Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

các bác không vào forum tổng hợp được thì vào đây chúng ta thảo luận về Đàn Bầu

rated by 0 users
This post has 39 Replies | 0 Followers

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

mình cám ơn bác aviaiva nhiều lắm

các bác ơi mình có 2 bài nhạc cho đàn bầu, mà mình không scan lên được nên mới mò mẫm cả ngày với chương trình encore nên trình độ còn kém,mong các bác xài đỡ

bài Câu hò bên bờ hiền lương (cả sáo cũng thổi được, vì mình đã dịch giọng lên rồi)

[URL="[/URL">http://anhso.net"][/URL]

và bài rất đặc trưng cho đàn bầu Ru con Nam Bộ

[URL="[/URL">http://anhso.net"][/URL]

chúc các bác vui

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

 và hai bài nhạc này cũng là quà chia tay của mình với diễn đàn trong 3 tháng

vì mình sắp phải về quê rồi, mà quê mình thì nghèo lắm nên không có Internet, muốn lên mạng được thì phải lội bộ 5, 6 cây số ra thị trấn mới có quán Net.

nên mình buồn quá các bác ơi, tạm biệt các bác, hẹn nhập học gặp lại

chúc các bác vui vẻ 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

bài Điệu buồn phương Nam

[URL="[/URL">http://anhso.net"][/URL]

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

vì thời gian mình soạn 2 bài này chỉ trong buổi sáng nên có hơi sơ suất,  nên có nhiều chỗ thiếu dấu thăng.

các bác thấy nghe không lọt tay thì chỉnh lại giùm mình

 bài Câu hò bên bờ Hiền Lương thì cuối khung nhạc đầu có chỗ sai "Bên ven bờ Hiền Lương chiều nay ra đứng "trông" về ..."

chữ "trông" là Rế Đô chứ không phải Rế Si 

các bác download về chỉnh lại giùm mình

Mình cũng đã ráng tranh thủ thời gian để soạn cho kịp 2 bài này để sáng mai về quê nữa chứ.

hẹn nhập học mình sẽ ráng post cho các bác nhiều hơn 

chúc các bác luyện tập thành công

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Cám ơn bác  giang1000 nha!!! Bác biết nhiều về đàn bầu rồi thì hướng dẫn từ từ cho mọi người một chút. Em mới tìm hiểu về đàn bầu nên chưa biết một tí nào cả. Chúng ta cùng sở thích vậy mong bác " Từng bước một truyền thụ lại những kinh nghiệm đó!!!". Bác hướng dẫn tỉ mỉ một chút nhé! Nếu có video thì up nên cho tụi em thì càng tốt!!

Mong bác đóng góp thêm nhiều bài viết về  chủ đề này.

Khỉ con nằm nghỉ trên cây Tay cầm sáo trúc, ngân lên một bài!
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Trong đàn bầu buồn nhất là lúc đứt dây, vì thay dây đàn bầu là một "cực hình" đó các bác, để buộc dây đàn bầu các bác phải buộc dây vào cần đàn trước, và buộc bằng nút thuyền chày thì không sợ tuột dây và âm không bị rè
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Để đóng góp việc thay dây đàn bầu,  tôi xin trình bày cách làm của tôi như sau (chỉ tốn khoảng 5 phút và nhẹ nhàng) : ở 1 đầu dây, gấp lại khỏang 1.5-2cm, dùng kìm xoắn lại để dây có 1 cái lổ khỏang 5-8mmm, cầm đầu dây kia xỏ qua lổ này, ta có 1 gút thòng lọng,  đưa gút thòng lọng này vào bầu đàn, tay kia xỏ cần đàn từ dưới lên xuyên qua bầu đàn, thứ tự cần đàn sẽ đi qua bầu đàn là : lổ dưới, đến gút thgòng lọng rồi đến lổ trên. vậy là xoang , sau đó gắn cần đàn vào lổ, và vặn trục dây. Việc này khi làm tôi thấy rất nhẹ nhàng và dễ dàng, mà không cảm thấy chút "cực hình " nào hết. Nghe bạn nói "cực hình", nên mạo muội đóng góp. Có gì bỏ qua.

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Cám ơn bác Nguyen Tan nhiều lắm, chớ lúc trước mình buộc dây đàn bầu mất khoảng 20-30 phút lận, và mỗi lần buộc là mang ra đủ nào là kìm nào là nhíp để buộc được dây đàn, cho nên hơi cực

Mình không biết dùng mobin điện tử khuyếch đại âm thanh lên thì có bị rè hay không, chứ đàn của mình thì không có mobin điện tử, nên khi buộc dây bằng nút thòng lọng thì có lúc đàn nó hơi bị rè âm sau khi gảy. Thỉnh thoảng với nút thuyền chày của mình vẫn bị rè âm do dây đàn bị "cấn" vào nút buộc. Vậy các bác có cách nào khắc phục đối với loại đàn bầu không có mobin không các bác 

Mình cám ơn nhiều lắm.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Ở thời điểm này mà bạn không có bobin, mà vẫn cảm nhận được âm thanh tuyệt diệu của đàn bầu, thì quả là bạn có đôi tai rất thính. Bạn đã nghe một bài đàn bầu nào trong dĩa CD chưa? Âm thanh có khác không ? Còn tôi thì không thể đánh đàn được mà không có bobin, vì nghe nó chẳng ra làm sao cả. Ngay khi có bobin rồi mà vặn volumn dưới ngưỡng, thì nghe nó cũng chẳng ra làm sao cả. Nếu không có bobin thì bạn phải có micro, mà micro thì không thể hay bằng bobin được. Cây đàn của bạn có tiếng đủ to để bạn không cần bobin, thì nó cũng là lọai tuyệt vời rồi đó, mong có lúc được chiêm ngưỡng và sờ vào nó. Hẹn gặp.

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Bác Nguyen Tan hay thiệt đó, mình thì không có mobin vì ở chỗ mình không có bán cái đó, mà đàn của mình thì nghe không hay bằng âm của đàn bầu từ một đĩa CD, nhưng mình đã nghe âm của vài nhạc sỹ đàn cùng một bài nhưng âm của chúng vẫn khác nhau. như bài Lòng mẹ, nhạc sỹ Đức Thành đàn thì mình nghe khác, nhạc sỹ Thanh Tâm đàn thì mình nghe lại khác, nhạc sỹ Toàn Thắng mình nghe khác, và cả Nhã nhạc mình vẫn nghe khác, vậy lí do này là do đâu vậy các bác. Có phải vì các loại mobin khác nhau nên âm của chúng mới khác nhau chăng? Còn mình thì biết nhạc sỹ Thế Viên đã cải tiến được đàn bầu cho âm thanh được lớn hơn bằng cách làm cho phần cuối của đàn phình ra dạng hình tròn. Bên nhạc tài tử cải lương Nam Bộ thì mình biết có một nhạc sỹ đang đưa đàn bầu thùng (tức đàn bầu không có mobin điện tử) vào các bài bản cải lương, và tương lai cây đàn đó sẽ xuất hiện nhiều hơn. Mình không dám "chê" loại hết nào dù nó có mobin hay không, nhưng với loại không có mobin thì quả thực không thể nào làm nhỏ lại tạp âm do que gãy gây ra. Cho nên với cây đàn bầu của mình thì nghe không được hay cho lắm.

Mà các bác có thể kể tên và giá tiền của một vài loại mobin được hay không, nếu thấy được có lẽ mình sẽ lên TP Hồ Chí Minh sắm về một cái, và mong các bác chỉ bảo thêm cho mình vì phần này mình không biết gì cả về nó hết á.

Mình cảm ơn các bác nhiều lắm.

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
giang1000:

Bác Nguyen Tan hay thiệt đó, mình thì không có mobin vì ở chỗ mình không có bán cái đó, mà đàn của mình thì nghe không hay bằng âm của đàn bầu từ một đĩa CD, nhưng mình đã nghe âm của vài nhạc sỹ đàn cùng một bài nhưng âm của chúng vẫn khác nhau. như bài Lòng mẹ, nhạc sỹ Đức Thành đàn thì mình nghe khác, nhạc sỹ Thanh Tâm đàn thì mình nghe lại khác, nhạc sỹ Toàn Thắng mình nghe khác, và cả Nhã nhạc mình vẫn nghe khác, vậy lí do này là do đâu vậy các bác. Có phải vì các loại mobin khác nhau nên âm của chúng mới khác nhau chăng? Còn mình thì biết nhạc sỹ Thế Viên đã cải tiến được đàn bầu cho âm thanh được lớn hơn bằng cách làm cho phần cuối của đàn phình ra dạng hình tròn. Bên nhạc tài tử cải lương Nam Bộ thì mình biết có một nhạc sỹ đang đưa đàn bầu thùng (tức đàn bầu không có mobin điện tử) vào các bài bản cải lương, và tương lai cây đàn đó sẽ xuất hiện nhiều hơn. Mình không dám "chê" loại hết nào dù nó có mobin hay không, nhưng với loại không có mobin thì quả thực không thể nào làm nhỏ lại tạp âm do que gãy gây ra. Cho nên với cây đàn bầu của mình thì nghe không được hay cho lắm.

Mà các bác có thể kể tên và giá tiền của một vài loại mobin được hay không, nếu thấy được có lẽ mình sẽ lên TP Hồ Chí Minh sắm về một cái, và mong các bác chỉ bảo thêm cho mình vì phần này mình không biết gì cả về nó hết á.

Mình cảm ơn các bác nhiều lắm.

 

Tiếng đàn khác nhau là do cách gảy đàn mổi người khác nhau và do cấu tạo của que gảy. Ngoài ra cũng do mobin  một phần, và do người chơi đàn đó thích ra tiếng kiểu nào thì họ sẽ chỉnh âm thanh trên ampli hoặc trên mixer nữa.

mobin thì cũng có một loại thôi, ko có tên tuổi gì hết. Chủ yếu là mua đúng loại tốt là đc rồi. Mua loại nào có từ tính tốt là đc. Lắp loại này cũng khá đơn giản, nhưng nên đem tới thợ lắp vào để đảm bảo xài tốt hơn. Ra tiệm đàn Sài gòn 1 trên đường Nguyễn Thiện Thuật cũng có bán với giá phải chăng từ 30k trở lại.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Ở thời điểm này tháng 7/2008 giá bobin đã lên rồi, từ 50-70k. Nếu bác Giang1000 đã có ampli và loa rồi thì sắm bobin thì không đáng bao nhiêu cả, tốn tiền là ở cái loa và ampli .

Nghe bác Giang1000 nói có cái đàn bầu cải tiến phình ra ở phần cuối là tui muốn xem rồi. Bác chụp hình đưa lên được không? nếu gặp bác tui sẽ tặng bác 1 cái bobin, làm quen.

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Xin lỗi các bác, vì dạo này ở chỗ mình cúp điện liên miên nên mình không trả lời các bác được, mong các bác thông cảm 

Đây là bài viết và ảnh về cây đàn bầu cải tiến

Được sự chấp thuận của Sở Khoa học Công nghệ và Trung tâm Văn hóa TPHCM, nghệ sĩ Thế Viên – chuyên viên nghiên cứu, sưu tầm âm nhạc dân tộc và nghệ nhân Tạ Văn Khải – chuyên viên cải tiến nhạc cụ dân tộc thuộc Trung tâm Văn hóa TPHCM đã thực hiện công trình cải tiến đàn bầu, khắc phục nhược điểm âm thanh nhỏ.

Gần một năm với nhiều mẫu đàn được thể nghiệm từ vật liệu (loại gỗ), hình dáng, độ dài ngắn… thông qua nhiều ý kiến đóng góp ở những lần tham khảo các nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu chuyên nghiệp, cây đàn bầu cải tiến hôm nay có hình dáng mới, chiều dài đúng 1,13m như đàn cổ truyền, âm sắc đàn giữ đúng bản chất gần với giọng nói của con người; những đặc điểm đặc trưng như: chỉ có một giây, dùng que gảy và tay chặn tạo bồi âm (Harmonics) vẫn được bảo đảm.

Hiệu quả cao của công trình chính là phần âm thanh của cây đàn cải tiến đã được cải thiện rất rõ ràng: độ vang và âm lượng vượt trội, không còn quá “lép vế” so với những nhạc cụ cùng họ gảy (kìm, tam, tứ, thập lục) trong những lúc hòa tấu không có điện tử.

Vậy là sau việc chế tạo thành công đàn đá Khánh Sơn, tham gia sáng tạo Đàn Trầm Phương Nam (cùng nghệ sĩ Kim Quang) nay nghệ sĩ Thế Viên cùng nghệ nhân Tạ Văn Khải lại có thành công mới: cải tiến đàn bầu, làm phong phú thêm và phát huy hiệu quả cao hơn của nhạc cụ dân tộc Việt Nam.

[URL="[/URL">http://anhso.net"][/URL]

Nhạc sĩ Thế Viên (bên trái) và nghệ nhân Tạ Văn Khải (bên phải)

Một bài khác

Cây đàn một dây độc đáo này của Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng khán thính giả trên thế giới. Để có thể trình tấu được các tác phẩm, các dòng nhạc khác nhau của các nước cũng như của âm nhạc Việt Nam hiện đại, từng có nhiều nghệ nhân dành thời gian và tâm huyết cải tiến nhạc cụ này. Quá trình cải tiến trước đây đã có những thành công và cả những bất ổn. Đáng lưu ý của sự bất ổn chính là âm sắc của cây đàn bầu ít nhiều bị biến dạng.

Trả lại âm sắc đích thực của nó, mặt khác để có thể sánh vai với các nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gẩy trong biên chế dàn nhạc dân tộc như đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn tam, đàn tứ mà không cần yếu tố khuếch đại điện tử, hai nghệ sĩ Nguyễn Thế Viên và Tạ Văn Khải đã bắt tay thực hiện việc cải tiến một cách toàn diện hơn, công trình đã vừa được nghiệm thu. Hội đồng khoa học gồm nhiều giáo sư, nhạc sĩ có tên tuổi đánh giá: Cây đàn bầu được cải tiến lần này đạt được những tiêu chí đáng ngạc nhiên mà vẫn giữ được âm sắc độc đáo, dân tộc và hiện đại.

Muốn cây đàn bầu đạt được âm lượng cần thiết mà không phải qua khuếch đại, bầu đàn phải lớn, mặt đàn dày ở phần tâm và mỏng dần về phía các cạnh, bầu đàn xung quanh có múi dọc để khi âm thanh dội vào vách thành đàn sẽ cho âm phát ra có độ vang, độ rung lan tỏa khắp mặt đàn. Qua hàng loạt các thực nghiệm với các cây đàn có chiều dài khác nhau, các tác giả nhận thấy: Nếu đàn dài 1,2 m, âm thanh có xu hướng bị chùng, đàn ngắn dưới 1 m sẽ tạo âm sắc căng chói, không êm tai. Chiều dài thích hợp nhất cho cây đàn được xác định là 1,13 m. Đây là chiều dài chuẩn nhất, bồi âm từ nốt trầm nhất đến nốt cao nhất không có khuếch đại điện tử vẫn rất rõ và vang xa, âm sắc rất thực.

Từ thành công này, chắc chắn cây đàn bầu cải tiến sẽ góp phần rất đáng kể trong diễn tấu các bài bản âm nhạc dân tộc và quốc tế.

[URL="[/URL">http://anhso.net"][/URL]

[URL="[/URL">http://anhso.net"][/URL]

Nhạc sĩ Thế Viên (bên trái) và GS - Nhạc sĩ Tô Vũ tại buổi nghiệm thu

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Mình còn được biết nhạc sĩ Thế Viên là người đầu tiên biết chơi và cải tiến cây đàn T'rưng, và sau này ông mới cải tiến lại đàn bầu. Hiện nay ông đã chế tác và phục chế thành công bộ đàn đá Khánh Sơn với âm sắc rất hay.

Mình có xem bộ phim tài liệu về quá trình phục chế bộ đàn đá này của ông, và cũng được nghe âm của cây đàn bầu cải tiến, nhưng mình vẫn nghe thấy tạp âm do que gảy của đàn phát ra, còn thực sự âm của nó lớn như thế nào thì mình vẫn chưa biết.

Page 2 of 3 (40 items) < Previous 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems