Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

ĐamSan cùng chung tay góp sức làm những việc thiết thực hơn.

rated by 0 users
This post has 45 Replies | 2 Followers

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

wow-heron:
chị à, em ủng hộ chị nhé!

sặc, em làm ta hết hồn T_T

tự khai ra đi nhé

Ngân: phải biết yêu TIỀN,tránh lấy TIỀN làm điều xấu Lễ: phải biết kính trọng TIỀN Nghĩa: phải lấy tấm lòng đối đãi chứ kg được lấy TIỀN để trả ơn Trí: dùng TIỀN đúng mục đích Tín: thiên hạ mượn TIỀN phải trả đúng hẹn Ấy là làm người vậy.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Theo mình, quỹ từ thiện mà MHM thành lập là một ý tưởng tuyệt vời!!! Giờ đây anh em Đam San mỗi khi giao lưu với nhau không chỉ có thăm hỏi,  trao đổi bản nhạc, học hỏi kỹ thuật, mà còn có thể cùng nhau chung tay góp sức làm nhiều việc khác nữa. Cứ nghĩ đến việc có thể cùng mọi người đến trực tiếp những nơi thật sự cần sự giúp đỡ là thấy vui rồi ( tiếc là hôm trước bỏ lỡ dịp đến thăm trung tâm dưỡng lão nghệ sĩ  Sad ).

   Năm vừa rồi, Đam San làm theo 2 cách sau: một là quyên góp "nóng" rồi đi mua quà bánh đến trực tiếp ( như đợt anh hoangtube chủ xị đến trung tâm dưỡng lão nghệ sĩ vừa rồi. Hình thức này có cái hay là nhanh, gọn, kịp thời nhưng vẫn còn điểm chưa hay là do "nóng" quá nên nhiều anh em chưa kịp biết tin, chưa kịp đóng góp gì là các bác đi mất tiêu rồi hic hic ... ), cách thứ hai là trích từ quỹ từ thiện Đam San ( như chuyến thăm và mua bánh kẹo cho các em nhỏ vui Trung Thu ở trung tâm Chấp Cánh, chuyến giao lưu, thổi sáo, ủng hộ tiền và tặng sáo cho các bạn ở Ngôi Nhà May Mắn.)

Nay mình có thêm một vài ý tưởng xin được nêu ra, mọi người ghé vào góp ý với nhé: chọn một dịp nào đó, ví dụ sắp Tết chẳng hạn, mỗi người chuẩn bị một vài phần quà ( bánh, kẹo, quần áo cũ ... ) hoặc một vài bao lì xì rồi trực tiếp đến các bến xe, chân cầu, chợ ... nơi những người khó khăn, cơ nhỡ thường trú ngụ ( họ không được may mắn đưa vào các trung tâm ) rồi trực tiếp trao tận tay cho họ.

Thông báo là hiện nay mình có một số lượng quần áo không mới nhưng cũng chưa cũ. Nhưng vấn đề ngại nhất là làm thế nào đây vì "của cho không bằng cách cho"? Mình đến trực tiếp thì làm sao để mọi người đều thoải mái, vui vẻ cùng nhau, cả người gửi lẫn người nhận? Mong nhận được góp ý từ mọi người.

Tự nhiên chợt nghĩ quỹ từ thiện Đam San này là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định Đam San đã qua rồi cái thời chập chững tìm hướng đi, mọi thứ đã ổn định cả rồi và chỉ còn chờ tất cả chúng ta chung tay phát triển Đam San thôi !!! Smile

www.damsan.net
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

À, xém chút nữa là quên up cái này:

" width="28" />

 

www.damsan.net
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Nhờ quasimodo tiếp tục chuyển giúp 500k quỹ từ thiện ĐamSan đến địa chỉ này nhé.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Mang trong mình căn bệnh chết người - máu trắng, nhưng Phạm Huy Tuấn vẫn phải ngày đêm lao động cật lực để mưu sinh. Sự sống đối với Tuấn bây giờ lay lắt như ngọn đèn dầu trước bão.

Theo lời cầu cứu từ một người bạn của Tuấn là anh Lê Văn Minh người cùng quê và cũng là người làm cùng công ty với Tuấn, tôi đã tìm đến khu trọ nơi anh em Tuấn đang ở. Trước mắt tôi là một người thanh niên đã 22 tuổi đời nhưng thân hình nhỏ thó với đôi mắt màu vàng và làn da xanh bủng.


Tuấn và dì lo lắng trước những kết quả khám bệnh


Một gia cảnh trớ trêu

Sinh ra trong một gia đình có 3 anh em, tại một làng quê nghèo thuộc tỉnh Thanh Hóa. Ngay từ khi lọt lòng mẹ anh em Tuấn đã chìm đắm trong cái nghèo truyền kiếp. Cả nhà đói ăn, có hôm mỗi người chỉ được vài miếng sắn miếng khoai cho qua bữa. Có lẽ cũng vì thế mà Tuấn đã bị suy dinh dưỡng nặng, cậu không thể có được một thân hình bình thường như bạn bè cùng trang lứa.

Mẹ Tuấn là người đàn bà tần tảo, lặn lội sớm hôm mót nhặt từng đồng từng hào để lo cho ba đứa con ăn học. Cha của Tuấn trước đây cũng là một người chịu khó làm lụng, nhưng đến khi anh em Tuấn lớn lên thì người cha tỏ ra chán với cảnh nghèo, ông thường theo bạn bè lao vào những cuộc vui đỏ đen thâu đêm, suốt sáng…

Năm học đến lớp 10 Tuấn đột ngột đổ bệnh, người mẹ phải dốc hết những đồng còn lại trong nhà và đi vạy mượn thêm được mấy triệu đồng để chữa trị cho con. Nhưng mang Tuấn đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác các bác sĩ vẫn không thể tìm ra bệnh. Cuối cùng khi đến bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, qua nhiều lần xét nghiệm, các bác sĩ kết luận “cháu mắc bệnh máu trắng.”

Sự sống với Tuấn tưởng như đến đó đã chấm dứt, Tuấn nói: “Ngày đó, nằm cùng phòng điều trị với em có nhiều người sau khi nằm viện chỉ được mấy tháng thì mất. Mẹ em tưởng em cũng sẽ chết như họ nên cứ ôm em mà khóc… như giã biệt.”

“Còn nước còn tát”, cha mẹ Tuấn lại lo xoay tiền, nhưng nhà nghèo nên không ai dám cho mượn. Thậm chí có người ác miệng còn nói: “Bệnh nó không chữa được đâu, tôi xem phim nhiều nên tôi biết, chị mang cháu về mà lo hậu sự đi thôi…” Quyết tâm cứu con, người mẹ đã thế chấp cả sổ đỏ đất đai của gia đình, cộng thêm với chút ít tiền được hai bênh nội ngoại giúp đỡ hai mẹ con lại đi đến bệnh viện. Kể từ đó cứ 3 tháng Tuấn phải truyền máu một lần với chi phí gần 3 triệu đồng cho một lần truyền.

Nhưng hai năm sau (2007) do lao lực và căn bệnh ung thư quái ác, người mẹ đã bị quật ngã, bà đã vĩnh viễn ra đi để lại anh em Tuấn trong cảnh nghèo đói bệnh tật. Những tưởng người cha sẽ lo cho Tuấn sau khi vợ qua đời, nhưng ông đã vội vàng đi thêm bước nữa khi mộ vợ còn chưa xanh cỏ.

“Em chỉ muốn tiếp tục được… sống”

Anh em Tuấn không thể chịu được sự lạnh nhạt của cha nên đã ra đi. Phượng, em gái Tuấn thì vào Đồng Nai làm công nhân, còn Tuấn thời gian đầu theo bạn vào Đắk Lắk đi hái cà phê và cạo mủ cao su. “Toàn việc nặng không anh ạ, sức em yếu quá không làm được nên phải bỏ xuống đây (Đồng Nai - PV), may sao lại xin được vào Công ty...”

Lương mỗi tháng của cả hai anh em Tuấn cộng lại hiện nay chỉ được hơn 2 triệu đồng. Trong khi đó có quá nhiều thứ để họ phải lo, tiền nhà trọ mỗi tháng 500 nghìn đồng, rồi tiền ăn uống và thuốc thang cho Tuấn. Nếu một người bình thường với mức lương như vậy thì cũng chẳng còn đồng nào dính túi.

Nhưng trong hoàn cảnh của Tuấn, cả hai anh em họ buộc phải chắt bóp tiết kiệm từng đồng. Phượng nói: “Mỗi ngày đi làm bọn em đều cố gắng ăn cơm ở Công ty để khỏi phải tốn tiền mua đồ ăn về nhà… Nhưng do ăn uống kham khổ và lao đông nặng nên anh của em ngày càng xanh xao, ốm yếu hơn…”. Chỉ nói đến đó thôi Phượng đã phải ôm hai tay lên mặt nức nở.

