Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
MHM hổng phải làm sáo giỏi, nhưng củng tranh thủ spam. có 3 lý do:
+ lồng ống quá to
+ phần đuôi sáo ko đúng. ( chú ý các lổ định âm, số lổ định âm và các khoảng cách, thừong nếu có 1 lổ định âm mà phần đuôi quá dài sẽ bị lỗi này)
+ khoảng cách từ nút chặn tới lổ thổi quá xa.
các cao thủ làm sáo cho thêm ý kiến nhé.
Theo em thì cứ khoét lỗ tròn, nếu bát 1 chuẩn thì bát 2 cũng chuẩn (ở đây em ko dám bàn đến bát 3). Em thường đưa âm bát 1 vào khoảng giữa để khi lên bát 2 nó có lệch thì cũng ko bị sai âm
Em mới làm nên kinh nghiệm còn kém. Mong các bác chỉ bảo thêm
leehonso:theo em thì trường hợp của bác vôdanh là do chưa tìm đúng vị trí của lỗ sáo, cụ thể trong trường hợp của bác thì tâm cái lỗ ấy cần phải dịch về phía lỗ thổi vài ba mm nữa.
Bác Lee phải giải thích lỗ sáo , nhưng mà lỗ gì mới đựoc. Cây sáo gần 20 lỗ lận.
Còn chỉnh bát độ 3 thì rất đơn giản: dịch chuyển nút chặn. ( cái này sáo làm nút chặn tự nhiên cắn lưỡi.he he)
anh MHM thích bắt bẻ anh lee quá nhỉ! em nghe là hiểu ngay bác ấy muốn nói tới lỗ bấm mà bị non ở bát độ hai cần phải dịch về phía lỗ thổi mà!
sau khi đã phá mất gần chục lưỡi dao mổ và mấy ống trúc em nhận ra một điều là công thức becnuli L1/L2 = n2/n1 để tính khoảng cách giữa các nút bấm sai toét hết cả! tính ra thấy khoảng cách nốt nào cũng bị hụt mất vài mm! thế là thế quái nào nhỉ?? vậy làm sao để xác định khoảng cách từ lỗ thổi tới lỗ bấm một nốt nào đó ??? xin các anh chỉ giáo!
vodanh: anh MHM thích bắt bẻ anh lee quá nhỉ! em nghe là hiểu ngay bác ấy muốn nói tới lỗ bấm mà bị non ở bát độ hai cần phải dịch về phía lỗ thổi mà!
Bắt bẻ gì đâu, hai tụi tui tranh luận đó mà, he he.
Còn xài becnili lên sáo trúc thì sao mà đúng đựoc, cong,quẹo,móp,méo tùm lum.
vodanh:anh MHM thích bắt bẻ anh lee quá nhỉ! em nghe là hiểu ngay bác ấy muốn nói tới lỗ bấm mà bị non ở bát độ hai cần phải dịch về phía lỗ thổi mà! sau khi đã phá mất gần chục lưỡi dao mổ và mấy ống trúc em nhận ra một điều là công thức becnuli L1/L2 = n2/n1 để tính khoảng cách giữa các nút bấm sai toét hết cả! tính ra thấy khoảng cách nốt nào cũng bị hụt mất vài mm! thế là thế quái nào nhỉ?? vậy làm sao để xác định khoảng cách từ lỗ thổi tới lỗ bấm một nốt nào đó ??? xin các anh chỉ giáo!
thì làm sáo khó nhất mỗi chỗ đó thôi chứ chỗ nào nữa, làm riết là có kinh nghiệm hà, he he he, cái này giáp chiến vài chục trận sẽ rút ra kinh nghiệm, chứ còn nếu làm theo becnuli mà đúng hết thì đâu còn chỗ đứng cho anh em chuyên làm sáo nữa, he he he, tui có công thức để tính ra cả làm tiêu nữa, nhưng cũng sai bét nhè, ko phải vài mm đâu mà sai tới vài phân ấy chứ, thế mà tiêu của tớ thì cứ gọi là chuẩn chuẩn và chuẩn, he he he, nói thế thôi chứ cũng sai um sùm, hì hì hì, trúc mà, đâu có áp dụng công nghệ chính xác vào được, gỗ thì may ra!
bát độ 1 chuẩn mà bát độ 2 non thì thường có mấy lý do sau đây:
1 đường kính trong của ống trúc to hơn tiêu chuẩn( đối với sáo C thì 13mm là chuẩn)
2 lỗ thổi chưa chuẩn, có thể mắc lỗi nào đó nên việc bắt hơi ko tốt dãn đến hơi bị nặng và khó kéo bát độ 2
3 nút chặn chưa tốt, có thể ko kín hoặc khoảng cách chưa phù hợp
4 khoảng cách từ lỗ thổi đến lỗ bấm dài hơn vị trí chuẩn ( đôi khi dùng một cây chuẩn để căn sang, nhưng đó chỉ là tương đối, có khi rất chênh lệch)
5 đường kính của lỗ bấm chưa đủ rộng
6 do hơi của người thổi chưa ổn định và yếu
7 dùng becluni ko ổn, phải dùng công thức của Trịnh Tuấn để xác định vị trí note, 159/185 cho một cung và 51/55 cho nửa cung
kết luận: khoét nhiều thì mới có kinh nghiệm.he he
to Vodanh : thế là bác chưa đọc kỹ bí kíp võ công mà đã luyện chiêu rồi, may mà chưa tẩu hỏa nhập ma. Thế này, công thức becnuli chỉ dành cho cách ồng tròn có tiết diện tròn đều thôi, trong khi ống trúc của ta thì tiết diệt méo tùm lum, đường kính 2 đầu lại thường không bằng nhau thì làm sao mà bác đòi chuẩn theo Becnuli cho được. Tuy nhiên công thức becnuli lại có giá trị rất lớn đối với việc xác định 1 cách tương đối các vị trị của lỗ sáo cần làm đối với 1 ống trúc có đường kính lạ hoắc. VD : các bác thường làm sáo Đô nên thường sẽ có sáo mẫu để nương theo, nhưng nếu làm sáo Sol trầm, Fa trầm mà không có mẫu thì sao? Hoặc giả sử ống trúc có đường kính 20 mm thì sẽ nên làm loại sáo gì, vị trí tương đối của các lỗ sẽ đặt ra sao? Câu hỏi này tui cũng đặt cho bác MHM luôn đấy nhé!
Theo kinh nghiệm của riêng em thì khi khoét 1 cây sáo mà không dựa vào sáo mẫu thì đầu tiên em sẽ khoét vài lỗ thật xa lỗ thổi trước theo công thức Becnuli có điều chỉnh của Trịnh Tuấn ( lão Thoòng vừa nhắc tới đấy ) để thăm dò độ sai lệch của sáo, sau đó mới khoét lỗ định âm và các lỗ nốt. Topic này thú vị đó, hy vọng anh em tiếp tục duy trì để cùng nhau khám và phá việc làm sáo.
Nói đến chuyện làm sáo thì hình như bác Lee bỏ dở cái việc hướng dẫn cách làm sáo hơi bị lâu rồi nghen . Đề nghị bác Lee bữa nào rãnh thì chiêu mộ các anh em muốn làm sáo, truyền công lực một lần và chỉ điểm cho họ luôn nhá !!!
thoong tui có tham vọng là làm tất cả các tone, rùi đưa ra 2 tiêu chuẩn sau
1 đường kính chuẩn cho các tone ( tương đối)
2 khoảng cách từ huyệt thổi đến lỗ định âm của các tone ( tương đối)
từ 2 cái đó thì việc lựa trúc cho phù hợp về đường kính và độ dài sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian, sau đó ta dùng tuner kết hợp Trịnh Tuấn là xong, hic tui mới làm được 3/4 công việc, oải quá.
Mấy bác có thể cho em biết là công thức Trịnh Tuấn nó như thế nào ? được dùng để làm gì? Có phải nó cũng như becnuli không?
Tiện thể bác nào có file cùng hành quân giữa mùa xuân thì cho em xin luôn nha!