Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
...
thế...bác có đủ kỹ thuật chưa ???
Bài này trong damsan chỉ mỗi bác Rùa là dám đụng tới.
Tui cũng mò tới, nhưng...bị văng ra...khó quá chịu hổng nổi !!!
Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!
[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]
Anh bao khanh giỏi thật ! chắc trình độ thổi sáo của anh cao siêu lắm.
Em nhất định phải lên gặp anh để học hỏi mới được.
hẹn gặp anh trong một ngày gần nhất nếu có thể
Àh mà anh có rảnh buổi chiều hok vậy ? em chỉ có thể đi vào buổi chiều thôi !
trước khi đi em sẻ gọi điện thoại cho anh !!!
Anh hoangtube cho em hỏi cái: bài "Lý hoài Nam" còn có tên gọi là "Lý qua đèo" phải không ? Và bài này là dân ca Bắc bộ à ? (vì em thấy có xài kĩ thuật láy ngón chèo)
Luôn tiện anh Be phân biệt dùm em 2 bài:
- Tiếng vọng quê hương - Đỗ Lộc trong album "Trăng sáng quê tôi" của NS Đinh Thìn.
- Tiếng gọi quê hương (không biết tác giả, em cũng chưa nghe bao giờ)
Nguồn gốc từng bài?
Bài nào là bài phát triển từ "Lý con sáo sang sông" ?
Bài "Tiếng gọi quê hương" có liên quan gì đến bài "Gửi về Nam" của Văn Thắng không ?
Hồi lâu em có hỏi anh rồi mà quên mất tiêu rồi, anh trả lời lại dùm em, cám ơn anh.
Em cũng thấy kì kì, nói đến đèo là phải nói tới miền Trung chớ !
Nhưng mà 2 NS sáng tác bài này là Ngọc Phan và Nguyễn Văn Thương là người miền Bắc mà, thành thử họ sử dụng kiểu láy 2 ngón trong bài cũng đâu có gì lạ. Anh Be coi lại coi, trong bài này láy ngón chèo (láy 2 ngón) nhiều lắm mà: kí hiệu lượn sóng trên 2 nốt RE và SOL đó, có khi là FA và SI.
Em đã nghe NS Đinh Thìn thổi bài này và không hiểu ông sử dụng kĩ thuật gì ở đoạn nhanh vui mà tiếng sáo có độ nảy nhiều như dzậy. (trong nhạc phổ thấy không có ghi kĩ thuật gì cả, lướt ngón và mổ ngón thử cũng không được như dzậy).
Bữa em cũng hỏi lão rùa khúc cuối thổi làm sao thì ổng nói mỗi người ghi một kiểu, ổng bó chiếu, nhưng ổng có chỉ thêm em là đoạn nhanh vui đó Đinh Thìn đã xài kĩ thuật láy 2 ngón, ổng thị phạm cho coi thì nghe thấy giống y chang Đinh Thìn thổi. Hình như cái này lão rùa học được từ anh Phương, con bác Ngọc Phan. Sau đó em có nghe thêm NS Tiến Vượng thổi thì thấy cũng thổi như dzậy, không khác.
4 NS nãy giờ kể toàn là dân miền Bắc hết.
Nguyễn V Thương là ng Bắc, nhưng đâu có sáng tác ra bài nỳ ? Bài này ng bản là dân ca Quảng Nam mà ?
Còn ngón Bắc là tại vì rất chi là đơn giản như...đang giỡn: Mấy cha lội đó là người Bắc, nghệ sỹ trình dziễn cũng Bắc tuốt tuồn tuột. Nên mấy chả cóc biết sáng tác và trình diễn ngón miền Trung, hơn nữa với suy nghĩ của họ một thời, Miền Bắc mới chu-ẫn mới ngon mới là đúng phong cách hợp thời trang. ngàn lam văn hiến mà nại. nên mấy cha nội đó đâu thèm nghiên-sờ-kíu chi mấy món Nam Bộ này.
Tui vào clb VH Lao Động mà buồn thúi ruột, người truyền bá âm nhạc dân tộc mạnh nhất và nổi tiếng nhất là toàn là dân Bắc mới đau, hát chơi thổi bập bẹ vài bài dân ca Nam bộ nghe cười chết bỏ....cười mà lòng đau như cắt từng khúc ruột ! Thầy Khuê mà mất rùi xem như ko còn ai.
Đâu rồi NSUT Lê Giang, NSUT Lư Nhất Vũ, NV Nhà báo ưu tú Vũ Đức Sao Biển, NV Sơn Nam,...? Tại sao họ lại quá chìm tiếng, tại sao ảnh hưởng của họ lại sớm vào quên lãng ??? Hãy bỏ vài phút, vài giờ, vài ngày,....hay cả đời mà suy nghĩ, tại sao ? Tại vì một xứ xở nào đó mà còn có nguồn VHoá quá mạnh thì tinh thần dân tộc cũng mạnh, tại sao ?
Tại sao một NS TTTrung thổi nhạc Nam Bộ cũng là ng miền Bắc ?
Tui tin vào một ngày mai, khi Hiệu Trường nhạc viện SG là một ng SG, trưởng bộ môn nhạc cụ dân tộc trong Nam là một ng miền Nam. Tui tin vào ngày có những tốp ca và dàn nhạc có thể chơi những bài như "lý con sáo sang sông", "Lý con sáo qua cầu",...nghe ra chất Nam Bộ.
Tui tin lắm một ngày, dù còn rất xa, dù rằng tui ko hề ghét bỏ chê bai gì nhạc chèo, ả đào hay ca trù. Rằng nhạc tài tử Nam Bộ sẽ ko phải kiếm sống bằng đánh đàn cho ...đám ma, Mà đường hoàng vào nhà hát lớn. Ngày đó, dù vé mắc bao nhiêu tui cũng mua mà vào xem.
hoangtube:Nguyễn V Thương là ng Bắc, nhưng đâu có sáng tác ra bài nỳ ? Bài này ng bản là dân ca Quảng Nam mà ?
Còn dân ca thì làm sao mà biết được người sáng tác hả anh Bê hoàng tử !
ninja: hoangtube:Nguyễn V Thương là ng Bắc, nhưng đâu có sáng tác ra bài nỳ ? Bài này ng bản là dân ca Quảng Nam mà ?Em nói là nói bản "Nhớ về Nam" phát triển từ bài dân ca "Lý qua đèo" là của Ngọc Phan - Nguyễn Văn Thương đồng sáng tác mà.Còn dân ca thì làm sao mà biết được người sáng tác hả anh Bê hoàng tử !
Hello NinJa- HoangTube
Cho chị vào diễn đàn tham dự nhé- Theo như chị biết , bài Lý Hoài Nam , phát triển từ Lý Qua Đèo , dân ca Miền trung - Khi trình diễn , ông cụ nhà chị cũng giơi thiệu là Lý Qua Đèo
Bai nầy có nhiều đoạn thổi láy ngón trỏ và ngón để diễn tả tiếng chim , cũng như đoạn cuối và phần Cadenza, những ngón vuốt ngón để thổi ra hơi miền Trung
- Bài Tiếng Gọi quê Hương , chú Đổ Lộc sáng tác , phát triển từ bài dân ca Nam bộ' Lý con sáo sang sông" Bài nầy thổi khúc đầu là Lý Con Sáo Sang Sông Nam Bộ 100 phần trăm, những đoạn sau là những đoạn kỷ thuật , đánh lưỡi kép - Còn bài Tiếng Vọng quê Huong ..... chị chịu ( chắc là bác Thìn thổi sau nầy - Chắc phải hỏi Minh Hà rồi ) Những bài nầy chị chưa phối âm nên chưa post lên
-Tùng bắt đầu rãnh rồi rồi , chắc Tùng sẽ post Video bài Lý Qua Đèo , ông thân sinh chị tấu, ngón láy 2 ngón đó để diễn tả tiếng chim đó mà
- Bài " Gửi Về Nam " cùa Văn Thắng , khác với e nhạc của bài Tiếng Goi quê Hương lắm mà
- Dân ca xuất xứ từ trong âm nhạc dân gian của mỗi miền - Trong 1 nguyên tắc để thổi ra hồn của miền nào , thì ông cụ nhà chị , dạy cho chị là , hát hơi nhạc đó , khi thổi sáo , làm sao mà thổi ra ý như lúc mình hát thì diễn tả được hồn
- Thường trong những bài nhạc phổ , không có viết chính xác những kỷ thuật đâu , chỉ co basic bài nhạc thôi - Không biết bài nhạc mà theo cách người viết .... thổi tới ... Chúa sống dậy cũng không thổi ra được ....( xin lỗi )... Viết như vậy , tội nghiệp cho người thổi và người mới tập lắm , lại làm dễ nản , Những bài chị viết , chị cố gắng viết ký âm chính xác với nghệ sĩ biêu diễn , ngay cả những note láy luyến nhỏ , nên mất thời gian nhiều cho 1 bài nhạc, những đoạn nào không viết chính xác được , thì phài có đoạn giải thích chính xác thôi ....( chết là đem hết xuống mồ )
Vậy em nhe- chị chĩ biết có nhiêu đó thôi
-
Cám ơn chị Trang đã cung cấp thêm thông tin.
Dzậy phải sửa lại là:
- Tiếng gọi quê hương - sáng tác: NS Đỗ Lộc (phát triển từ "Lý con sáo sang sông")
- Tiếng vọng quê hương: chưa biết tác giả
Theo tin em mới cập nhật được thì:
- Tiếng vọng quê hương - sáng tác: NS Đinh Thìn
- Tiếng gọi quê hương - sáng tác: NS Đỗ Lộc
Hai bài trên đều phát triển từ điệu "Lý con sáo sang sông".
Bài "Tiếng vọng quê hương" của Đinh Thìn được sáng tác trước bài "Tiếng gọi quê hương" của Đỗ Lộc.
Ah! Thì ra vậy , 2 bài ,chị nghe khác mà, Cảm ơn NinJa nhé