Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Phần I : Niềm đam mê
Các bạn yêu sáo và thích thổi sáo đến đâu? Đó là vấn đề mà tôi luôn đặt ra cho các bạn mới lần đầu tập sáo.
Tôi luôn phân tích với các bạn rằng: nên xác định lại mình có thật sự yêu sáo không, có đam mê cây sáo không. Nếu chỉ thích tiếng sáo, chỉ yêu tiếng sáo thì nên dừng lại, không nên học tiếp nữa, bởi vì có học cũng không được bao lâu. Sự thật đã chứng minh điều đó là đúng. Có nhiều bạn sau một thời gian đã bỏ học vì cảm thấy việc học sáo không ngọt ngào, dễ dàng như mình vẫn tưởng.
Tôi nói với các bạn mới tập sáo rằng: Thích nghe thổi sáo và thích thổi sáo là hai việc hoàn toàn khác nhau. “Một người thích ăn táo, ngắm nhìn cây táo sai quả bên nhà hàng xóm mới thầm nghĩ: giá mình trồng được một cây như thế thì ăn thoả thích nhỉ, vậy là người đó kiếm giống về trồng. Công việc trồng trọt quá khó khăn và không thành công. Anh ta đành phải bỏ dở và thoả mãn sở thích ăn táo của mình bằng cách đi mua về ăn.”
Học sáo cũng như việc trồng cây ăn trái, mất thời gian và rất khó khăn, nhưng nếu chịu khó và thật sự đam mê, kết quả sẽ khiến ta hài lòng. Ta thổi bản nhạc mà ta thích, tuy có thể chưa hay bằng người khác nhưng đó cũng là quả ngọt của chúng ta trồng được. Đó là cả sự khác biệt với việc thích nghe.
Các bạn thu thập bài rất nhiều, tạo cho mình một nguồn dự trữ các bản nhạc là điều đáng làm, nhưng langtu không biết các bạn tập được bao nhiêu bài trong số đó. Bởi vì có nhiều bản nhạc nghe rất hay, nhưng các bạn không tập được là bởi vì bản nhạc không viết cho cây sáo ( tầm cữ quá cao, quá thấp). Các bạn chưa truyền đạt được cảm xúc của mình vào cây sáo ( do chưa cảm thụ được bản nhạc, hoặc do chưa làm chủ được cây sáo cho bản nhạc đó).
Tôi cũng thường nói với các bạn tập sáo rằng: tôi chỉ yêu cầu các bạn thổi sáo hay, không cần thổi giỏi, thổi hay và thổi giỏi là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Các bạn không có điều kiện tập chuyên nghiệp thì không cần nghĩ đến những kỹ thuật khó, như đánh lưỡi kép, chạy ngón kép v.v. các bạn chỉ cần thổi một bài rất ngắn, nhưng thật hay, gây cảm xúc mạnh cho người nghe là đã thành công.
Muốn thế, các bạn phải luyện hơi, luyện rung hơi, vuốt ngón, láy ngón thật điêu luyện và sau đó các bạn có thể tự hào rằng, những người có kỹ thuật thổi sáo giỏi chưa chắc đã thổi một bài dân ca hay hơn bạn.
Tôi lại thường nói với các bạn tập sáo rằng: người giỏi về kỹ thuật sáo mà thổi không hay thì chỉ là một người “thợ sáo” cho ra một tác phẩm chính xác nhưng không có cái hồn. Mà trong nghệ thuật cái phần hồn là quan trọng nhất.
Các bạn đừng nghĩ mình là dân nghiệp dư thì không bằng người, các bạn hãy nhìn lại mục đích của mình, nhìn lại tâm huyết và niềm đam mê của mình, tôi chắc chắn rằng có nhiều người chuyên nghiệp không có niềm đam mê như các bạn.
hic. theo em thấy trường hợp mình thì ngược lại với bác lãng tử nói. hic. em sợ mê mẩn sáo quá không làm được gì. bỏ bê.cứ ngày nào không được cầm cây sáo mấy tiếng là cả người bồn chồn khó chịu. sáng chạy ra công viên thổi tí mới đi học. giữ h chạy lên sân thượng thổi đến chuông reo. tan học sáng làm 1 lèo tới 3h chiều mới đi ăn trưa. huhu. em nghĩ học sáo cũng có ích. nhưng cần cân bằng. dành đều đặn mỗi ngày độ1-2 tiếng là tốt nhất. không nên nhiều hơn. hihi
em rất thích dân ca và âm nhạc cổ truyền việt nam.
sau 1 thời gian học sáo thì em thấy.những kĩ thuật trên cây sáo trúc. ( cả lướt ngón, phi lưỡi, rung hơi, hay đánh lưỡi kép.... ) đều có thể luyện tập được dễ dàng nếu có 1 phương pháp chính xác /
em cũng quan niệm việc thổi hay khác và thổi xúc cảm khác. thổi hay cần đòi hỏi sự rất tinh tế trong làn hơi và kĩ thuật. không cần những kĩ thuật khó. nhưng độ tinh tế của nó cần có 1 yêu cầu cao. ( đánh lưỡi đơn với độ đanh, độ mờ như thế nào, nên nhấn hơi chỗ nào, tính chất của làn hơi phù ra thế nào.... ) để thổi hay cần sự công phu trong tập luyện và tự nghiên cứu kết hợp với học hỏi và cần nhất là 1 người thầy.
còn thổi xúc cảm có khi không cần những ngón luyến láy nhiều quá. bày tỏ ra sự chân thật của cảm xúc. ( như bác ichiwin... ? )
----------
thời gian gần đây em tập 1 bài tập giải mã giai điệu bản nhạc. hhi
nhìn bản nhạc . thổi 1 lần. lần thứ 2 là tự mò ra được giai điệu bản nhạc. y nguyên cái gốc. các ngón tay tự động chạy.không cần sự tham gia của suy nghĩ.
em nghĩ cái này do sự hoạt động của tiềm thức. độ ổn định vốn có của tiết tấu mỗi bản nhạc. tính ổn định của giai điệu bản nhạc.
đặt mình trong trtạng thái sáng tác ra bản nhạc đó. nốt nhạc tiếp theo.câu tiếp theo sẽ như thế nào.
hi. em thử cách này. thấy có thể nhớ được 1 bản nhạc chỉ trong 3-4 lần lặp lại ( không đến 5 phút ).
khi lập lại đến lần thứ 5 có thể vừa thổi bản nhạc đó vừa giải toán. ( hii ^_^ )
hy vọng được các bác chia sẻ nhiều kinh nghiệm về sáo và âm nhạc ....
Tình hình em hiện nay là khá eo hẹp về thời gian tập sáo: khỏang 1 tiếng 1 ngày. Trình độ của em là... đang tập giữ nhịp cho vững trước khi nhảy qua kỹ thuật. Mới đầu học sáo thì em có xu hướng "hướng ngọai" tức là thích các bài sáo Trung Quốc. Nhưng dạo gần đây thì em nhận ra được cái hồn trong các bài dân ca như Qua cầu gió bay, Bèo dạt mây trôi nên em chuyển hẳn qua dân ca mà tập. Mặc dù em thổi chưa có kỹ thuật luyến láy gì cả nhưng mỗi lần thổi là em như đc cảm nhận cái tình của tác giả. Từ đó em thấy yêu nhạc dân ca hơn hẳn. Và em có thể nói nhờ sáo mà em yêu văn hóa Việt Nam và nước Việt hơn.
Hix, hôm bữa vô công viên thổi vài bài cho vui mà không biết mình có xuất thần không mà có em gái lớp 5 kia chạy đến hỏi: "Anh thổi sáo hay quá, chỉ em thổi với." Vui khó tả.
onggiamesao:hic. theo em thấy trường hợp mình thì ngược lại với bác lãng tử nói. hic. em sợ mê mẩn sáo quá không làm được gì. bỏ bê.cứ ngày nào không được cầm cây sáo mấy tiếng là cả người bồn chồn khó chịu. sáng chạy ra công viên thổi tí mới đi học. giữ h chạy lên sân thượng thổi đến chuông reo. tan học sáng làm 1 lèo tới 3h chiều mới đi ăn trưa. huhu. em nghĩ học sáo cũng có ích. nhưng cần cân bằng. dành đều đặn mỗi ngày độ1-2 tiếng là tốt nhất. không nên nhiều hơn. .................thời gian gần đây em tập 1 bài tập giải mã giai điệu bản nhạc. hhinhìn bản nhạc . thổi 1 lần. lần thứ 2 là tự mò ra được giai điệu bản nhạc. y nguyên cái gốc. các ngón tay tự động chạy.không cần sự tham gia của suy nghĩem nghĩ cái này do sự hoạt động của tiềm thức. độ ổn định vốn có của tiết tấu mỗi bản nhạc. tính ổn định của giai điệu bản nhạc.đặt mình trong trtạng thái sáng tác ra bản nhạc đó. nốt nhạc tiếp theo.câu tiếp theo sẽ như thế nào.hi. em thử cách này. thấy có thể nhớ được 1 bản nhạc chỉ trong 3-4 lần lặp lại ( không đến 5 phút ).khi lập lại đến lần thứ 5 có thể vừa thổi bản nhạc đó vừa giải toán. ( hii ^_^ ) hy vọng được các bác chia sẻ nhiều kinh nghiệm về sáo và âm nhạc ....
hic. theo em thấy trường hợp mình thì ngược lại với bác lãng tử nói. hic. em sợ mê mẩn sáo quá không làm được gì. bỏ bê.cứ ngày nào không được cầm cây sáo mấy tiếng là cả người bồn chồn khó chịu. sáng chạy ra công viên thổi tí mới đi học. giữ h chạy lên sân thượng thổi đến chuông reo. tan học sáng làm 1 lèo tới 3h chiều mới đi ăn trưa. huhu. em nghĩ học sáo cũng có ích. nhưng cần cân bằng. dành đều đặn mỗi ngày độ1-2 tiếng là tốt nhất. không nên nhiều hơn.
nhìn bản nhạc . thổi 1 lần. lần thứ 2 là tự mò ra được giai điệu bản nhạc. y nguyên cái gốc. các ngón tay tự động chạy.không cần sự tham gia của suy nghĩ
Hic! Tập ít lại bạn hiền ơi,đâu có ai ăn mất thời gian đâu mà tranh thủ cướp từng li từng tí thế, làm vậy thì chính sáo nó đã gậm nhắm mất cuộc sống của bạn rồi , tập cân bằng đi , ngày 30 phút hoặc tuần 2 tiếng là đc rồi.
Và đôi khi những điều đơn giản nhưng MHM lại thấy bác phấn tích quá cầu kỳ ,dùng từ ngữ quá cao xa nên gây tâm lý hoang mang cho anh em. Tiếp cận âm nhạc một cách đơn giản,mộc mạc và phóng khoáng tí nha bác, không trừu tượng và phức tạp như Yoga đâu.
onggiamesao:khi lập lại đến lần thứ 5 có thể vừa thổi bản nhạc đó vừa giải toán. ( hii ^_^ )
bác tập đến mức này thì em phục bác quá, chắc em tập cả đời không được ^^
.................
nói vậy cho vui chứ anh em với nhau, em khuyên bác khi thổi một bài sáo nên dành tâm trí vào việc thổi, như vậy mới ra cái hồn của bài được. Em mà vừa thổi vừa nghĩ đến 1 việc gì khác thì may ra chỉ đạt được đến mức thổi đúng nốt nhạc, đúng nhịp, hết, như vậy thì sao mà hay được.