Bà Nguyễn Thị Vân, dì của Tuấn cho biết: “Có những hôm Tuấn bị bệnh nhưng vẫn phải gắng gượng để đi làm vì nghỉ một ngày người ta trừ mất mấy trăm liền anh ạ…Mỗi tháng có bóp mồm, bóp miệng lắm cả hai đứa chỉ tiết kiệm được hơn 400 nghìn thôi. Anh em nội ngoại thì nghèo lắm nên chẳng giúp cháu được gì. Tôi đang phải vào đây đi làm mướn để nuôi con.”

Sau khi đi khám ở bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai về cách đây hơn 1 tháng, các bác sĩ cho biết Tuấn đã rơi vào tình trạng thiếu máu khá nghiêm trọng, lá lách đã to ra, thận suy yếu. Nếu không truyền máu kịp thời nó sẽ biến chứng sang nhiều loại bệnh khác rất nguy hiểm…

Hiện tại với bệnh máu trắng của Tuấn ở Việt Nam vẫn chưa có phương pháp chữa trị hữu hiệu, biện pháp duy nhất giúp cho bệnh nhân tiếp tục sống được là truyền máu. Muốn chữa trị được căn bệnh này chỉ có phượng pháp ghép tủy, nhưng phải qua Hàn Quốc, chi phí cho ca phẫu thuật này lên đến hơn 500 triệu đồng.

Hoàn cảnh của Tuấn rất khó khăn, tiền truyền máu hiện tại cũng không đủ, đã gần 1 năm nay Tuấn chưa được tiếp máu lần nào. Bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng, nhưng Tuấn vẫn phải gắng gượng đi làm từ sáng sớm đến chiều tối.

Tâm sự với PV Dân trí, Tuấn nói: “Em chỉ muốn tiếp tục được sống thôi anh ạ… Phượng bảo với em, các bác sĩ cho biết nếu không được ghép tủy em sẽ không sống được quá 25 tuổi. Ngày dỗ mẹ em là 27 Tết nhưng mãi 29 Công ty mới cho nghỉ nên cả hai anh em không về được”.

Dù biết tử thần sẽ sớm đón mình đi, nhưng Tuấn vẫn đang cố gắng lao động, cố gắng vui sống để giành giật từng hơi thở của cuộc đời. Hoàn cảnh khó khăn bệnh tật của em đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người.

 Mọi sự chia sẻ, giúp đỡ xin gửi về:

       Phạm Huy Tuấn số nhà 296, tổ 3, khu phố 11, phường An bình, TP Biên Hòa - Đồng Nai.

( theo dantri )

桃花影落飞神剑 碧海潮生按玉箫
Top 150 Contributor
Male
cầm sư cấp 1
ui, bi giờ em mới bít là 4rum mình có quỹ từ thiện đấy, hay lắm, vậy bây giờ mún góp tiền vào quỹ thỳ gửi vào đâu ạ??? Hy hy, em rất thick làm dc việc tốt (Mặc dù em cũng bị còi xương suy dinh dưỡng + nhà nghèo), hichic
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Bamboo-flute:
Anh MHM cho ý kiến thật là tuyệt vời !!!
      " Một miếng khi đói bằng một gói khi no " .
      Tuy là thời buổi hiện nay vật giá leo thang , mọi cái đều thật khó khăn nhưng chúng ta vẫn có thể trích một ít ra để gây quỹ từ thiện . " Góp gió thành bão " mỗi người chúng ta ai có khả năng đến đâu thì góp đến đó vì mỗi người mỗi cảnh .( đóng góp không nhất thiết phải dùng tiền tài vật chất , có thể dùng công sức , dùng tinh thần ... )
       Một câu nói rất hay : " đừng đợi đến lúc có thật nhiều mới chịu chia sẻ một ít " ( em không biết nó của ai , mong bà con thông cảm .) Trong damsan , có những bạn còn nhỏ , còn đi học , có những anh chị đi làm , có những chú những bác ở nhà ... nhưng chỉ cần chung một tấm lòng thì vạn sự tất thành . Các bạn khi đi học chắc cũng đóng góp kế hoạch nhỏ , kế hoạch lớn của truờng lớp . Các anh chị đi làm chắc lâu lâu cũng nghe đến chuyện giúp đỡ đồng bào chịu thiên tai lũ lụt ... Những cái đó và ý tuởng này cũng là chung nhau cứu giúp những hoàn cảnh khó khăn cả .
       Em mong những người có nhiệt huyết , có tấm lòng hãy chung tay để xây dựng và triển khai ý tuởng này !

Em tán thành với cô Bôm bô Phờ Lu . Góp gió thành bão-góp bão thành sóng thần-góp sóng thần thành...........?? cái này có 2 mục đích chăng. Em đọc bài của chú Nguyễn Tân và theo dõi thì thấy tham vọng của cô BF và nhóm sáng lập đam san rất lớn đó. Em ủng hộ cả tấm thân em đây luôn. Sẵn sàng làm mọi chuyện vì đam san mà em có thể làm đc. Giả sử 1 ngày kia cái ước mơ cháy bỏng của cô BF và nhóm sáng lập đam san thành công nhỉ. Ai hiểu không ta. Em hiểu àh nha

Sinh nhi hữu nhai.Tri nhi vô nhai. Nhi tri vô diệc bất đắc sinh
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
theo ý kiến của em thì phải có ai đó làm thủ quỹ chứ. Tốt nhất là chú thòng hoặc hòang tử béo đi. 2 lão này có uy tín chứ nhỉ
Sinh nhi hữu nhai.Tri nhi vô nhai. Nhi tri vô diệc bất đắc sinh
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
giữ quỹ thì nên chia theo 3 miền bắc , trung ,nam thì hợp lý hơn

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Đúng òi...................như vậy việc đóng góp sẽ tiện lợi hơi.......................!!!

 

Top 150 Contributor
Male
cầm sư cấp 1

Miền Bắc hả??? Có em đây!, Em xin làm chân ....... không thủ quỹ, hyhy

ý kiến chia 3 miền cũng đúng đấy, em ủng hộ bác Shi, anh em miền bắc cho ý kiến xem bác nào thủ quỹ nào

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Mở quỹ từ thiện em cũng xin ủng hộ ạ ! Em ở miền trung ( Tuy Hòa ) :D
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1
cho xin hỏi bệnh máu trắng là gì với?
ForQuel'Thala
Top 150 Contributor
Male
cầm sư cấp 1

kimbrowneyes:
cho xin hỏi bệnh máu trắng là gì với?

Ðây là một bệnh máu ác tính, gặp trên mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là trẻ em. Bệnh diễn biến nhanh đến tử vong nếu không được phát hiện chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ðặc trưng của bệnh là sự tăng sinh bất thường quá mức các tế bào máu ác tính trong tủy xương.


Nguyên nhân


Giống như các bệnh ung thư khác, ngoài một số nguyên nhân đã được xác định (như nhiễm phóng xạ, quang tuyến, độc chất, siêu vi trùng hoặc sử dụng các thuốc chống phân bào trong điều trị các bệnh ung thư khác...), phần lớn các trường hợp đều không có nguyên nhân.


Triệu chứng lâm sàng


Ðược biểu hiện đầy đủ hoặc chỉ có một trong các triệu chứng sau:


1. Hội chứng suy tủy: Hậu quả của sự suy giảm các tế bào máu chức phận bình thường:


- Thiếu máu: Xuất hiện đột ngột, nhanh, ngày càng nặng dần.


- Xuất huyết (do giảm tiểu cầu) thường nặng, đa dạng: Dưới da, niêm mạc, võng mạc, đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, não và màng não...


- Sốt và nhiễm trùng (do hậu quả của sự tăng sinh ác tính và mất khả năng chống đỡ của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh): Viêm họng, viêm nướu răng, viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm trùng huyết...


2. Hội chứng tăng sinh ác tính, được biểu hiện dưới dạng:


- Phì đại cơ quan tạo huyết: Hạch to (hạch ngoại vi có thể sờ thấy được hoặc sâu trong cơ thể chỉ có thể phát hiện được bằng các phương pháp thăm dò chuyên khoa), gan to, lách to, phì đại Amygdal, phì đại nướu răng, tổn thương thâm nhiễm dưới da... Ðau nhức xương, nhất là các đầu xương dài, xương dẹt.


- Các triệu chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa, các hợp chứng kèm theo.


Chẩn đoán


Ðược xác định trên sự hiện diện các tế bào máu ác tính ở máu ngoại vi và trong tủy xương qua xét nghiệm huyết - tủy đồ.


Ðiều trị


- Ðiều trị bằng hóa chất:


Cho đến nay, hóa trị liệu vẫn là phương pháp điều trị cơ bản. Nguyên tắc là phối hợp nhiều loại thuốc có cơ chế tác dụng mạnh trên các giai đoạn khác nhau của chu trình tế bào nhằm tiêu diệt tối đa các tế bào ác tính, phục hồi các tế bào tạo huyết bình thường của tủy xương; kéo dài thời gian sống của bệnh và tiến tới mục đích chữa khỏi bệnh.


- Ghép tủy xương:


Nguyên ly ghép tủy xương là: Dùng hóa trị liệu mạnh (tử liều) kết hợp xạ trị toàn thân để hủy diệt toàn bộ tủy tạo huyết ác tính của người bệnh. Tiếp theo, truyền các tế bào tạo huyết bình thường vào cho bệnh nhân, để tái tạo sự tạo huyết.

Một phát hiện đang gây tranh cãi trong giới khoa học Anh và Thụy Điển. Các nhà khoa học nước này tuyên bố một số bệnh dị ứng khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư máu khi đến tuổi trưởng thành.

Các nhà khoa học tại Viện Karolinska (Thụy Điển) nhận thấy những người bị chứng phát ban có nguy cơ bị ung thư máu cao, trong khi những người bị eczema khi còn nhỏ có nguy cơ bị u lymphô cao hơn người bình thường. U lymphô là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính ở các hạch bạch huyết với triệu chứng là sút cân, sốt và ra nhiều mồ hôi.


Trong nghiên cứu của mình, nhóm chuyên gia đã theo dõi 16.539 cặp song sinh trong 31 năm, bắt đầu từ năm 1967, và ghi lại thông tin của những người được chẩn đoán ung thư máu trong khoảng thời gian đó. Tất cả đối tượng tham gia được yêu cầu trả lời những câu hỏi về bản thân, trong đó có nhiều câu về tiền sử bị các bệnh dị ứng .


Tiến sĩ Karin Söderberg, trưởng nhóm, cho biết nguyên nhân gây bệnh ung thư máu là do các bệnh dị ứng gây ra sự kích thích thường xuyên trong thời gian dài đối với hệ miễn dịch. Tình trạng này làm tăng số lượng bạch cầu, khiến cho các biến đổi gây ung thư trong tế bào bạch huyết dễ xảy ra hơn.


Từng có giả thiết cho rằng các bệnh dị ứng có thể bảo vệ cơ thể chống lại ung thư thông qua việc tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt tế bào có hại của hệ miễn dịch. Nhưng nhóm nghiên cứu tại Viện Karolinska cho biết phát hiện của họ cho thấy giả thiết này không có cơ sở thực tiễn.


Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về tính thuyết phục của công trình. Hazel Nunn tại Quỹ tài trợ nghiên cứu ung thư Anh nhận định: "Công trình này chưa chứng minh được một cách đáng thuyết phục mối quan hệ giữa các bệnh dị ứng và ung thư máu. Cần phải có thêm các nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ thật sự. Những bệnh nhân từng bị các bệnh dị ứng không nên lo sợ vì có nhiều bệnh dị ứng khác, chẳng hạn như bệnh sốt vào mùa hè, không làm tăng nguy cơ bị máu trắng".


Chính nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng mặc dù hiện tượng mắc bệnh eczema khi còn nhỏ có vẻ như làm tăng nguy cơ bị ung thư bạch huyết non -Hodgkin lên gấp 2 lần, song khả năng bị máu trắng của bệnh nhân là không cao.

^^!

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

bạn mình cũng là sinh viên thôi.học bên văn hóa tuy cuộc sống cũng bữa đói bữa lo nhưng tham gia hoạt động tình nguyện rất mạnh mẽ.vài tuần lại đi nấu cháo,ca hát cho các em khuyết tật hôm ở viện bỏng hôm ở ở văn điển.vv

Theo suy nghĩ và cảm nhận của mình thì những người chơi sáo thường có tấm lòng lớn có thể bao dung người khác,hơn thế nữa có rất nhiều người yêu thích sáo trúc vì vậy nói đến câu lạc bộ tình nguyện,từ thiện sáo trúc chắc chắn sẽ có được nhiều sự tài trợ từ bên ngoài.

thực sự tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ không kể ai hết.câu lạc bộ sẽ thu phí sinh hoạt và phí từ thiện theo tháng.cụ thể thu bao nhiêu và ai thủ quỹ,chủ nhiệm thì mọi người bàn tiếp.

mà nói thật anh em đam san miền bắc chủ yếu tập trung ở hà nội.mà cũng ít có dịp gặp nhau rộng rãi và đông đảo cho lắm.

Làm thân bò để người bắt giết Có bao giờ biết lí do tại sao Những ai yêu quãng trời không độc lập Phải như én tập bay cao xa mãi .***^@!.^.!@^***.
Page 3 of 4 (46 items) < Previous 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems