Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Sáo Diều

rated by 0 users
This post has 7 Replies | 2 Followers

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
kimlamtk Music [8] Posted: 11-06-2007 4:32

Xưa kia, dây diều làm bằng tre bánh tẻ vót chuốt đều, nối dài, rồi cuộn lại ngâm vào nước quả cây chuối hột và muối, rồi ninh sôi trong nồi ba mươi cả một ngày, thành dây vừa dai vừa mềm. Làm sáo diều bằng cách dùng nan tre đan thành ống, dùng sơn ta đun mà gắn với miệng sáo khoét bằng gỗ vàng tâm. Chiếc sáo vừa nhẹ, lại có tiếng vừa thanh, vừa ấm. Giấy dán diều bồi bằng giấy bản. Thời nay, dây diều là dây ni-lông, diều càng nhẹ càng dễ bay cao.

Những người sành chơi sáo diều khi xưa đã từng phân biệt bốn loại âm thanh của sáo diều là: Còng, Chim, Còi, Đầu. Trong bốn loại nầy, tiếng sáo Còng lớn nhất và mạnh nhất vang dội như tiếng trống trận lúc tiến quân; Còn tiếng sáo Còi khi lên cao nó phát ra tiếng vo vo ngân nga như lời ru êm đềm của người mẹ ru con trong đêm buồn tịch mịch...

 

 

 

Thiên Giang Hữu Thủy Thiên Giang Nguyệt Vạn Lý Vô Vân Vạn Lý Thiên ...
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Thú chơi thả diều quê tôi có từ lâu lắm. Từ già trẻ gái trai, hết thảy mê buông diều. Nhớ cái thuở tuổi chín mười, hễ dắt trâu ra đồng là trên vai tôi lại đeo tòng teng chiếc diều khi là chiếc cánh mộc to bằng cái quạt nan, khi là diều ba cánh hay cánh tiên chỉ bằng bàn tay người lớn.

Diều cánh mộc khó buông, cứ phải có hai người, một cầm dây, một cầm diều đẩy lên. Nếu gặp gió, nó bay vút lên, diều tốt không chao đảo gọi là diều ''cất', chỉ việc thả hết dây rồi buộc vào gốc cây mà đứng ngắm. Diều lơ lửng tầng không trông giống chiếc lá đa, ấy là cánh mộc. Còn tròn xoe như cặp kính lão và cái đuôi phần phật là diều cánh tiên. Diều ba cánh dứt khoát phải có hai cánh đối xứng bằng nhau giống hình lá mít và cánh đằng đuôi to hơn hai cánh kia chút đỉnh. Người lớn có diều to mang sáo, trẻ con chơi diều bé tẹo, song quê tôi cũng chỉ có đơn điệu ba kiểu diều ấy thôi. Khung diều là bằng tre cật, vót nhẵn nhụi rồi được phất bằng giấy dó mỏng nhẹ. Chơi diều cũng có mùa, người ta thích chơi vào chiều hè hay mùa thu có lẽ vì muốn thưởng thức tiếng sáo diều vào những đêm trăng thanh gió mát. Chả thế mà khi đọc đến câu thơ ''Sáo diều vi vút thổi đêm trăng" của Quang Dũng lòng ta cứ thấy rưng rưng.

Mỗi nhà chỉ có khoảng sân rộng vài chục thước, xung quanh lại bị bao bọc kín bởi cây cối, vườn tược, tre pheo ... mà diều vẫn cứ đón gió bay lên. Không có gió thấp, phải đón gió trên cao. Cái vòng khuyên được bắt chặt vào đầu cây sào rồi luồn dây qua. Người chơi điều một tay ôm, hai đùi kẹp sào, còn tay kia cầm dây kéo diều lên gần đầu sào rồi dứ dứ như kiểu người ta câu cá quả, đợi lúc con gió ào qua là thả đây. Chỉ cần vượt khói ngọn tre, gặp đà gió mạnh là diều có sức dướn lên. Cái thời dây diều làm bằng dây đay, dây gai bện săn xoắn, chỉ sơ suất một chút, diều đứt bay xa, sang làng khác, phải lần mò đi tìm, xin chuộc. Nhiều lúc dây mắc vào cành cây cao, diều vẫn bay lơ lửng mà không làm sao được, cứ đứng ngẩn ra nhìn.

Làng tôi có một ông lão bị mù từ khi còn nhỏ. Ông chuyên nấu rượu bán lẻ cho dân làng. Khi không còn đôi mắt, ông có đôi tay và đôi tai thật diệu kì. Khi bán hàng, mức rượu rót vào chai đầy với đến đâu ông nghe tiếng róc rách là biết. Ai mua bao nhiêu, đong không sai một tẹo. Cầm dây, ông biết ngay diều bị ghé bên nào, phải kéo xuống điều chỉnh lại là bao nhiêu. Ông có bộ sáo diều tư khoét, hay không ai bì được. Bộ sáo ba bao giờ cũng có ba âm chuẩn: hồ, xang, xế. Ông phải khoét tới hàng chục bộ, tình cờ được một bộ có thể nói độc nhất vô nhị. Cũng chỉ có ba âm cơ bản nhưng nó ở cung nào chẳng rõ mà mỗi khi tiếng sáo cất lên người nghe cứ thấy xao xuyến, lâng lâng khôn tả. Những đêm trăng thanh khuya khoắt bốn bề yên ắng, chỉ có tiếng sáo diều vi vút tầng không? Chen chúc trong bao nhiêu âm thanh hỗn tạp của sáo các con diều khác, người ta vẫn nhận ra được tiếng sáo diều của ông già mù bán rượu. Nó réo rắt, lảnh lót, ngân nga khoan nhặt ... như thể ngọn gió cũng có sức biểu diễn. Nửa đêm tỉnh giấc nghe tiếng sáo ấy, người ta mường tượng ra sức lộng gió trên cao và có lúc nó như báo hiệu gió sắp sửa đổi chiều. Sau này, ông lão qua đời, con cái phân tán mỗi người một nơi, chẳng ai biết chiếc diều sáo ấy đi đâu mất.

Theo Báo NNVN

Thiên Giang Hữu Thủy Thiên Giang Nguyệt Vạn Lý Vô Vân Vạn Lý Thiên ...
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
hình như sáo diều chỉ  có ở ngoài bắc thì phải, chứ trong nam thì tớ cũng chơi diều từ nhỏ vì một thời cũng ở quê, cũng có thể tự làm diều, chỉnh lèo, nói chung là bay được và bay rất cao, ko thua gì diều của tụi trẻ làng quê thứ thiệt, nhưng mặt mũi chiếc sáo diều thế nào thì chưa từng thấy và tiếng sáo diều thì chỉ nghe trên bục giảng chứ có biết đâu... mà có vẻ như trong nam diều chủ yếu là diều tứ giác 2 đuôi thẳng hoặc 2 đuôi xích, đó là truyền thống, còn sau này thì mới chế ra mấy thứ diều cá mập, cá chim, ó, đại bàng tá lả...nhưng cũng chưa hề thấy có cái sáo diều nào hoặc là tại duyên mình ko có nên ko gặp... còn sáo diều thì phải gắn trên diều nguyệt hay diều ba lá như kimlamtk mới vừa sưu tập về ở trên... hỏng biết âm thanh nó ra thế nào nhỉ, lưỡi đơn, lưỡi kép, vuốt láy hay là hợp âm nhỉ...Geeked
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Muốn thấy sáo diều thì xuống tiệm của Thầy Trần Thanh Trung sẽ thấy, tui cũng có thấy mấy lần ở đó, giờ không biết còn không vì trong Sài Gòn này ít ai dùng.
Top 500 Contributor
Male
đại cầm thủ
bác kimlamtk quê ở ngoài bắc hả? bác ở đâu nói cho anh em địa chỉ để còn đến nơi thưởng thức tiếng sáo diều chứ. trông cái diều và sáo trong hình chẳng khác ở quê em tí nào không khéo là mấy cụ quê em quá. không biết ở hải phòng có anh em nào không nhỉ, địa điểm tập sáo ra sao?

Việt Nam Mến Thương!

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Oh! bachdieu tiên sinh đừng hiểu lầm KL ở SG & cũng đang muốn thưởng thức tiếng sáo diều đây ^^ .

Đúng như mọi người nói cái trò này xuất xứ từ Bắc và tất nhiên cũng phổ biến ở ngoài Bắc nhiều hơn, tuy nhiên bây giờ thì cả 3 miền đều có thể thấy, vấn đề là hơi hiếm hoi :(   [mấy tấm hình trên lượm được trên mạng theo lời tác giả thì là tình cờ chụp được ở Thủ Đức]

Vừa đọc được một bài báo về hội thi thả diều, 3 miền tham dự... SG toàn đạt giải cao :)

 

Hội An: Hàng Trăm Con Diều Trên Bãi Tắm Cửa Đại  

Ngày 19-5-2007, lần đầu tiên ở Hội An, hơn một trăm con diều đủ kiểu dáng, màu sắc, âm thanh đã mặc sức tung bay trên bầu trời thuộc bãi tắm Cửa Đại. Đây là sự kiện do Khu nghỉ mát biển Victoria Hội An kết hợp với Phòng Văn hóa Thông tin Hội An tổ chức nhằm chào mừng 117 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch (19-5), Bầu cử Quốc hội Khóa 12 (20-5) và lễ hội "Quảng Nam - Hành trình di sản lần III".

Cánh diều mừng Ngày Hội lớn của đất nướcDiều của đơn vị tổ chức bên cạnh "Diều cờ Tổ quốc" của CLB Diều Quận 8 TP.HCM, giải nhất

 

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lượng - Hà Tây, giới thiệu những chiếc sáo diều

Du khách rất thích những cánh diều Việt Nam

 

Kết quả: Giải nhất: "Diều cờ Tổ quốc" - CLB Diều Quận 8 TP.HCM. 2 giải nhì: "Diều 7 sắc cầu vồng" - CLB Diều Hội An và "Diều Nasa" - CLB Diều Sở VHTT TP.HCM. 3 giải ba: "Diều VN Hội nhập" - Công ty Á Đông silk Hội An, "Diều Đại Bàng" - Huế và "Diều truyền thống" - CLB Diều Thăng Long Hà Nội.

Đây cũng là lần thứ 3 Hội thi thả diều thường niên do Khu nghỉ mát biển Victoria Hội An tổ chức nhưng lại là lần đầu thu hút các nghệ nhân thả diều cả ba miền Nam Trung Bắc với hơn 100 người hội tụ.

Đó là những con diều truyền thống hình chiếc lá với tiếng sáo diều vi vu réo rắt của CLB Diều Thăng Long (Hà Nội) và Hà Tây; Hội diều TP.HCM và riêng Quận 8 TP.HCM với những chú diều dài đến 660 m, 100 m; CLB diều Huế của nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng (từng tham gia thi thả diều ở Nhật Bản) với diều cờ Tổ quốc (chỉ toàn vải, không có khung tre, nứa...), diều phụng, diều bướm...

 

Diều ơi! Bay lênTrẻ em với diều

Nhiều CLB diều địa phương Đà Nẵng, Hội An, Kontum mang đến hội thi nhiều loại diều con ó, con bướm, con rồng, biểu trưng Di sản văn hoá thế giới... Các doanh nghiệp đang hoạt động  ở Hội An như Á Đông silk, Palm Garden Resort tham gia từ 3 đến 4 con diều đẹp. Riêng hệ thống khu nghỉ mát Victoria có đến 5 khu nghỉ mát Cần Thơ, Sapa, Phan Thiết, Châu Đốc, Hội An tham gia với logo Victoria nhưng hình dáng màu sắc hoàn toàn khác nhau.

 

Nhiều du khách tìm góc ảnh đẹp để ghi lại hình ảnh những cánh diều VNDiều "VN Hội nhập" của Cty Á Đông silk Hội An đoạt giải ba

 

Long giáng - Diều của TP.HCM
Đông đảo người dân Hội An cùng du khách trong nước và quốc tế đang lưu trú tại Hội An đã kéo về bãi biển Cửa Đại để dự xem, cổ vũ cuộc thi diều hoành tráng và nhiều ý nghĩa nhân các ngày lễ trọng trong tháng 5 ở Quảng Nam.

Ông Claude M. Balland - Tổng Giám đốc Khu nghỉ mát biển Victoria Hội An, Trưởng Ban tổ chức Hội thi diều lần 3 khẳng định: "Chúng tôi duy trì thường niên Hội thi diều tại Hội An để góp phần vào việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam - ở đây là hình thức thả diều cũng là nhằm chào mừng các sự kiện trọng đại của Việt Nam mà chúng tôi yêu mến". 

(Theo Tuổi Trẻ) 

Thiên Giang Hữu Thủy Thiên Giang Nguyệt Vạn Lý Vô Vân Vạn Lý Thiên ...
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

làm sáo diều khá dễ, vì cách đây 20 năm thoòng tui đã bắt đầu đục khoét mất cái sáo diều rùi, diều thì làm bằng tre già vót, dùng bao ni non dày để làm cánh, bọn trẻ tui thường ăn trộm áo mưa của u để làm. vì ngày trước ngoài bắc áo mưa là những tấm linon hình chữ nhật nhiều màu sắc. sáo của diều thì chúng tôi thường làm bằng những ống tre ống trúc phơi khô, đầu đốn gió thì thường chạy ra vườn cây chặt trộm của bà một cành ổi đem về gọt, chúng tôi thường gắn bàng nhựa đường, vì hồi ấy chỗ đê  sông hồng người ta có trải đường. bọn tui thường lấy đem vào cóng bò mang về, thực sự thì chúng tôi cũng chả hiểu gì về âm, cứ làm đại sáo tuỳ theo kích cỡ của diều mà chúng tôi cảm thấy nó có thể mang.

Quê tôi ven sông Hồng, hay có gió, có những  cánh đồng trải dài, hồi ấy tiếng sáo diều luôn vang vọng suốt tuổi thơ Thoòng tui, tiếng sáo diều thường là hợp âm, vì ngay một con sáo hai bên kêu ko giống nhau ( hic chắc làm sai quá ) và bố trí thêm những con bên trên lệch nhau một chút đón những góc gió khác nhau nên tuỳ theo độ chao của diều mà những con sáo khác nhau sẽ phát âm. ngay cả người lớn cũng làm sáo diều, có những con diều to như những chiếu thuyền nhỏ, phải mấy người kéo, diều quê tôi chỉ có một hình dạng là hình thoi 2 dầu nhọn. dây thì chúng tôi thường dùng dây cấy ( loại dây mà nông dân căng ngoài ruộng khi cấy cho thẳng hàng ), loại dây này rẻ , bền và có nhiều kích cỡ.

khi nào có dịp thoòng tui sẽ làm lại một bộ sáo diều để anh em Miền Nam thưởng lãm, nhưng còn diều thì khó lắm, kỹ thuất buộc mấy chỗ đầu dây chỉnh độ cân bàng thì Thoòng tui đã quên, hic có khi phải về quê để lĩnh giáo lại đứa cháu.Geeked

rockfan22003@yahoo.com
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

ngày xưa em còn nhỏ, vào nhứng lúc nông nhàn mấy anh thanh niên hay chơi diều sáo lắm! buổi chiều lộng gió ra bờ đê có tới cả chục chiếc diều ấy. Diều nhiều đến nỗi mà thỉnh thoảng nó chập, đứt dây bị gió cuốn đi! thế là mấy ông lại kéo nhau hùng hục đuổi diều!! đêm trăng thanh lộng gió, người lớn thì ngồi trên cầu hóng gió, trẻ con bọn em thì tụ tập chơi mấy trò của trẻ nhà quê trong tiếng sáo của hơn hai chục chiếc diều hòa với nhau! cuộc sống nó nhẹ nhàng và vui vẻ lắm mặc dù còn có nhiều khó khăn về kinh tế!!

Sáo ở quê em có 1 khúc tre ở giữa gọi là cái tầm, hai đầu có hai miếng gỗ ( thường làm bằng gỗ xà cừ) gọi là bẩng. ở giữa có nút chặn chia tầm ra làm hai khoang! khi diều bay lên cao, gặp gió cả hai khoang đó sẽ cùng phát âm tạo thành một hợp âm đặc trưng của sáo diều! hồi ấy em cũng có một cái diều sáo! ở dưới thổi thử thì nghe thấy sáo nó kêu! đến lúc thả lên thì nó lại tịt! Smile tức lắm! bây giờ thì thanh niên  làng em đi làm hết rồi! bao nhiêu nhà máy, xi nghiệp mở ra lôi cuốn họ đi hết! chả ai còn thời gian chơi sáo diều nữa! những ngày trăng sáng cũng chả có ai lên cầu ngồi ngắm trăng nữa! trẻ còn bây giờ thì bọn nó cũng toàn chơi điện tử thôi! đời sống có cao hơn ngày xưa thật nhưng nó nhiều lo toan và tình làng nghĩa xóm cúng không còn gần gũi như ngày xưa nữa! tiếng sáo diều bây giờ thi thoảng mới nghe thấy nhưng cũng chỉ có  một hai cái thôi! tiếng sáo bây giờ chỉ làm cho em càng nhớ và tiếc tiếng sáo ngày xưa và lại càng thấy làng quê vắng vẻ vì nó quá nhỏ bé chứ không được âm vang và nhiều màu sắc như ngày xưa!

 

Page 1 of 1 (8 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems