Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Có thể nói, dân ca là thể tài được các nhạc sĩ quan tâm trước nhất để chuyển soạn cho cây đàn tam thập lục diễn tấu ở Việt Nam. Đàn tam thập lục không có phím để bấm, cũng không thể dùng tay trái nhấn, rung, mổ luyến láy như những nhạc cụ dân tộc Việt nên nhiều nhạc sĩ khi chuyển soạn rất thận trọng chọn lựa tác phẩm dân ca.. Với những bài Lý (dân ca), cây đàn tam thập lục sẽ làm nổi bật hơn âm điệu trong sáng, vui tươi, nhất là dân ca Nam Bộ.
Đàn tam thập lục thường được người Hoa gọi là đàn "Dương Cầm" (Yangqin) Cũng giống như người Việt gọi đàn guitar là "Lục Huyền Cầm" (đàn 6 dây) hay "Tây Ban Cầm".
Tuy nhiên đừng nhầm lẫn giữa "Dương Cầm" của Trung Hoa và "Dương Cầm" của Việt Nam. Khi người VIệt dùng chữ Dương cầm, ý mình nói đến cây đàn Piano. Còn người Hoa thì gọi cây Piano là Cương Cầm, vì đối với họ, Dương Cầm là cây Tam Thập Lục. Còn người Việt sính dùng chữ thì lại gọi cây Tam-Thập-Lục là... Thụ Cầm (nhiêu khê quá).
Cây Tam-Thập-Lục được gọi là dương cầm vì nó gốc gác từ châu Âu (Đức?) nhập vào Trung quốc nên họ gọi là "dương" (như trong Tây Dương) cầm. Trước khi mấy cây Clavier, Piano vào Trung Quốc thì cây Thụ Cầm này (Tam Thập Lục) đã vào Trung Hoa từ lâu theo các nhà buôn.
ây za thanks 2 bác ^^ júp em hỉu thêm về đàn của mình :D