấn đề là phải đẩy nghệ thuật biểu diễn sáo sắt đến độ âm thanh và các đường thế tấn công của vũ khí như gió, như mây, lúc như bão táp mưa sa, làm "quân địch" bạt vía kinh hồn. Chỉ nghe tiếng sáo sắt từ cây "gậy Như Ý" vang vọng, "đối phương" đủ hiểu hắn đang gặp một đối thủ "khả kính" như thế nào. Đó là khát vọng để đời của võ sư Trịnh Như Quân.

Không biết giấc mơ chấn hưng và thăng hoa cho Thiết địch thần phong, nghiên cứu ca từ, âm nhạc, viết sách về võ thuật, biểu diễn tiếng sáo và bài võ từ cây sáo sắt to và nặng như xà beng của võ sư Quân sẽ đi về đâu? Chỉ biết rằng, trong căn phòng riêng luộm thuộm của mình, ông Quân đang bò ra nghiên cứu từng ca khúc, nắn sửa từng thế võ, và sáng sáng chiều chiều tiếng sáo sắt lại réo rắt vang lên với tất cả bầu nhiệt huyết. Thỉnh thoảng, ông lại bỏ hai cây sáo sắt lớn vào bao, đeo như đeo súng trường lủng lẳng đi biểu diễn ở núi đồi, ruộng đồng hay một hội trường trang trọng nào đó. Chợt ông Quân lại mơ màng: Hình như các nhạc sĩ xưa kia sáng tác các ca khúc bất hủ, họ đều viết về... đất Hà Bắc chúng tôi để cho... chúng tôi biểu diễn "Thiết địch thần phong" hay sao ấy(!?).

Này nhé, toàn ca từ trong những nhạc phẩm kinh điển, ai chả thuộc: "Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng. Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nơi ngàn trùng"; nữa chứ: "Nhớ ai trên mấy trên núi đồi Yên Thế/ kìa nước xa xa/ sông Cấm còn mịt mùng". Bài "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong, "trên sông Thương/ nào ai biết nông sâu...". Võ sư  Quân tự vẫn réo rắt quay cuồng biểu diễn võ sáo. Mặc, ngoài kia, ngay cổng nhà ông, người xứ Bắc cứ ồn ã xây chung cư cao tầng và bóp còi xe nhức óc.

Ông Quân chìm lút đến ngộp thở với bóng trăng xa xăm của Phồn Xương, của núi rừng Yên Thế, với cả sông Thương chậm nguồn trên xứ Bắc...

Bài sáo võ cổ "Bóng trăng Phồn Xương" được biểu diễn mơ màng và dũng mãnh, như sau: Đăm đắm dưới trăng, người dũng sĩ cầm hờ sáo trên tay, dải tua rua phất phơ trong gió, chàng đứng thế hạc tấn, ngón tay trỏ như mỏ hạc ngước hờ lên nền trời, ý rằng trăng đang mơ màng sáng nơi xa xăm. Rồi chàng chuyển thế trảo mã tấn, mắt nhìn xuống đất, cúi người, tay khua nhẹ trong không gian thấp, ý rằng đang thưởng nguyệt bên hồ nước. Nhạc nổi lên, phiêu ly, dồn dập, lãng đãng như mây. Người võ sĩ chỉ có 10 phút để biểu diễn đủ gần 50 thế võ ảo diệu, vi tế, mà lại phải có sức đả thương dũng mãnh nhất.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Người có bộ sưu tập sáo nhiều nhất Việt Nam

Click the image to open in full size.

Đó là nghệ sĩ ưu tú Đức Liên, sinh năm 1956 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.


Yêu thích và đam mê sáo ngay từ thời thơ ấu, anh đã từng ngồi hàng giờ vào mỗi buổi chiều để lắng nghe tiếng sáo vi vu của người đánh cá trên dòng sông quê hương cạnh nhà. Năm 12 tuổi, anh có dịp về Hà Nội gặp nghệ sĩ Đinh Thìn và được ông tận tâm chỉ bảo việc thổi sáo. Từ đó, cây sáo trở thành bạn đồng hành của anh trên mọi ngả đường xuôi ngược.

Không chỉ đam mê thổi sáo, nghệ sĩ Đức Liên còn rất thích sưu tầm những cây sáo lạ, độc đáo của các dân tộc anh em trong cả nước. Anh bắt đầu sưu tầm sáo từ năm 1973, đến nay đã có 60 loại sáo của hơn 30 dân tộc khác nhau trong cả nước. Trong đó có cây sáo Pi Thiu của dân tộc Thái có tuổi thọ là 85 năm. Cây sáo La Kế của dân tộc Lô Lô là cây sáo bé nhất trong các loại sáo, chỉ dài 10cm, rộng 0,4cm, đây cũng là cây sáo mà anh mất nhiều thời gian tìm kiếm nhất: 5 năm mới sưu tầm được.

Hiện nay, nghệ sĩ ưu tú Đức Liên là người có bộ sưu tập nhiều sáo nhất và là người sử dụng nhiều loại sáo nhất Việt Nam. Đồng thời, anh là người đầu tiên của Việt Nam đưa chùm sáo dân tộc lên sân khấu chuyên nghiệp.

Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là kỷ lục Việt Nam.
__________________
Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2

Kim Đal là một nhạc công xuất sắc của Đoàn nghệ thuật Khơme tỉnh Sóc Trăng với tài thổi sáo trúc độc nhất vô nhị ở vùng sông nước Cửu Long. Nhưng, tiếng sáo du dương làm say đắm lòng người của "Trương Chi" thời nay không phải được thổi bằng miệng mà là... mũi!

 

Kim Đal lớn lên trong một gia đình thuần nông ở xã Lịch Hội Thượng, huyện Long Phú (Sóc Trăng). Tuy nhiên, cha anh - ông Kim Đel - có một chút máu nghệ sĩ trong người khi có nghề tay trái là kéo đàn cò phục vụ đám ma trong xóm. Vì thế ông Kim Đel cũng muốn con trai út của mình có thêm một nghề tay trái như ông sau những ngày vất vả trên đồng ruộng. Không mê đàn nhưng không dám cãi lời cha nên Kim Đal đành gượng gạo ôm đàn, nhưng lại kéo dây bằng... tay trái.

Anh nhớ lại: "Thấy tôi bướng bỉnh ông giận lắm nhưng không nói gì. Không ngờ gần gũi cây đàn riết rồi mê tiếng đàn lúc nào không hay và tay trái của tôi cũng quen dần với việc kéo đàn cò khi tròn 10 tuổi". Năm 12 tuổi, trong lúc đi kéo mạ ngoài đồng, Kim Đal vô tình nhặt được một ống sáo trúc còn nguyên vẹn của đám trẻ chăn trâu trong xóm đánh rơi. Mang về nhà nhưng không ai biết thổi, cậu bé Kim Đal đành nhờ đám trẻ chăn trâu. Kim Đal kể: "Rất may mấy anh bạn này chỉ dẫn tôi khá tận tình. Được hướng dẫn khoảng một giờ và tập mười ngày ròng rã ở bụi tre sau nhà, cuối cùng chiếc sáo trúc ấy cũng chịu ngân lên những âm thanh trầm bổng để mỗi lúc buồn vui tôi có thể gửi lòng mình vào tiếng sáo".

Cứ tưởng tiếng đàn, tiếng sáo ấy chỉ là tiếng tơ lòng bình dị, thầm kín của một gã trai làng sau những ngày mùa vất vả. Nào ngờ đến năm 1990, khi Đoàn nghệ thuật Khơme lưu diễn ngang qua quê hương Long Phú thì cuộc đời anh chàng nông dân kiêm hớt tóc ngày nào chính thức rẽ sang con đường nghệ thuật. Mặc dù chưa biết hát cải lương hay một bản nhạc nào nhưng sau nhiều ngày làm... khán giả, một ngày trước khi Đoàn nghệ thuật Khơme rút đi nơi khác thì Kim Đal trực tiếp đến gặp trưởng đoàn xin đi làm... nghệ sĩ.

Nhờ biết thổi sáo, kéo đàn cò nên lãnh đạo đoàn chấp nhận cho Kim Đal theo đoàn làm nhạc công tập sự. Không ngờ chỉ một thời gian ngắn mà chàng nhạc công Kim Đal đã tập và hát được rất nhiều bài nhạc, trích đoạn cải lương. Những lúc rảnh rỗi Kim Đal còn luyện tập và sử dụng thành công các loại nhạc cụ khác như đàn gáo, đàn khum... nên anh nhanh chóng được chính thức bước lên sân khấu cải lương, ca nhạc và cả... làm hề vào năm 1995.

Theo Đoàn nghệ thuật Khơme một thời gian, Kim Đal nhận ra bản thân và nhiều anh em khác trong đoàn có nhiều cái rất giống nhau là biết làm hề, ca nhạc, hát cải lương, sử dụng một vài nhạc cụ... Vì vậy, Kim Đal muốn mình có một cái gì đó rất riêng. Sau nhiều ngày suy nghĩ anh quyết định tập thổi sáo bằng... lỗ mũi! Những ngày đầu chính thức tập thổi sáo bằng lỗ mũi, Kim Đal gặp muôn vàn khó khăn. Vận hết lực, hít không khí căng phồng buồng phổi nhưng khi đưa hơi vào ống sáo thì đầu óc bỗng quay cuồng, đau nhức, nước mắt chảy dài và nước mũi... tràn vào làm nghẹt sáo!

Không nản lòng, ngày nào Kim Đal cũng dành thời gian luyện tập cùng với sự trợ giúp của các đồng nghiệp, và một tháng sau anh đã thổi sáo bằng lỗ mũi trọn vẹn được bài Tiếng sáo đồng quê của nhạc sĩ Sơn Lương.

Và cứ thế, "Trương Chi" Kim Đal vẫn tiếp tục khổ luyện để tiếng sáo bằng... mũi của mình ngày mỗi có hồn hơn. Cái hồn của tiếng sáo mũi ấy đã mang về cho Kim Đal chín HCV, hai HCB tại những kỳ hội diễn, liên hoan toàn quốc trong thời gian từ năm 1999 đến nay.

Hình phạt của Spammer

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2
Những nhạc cụ chính của bộ gỗ: - Flûte

Flûte (sáo) là một nhạc cụ rất phổ biến, hầu như của tất cả các dân tộc. Xuất hiện không rõ ở thời kỳ nào, nhưng mọi người đều đồng ý với các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc cho rằng sáo là một trong các nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

 

Sơ lược về bộ gỗ

Nghệ sĩ biểu diễn flûte 

Bộ gỗ là những ống rỗng làm bằng chất gỗ thích hợp, nhưng cũng có nhạc cụ hiện nay làm bằng kim khí (flûte).

Nguyên tắc phát âm của các nhạc cụ bộ gỗ là làm cho cột không khí trong thân ống bị chấn động, bằng cách thổi một luồng hơi đi qua một vật đặc biệt gây ra sự rung chuyển gọi là “lưỡi kèn” hay” dăm kèn”, hoặc đi qua miệng thổi của nhạc cụ.

Có hai cách thổi hơi vào nhạc cụ:

1) Thổi hơi qua miệng lỗ ở đầu nhạc cụ, luồng hơi cắt ngang cạnh miệng lỗ làm cho cột không khí trong thân nhạc cụ bị chấn động (cách thổi của flûte), giống như trong tự nhiên gió thổi qua lỗ trên ống trúc làm phát ra âm thanh.

2) Thổi hơi bằng cách ngậm hai môi vào lưỡi kèn (dăm kèn) cắm trên đầu nhạc cụ, làm chấn động cột không khí trong thân ống (cách thổi của hautbois, clarinette, basson).

Để tạo ra các cao độ khác nhau, người ta dựa trên nguyên tắc rút ngắn cột không khí phát âm bằng cách khoét các lỗ theo dọc thân ống cách nhau những quãng đã được quy định.

Người ta dùng các đầu ngón tay của tay trái và tay phải để bịt các lỗ với nhiều cách khác nhau, để tạo ra các âm thanh có cao độ khác nhau, Trong quá trình phát triển của âm nhạc, các nhạc cụ được cải tiến cho phù hợp, nên các nhạc cụ chế tạo hiện đại có nhiều lỗ khoét hơn, để tạo ra các âm cao hơn hoặc trầm hơn nữa. Vì không đủ ngón để bấm và ngón tay không đủ dài để với đến các lỗ đó, nên người ta sáng chế ra hệ thống gồm các nắp đậy và cần chuyền đến các ngón tay bấm.

Các nhạc cụ chính của bộ gỗ là: flûte, hautbois, clarinette và basson. Ngoài những nhạc cụ này, bộ gỗ còn những nhạc cụ khác, đó là những nhạc cụ có âm vực cao hơn hoặc thấp hơn các nhạc cụ chính nhưng cùng chủng loại. Ví dụ: piccolo, flûte contralto (chủng loại flûte); cor anglais (chủng loại hautbois); petite clarinette, clarinette basse (chủng loại clarinette); contrebasson (chủng loại basson).

Flûte

(Tiếng Pháp: flûte, Ý: flauto, Anh: flute, Trung Quốc: trường địch)

Giới thiệu chung

Kèn Flûte

Flûte (sáo) là một nhạc cụ rất phổ biến, hầu như của tất cả các dân tộc. Xuất hiện không rõ ở thời kỳ nào, nhưng mọi người đều đồng ý với các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc cho rằng sáo là một trong các nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người. Đầu tiên sáo làm bằng thân cây sậy, tre, trúc, đa số các nước ở phương Đông như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản… ngày nay vẫn dùng sáo trúc. Các nước phương Tây dần dần người ta làm sáo bằng gỗ và với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, các loại sáo được chế tạo bằng kim loại, với một bộ máy tinh xảo để đóng mở cả một hệ thống các nắp lỗ trên thân sáo. Sơ khai người ta thổi sáo dọc tức là cầm sáo theo chiều dọc và thổi vào đầu sáo, bên ta có cây tiêu, bên Tây có cây “phlagiôlê”. Về sau người ta thổi sáo ngang, tức là cầm sáo nằm ngang, kề môi vào lỗ khoét ở đầu thân sáo để thổi. Sáo châu Âu đầu tiên chỉ có 6 lỗ chính. Trong quá trình phát triển nó được cải tiến và được xem là hoàn thiện vào năm 1825 do công lao của nghệ sĩ thổi sáo tên là Bohm (1794 - 1881) người Đức.

Flûte ngày nay được làm  bằng kim khí, hình ống trụ gồm 3 phần có thể tháo rời hoặc ghép lại rất thuận tiện.

Âm vực và tính chất âm thanh

Âm vực của flûte được chia ra làm các âm khu như sau:

1. Âm khu trầm:  âm thanh lạnh, hơi khó thổi, tiếng không được tròn, chỉ thổi được ở sắc thái nhẹ, tuy thế âm thanh lại rất đẹp được dùng nhiều trong độc tấu.
2. Âm khu quá độ: tính chất cầu nối không có gì đặc biệt.
3. Âm khu giữa: đẹp, đầy đặn, trong suốt, càng lên cao càng sáng, thích hợp với mọi cường độ, sắc thái.
4. Âm khu cao: rất sáng nhưng không thể dùng ở sắc thái nhẹ, càng lên cao càng chói.
5. Âm khu cực cao: chói, rít, âm thanh khó chuẩn xác, ít dùng.

Âm thanh của flûte nhìn chung dịu dàng, trong suốt, mềm mại và nhiều chất thơ, nhẹ nhàng, trong sáng dễ gợi cảm giác khoan khoái, khoáng đạt của đồng quê. Nó là một nhạc cụ nhanh nhẹn, sinh động có thể diễn đạt những nét nhạc nhanh, linh hoạt hoặc chậm, trữ tình.

Trong dàn nhạc, flûte thường chơi giai điệu, cũng có khi chơi phần đệm với các hợp âm rải hoặc nốt kéo dài. Khi kết hợp với violon, flûte làm cho tiếng violon ấm hơn, kết hợp với hautbois làm dịu tiếng hautbois, kết hợp với kết hợp với hautbois và clarinette tạo nên âm thanh hỗn hợp đầy đặn mà các nhạc sĩ rất thích dùng.

Hình phạt của Spammer

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
“Cây sáo” Lò Văn Ơn
15:50' 1/1/2009
Lò Văn Ơn và cây sáo tự làm.

ĐBP - Không chỉ những người yêu văn nghệ mà giờ đây rất nhiều người Thái, người Mông ở Điện Biên biết đến ông Lò Văn Ơn (bản Na Ten, Thanh Nưa, Điện Biên). Sáo Thái, sáo Mông, tính tẩu, nhị... những nhạc cụ này ông Ơn đều “làm trọn gói” từ sản xuất đến biểu diễn.

Thừa hưởng tình yêu âm nhạc từ cha, niềm đam mê cây sáo của Lò Văn Ơn theo năm tháng cứ lớn dần lên. Và đến bây giờ, 50 tuổi, ông Ơn đã hoàn toàn làm chủ được mọi âm vực của các loại sáo. Hàng ngày, buổi trưa, tối, sau những giờ đi nương, đi ruộng, ông lại ngồi với niềm đam mê của mình. Khi làm người thợ khéo tay, tỉ mỉ khoét lỗ, lấy lam, chỉnh âm; khi làm nhạc công độc tấu sáo Thái, sáo Mông cho vợ con, dân bản nghe. Ông Ơn cho biết: Làm được một cây sáo rất dễ nhưng cũng rất khó. Dễ là bởi chỉ việc vào rừng chặt nứa về, khoét (dùi) lỗ là thổi được. Nhưng để có tiếng sáo đúng âm, hay mới là khó. Phải chọn nứa vào mùa khô, cây bánh tẻ, đem về cho vào nồi luộc, để nơi râm mát cho tự khô. Sau đó bằng “đôi tay có mắt” của mình khoét lỗ.

Tiếp tôi tại “xưởng” làm nhạc cụ của mình, ông Ơn bày ra rất nhiều loại sáo: to, nhỏ, dài, ngắn… Cái dài nhất 1,2m gọi là Pí Láo Luông có âm trầm buồn dùng đệm cho thầy mo trong lễ cúng. Cái ngắn Pí Pặp Đôi có âm điệu da diết hợp với đêm khuya cho những lứa đôi chọc sàn… Đấy là Pí pặp của người Thái. Còn người Mông, cây pí to hơn nhiều, âm thanh cũng khác, như tiếng trầm hùng của đại ngàn xa xưa. Ngoài cây pí là sở trường, những năm gần đây, ông Ơn tự mày mò và làm thành công cả tính tẩu, nhị. Hỏi ông làm sao thành thạo cả sản xuất, biểu diễn, ông bảo: “Thích nghe rồi biết thổi. Thổi hay thì không ưng cái của người ta, phải tự làm dùng thôi”.

Những năm gần đây, tiếng pí, tiếng tính tẩu Lò Văn Ơn đã bay xa - Giải thưởng Liên hoan giọng hát hay các dân tộc toàn quốc trên sóng phát thanh lần III, năm 2005. Tham gia liên hoan hát then toàn quốc tại Cao Bằng, năm 2005. Giải thưởng tiết mục “Giao duyên” trong ngày hội Văn hóa thể thao các dân tộc Tây Bắc lần X, tại Yên Bái, năm 2007… và rất nhiều những buổi biểu diễn trong các hội diễn văn nghệ quần chúng ở huyện tỉnh, các xã biên giới…

Không chỉ biểu diễn, ông Lò Văn Ơn còn rất tâm huyết với việc truyền dạy sử dụng nhạc cụ dân tộc cho lớp trẻ. Ba năm nay ông đã đào tạo được hơn 100 học viên, là những hạt nhân văn nghệ của các xã bản, các cháu thiếu nhi yêu cho các lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống do phòng văn hóa Điện Biên, TP ĐBP tổ chức. Hiện ông Ơn đang nghiên cứu làm thử cây sáo Mông dùng cho ba người thổi và sáo bầu (sáo có bầu bằng quả bầu). Mong ước lớn nhất của ông Ơn bây giờ là được ngành văn hóa đầu tư để ông được chuyên tâm hơn với việc sản suất nhạc cụ, biểu diễn, truyền dạy âm nhạc truyền thống.

Thừa hưởng tình yêu âm nhạc từ cha, niềm đam mê cây sáo của Lò Văn Ơn theo năm tháng cứ lớn dần lên. Và đến bây giờ, 50 tuổi, ông Ơn đã hoàn toàn làm chủ được mọi âm vực của các loại sáo. Hàng ngày, buổi trưa, tối, sau những giờ đi nương, đi ruộng, ông lại ngồi với niềm đam mê của mình. Khi làm người thợ khéo tay, tỉ mỉ khoét lỗ, lấy lam, chỉnh âm; khi làm nhạc công độc tấu sáo Thái, sáo Mông cho vợ con, dân bản nghe. Ông Ơn cho biết: Làm được một cây sáo rất dễ nhưng cũng rất khó. Dễ là bởi chỉ việc vào rừng chặt nứa về, khoét (dùi) lỗ là thổi được. Nhưng để có tiếng sáo đúng âm, hay mới là khó. Phải chọn nứa vào mùa khô, cây bánh tẻ, đem về cho vào nồi luộc, để nơi râm mát cho tự khô. Sau đó bằng “đôi tay có mắt” của mình khoét lỗ.

Tiếp tôi tại “xưởng” làm nhạc cụ của mình, ông Ơn bày ra rất nhiều loại sáo: to, nhỏ, dài, ngắn… Cái dài nhất 1,2m gọi là Pí Láo Luông có âm trầm buồn dùng đệm cho thầy mo trong lễ cúng. Cái ngắn Pí Pặp Đôi có âm điệu da diết hợp với đêm khuya cho những lứa đôi chọc sàn… Đấy là Pí pặp của người Thái. Còn người Mông, cây pí to hơn nhiều, âm thanh cũng khác, như tiếng trầm hùng của đại ngàn xa xưa. Ngoài cây pí là sở trường, những năm gần đây, ông Ơn tự mày mò và làm thành công cả tính tẩu, nhị. Hỏi ông làm sao thành thạo cả sản xuất, biểu diễn, ông bảo: “Thích nghe rồi biết thổi. Thổi hay thì không ưng cái của người ta, phải tự làm dùng thôi”.

Những năm gần đây, tiếng pí, tiếng tính tẩu Lò Văn Ơn đã bay xa - Giải thưởng Liên hoan giọng hát hay các dân tộc toàn quốc trên sóng phát thanh lần III, năm 2005. Tham gia liên hoan hát then toàn quốc tại Cao Bằng, năm 2005. Giải thưởng tiết mục “Giao duyên” trong ngày hội Văn hóa thể thao các dân tộc Tây Bắc lần X, tại Yên Bái, năm 2007… và rất nhiều những buổi biểu diễn trong các hội diễn văn nghệ quần chúng ở huyện tỉnh, các xã biên giới…

Không chỉ biểu diễn, ông Lò Văn Ơn còn rất tâm huyết với việc truyền dạy sử dụng nhạc cụ dân tộc cho lớp trẻ. Ba năm nay ông đã đào tạo được hơn 100 học viên, là những hạt nhân văn nghệ của các xã bản, các cháu thiếu nhi yêu cho các lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống do phòng văn hóa Điện Biên, TP ĐBP tổ chức. Hiện ông Ơn đang nghiên cứu làm thử cây sáo Mông dùng cho ba người thổi và sáo bầu (sáo có bầu bằng quả bầu). Mong ước lớn nhất của ông Ơn bây giờ là được ngành văn hóa đầu tư để ông được chuyên tâm hơn với việc sản suất nhạc cụ, biểu diễn, truyền dạy âm nhạc truyền thống.

Thừa hưởng tình yêu âm nhạc từ cha, niềm đam mê cây sáo của Lò Văn Ơn theo năm tháng cứ lớn dần lên. Và đến bây giờ, 50 tuổi, ông Ơn đã hoàn toàn làm chủ được mọi âm vực của các loại sáo. Hàng ngày, buổi trưa, tối, sau những giờ đi nương, đi ruộng, ông lại ngồi với niềm đam mê của mình. Khi làm người thợ khéo tay, tỉ mỉ khoét lỗ, lấy lam, chỉnh âm; khi làm nhạc công độc tấu sáo Thái, sáo Mông cho vợ con, dân bản nghe. Ông Ơn cho biết: Làm được một cây sáo rất dễ nhưng cũng rất khó. Dễ là bởi chỉ việc vào rừng chặt nứa về, khoét (dùi) lỗ là thổi được. Nhưng để có tiếng sáo đúng âm, hay mới là khó. Phải chọn nứa vào mùa khô, cây bánh tẻ, đem về cho vào nồi luộc, để nơi râm mát cho tự khô. Sau đó bằng “đôi tay có mắt” của mình khoét lỗ.

Tiếp tôi tại “xưởng” làm nhạc cụ của mình, ông Ơn bày ra rất nhiều loại sáo: to, nhỏ, dài, ngắn… Cái dài nhất 1,2m gọi là Pí Láo Luông có âm trầm buồn dùng đệm cho thầy mo trong lễ cúng. Cái ngắn Pí Pặp Đôi có âm điệu da diết hợp với đêm khuya cho những lứa đôi chọc sàn… Đấy là Pí pặp của người Thái. Còn người Mông, cây pí to hơn nhiều, âm thanh cũng khác, như tiếng trầm hùng của đại ngàn xa xưa. Ngoài cây pí là sở trường, những năm gần đây, ông Ơn tự mày mò và làm thành công cả tính tẩu, nhị. Hỏi ông làm sao thành thạo cả sản xuất, biểu diễn, ông bảo: “Thích nghe rồi biết thổi. Thổi hay thì không ưng cái của người ta, phải tự làm dùng thôi”.

Những năm gần đây, tiếng pí, tiếng tính tẩu Lò Văn Ơn đã bay xa - Giải thưởng Liên hoan giọng hát hay các dân tộc toàn quốc trên sóng phát thanh lần III, năm 2005. Tham gia liên hoan hát then toàn quốc tại Cao Bằng, năm 2005. Giải thưởng tiết mục “Giao duyên” trong ngày hội Văn hóa thể thao các dân tộc Tây Bắc lần X, tại Yên Bái, năm 2007… và rất nhiều những buổi biểu diễn trong các hội diễn văn nghệ quần chúng ở huyện tỉnh, các xã biên giới…

Không chỉ biểu diễn, ông Lò Văn Ơn còn rất tâm huyết với việc truyền dạy sử dụng nhạc cụ dân tộc cho lớp trẻ. Ba năm nay ông đã đào tạo được hơn 100 học viên, là những hạt nhân văn nghệ của các xã bản, các cháu thiếu nhi yêu cho các lớp truyền dạy âm nhạc truyền thống do phòng văn hóa Điện Biên, TP ĐBP tổ chức. Hiện ông Ơn đang nghiên cứu làm thử cây sáo Mông dùng cho ba người thổi và sáo bầu (sáo có bầu bằng quả bầu). Mong ước lớn nhất của ông Ơn bây giờ là được ngành văn hóa đầu tư để ông được chuyên tâm hơn với việc sản suất nhạc cụ, biểu diễn, truyền dạy âm nhạc truyền thống.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Người biết “múa” với cây sáo sắt 28-12-2007 Võ sư Trịnh Như Quân (TL)

Nếu ai đã tận mắt nhìn và nghe võ sư Trịnh Như Quân biểu diễn bài võ sáo, nhất là khi được tận tay nâng cây sáo sắt nặng tới 2,7 kilôgam rồi nghe anh gieo những giai điệu mượt mà vào tâm hồn mình thì cây sáo nặng kỷ lục ấy lập tức tác động vào trực giác khiến ta phải ngỡ ngàng. Chao ôi! khả năng con người quả có nhiều điều khó lý giải.

Biểu diễn sáo trúc đạt đến trình độ nghệ thuật cao, lẫy lừng tên tuổi như nghệ sĩ sáo Đinh Thìn đã là một tài năng. Nhưng biểu diễn bằng cây sáo sắt, rồi lại vừa biểu diễn, vừa múa võ với cây sáo sắt trong tay, khi thì như là cây kiếm tít mù với 48 chiêu thức võ thuật, khi thì lại trở thành thứ nhạc cụ quý tộc tấu lên những âm thanh da diết, say đắm lòng người thì quả cũng đáng khâm phục. Từ lâu võ sư Trịnh Như Quân đã nổi tiếng khắp vùng với bài võ sáo Thiết địch thần phong – bài võ được kế thừa, phát triển trên những chiêu thức từ thời của nghĩa quân Đề Thám. Người không quen biết, gặp – chả ai nghĩ anh là dân nhà võ.

 Người nhỏ thó, bộ dạng lành hiền, duy chỉ có đôi mắt thì tinh nhanh và sắc lạnh. Bố là một võ sư, nhưng ngày nhỏ tuổi, anh cũng chẳng máu mê với những bài luyện tập cần thể lực này bởi những hạn chế về hình thể của mình. Thế nhưng, như một lẽ tự nhiên, thích thì tập – tập để chơi – chơi để biết, những chiêu thức của võ thuật đã ngấm vào anh lúc nào không biết. Vậy nhưng hành trình đến với bài võ sáo Thiết địch thần phong của anh lại chỉ là một sự tình cờ.

Anh Quân kể rằng: Thời trẻ anh vốn là cán bộ của nhà máy cơ khí Hà Nội. Năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh khiến anh có thú đam mê với cây sáo trúc và những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, từng là diễn viên trong đội văn nghệ xung kích của nhà máy đi phục vụ chiến trường. Thế rồi sau đó cũng túc tắc đi nâng cao thêm về nhạc lý, về kỹ thuật biểu diễn ở Nhạc viện Hà Nội. Với anh, thực ra cũng chỉ là để thỏa mãn niềm đam mê mà thôi. Năm đó có đoàn nghiên cứu, sưu tầm các môn võ cổ truyền về tỉnh Bắc Giang vì biết rằng nơi đây vốn có môn võ sáo của nghĩa quân Đề Thám từng làm quân địch bạt vía kinh hồn ở vùng rừng núi Yên Thế. Các chiêu thức của môn võ này lạ và độc đáo lắm. Người ta kể lại rằng: xưa kia bọn giặc cỏ trá hình nhan nhản trong các bản làng, những dịp hội hè

. Nghĩa quân Đề Thám đã dùng cây sáo sắt vừa để biểu diễn làm ám hiệu cho nhau qua từng loại tiết tấu âm thanh, vừa là vũ khí để khi cần là có thể biến thành côn, kiếm đánh nhau. Võ sáo đã được đưa vào danh sách nghiên cứu, bảo tồn và Trịnh Như Quân được chọn là người để phục hồi lại những ngón võ có nguy cơ mai một này. Nhiều người bảo anh gặp may. Anh cũng cho là như vậy. Nhưng đồ rằng, vận may này không phải ai cũng có thể đón nhận và phát huy được. Bởi chọn một người để khôi phục lại môn võ cổ truyền này thì phải hội tụ nhiều yếu tố. Chả gì anh cũng đã từng là nghệ sĩ độc tấu sáo, đã từng luyện tập võ từ nhỏ. Thế là từ đó anh âm thầm, lặng lẽ sưu tầm, nghiên cứu những bài bản của tiền nhân, cải tiến, phát triển cho nó nghệ thuật hơn, thẩm mỹ hơn, tạo ra bài biểu diễn võ sáo in đậm dấu ấn cá nhân của mình. Hiện nay anh là ủy viên Liên đoàn võ thuật tỉnh Bắc Giang, tên tuổi anh cùng bài võ sáo Thiết địch thần phong đã được nhiều người biết đến. Nhưng điều khiến người ta khâm phục là sự dũng cảm đi tới tận cùng của sự sáng tạo. Cho đến lúc này, anh cũng chẳng ngờ được rằng mình đã làm được những điều kỳ diệu như thế với cây sáo sắt.

Trước kia, sáo sắt sử dụng trong bài võ sáo chỉ dài 60 phân, nặng 0,3kilôgam, nhưng đến nay cây sáo sắt của anh đã nâng lên dài 1 mét, nặng 0,9 kilôgam. Nghe thì có vẻ đơn giản, bình thường, nhưng để thay đổi về độ dài và trọng lượng, việc chỉnh cho âm thanh chuẩn là vô cùng phức tạp. Cứ thử hình dung xem, vẫn cứ cách cấu tạo khuông lỗ như thế, chuyển sang cây sáo sắt dài hơn, nặng hơn và dày hơn – người nghệ sĩ sẽ phải tỉ mỉ tới mức nào.

Giũa rồi thử, hàng trăm lần từng phần nghìn milimet để tạo ra được thứ âm thanh chuẩn xác quả là gian nan. Thành công nhất mà anh cảm thấy mãn nguyện là đã làm cho cây sáo sắt của mình tấu lên được tông đô trưởng và có thể hòa tấu được với dàn nhạc điện tử. Theo anh, biểu diễn võ không khó, nó cũng chỉ là những chiêu thức của các môn phái võ. Cái khác của trường phái võ sáo là phải kết hợp âm nhạc với võ thuật. Cái khó của nó là phải vừa kết hợp đánh võ bằng cây sáo sắt, lại vừa biết thổi sáo sắt. Anh cũng đã từng đào tạo học trò, nhưng vẫn chưa tìm được đệ tử ưng ý, có người theo đến 3 năm mà vẫn chưa biểu diễn được.

 Chơi sáo trúc, luyến láy cho hay, nâng lên đến những nốt cao đã là khó. Nhưng thổi sáo sắt đòi hỏi phải có kỹ thuật trong vận khí, tức là phải biết lấy hơi liền một mạch, khí lực phải khỏe và thăng bằng mới đủ hơi để thổi. Vì khác với sáo trúc, thổi nhẹ là bật ra âm thanh ngay, nhưng với sáo sắt, âm thanh phát ra chậm hơn và cần hơi khỏe.

Nhưng cái thú vị hơn trội của sáo sắt là khi đã đưa được lên tông đô trưởng thì âm thanh rất vang, có cảm giác như âm thanh từ núi rừng vọng ra. Để đạt trình độ vừa múa võ, vừa biểu diễn sáo như anh thì phải biết vận khí, tức là điều động khí lực đến bất cứ nơi nào trên thân thể để công thủ, khi đó có thể chịu đựng được bất cứ va chạm mạnh nào, phối hợp đánh bằng nghị lực, khí lực dồn theo cánh tay mà thoát ra ngoài truyền thẳng vào đối phương.

Vì thế, để chơi được bài võ sáo cực kỳ tốn sức, vừa vận khí vào bài biểu diễn võ trên nền nhạc đệm cùng cây sáo sắt nặng gần 1 kilôgam, rồi ngay lập tức lại phải biểu diễn sáo trong sự kết hợp uyển chuyển liên hoàn. Thế nhưng, chưa dừng lại ở đó, giờ đây anh đang mày mò thử nghiệm với cây sáo sắt nặng tới 2,7 kilôgam, thân dày 6 milimet (sáo trúc chỉ dày 2 milimet). Quả là một sự thách đố ghê gớm bởi chiều dày của thân sáo tăng lên đồng nghĩa với việc đòi hỏi phải có công lực và khí lực mạnh mẽ mới có thể thổi được. Anh bảo: Làm được cây sáo nặng 0,9 kilôgam đã khó, sang đến cây sáo này anh phải bỏ công sức rất nhiều, khó nhất vẫn là giũa các lỗ sáo sao cho âm thanh phát ra vẫn phải chuẩn và đạt được âm vực cao.

Đến giờ này, anh đã thành công trong việc chế tạo cây sáo “độc nhất vô nhị” Việt Nam về trọng lượng. Anh bảo 3 tháng nữa anh sẽ cho xuất hiện trước công chúng bởi anh còn đang cố gắng tập luyện đưa lên tới nốt phá 3 gạch (tức là tông cao nhất). Để có được thành quả này, ngoài những yếu tố kỹ thuật hết sức cần thiết, có thể nói anh còn là một nghệ sĩ đích thực. Anh đã mang nguyên vẹn tình yêu, niềm đam mê nghệ thuật của mình vào công việc. Bằng cách ấy, anh đã mang đến cho khán giả những âm hưởng phức hợp thông qua khả năng diễn đạt chính xác từ những đạo cụ sáng tạo trên cơ sở những dữ liệu tưởng như là phi vật lý. Trong con người anh, niềm đam mê nghệ thuật là điều gì đó tự nhiên như cây cỏ.

Nhìn anh nhỏ bé nâng trên tay cây sáo nặng trĩu, có lúc lại chỉ giữ thăng bằng trên mấy đầu ngón tay, vừa thổi, vừa vuốt âm thanh trên những nốt sáo mới thấy sự tập luyện của anh phải bền bỉ lắm mới đạt được trình độ điêu luyện như vậy. Bởi với cây sáo này, người bình thường muốn nhấc được và giữ thăng bằng đưa lên ngang miệng cũng phải dùng 2 tay. Nghe âm thanh của nó mềm mại, quyến rũ thế đấy, nhưng công lực của nó rất mạnh, nó có thể đập vỡ 1 kiêu gạch (200 viên) và đập gẫy cây cột “phi” 100. Ngắm cây sáo sắt da đen nhánh như nòng súng, bên trong lõi là thứ thép xám, gặng hỏi loại này sao không sản xuất đại trà? Dường như muốn giấu bí quyết nhà nghề, Trịnh Như Quân chỉ bảo: đây là loại thép khó kiếm, nó là các bộ phận trong máy móc cách đây mấy chục năm. Mà có hiếm mới quý và độc đáo, anh đã làm thử trên những ống inox, tuýp nước nhưng đều thất bại. Được biết, sau khi ra mắt công chúng cây sáo sắt này, anh còn có ý định làm một cây thiết bản dài 1,6 mét để biểu diễn trường côn.

Nguyện vọng của anh là muốn làm phong phú thêm nền võ thuật Việt Nam bởi trong quá trình nghiên cứu, lang thang trong các bản làng sưu tầm, vẫn còn nhiều điều mà anh ấp ủ muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

VÀO ĐÂY XEM THÊM VỀ TIÊU SHAKUHACHI :

http://www.oldcottage.net/vuonthien/nhacthien/nhacthien.html


NHẠC THIỀN
Lê Tấn Tài


Âm nhạc được phổ biến rộng rãi trong các lĩnh vực sinh hoạt của con người . Nhạc buồn khiến người sầu thương, nhạc hòa tấu làm người vui vẻ, quân nhạc thì phấn chấn, thánh nhạc tạo nên sự an tĩnh..... Âm nhạc không có sự ngăn cách giữa người và ta, nó thông suốt từ trong ra ngoài và từ xưa tới nay. Âm nhạc còn là một thứ ngôn ngữ chung của thực tại : không luận là tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy róc rách, tiếng cá lội tung tăng, tiếng côn trùng râm rang, tiếng cầm thú gầm rống; cả đến tiếng khóc , tiếng cười , tiếng nỉ non hay tiếng la hét của con người . Nhạc tự nhiên được hình thành dưới sự cộng hưởng không đều của những tần số âm thanh ấy. Âm nhạc chính là một nghệ thuật chân thiện mỹ , là một mầu nhiệm của nhân sinh.

Nhạc hòa âm với tiếng động
"Summer Jungle"


Một chút âm thanh , sắc màu thiên nhiên sẽ giúp giảm bớt áp lực căng thẳng sau những giờ làm việc. Và không cần phải tìm đâu xa, tiếng ầm vang của thác nước, tiếng róc rách mưa rơi, tiếng rì rầm sóng biển ... sẽ đi thẳng vào tâm hồn của con người. Ðó là điều mà nhạc thiền muốn đem lại cho mọi người . Bởi thế , nhạc thiền giản dị , huyền bí , ngân nga , thánh thót. Nhạc như từ một miền xa xôi huyền hoặc đến thật gần gũi và yên bình, như tâm hồn của một kẻ tha phương lạc bước đã tìm được lối về . Người ta nhận thức được cái thế giới hiện nay mà họ đang sống quá ồn ào, chật hẹp, đầy áp lực ... Nhạc thiền đem lại thư giãn, để con người đừng cuốn trôi theo những lo toan , để không bị nhận chìm hoặc đánh mất mình trong những mối bận tâm lo nghĩ đó. Hãy để tâm tư mình thật thanh thản, khi tâm hồn tĩnh lặng sẽ là lúc trái tim cởi mở.
Bản chất của thiền hay zen là vắng lặng , đơn thuần ,thanh khiết. Lý do đơn giản là con người cần tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. . . Từ hư vô đến hiện hữu cuộc đời. Và từ hiện hữu trở về với hư vô. Ðó là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Zen vẫn được coi là một triết thuyết mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian cực nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nằm ngồi : không làm việc này mà nghĩ đến việc khác. Ðó là thiền đích thực . Nếu tâm được tĩnh lặng thì con người sẽ nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi.

Nhạc sáo Shakuhachi
do John Kaizan Neptune
trình tấu khúc Tsuru no Sugomori 9
(Tổ Sếu)


Từ các thế kỷ trước các thầy tế lễ Phật giáo của Nhật Bản đã nhận thức được mối tương quan mật thiết giữa âm nhạc và con người và đã sáng tạo ra một nhạc khí để tấu lên khúc nhạc zen như là âm thanh thư giãn cho tinh thần và cơ thể. Và cho dù bạn có thích nhạc hay không , nó vẫn làm tâm bạn lắng đọng hơn .
Theo truyền thuyết, Kyochiku - một thầy tế lễ - người sáng lập môn phái thiền Myoan đã mê đi trong khi thực hành thổi sáo trong ngôi đền ở Ise. Ông mơ thấy mình đơn độc trên một chiếc thuyền giữa biển đầy mù sương và nghe một âm thanh lạ từ trên trời. Khi sương tan dần , ông lại nghe một âm thanh kỳ diệu khác . Tỉnh dậy , ông lập tức thể hiện những âm thanh bí ẩn đó vào trong các dụng cụ bằng tre, và tạo ra ba khúc nhạc : "Koku" (trống trời), "Kyorei" (chuông trống), và "Mukaiji" ( biển sương) . Ðó là "Ba tấu khúc xưa" rất đặc trưng và mẫu mực cho nhạc thiền "Koku" - một điệu nhạc thanh thản và trầm lặng, được chơi với một nhạc cụ có độ trầm nhất. Dòng nhạc nầy coi như thể hiện được quan niệm Hư Vô của Phật giáo.
Nhạc cụ truyền thống tiêu biểu làm bằng tre ở Nhật là cây sáo Shakuhachi ( nghĩa đen là một thước tám = 1.8 feet = 30.3cm ). Du nhập vào Nhật từ Trung quốc khoảng cuối thế kỷ thứ 7, sáo trúc Shakuhachi phát triển ở Nhật như một nhạc cụ độc đáo, gợi lên một âm hưởng sâu lắng trong tâm hồn. Sáo nầy làm từ giống tre Madake. Sáo Shakuhachi trở thành mẫu mực xác định các nhạc cụ truyền thống với tiêu chuẩn chiều dài là 54,5 cm. Nhạc công sẽ thổi vào phần đầu ống để sáo phát ra tiếng. Shakuhachi có 4 lỗ ở phía trước và 1 lỗ ở phía sau, vì vậy đôi khi người phương Tây cũng gọi nó là "sáo tre 5 lỗ". Năm cái lỗ này đủ để tạo ra các nốt trong mọi âm vực; trên thực tế, số lượng lỗ thổi nhỏ đã khiến âm thanh của shakuhachi trở nên réo rắt, đôi lúc khá chói tai.Tuy rất đơn giản, nhưng cây sáo Shakuhachi đòi hỏi người chơi không chỉ tập trung cao độ ở chiếc môi mà phải rất thành thạo trong việc kiểm soát hơi thổi (phải thổi trong 117 nhịp thở) . Sáo Shakuhachi không được coi như là một nhạc cụ nhưng chủ yếu như là một công cụ tinh thần độc quyền của môn phái Zen sáo tre. Ðây là nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản được các thiền sư Komusou (nghĩa đen là "nhà sư hư vô" ) ngày xưa hay thổi các bản nhạc thiền gọi là honkyoku khi đi hành thiền .
Phong cách chơi sáo chủ yếu theo truyền thống của đền Myoan ( nghĩa đen là "ánh sáng và tối tâm" ) ở Kyoto . Ðây là một cách thế biểu hiện Zen chủ trương loại bỏ các hình thức bên ngoài. Âm thanh chính của nó là " tiếng thì thào của gió qua động tre " dùng để thư giãn và thiền. Sáo tre hay sáo zen là một nhạc cụ được sáng tạo một cách bất ngờ , đơn giản - nhạc cụ để thổi , nó không có nốt bấm giống như sáo tây , không giống như cây clarinet hoặc saxophone , không giây như cây guitar hay vĩ cầm , bên trong không giống như dương cầm hay organ . Ðơn giản như vậy nhưng sáo zen trong tay các bậc thầy có thể trình tấu một loạt các âm thanh từ đơn giản đến phức tạp và truyền cảm như tiếng nói của con người , dựa trên trực quan và tinh thần của người biểu diễn . Diễn đạt âm thanh là để đạt cao trình độ phát triển của tinh thần, như Basho giảng dạy, "Tìm hiểu về các cây thông từ cây thông, tìm hiểu về tre từ tre."
Với ý nghĩa nầy , nhạc Phật Giáo Trung Hoa hay Việt Nam không phải là nhạc thiền mà là nhạc đạo với những tấu khúc du dương, giai điệu trầm bổng trong khi tán tụng hoặc nghi thức trong các pháp hội.

Nhạc Phật Giáo Trung Hoa

Thập niên 1970 nhạc thiền được truyền sang Tây Phương . Ðó là hiện tượng nhạc Newage ( Thời Ðại Mới). Khi mới xuất hiện , Newage chỉ được xem như là một hiện tượng mới, chưa có nhiều ấn tượng. Người ta chỉ xem nó như là một cái gì mới trong một thế giới nhiều cái mới ( jazz, rock, trào lưu hippi cũng vừa ra đời trước đó không lâu ). Người nghe, người xem, thậm chí cả những nhạc sĩ tạo ra nó cũng chẳng hiểu gì về ý nghĩa của Newage cả. Đơn thuần, người ta chỉ xem nó là một loại nhạc có nhiều màu sắc, một hình thức kết hợp nhiều kiểu truyền thống khác nhau để tạo thành một cái mới .
Sự xuất hiện của dòng nhạc thiền hiện đại xuất phát từ Newage ( còn có tên gọi là nhạc suy niệm - meditation music ) đã đáp ứng đầy đủ những mong ước của thính giả. Thật vậy! Nó là một thể loại nhạc dễ nghe, êm dịu, sâu lắng chinh phục được người nghe. Thính giả thì có nhiều lứa tuổi khác nhau. Ðối với giới trẻ, thì đây là loại nhạc làm cho họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, xoa dịu những kích động của tuổi trẻ. Với người lớn tuổi thì đây là một thế giới âm nhạc dành riêng cho họ, để họ có thể trầm tư, suy tưởng, hay có một trạng thái cảm xúc nào đó. Âm điệu thiền vị, nhạc khúc hài hòa có sức tác dụng rất lớn đối với vấn đề chuyển hóa nhân tâm .

Nhạc meditation


Newage bắt nguồn từ sự chuyển động về tinh thần của thuyết Thần học (Theology) cuối thế kỷ 19 , là đưa con người vào thế giới của tâm linh, từ chối sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên, ý nghĩa của Newage không phải điều mà thần học nhắm tới, mà đó là sự kích thích, gợi mở những tâm hồn, những trái tim hướng về bản chất tự nhiên của con người nhằm cứu vãn một thế giới đầy rẫy bất công, chiến tranh, bệnh tật, thiên tai ... Ðiều cốt yếu của Newage là phải đạt được sự thuần khiết trong tâm hồn ! Nói một cách khác , nhạc meditation có tác dụng làm thư giản con người trong cuộc sống hiện tại quá bận rộn, phức tạp mà chính con người không thể thay đổi để theo kịp với lối sống đó.
Nhạc tâm linh ( inspiration music - đưa người vào thế giới tâm linh , phát triễn đức tin) và nhạc trị liệu ( healing music - liệu pháp tâm lý thường dùng để trị liệu , làm thư giản , giảm căng thẳng cho bệnh nhân ) cũng phát xuất từ phong trào nhạc Newage nhưng không phải là nhạc thiền .
Nhạc meditation dùng âm thanh đưa người nghe thoát ra khỏi trạng thái hiện tại. Từ âm thanh dẫn đến những hình ảnh rộng lớn, cả đến những chi tiết nhỏ bé cũng được phô diễn . Nhạc meditation đã tạo ra một không gian thực sự bằng âm nhạc. Những giai điệu có nhịp điệu và âm thanh sống động diễn đạt những chuyển động như bay, lượn, lướt .... những âm thanh ngoài trời tự nhiên như tiếng chày giả gạo mơ hồ đêm trăng , sóng vỗ rì rào ngoài biển khơi , gió thoảng vi vu , tù và xa vọng, hồi trống thu không , lá rơi nhẹ bên thềm vắng , võng đưa kẽo kẹt trưa hè yên tỉnh , ếch nhảy đơn độc khô khan trong ao thu , đêm khuya mưa rơi tí tách , nước chảy róc rách bên khe suối , chuông ngân vọng từ chùa xa ...các ấn tượng âm thanh ấy trong mọi trường hợp, đưa con người thoát khỏi cái ô trược của thể xác hoặc ít nhất cũng giúp họ tách khỏi môi trường âm thanh phức tạp ồn ào thường ngày. Loại âm nhạc này đẩy mạnh một sự chuyển động tâm linh ở bên trong người nghe như nhà tâm lý học P.M.Hanel nói : " Đó là một thứ âm nhạc: một sự trầm tư, một điều kỳ diệu, một loại ma thuật để hấp thụ tinh thần, cải tạo tâm trí , thậm chí giúp người nghe tự giải mã chính mình ..." Chắc chắn một điều nhạc Meditation đã thể hiện tính thiền. Giai điệu, tiết tấu đều đặn, không sôi nổi, vận hành một cách êm ái, nối tiếp nhau, không quá sâu lắng , không loạn nhịp hòa âm của Suy Niệm ( Meditation) , thể hiện những âm thanh ẩn trong thế giới tự nhiên như : tiếng nước chảy, tiếng chim, tiếng côn trùng, hoặc nhiều thứ được kết hợp với nhau trong một bản hòa âm chặt chẽ để phục vụ tối đa cho mục đích thiền định. Nói đó là nhạc thiền hiện đại cũng không có gì sai . Bản Zen Breakfast của nhạc sĩ Karunesh là một điển hình .

Green World - Zen Breakfast
Nhạc Karunesh


Bây giờ, chắc hẳn những người nghe nhạc đã có câu trả lời cho câu hỏi :" Vì sao trong cuộc sống hiện đại này lại cần đến một thể loại nhạc như vậy" . Đó cũng chính là cái hay khi nó kết hợp được một không gian mờ ảo, giữa sự tồn tại giữa ánh sáng và bóng tối, người nghe có một cảm giác hoàn toàn tỉnh thức . Cho dù con người đang làm việc hay đang mệt mỏi vì cuộc sống, nhạc meditation có thể song hành cùng bạn. Nó không phải sự cảm nhận bằng tiếng gió, không phải những giọt sương đàn Harp , ấy vậy nhiễm vào đầu lúc nào cũng không hay biết. Để rồi sau cùng mang lại cảm giác phấn khích , sảng khoái và tỉnh thức . Nhạc meditation không phải là một thể loại nhạc thời trang hay thương mại. Nó chỉ dành cho những người cần những cảm xúc thật sự, suy nghĩ đúng đắn về bản chất con người và xã hội.

Âm nhạc có thể làm tâm mê muội , hôn trầm nhưng cũng có thể nâng cao thiền . Nhạc thiền vì vậy có tính chất đơn giản , dịu dàng và yên bình , theo nhịp điệu nhẹ nhàng của thiên nhiên , không chát chúa , phấn khích , cuồng loạn hay hôn trầm ... Khi thưởng thức một bản nhạc thiền , thính giả cảm thấy có nhiều khoảnh khắc im lặng hơn là âm thanh . Nói một cách khác nhạc thiền phải tràn ngập sự trầm lặng , thanh thản . Nó là tiếng vọng của im lặng , trong mỗi giai điệu đều bao hàm một bản hòa âm chứa đầy ý nghĩa. Nhạc thiền không có gì hơn là thể hiện những cảm nhận trực giác từ bên trong của nhạc sĩ , một con người đã trực ngộ với thiên nhiên và vũ trụ . Âm nhạc hiện diện nội tại trong con người , nghệ sĩ trình diễn là cơ hội để mở cho con người một sự khai ngộ .

Zen Garden
Nhạc Kokin Gumi



Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

http://quangnamnews.org/qn/tintuc-luu-4389.html 

Đinhtúk mùa xuân ở Đăktà Vâng

 14.01.2008 Mỗi dịp lễ hội Choóc đay, mừng nhà mới, cưới, hỏi... những âm thanh trầm bổng của đinhtút- một loại sáo gồm 6 ống rất độc đáo lại vang lên giữa non cao, lan tỏa khắp làng Đăktà Vâng, xã biên giới LaDêê của huyện Nam Giang. Cũng như các dân tộc sinh sống trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên, cộng đồng người Tàriềng (một nhánh của dân tộc Giẻtriêng) ở đây đã sáng tạo và lưu giữ những giá trị văn hóa - nghệ thuật vô cùng phong phú và đặc sắc

. Mùa xuân lễ hội Choóc đay “Choóc đay”, tiếng Tàriềng nghĩa là lễ hội lớn. Hằng năm, khi những tia nắng ấm mang mùa xuân tới, dòng suối Đăktà pooi trong vắt in bóng cây xanh, những con chim ch'rao bay về đậu trên mái nhà moong (nhà sinh hoạt cộng đồng làng) hót líu lo và cái rẫy lúa, rẫy bắp mơn mởn xanh, thì cộng đồng người Tàriềng và các dân tộc anh em sinh sống cộng cư ở làng Đăktà Vâng vào mùa hội Choóc đay. Đây là dịp để tiếng đinhtúk của người Tàriềng trầm bổng vang lên hòa với cồng chiêng cùng những điệu múa vui tươi đầy sức sống của những người con trai, con gái trong làng. Bộ đinhtúk gồm 6 ống sáo của người Tàriềng. Để chuẩn bị cho lễ hội Choóc đây, nhiều người lên rừng săn con thú, hái rau hay ra suối bắt cá, người ở nhà chuẩn bị củi đốt và gạo nếp để nấu bánh. Rượu tàvak, rượu cần ủ đầy nhà. Không có trâu thì làng làm heo “hết lớn”. Rượu thịt có đủ cho dân làng một bữa no say mừng ngày hội lớn.

Trước đó vài ngày, già làng Zơrâm Ớt dẫn cháu lên rừng tìm loại trúc về làm đinhtuk. Khi công việc chuẩn bị chu đáo, đinhtúk cũng đã làm xong, làng Đăktà Vâng tưng bừng vào mùa lễ hội Choóc đay. Sáng sớm tinh mơ, dân làng mặc váy áo thổ cẩm rất đẹp tập trung tại sân nhà moong trong tiếng cồng chiêng, tiếng đinhtúk trầm bổng. Sau những nghi thức cúng Giàng, cúng thần linh, đất trời... phù hộ cho dân làng một mùa bội thu, trai gái trong đội đinhtuk của làng cùng nhảy múa các bài đinhtúk truyền thống. Ai không nhảy múa thì uống rượu chuyện trò vui vẻ. Rượu làm cho mọi người cởi mở hơn, hòa đồng hơn, hưng phấn lắc lư theo nhịp đinhtúk trầm bổng giữa non cao... Trầm bổng đinhtúk Tàriềng Đinhtúk là loại sáo có 6 ống dài ngắn, lớn nhỏ khác nhau được làm từ thân của một cây trúc. Mỗi ống một lóng, giữ nguyên một mắt, đầu kia vát 2 bên là nơi để thổi. Theo tên gọi của người Tàriềng, các ống đinhtúk theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, từ dài đến ngắn gồm: Piđu, piđu 2, che, chăt, rơn 1 và rơn 2. Các ống nứa làm đinhtúk còn tươi, sau khi làm xong già làng Zơrâm Ớt thẩm âm và chỉnh sửa ngay những ống có âm thanh không chuẩn. Điều thú vị là Zơrâm Ớt không qua trường lớp âm nhạc nào. Khả năng thẩm âm là do kinh nghiệm của những nghệ nhân đi trước truyền cho cộng với niềm đam mê và đôi tai cực thính. Già làng Zơrâm Ớt truyền nghề làm đinhtúk cho con cháu trong làng. Loại trúc làm đinhtúk mọc đầy trên những cánh rừng quanh làng Đăktà Vâng. Nhưng không phải cây nào cũng làm được loại đinhtúk đúng kỹ thuật, cho âm điệu hay. Trong số những cây trúc ấy, già làng Zơrâm Ớt chọn một cây đáp ứng được các yêu cầu như thẳng nhất, sáng màu và da láng, các mắt không bị hư và đủ độ dài để làm đinhtúk. Theo Zơrâm Ớt, trước đây, đinhtúk của người Tàriềng nói riêng, cộng đồng Giẻtriêng nói chung thường là những ống lớn và dài hơn các ống đinhtúk hiện nay. Nhưng thổi được những ống đinhtúk như thế phải là những nghệ nhân có kỹ thuật cao và sức khỏe tốt. Bộ đinhtúk hiện nay nhỏ hơn, các ống trúc cũng ngắn hơn nhưng cũng thông dụng, dễ sử dụng với nhiều người. Nghệ nhân trình diễn đinhtúk phục vụ lễ hội văn hóa ở Đăktà Vâng gồm 8 người, trong đó có 6 người thổi đinhtúk và 2 người hòa điệu cồng chiêng. Trong trình tấu, nghệ nhân phụ trách ống đinhtúk ngắn nhất thổi trước, tiếp đến các ống lớn hơn mới thổi. Ống đinhtúk dài nhất được tấu sau cùng. Có thể chia 6 ống đinhtúk làm 3 cặp. Trong trình diễn thì cặp ngắn nhất thổi trước, kế đến là cặp trung và cặp dài nhất thổi sau cùng. Tùy theo từng bài đinhtúk mà 6 người thổi hòa âm với nhau thành 8 giai điệu, gọi là 8 bài đinhtúk.

Đinhtúk là loại nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội và sinh hoạt đời sống lao động sản xuất của người Tàriềng. Những mùa lễ hội Choóc đay, mừng nhà mới, mừng cưới hỏi... cả làng góp của góp công tổ chức lễ hội lớn. Âm nhạc chủ đạo trong các lễ hội lớn ấy là đinhtúk. Tuy nhiên, trong quá trình sống cộng cư cùng các dân tộc khác như Cơtu, Ve... người Tàriềng đã tiếp thu có chọn lọc nghệ thuật cồng chiêng, dùng cồng chiêng hòa âm với đinhtúk. Sự kết hợp giữa đinhtúk với cồng chiêng làm cho không khí lễ hội sôi động hơn, âm điệu đinhtúk thêm trầm bổng, thanh thoát hơn. Bên cạnh việc sáng tạo và gìn giữ nghệ thuật trình diễn nhạc cụ đinhtúk, bao đời nay, dân làng Đăktà Vâng và cộng đồng dân tộc Tàriềng ở Quảng Nam cũng đã sáng tạo, bảo tồn và phát huy các vũ điệu đinhtúk trong sinh hoạt văn hóa lễ hội và cộng đồng. Những điệu múa ấy gồm: da dă, pê lách, túk chêêm hoong, troong zục, trơn lăil, kpiêu zưc zăih, tăkla zu và điệu múa trung gian giữa tăkla zu với da dă. Điệu múa trung gian này làm cho mạch vũ điệu trong lễ hội luôn tiếp diễn. Sự chuyển hóa linh hoạt và uyển chuyển giữa các bài đinhtúk và giữa các bài múa với nhau là sáng tạo thông minh, giàu xúc cảm và thể hiện tâm hồn phóng khoáng của người Tàriềng. Xây dựng làng văn hóa Điệu múa túk chêêm hoong ở Đăktà Vâng, xã LaDêê (Nam Giang). Làng Đắktà Vâng có 49 gia đình với 287 người. Từ năm 2001, đồng bào Tàriềng, Ve và Cơtu trong làng tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng làng văn hóa. Nhờ đó, cuộc sống dần ổn định, những sinh hoạt văn hóa của đồng bào được gìn giữ và phát huy có hiệu quả. Ngoài công việc nương rẫy, làm ruộng lúa nước..., những lúc rảnh rỗi, các nghệ nhân đinhtúk ở Đăktà Vâng thường truyền đạt lại cho con em nghệ thuật đinhtúk truyền thống của dân tộc mình.

Đội đinhtúk thiếu nhi của làng Đăktà Vâng hiện có 30 em. Mỗi tuần 1 buổi, các em tập trung tại nhà moong của làng để được nữ nghệ nhân Tơngôl Bốn tập những điệu múa đinhtúk. Thằng bé Zơrâm Ba vẫn thường theo nghệ nhân Zơrâm Ớt lên rừng tìm cây trúc làm đinhtúk mỗi dịp làng có lễ hội Choóc đay. Mỗi tuần một đêm, các thành viên trong làng tập trung tại nhà moong để nghe phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương; tình hình trật tự - xã hội, an ninh biên giới của làng, của xã.

Đồng bào trong làng cùng nhau bàn chuyện làm ăn. Già làng, các đoàn thể xã hội thường xuyên vận động bà con thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Người Tàriềng cùng với đồng bào các dân tộc Ve, Cơtu, Kinh trong làng trong xã có truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau từ xưa đến nay. "Dân mình phải chăm chỉ làm cái nương cái rẫy, trồng cây lúa nước, nuôi con bò, con heo để cuộc sống khá lên. Phải gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình, quyết tâm cùng nhau xây dựng thôn bản văn hóa ngày càng tốt hơn" - già làng Zơrâm Ớt bảo thế. Đến làng Đăktà Vâng vào dịp Choóc đay, sẽ được hòa chung niềm vui lễ hội với đồng bào. Trong âm điệu đinhtúk trầm bổng véo von, trong men nồng tàvak mềm môi và những điệu múa da dă, pê lách, túk chêm hoong... mới thấy đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vùng biên này thật phong phú.

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 2
Post: #1
CAU CHUYEN VE CAY SAO

Bác Hồ - Người thầy vĩ đại

Lao Động Cuối tuần số 19 Ngày 20/05/2007 Cập nhật: 5:22 AM, 20/05/2007


(LĐCT) - Ngày ấy, Đoàn văn công Nghệ An được lệnh ra thủ đô biểu diễn văn nghệ phục vụ Hội nghị Trung ương, có Bác Hồ đến dự. Tin đó làm từ trưởng đoàn đến diễn viên, nhạc công háo hức, hồi hộp, vừa mừng vừa lo.
Mừng vì được gặp Bác, lo là sợ biểu diễn không ra gì, Bác lại phê bình. Song ai ai cũng háo hức mong sớm được gặp Bác Hồ. Thế mà mãi đến lúc hoá trang sắp xong, giờ mở màn sắp đến vẫn chưa thấy Bác. Nhiều người cảm thấy thất vọng, thì bỗng từ lối cửa sau phòng hoá trang, một ông già với vầng trán rộng xuất hiện. Đồng chí trưởng đoàn không kìm nổi xúc động kêu lên "Các đồng chí ơi! Bác Hồ"!


Bác Hồ nói chuyện với nhân dân tham gia Tết trồng cây tại đồi Đồng Vàng thôn Yên Bồ, xã Vật Lai, huyện Ba Vì, Hà Tây.

Mọi người không ai bảo ai, dừng hoá trang và vây quanh lấy Bác, giây lát ngưng lặng chẳng ai nói nên lời. Bác mừng mừng tủi tủi không chỉ vì cuộc gặp gỡ những người đồng hương của Bác, mà còn là những người đang trụ vững sau hàng ngàn vạn tấn bom, đạn của giặc Mỹ ngày đêm giội xuống quê hương xứ Nghệ, nơi sinh ra Bác.

Bác lần lượt bắt tay và ôm từng người vào lòng, khi hết lượt mới điềm tĩnh nói: "Bác biết các cháu muốn gặp Bác, Bác cũng vậy, cho nên Bác phải gặp các cháu trước giờ biểu diễn. Bác chúc sức khoẻ và phát quà cho các cháu. Nhiệm vụ biểu diễn tối nay là phục vụ Hội nghị Trung ương. Bác nói với các đồng chí trong Trung ương rồi, "hôm nay đến xem Đoàn văn công của "choa" từ tuyến lửa ra biểu diễn đấy".

Cho nên vì danh dự của những chiến sĩ: "Tiếng hát át tiếng bom" các cháu phải diễn thật tốt, các cháu có đồng ý không nào?". Tất cả đồng thanh nhất loạt: "Thưa Bác, có ạ...". "Sắp đến giờ biểu diễn rồi, cháu nào có ý kiến gì nữa cần thiết thì nói, sau đó tập trung lo công việc".

Đồng chí trưởng đoàn thay mặt anh em thưa với Bác: "Cảm ơn Bác đã cho chúng cháu gặp Bác trước giờ biểu diễn như vậy, chúng cháu sẽ yên tâm, cố gắng biểu diễn để không phụ lòng của Bác. Nhưng biểu diễn xong, chúng cháu muốn được Bác nói chuyện, nghe ý kiến phê bình góp ý của Bác với đoàn". "Được rồi, các cháu cố diễn cho tốt, Bác hứa". Nói rồi Bác đi xuống hội trường.

Đêm diễn đó thật suôn sẻ và được sự suôn sẻ đó một phần nhờ Bác là người đã tâm lý đến gặp anh em trước giờ biểu diễn và hứa sau biểu diễn sẽ gặp lại. Sau đêm diễn đoàn lại được gặp Bác Hồ.

Sau khi đồng chí trưởng đoàn phát biểu cảm ơn và giới thiệu Bác nói chuyện, tiếng vỗ tay vừa ngớt thì Bác đứng dậy và nói luôn: "Chú mô khi "nại thổi sáo hề"?". Nhạc công sáo trúc ngập ngừng đứng dậy vẻ hơi lo: "Thưa Bác, cháu ạ!". Bác vẫy tay và nói: "Chú thổi sáo hay lắm, giờ chú mang sáo lên đây với Bác". Có phần yên tâm khi được Bác khen, nhạc công sáo trúc cầm sáo lên thì Bác nói: "Giờ chú đưa sáo đây, xem Bác thổi có hay hơn không nào?".

Bác cầm cây sáo, mọi người hồi hộp chờ đợi, ai nấy hình như lo cho Bác hơn là mừng. Bác có thì giờ đâu mà tập thổi sáo? Quả thật, lúng túng mãi, Bác mới để được các ngón tay vào lỗ của cây sáo, khi đưa lên thổi thì nó lại không kêu. Đồng chí nhạc công mặt đỏ bừng lên như chính mình không thổi được.

Bác điềm tính nói: "Bác chưa thổi được thì chú phải bày chứ sao lại đứng nhìn. Nào tay để thế nào, môi để thế nào?". Đồng chí nhạc công "buộc lòng" hướng dẫn cho Bác. Sau khi thổi thử cho Bác nghe một đoạn bài "Cò lả", Bác nói: "Đưa đây, Bác không biết thì phải học". Lần này bỗng nhiên Bác thổi sáo đã phát ra tiếng, nhưng nói hay thì chưa, song mọi người vẫn vỗ tay và nói: "Ôi, Bác thổi được rồi, Bác thổi được rồi". Bác lại nói: "Các cháu thấy không, nghề gì cũng vậy "không thầy đố mày làm nên". Bác lại cầm cây sáo, luyện úp mở các ngón rồi đưa lên thổi rõ dần từng nốt một. Bác nói: "Lần này các cháu nghe Bác thổi thế nào?".

Mọi người không khỏi ngạc nhiên vì lần này Bác thổi hay hơn nhiều và gần như hết bài "Cò lả". Tiếng sáo chưa dứt, mọi người đã vỗ tay reo hò: "Bác thổi được rồi, Bác thổi được rồi, hoan hô Bác". "Có hay hơn không các cháu?" - Bác hỏi. "Thưa Bác, hay hơn nhiều rồi ạ".

Bác lại nhìn mọi người nói như nhắc nhở: "Như vậy các cháu thấy không, có thầy bày rồi, học rồi, muốn hay hơn là phải luyện tập, đúng như cha ông nhắc nhở chúng ta "trống năng rèn, kèn năng thổi" mới hay được đúng không các cháu?". Tất cả lại đồng thanh nhất loạt: "Thưa Bác, chúng cháu vâng lời Bác dạy". Bác nói: "Được rồi, cháu xuống với các bạn đi".

Rồi Bác quay lại nói với mọi người: "Nghề văn công các cháu cũng vậy, muốn có nhiều tiết mục hay, muốn khán giả thường xuyên nhớ và đến với đoàn, đến với sân khấu, thì đoàn văn công tỉnh ta phải có nhiều diễn viên, nhạc công giỏi. Muốn như vậy thì các cháu phải không ngừng học tập và rèn luyện. Bác mong vì sự nghiệp văn hoá, văn nghệ tỉnh nhà, vì nhiệm vụ phục vụ sản xuất và sẵn sàng chiến đấu, các cháu phải đoàn kết giúp nhau, không ngừng học tập và rèn luyện để cùng tiến bộ". Bác chúc các cháu thật khoẻ, vui, trở về phục vụ nhân dân xứng đáng đoàn văn công Nghệ An luôn luôn là đoàn xuất sắc của cả nước, được thế Bác mừng lắm...".

...Buổi gặp gỡ, bài nói chuyện của Bác thật nhẹ nhàng nhưng thực sự sâu lắng đến khó quên. Đúng, Bác Hồ không chỉ là một nhà lãnh đạo thiên tài, mà còn là một nhà tâm lý, nhà sư phạm nghệ thuật xuất sắc

Hình phạt của Spammer

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
1 topic thú vị, cảm ơn các bác !
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Vì sao tre nứa không tiếp tục to mãi?

Vi sao tre nua khong tiep tuc to mai
Tre nứa chỉ lớn tới một điểm nào đó rồi già đi và chết.

Có những loài cây dường như không có tới hạn lớn. Trẻ đã đành, nhưng già rồi mà chúng vẫn không ngừng phình ra. Xà cừ chẳng hạn, lúc mới trồng chỉ bằng chiếc đũa, rồi mỗi năm một to cao hơn. Sau 10 năm, phải 2 người mới ôm hết vòng thân của nó. Tre nứa không thế, chúng lớn đến một mức nào đó rồi... "chột", chỉ già đi mà thôi.

Lý do vì tre nứa là cây một lá mầm, còn các cây thân gỗ khác phần lớn là cây hai lá mầm. Cấu tạo của hai loại cây này rất khác nhau. Điểm chủ yếu nhất là thân cây một lá mầm không có lớp thượng tầng.

Nếu cắt một lát mỏng ngang qua thân cây hai lá mầm, dưới kính hiển vi có thể quan sát thấy từng bó mạch gỗ. Lớp ngoài bó mạch gỗ là phloem, lớp trong là xylem, giữa lớp phloem và xylem là lớp thượng tầng. Đừng coi thường lớp thượng tầng mỏng đó, thân cây to lên được là nhờ có nó. Lớp thượng tầng rất năng động, hàng năm nó đều phân chia tế bào, sản sinh ra lớp phloem và xylem mới nên thân cây cứ mỗi năm lại to dần ra.

Còn nếu cắt ngang một lớp mỏng qua thân cây một lá mầm, ta cũng sẽ thấy các bó mạch gỗ, lớp ngoài cũng là lớp phloem, bên trong cũng là lớp xylem nhưng lại không có lớp thượng tầng, vì thế thân cây một lá mầm chỉ phát triển từ khi bắt đầu mọc ra, đến một mức độ nhất định sẽ không to thêm nữa.

Tre nứa to đến mức nào? Ở huyện Phụng Tân, tỉnh Giang Tây Trung Quốc, có một cây bương cao 22 m, chu vi vòng ngọn là 58 cm, chu vi vòng gốc là 71 cm, có thể coi là vua của loài tre nứa. Ngoài tre nứa ra, lúa mỳ, lúa nước, cây cao lương, cây ngô đều là cây một lá mầm, cho nên thân cây phát triển đến một mức độ nhất định sẽ không to thêm nữa.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Người giữ hồn tre nứa

Nhạc khí của người Trường Sơn - Tây Nguyên, trừ cồng chiêng, thảy đều có nguồn gốc từ rừng, được chắt lọc từ rừng; trong đó, đa dạng nhất là đàn - những "linh vật" đang mỏng manh theo... rừng. May mà Gia Lai còn một người nửa đời mải miết ruổi theo... hồn tre nứa.

Rơ Chăm Tih đang chơi đàn ting ning (đàn goong).

Đứa con của Yàng
Tôi có duyên tận mắt nhìn những ống nứa thô thoát xác từ bàn tay tài hoa của Tih; chỉ với con dao cán dài lưỡi nhỏ vểnh ngược là vật gia dụng trong mỗi gia đình Jrai, những "linh vật" của rừng lần lượt hiện hình: t'rưng, bru (sáo dọc), kník, ting ning (tức đàn goong, theo cách gọi của người Ba Na), đinh pơng.

Tih còn biết làm nhiều loại nhạc cụ ít phổ dụng khác như đing klok, brô amom, brô mong, hep brung, đing đek... Tinh xảo, tỉ mẩn như cách người con gái Jrai đan gùi, mà kỳ diệu, những âm thanh từ đó chuyển cả tiếng thở của rừng, tiếng réo rắt, nỉ non của con suối vặn mình ra khỏi rừng già, chở theo bao tiếng lòng con trai con gái.

Ở Tây Nguyên, người giỏi làm đàn không mấy ai đã giỏi chơi đàn; và ngược lại. Chỉ có một Rơ Chăm Tih, chơi đàn cũng nhuần nhuyễn như lúc đẽo, vạt, cắt, tỉa ống nứa vậy - bằng tất cả hồn và xác. Tih thổi "Lời ru trên nương" bằng bru nghe có tiếng sóng lúa rì rào lượn qua đồi, có tiếng suối róc rách mà tha thiết như tiếng nai mẹ lạc con. Tih vỗ đinh pơng trầm hùng thúc giục như âm hưởng hội làng; kéo kník (giống đàn cò nhưng chỉnh âm bằng vòm miệng) khắc khoải, da diết; chơi đàn ting ning 12 dây réo rắt, trữ tình quyện theo câu hát đối đáp của trai gái làng.

Đặc biệt khi Tih là chủ công t'rưng 16 ống trong dàn "hoà tấu" đàn tre cùng chúng bạn, trong trầm mặc của rừng với chút men rượu cần thì sự hưng phấn toàn thân, sinh động đến từng ánh mắt của Tih đã ám ảnh đến mức "cả làng không thể ngủ". Từ "Tỏ tình bên dòng suối" rộn ràng, trầm lắng, đến "Tắc kè tháng 5" sôi nổi giục bước chân người lên nương tra hạt sau những cơn mưa đầu mùa...

Tôi "thề" rằng chỉ với một chút mẫn cảm âm nhạc, nghe Tih chơi t'rưng, tất thảy những gì công chúng từng chứng kiến trên sàn diễn chỉ là một thứ Tây Nguyên xơ cứng mà thôi. Năm ngoái, Viện Âm nhạc VN trong chương trình truyền bá âm nhạc dân gian VN đã làm hẳn một VCD về "Nghệ sĩ dân gian dân tộc Jrai Tây Nguyên Rơ Chăm Tih" dài gần 60 phút. Dù "cátsê" cho hai ngày ngoại cảnh chỉ có 500 nghìn đồng nhưng Tih rất tự hào vì là người Jrai đầu tiên được "đi ra thế giới" theo cách đó.

Sống ở làng Jút, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, 29 tuổi nhưng Tih có tới 4 đứa con, đặt tên theo tên đàn; 29 năm trong thời đoạn mai một bản sắc Tây Nguyên nhưng Tih đã kịp có một thời niên thiếu tắm trong phong vị làng Jrai truyền thống. Mê nên từ nhỏ Tih lê la khắp vùng, tâm hồn Jrai thuần khiết thẩm thấu vào Tih. Tôi cho rằng, trong tất cả những nghệ nhân âm nhạc Jrai mọi người từng biết, Tih xứng đáng là tinh hoa của tinh hoa, nguyên thuỷ và nguyên bản.

"Ở làng nọ có Mtao (tù trưởng) giàu có. Trong làng còn có Ríc, chàng trai nghèo nhưng tài hoa, làm đàn và chơi đàn rất giỏi, lại có vợ rất đẹp. Mtao ngày nào cũng lân la ngồi cạnh xem Ríc "vót âm thanh" và chờ... Một hôm bị thanh nứa bật trúng mắt, Mtao lấy cớ bắt Ríc đền vợ. Thế là vì giỏi đàn mà Ríc mất vợ đẹp". Tih kể xong cười ha hả. Ý là vận vào mình. Nhưng vợ Tih chỉ tốt mà không thật đẹp. Siu May "bắt chồng" năm Tih 19 tuổi mà không cần nghe tiếng đàn nào; đơn giản vì Tih làm rẫy giỏi. Bây giờ cơ ngơi của Tih là nhà xây, máy xay xát, xe công nông, có tủ lạnh bán kem; có 1ha càphê, 1ha lúa nước, thuộc hàng khá giả trong làng. Nhưng Tih vẫn mê đàn hơn...

"Giám đốc" Rơ Chăm Tih
Tih là thường dân Jrai "ra khỏi làng" nhiều nhất. Năm 1991 nhập ngũ và nhanh chóng thành cây văn nghệ của Tỉnh đội; 1993 về làng, đến 1995 ngành văn hoá, du lịch "phát hiện" ra Tih, thế là triền miên hội diễn, hết toàn quốc đến toàn quân. Tih đã có 5 huy chương vàng, nhiều huy chương bạc và bằng khen thì vô số kể.

Khi "thế giới" trong mắt Tih rộng đến TP. Hồ Chí Minh (Hội diễn Gặp gỡ đất phương Nam - 2000), thì tư duy "làm ăn" đã hình thành: Tih thành người độc đáo nhất khi vừa chơi t'rưng, vừa chào mời những chiếc đàn nứa bé tẹo mà âm thanh thật chuẩn. Các diễn viên dân tộc khác, "ai đi qua cũng bụm miệng cười". "Doanh thu" lần ấy được non 400 nghìn đồng, bằng 7 cây đàn t'rưng.

Tih về làng thành người Jrai hiếm hoi biết kinh doanh; khởi nghiệp cùng bạn mở xưởng. Nói về quy mô "doanh nghiệp", Tih bảo mỗi ngày mình Tih có thể làm hoàn chỉnh 20 t'rưng, bình quân 25 nghìn đồng/chiếc, doanh số riêng lẻ này đã tới 500 nghìn đồng. Vả lại, nhiều người đặt hàng số lượng lớn, Tih cũng muốn "bung ra"; việc huy động vốn cũng dễ dàng, nhưng không dám ký hợp đồng vì thiếu người làm, và vì... "nhà vợ không cho", vẫn muốn Tih chí thú hơn với nương rẫy.

Lần "xuất ngoại" gần đây nhất của Tih là dự "Những ngày văn hoá Tây Nguyên" tại Hà Nội hồi đầu năm. "Được gặp Tổng Bí thư, được tặng huy hiệu Bác Hồ là em mừng nhứt rồi" - Tih khoe.
 

Đứa con của Yàng
Tôi có duyên tận mắt nhìn những ống nứa thô thoát xác từ bàn tay tài hoa của Tih; chỉ với con dao cán dài lưỡi nhỏ vểnh ngược là vật gia dụng trong mỗi gia đình Jrai, những "linh vật" của rừng lần lượt hiện hình: t'rưng, bru (sáo dọc), kník, ting ning (tức đàn goong, theo cách gọi của người Ba Na), đinh pơng.

Tih còn biết làm nhiều loại nhạc cụ ít phổ dụng khác như đing klok, brô amom, brô mong, hep brung, đing đek... Tinh xảo, tỉ mẩn như cách người con gái Jrai đan gùi, mà kỳ diệu, những âm thanh từ đó chuyển cả tiếng thở của rừng, tiếng réo rắt, nỉ non của con suối vặn mình ra khỏi rừng già, chở theo bao tiếng lòng con trai con gái.

Ở Tây Nguyên, người giỏi làm đàn không mấy ai đã giỏi chơi đàn; và ngược lại. Chỉ có một Rơ Chăm Tih, chơi đàn cũng nhuần nhuyễn như lúc đẽo, vạt, cắt, tỉa ống nứa vậy - bằng tất cả hồn và xác. Tih thổi "Lời ru trên nương" bằng bru nghe có tiếng sóng lúa rì rào lượn qua đồi, có tiếng suối róc rách mà tha thiết như tiếng nai mẹ lạc con. Tih vỗ đinh pơng trầm hùng thúc giục như âm hưởng hội làng; kéo kník (giống đàn cò nhưng chỉnh âm bằng vòm miệng) khắc khoải, da diết; chơi đàn ting ning 12 dây réo rắt, trữ tình quyện theo câu hát đối đáp của trai gái làng.

Đặc biệt khi Tih là chủ công t'rưng 16 ống trong dàn "hoà tấu" đàn tre cùng chúng bạn, trong trầm mặc của rừng với chút men rượu cần thì sự hưng phấn toàn thân, sinh động đến từng ánh mắt của Tih đã ám ảnh đến mức "cả làng không thể ngủ". Từ "Tỏ tình bên dòng suối" rộn ràng, trầm lắng, đến "Tắc kè tháng 5" sôi nổi giục bước chân người lên nương tra hạt sau những cơn mưa đầu mùa...

Tôi "thề" rằng chỉ với một chút mẫn cảm âm nhạc, nghe Tih chơi t'rưng, tất thảy những gì công chúng từng chứng kiến trên sàn diễn chỉ là một thứ Tây Nguyên xơ cứng mà thôi. Năm ngoái, Viện Âm nhạc VN trong chương trình truyền bá âm nhạc dân gian VN đã làm hẳn một VCD về "Nghệ sĩ dân gian dân tộc Jrai Tây Nguyên Rơ Chăm Tih" dài gần 60 phút. Dù "cátsê" cho hai ngày ngoại cảnh chỉ có 500 nghìn đồng nhưng Tih rất tự hào vì là người Jrai đầu tiên được "đi ra thế giới" theo cách đó.

Sống ở làng Jút, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, 29 tuổi nhưng Tih có tới 4 đứa con, đặt tên theo tên đàn; 29 năm trong thời đoạn mai một bản sắc Tây Nguyên nhưng Tih đã kịp có một thời niên thiếu tắm trong phong vị làng Jrai truyền thống. Mê nên từ nhỏ Tih lê la khắp vùng, tâm hồn Jrai thuần khiết thẩm thấu vào Tih. Tôi cho rằng, trong tất cả những nghệ nhân âm nhạc Jrai mọi người từng biết, Tih xứng đáng là tinh hoa của tinh hoa, nguyên thuỷ và nguyên bản.

"Ở làng nọ có Mtao (tù trưởng) giàu có. Trong làng còn có Ríc, chàng trai nghèo nhưng tài hoa, làm đàn và chơi đàn rất giỏi, lại có vợ rất đẹp. Mtao ngày nào cũng lân la ngồi cạnh xem Ríc "vót âm thanh" và chờ... Một hôm bị thanh nứa bật trúng mắt, Mtao lấy cớ bắt Ríc đền vợ. Thế là vì giỏi đàn mà Ríc mất vợ đẹp". Tih kể xong cười ha hả. Ý là vận vào mình. Nhưng vợ Tih chỉ tốt mà không thật đẹp. Siu May "bắt chồng" năm Tih 19 tuổi mà không cần nghe tiếng đàn nào; đơn giản vì Tih làm rẫy giỏi. Bây giờ cơ ngơi của Tih là nhà xây, máy xay xát, xe công nông, có tủ lạnh bán kem; có 1ha càphê, 1ha lúa nước, thuộc hàng khá giả trong làng. Nhưng Tih vẫn mê đàn hơn...

"Giám đốc" Rơ Chăm Tih
Tih là thường dân Jrai "ra khỏi làng" nhiều nhất. Năm 1991 nhập ngũ và nhanh chóng thành cây văn nghệ của Tỉnh đội; 1993 về làng, đến 1995 ngành văn hoá, du lịch "phát hiện" ra Tih, thế là triền miên hội diễn, hết toàn quốc đến toàn quân. Tih đã có 5 huy chương vàng, nhiều huy chương bạc và bằng khen thì vô số kể.

Khi "thế giới" trong mắt Tih rộng đến TP. Hồ Chí Minh (Hội diễn Gặp gỡ đất phương Nam - 2000), thì tư duy "làm ăn" đã hình thành: Tih thành người độc đáo nhất khi vừa chơi t'rưng, vừa chào mời những chiếc đàn nứa bé tẹo mà âm thanh thật chuẩn. Các diễn viên dân tộc khác, "ai đi qua cũng bụm miệng cười". "Doanh thu" lần ấy được non 400 nghìn đồng, bằng 7 cây đàn t'rưng.

Tih về làng thành người Jrai hiếm hoi biết kinh doanh; khởi nghiệp cùng bạn mở xưởng. Nói về quy mô "doanh nghiệp", Tih bảo mỗi ngày mình Tih có thể làm hoàn chỉnh 20 t'rưng, bình quân 25 nghìn đồng/chiếc, doanh số riêng lẻ này đã tới 500 nghìn đồng. Vả lại, nhiều người đặt hàng số lượng lớn, Tih cũng muốn "bung ra"; việc huy động vốn cũng dễ dàng, nhưng không dám ký hợp đồng vì thiếu người làm, và vì... "nhà vợ không cho", vẫn muốn Tih chí thú hơn với nương rẫy.

Lần "xuất ngoại" gần đây nhất của Tih là dự "Những ngày văn hoá Tây Nguyên" tại Hà Nội hồi đầu năm. "Được gặp Tổng Bí thư, được tặng huy hiệu Bác Hồ là em mừng nhứt rồi" - Tih khoe.
 

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Nghệ sĩ ưu tú Đinh Linh

 

 

Nghệ sĩ Ưu tú Đinh Linh, tên thật là Đinh Hà Linh được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Cha anh là nghệ sĩ Đinh Thìn – một nghệ sĩ nổi tiếng với tiếng sáo điêu luyện, nhờ vậy ngay từ thuở nhỏ anh đã được làm quen với nhạc cụ sáo trúc.Với lòng đam mê nghệ thuật và hăng say luyện tập, anh đã không ngừng trau dồi nghề nghiệp để đạt được thành công ngày hôm nay và trở thành nghệ sĩ độc tấu sáo trúc nổi tiếng . Hiện tại anh là nghệ sĩ độc tấu sáo trúc của Nhà hát Bông Sen.

Anh đã từng lưu diễn khắp mọi nơi trong và ngoài nước. Với tài năng của mình, anh đã được ghi nhận bằng những giải thưởng cao quý như Giải nhì độc tấu sáo trúc tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc (1983); Huy chương vàng độc tấu sáo trúc tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc (1988); Giải nhì độc tấu sáo trúc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc (1998); Huy chương vàng độc tấu sáo trúc tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc (2005). Với những đóng góp to lớn của mình đối với nghệ thuật dân tộc nên năm 2007 anh vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
Gặp hai cô gái trong Mặt trời đỏ
Năm 2005, 5 cô gái cùng một bầu nhiệt huyết với âm nhạc truyền thống đã quyết định thành lập nhóm nhạc dân tộc với một cái tên khá dễ thương "Mặt trời đỏ". Nhưng để có thể truyền đươc ngọn lửa đam mê đến với khán giả, những cô gái duyên dáng ấy đã nuôi dưỡng sự say mê với nhạc dân tộc từ những ngày còn nhỏ.

Định Thị Minh Hà là người đầu tiên có ý tưởng thành lập nhóm Mặt trời đỏ. Cô gái 25 tuổi này là con nhà nòi trong một gia đình nghệ thuật. Bố Minh Hà là NSUT Đinh Thìn cây sáo trúc nổi tiếng, nguyên là Phó giám đốc Nhà hát ca múa nhạc quốc gia. Hai anh trai NSUT Đinh Hà Linh và Đinh Hà Phương, chú ruột Đinh Văn Bẩy của Hà đều là nghệ sỹ sáo trúc. Từ nhỏ Minh Hà đã được bố và các anh truyền niềm đam mê âm nhạc dân tộc với cây sao trúc, đàn bầu và đàn T'rưng.

Năm 2006, Minh Hà tốt nghiệp trung cấp bộ môn Tam thập lục tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. Cái duyên với âm nhạc dân tộc thôi thúc Minh Hà thành lập nhóm nhạc với mong muốn truyền ngọn lửa đam mê đến với mọi người, nhất là giới trẻ. Với tài thổi sáo trúc điêu luyện, Minh Hà góp phần dẫn dắt những giai điệu trầm bồng trong ban nhạc.

Trong 5 cô gái, Võ Hoài Phương là cô em út của nhóm. Hoài Phương là cô con gái cưng của NSUT Võ Đức Bột - Phó trưởng đoàn nghệ thuật Quảng Bình. Cách đây tròn 10 năm, Hoài Phương còn là một cô bé tham gia hát và làm MC của chương trình Những bông hoa nhỏ. Hoài Phương từng học sơ cấp và trung cấp đàn Tỳ bà tại Nhạc viện Hà Nội và là ca sỹ nhí của Trung tâm Nghệ thuật tình thương do NSND Tường Vi sáng lập. Tham gia Mặt trời đỏ, Hoài Phương được các chị ưu ái tặng danh hiệu "hoa khôi trẻ nhất" của nhóm rồi "ca sỹ của giải thưởng". Kể cũng đúng bởi từ năm 1992 đến 2006, cô ca sỹ với chất giọng nữ cao trong sáng đã tích luỹ cho mình khá nhiều giải thưởng: 5 giải vàng, 2 giải bạc qua các hội diễn tại TP HCM và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên; giải nhất Tiếng hát truyền hình các tỉnh Bắc miền Trung, giải tư Tiếng hát truyền hình TP HCM 2006.

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2





ôi ! quê hương ..ngày 2 buổi đến trường!

yêu ..quê hương qua từng trang sách nhỏ!

lũy tre xanh..con đường làng đến lớp!

trên đường về...một vạc áo nào xa..!

ôi! ..quê hương ta nhớ làm sao!

Page 3 of 8 (117 items) < Previous 1 2 3 4 5 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems